Công nghệ sản xuất biodiezel từ dầu cọ dừa(tham khảo công nghệ của Colombia)

Một phần của tài liệu Tổng quan về nhiên liệu sinh học và tiềm năng sản xuất loại nhiên liệu này tại việt nam (Trang 57)

2010 2015 2020 LạcDiện tích Năng suất

2.2.2Công nghệ sản xuất biodiezel từ dầu cọ dừa(tham khảo công nghệ của Colombia)

nghệ của Colombia)

 Chuẩn bị nguyên liệu từ dầu cọ

Các trái cọ ra khỏi chùm của nó bằng cách cho tiếp xúc trực tiếp với hơi nước bão hòa và sau đó được nghiền nhỏ để dễ dàng chiết xuất tinh dầu

Hình 2-6 Sơ đồ chế biến biodiesel từ dầu dừa

Trái cọ được đưa qua mấy đập để tách riêng vỏ với hạt. Hạt cọ sau khi được tách vỏ và đem đi xử lý trong thùng trụ đứng dưới tác dụng của cánh khuấy ở điều kiện 100oC. Sau đó trái cây được nghiền và chuyển tới máy ép để giúp tách tinh dầu thô ra khỏi bã, tiếp đó tinh dầu đưa qua thiết bị lắng để làm tinh dưới tác dụng của nước nóng ở 90 º C. phần dầu sạch thu được sau khi cho qua thiết bị lắng có chứa 1% nước vì vậy trước khi cho qua bể chứa dầu ta càn phải sấy chân không để tách triệt để nước, còn phần bùn thu được thì ta đem qua thiết bị thu hồi dầu để thu phần dầu còn lẫn trong bùn và phần cặn được đem đi qua các bước xử lý tiếp theo.

Phần vỏ hạt và các sợi cọ được thu hồi để chuận bị nguyên liệu bioethanol cho quá trình tổng hợp biodezel.

Bảng 2-11 So sánh thành phần của hai phế liệu rắn thu được trong quá trình chiết xuất dầu cọ. Thành phần Nội dung, % (w/w) EFB PPF Cellulose Hemicellulos Lignin Tro Dầu Những thứ khác Độ ẩm 15,47 11,73 7,14 0,67 - - 65 24 14,4 12,6 3 3,48 2,52 40

(Nguồn: Abdul Aziz et al. (2002a, 2002b), Wan Zahari và Alimon (2004))

 Quá trình tổng hợp biodiesel

Biomass(sợi cọ và vỏ hạt cọ) thu được sau khi xử lý dầu cọ tiền cử lý và thủy phân, tại đây lignocellulosic ( chủ yếu có trong biomass) bị bẻ gãy thành các chất có cấu trúc mạch dơn giản và dễ lên men hơn (cellulose, hemixenluloza và lignin). Quá trình xử lý được thực hiện ở điều kiện 190 º C và 12.2 atm. Solids thu được sau khi thủy phân gồm cellulose và lignin được đi qua thiết bị SSCF để lên men, trong khi đó phần chất lỏng có chứa pentoses và hexoses (hemixenluloza thủy phân là những chất có thể gây ức chế quá trình lên men vì vậy trước khi đem qua thiết bị SSCF thì chúng ta cần tiến hành xử lý nó bằng cáchcho qua thiết bị lonic exchange để tiến hành xử lý.Trong SSCF ( đường hóa và lên men) Cellulose được đường hóa và lên men dưới tác dụng của enzyme cellulolytic (cellulase). Cồn sau khi ra hỏi thiết bị SSCF có nồng độ thấp vào khoảng 6%, và được sẽ tăng lên đến 42% sau khi cho qua thiết bị chưng cất lần một và tiếp tục tăng lên 92,3% khi cho qua tháp chưng cất tiếp theo.

 Sản xuất diesel sinh học

Nguyên liệu chính để là dầu cọ và ethanol (tỷ lệ phân tử dầu/ethanol là 1:5-1:9) sau khi được chuẩn bị được đưa vào thiết bị phản ứng trích ly để tiến hành ester hóa (phản ứng là thuận nghịch và xảy ra ở 70 º C dưới áp suất khí quyển bằng cách sử dụng KOH là chất xúc tác). Sau phản ứng, hỗn hợp các sản phẩm và hóa chất chưa phản ứng được qua thiết bị tách để tách diezel sinh học và glycerol và sau đó được đưa qua tháp chưng cất để tiến hành tách triệt để ethanol.

Một phần của tài liệu Tổng quan về nhiên liệu sinh học và tiềm năng sản xuất loại nhiên liệu này tại việt nam (Trang 57)