Các hoạt động hợp tác quốc tế phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổng quan về nhiên liệu sinh học và tiềm năng sản xuất loại nhiên liệu này tại việt nam (Trang 70 - 73)

55 TCVN7331 (ASTM 3831) 16 Ngoại quanTrong

2.4.4 Các hoạt động hợp tác quốc tế phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đặc biệt công tác đầu tư và đưa vào sử dụng một số phịng thí nghiệm tiên tiến, bảo đảm đủ năng lực, phục vụ có hiệu quả các đối tượng nghiên cứu về nguyên liệu, cơng nghệ sản xuất và phối chế cịn hạn chế. Do hạn chế về năng lực nội sinh, hiện nước ta còn rất hiếm các đề tài, dự án nghiên cứu định hướng kỹ thuật, nhanh chóng tạo ra sản phẩm và có tiềm năng phát triển thành sản xuất lớn công nghiệp.

2.4.4 Các hoạt động hợp tác quốc tế phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam tại Việt Nam

Trong 3 năm qua, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Nông nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tích cực chủ động triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế phát triển nguyên liệu, sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam.

Triển khai thực hiện các nội dung theo nghị định thư hợp tác giữa Bộ Công nghiệp nay là Bô Công thương với tập đồn BOSCH (Cộng Hịa Liên Bang Đức) với các hoạt động cụ thể bao gồm: tổ chức 2 hội thảo khoa học giới thiệu công nghệ sản xuất các thế hệ nhiên liệu sinh học, hệ thống tiêu chuẩn, xu thế phát triển của sản phẩm này trong tương lai; trao đổi tài liệu, chun gia; tổ chức đồn cơng tác sang thăm các cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm nhiên liệu sinh học tại Cộng Hoàn Liên Bang Đức.

Phối hợp với Bộ Khoa hoc và công nghệ triển khai thực hiện nghị định thư hợp tác khoa học công nghệ với Bộ Nghiên cứu và giáo dục CHLB Đức trong đó có nội dung hợp tác nghiên cứu sản xuất Biodiesel từ cây cọc rào nhằm tiếp thu công nghệ mới, tiên tiến về sản xuất nhiên liệu.

Phối hợp với các cơ quan liên quan của bang Xaxony (CHLB Đức) triển khai hợp tác về phát triển nhiên liệu sinh học, năng lượng mới phát triển bền vững. Trong kế hoach năm 2010 có 2 đồn cơng tác tại CHLB Đức để tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm do bang Xaxony tổ chức vào tháng 3 và tháng 5.

Tổ chức hội thảo quốc tế về phát triển nhiên liệu sinh học tại Phú Yên năm 2010, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cử chuyên gia đến tham luận và trao đổi ý kiến về phát triển nhiên liệu sinh học.

Phối hợp với Phịng Nơng nghiệp, đại sứ quán Mỹ để xúc tiến xây dựng dự thảo kế hoạch hợp tác về khoa học công nghệ phục vụ phát triển nhiên liệu sinh học tại Việt Nam.

Cử 1 đại diên của Vụ Khoa học và cơng nghệ, Bộ Cơng thương tham gia nhóm chuyên gia đầu mối bao gồm 15 chuyên gia dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về nhiên liệu sinh học của các quốc gia Đông Á được khởi động với sự tham gia của 16 quốc gia Đông Á bao gồm: Úc, Bruney, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Myanma, Niuzilan, Philippin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ban điều hành và nhóm chuyên gia đầu mối của dự án đã xúc tiến các hoạt động để triển khai thu thập số liệu có tính pháp lý, xây dựng và vận hành thử trang thông tin điện tử về cơ sở dữ liệu về

nhiên liệu sinh học các quốc gia Đông á tại địa chỉ: www.asianbiomass.jp. Các dữ liệu về nhiên liệu sinh học của Việt Nam tại địa chỉ trang thông tin điện tử này được trích lược và dịch sang tiếng Anh có tính pháp lý.

Tham gia góp ý và đánh giá kết quả của dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về năng lượng sinh học do tổ chứ lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ( Food and Agriculture Organization of the United Nations-FAO), tổ chức phát triển Hà Lan(SNV) và trường đại học công nghệ Châu Á (AIT Việt Nam ) thực hiện.

 Tham gia các hoạt động của tổ chức nông lương quốc tế FAO trong xây dựng

tiêu chí phát triển bền vững ngành nhiên liệu sinh học.

Trong những năm tới, các bộ ngành cần đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế hơn nữa để thu hút nguồn lực về khoa học và công nghệ và thu nhận thêm các kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh nhiên liệu sinh học.

KẾT LUẬN

Thế giới đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng năng lượng, thiếu hụt nguồn nhiên liệu và cả những vấn đề môi trường do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ra. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã có quyết định “Phát triển NLSH đến 2015, tầm nhìn 2025”, đặt nền móng cho việc hình thành ngành cơng nghiệp sản xuất NLSH tại Việt Nam. Tuy nhiên phát triển sản xuất quy mô lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tiềm năng về nguyên liệu.

Việt Nam là nước nơng nghiệp, có nhiều tiềm năng và lợi thế nguyên liệu sinh khối, song tiềm năng đó cần được đánh giá trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Những đánh gia tích cực và triển vọng về tiềm năng sản xuất NLSH tại Việt Nam, xuất phát và dựa trên các thế mạnh về nông nghiệp và khả năng đáp ứng nguyên liệu trong nước. Các kết quả nghiên cứu bước đầu nhận định những tiềm năng rất hiện thực của sản xuất NLSH tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu thay thế 5% nhiên liệu xăng và 2% nhiên liệu Diesel đến 2025. Việt Nam có nhiều thuận lợi, để đẩy nhanh hơn tiến độ thay thế xăng ở mức 10% ngay từ năm 2020.

Từ nay đến 2015 thậm chí 2020, chưa có ngun liệu nào có thể thay thế cây sắn trong sản xuất Ethanol sinh học. Trong khi đó cần phải xem xét tính khả thi khi sử dụng các nguyên liệu Jatropha và mỡ cá cho sản xuất Biodiesel. Trong bối cảnh đó, dầu cọ được đánh giá cao bởi tính sẵn có và khả năng cạnh tranh về nguyên liệu, cần được lựa chon đưa vào nhóm tiềm năng trước mắt.

Sau hơn ba tháng kể từ ngày nhận đề tài tốt nghiệp “Tổng quan về nhiên liệu sinh học và tiềm năng sản xuất loại nhiên liệu này tại Việt Nam”. Đồ án của em đã giải quyết được những vấn đề chính sau:

- Tìm hiểu tổng quan về nhiên liệu sinh học.

- Tiềm năng sản xuất nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Tuy nhiên do thời gian có hạn và khả năng cịn hạn chế nên trong đồ án này em chưa tìm hiểu kỹ hết được về nhiên liệu sinh học và nguồn sản xuất nhiên liệu sinh học tối ưu tại Việt Nam.

Việc hồn thành đồ án tốt nghiệp đã giúp em ơn lại nhiều kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt. Tiếp cận với những kiến thức mới đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức trong lĩnh vực nhiên liệu sinh học.

Một phần của tài liệu Tổng quan về nhiên liệu sinh học và tiềm năng sản xuất loại nhiên liệu này tại việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w