Các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học

Một phần của tài liệu Tổng quan về nhiên liệu sinh học và tiềm năng sản xuất loại nhiên liệu này tại việt nam (Trang 65)

55 TCVN7331 (ASTM 3831) 16 Ngoại quanTrong

2.4.2.1 Các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học

Sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan, chính quyền các địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học ở Việt Nam. Đến nay, Việt Nam có một số dự án đã hoàn thiện các thủ tục, được phê duyệt chính thức và tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất ethanol nhiên liệu (Bảng 2-14)

Bảng 2-14 Danh sách một số nhà máy cồn sinh học đã và đang xây dựng

TT Tên nhà máy

Công suất (triệu lít /

năm)

Địa điểm Ghi chú 1

Nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu Đồng Xanh

125 Đại Lộc, Quảng Nam Đang sản xuất 2 Công ty trách nhiệm

hữu hạn Tùng Lâm 70 Đồng Nai Đang sản xuất 3

Nhà máy sản xuất Ethanol sinh học Phú Thok (Công ty cổ phần Hóa Dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí) 100 Tam Nông, Phú Thọ Đang xây dựng, dự kiến hoạt động trong năm 2011 4 Nhà máy sản xuất Ethanol sinh học Dung Quất (Công ty cổ phần nhiên liệu sinh học Miền trung)

100

Khu Kinh tế Dung Quất, Bình Sơn, Quảng Ngãi Đang xây dựng, dự kiến hoạt động trong năm 2012

5

Nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu Bình Phước (Tổng công ty Dầu Việt Nam) 100 Bù Đăng, Bình Phước Đang xây dựng, dự kiến hoạt động trong năm 2012 6

Nhà máy sản xuất Bio – Ethanol từ nguyên liệu sắn (Công ty Cổ phần Tấn Phát) 50 Kon Tum Đã được cấp phép, dự kiến xây dựng trong năm 2011 7

Nhà máy sản xuất Bio – Ethanol ĐăkTô - KonTum 65 Kon Tum Dự kiến bàn giao Quí I/2011 8 Nhà máy cốn sinh học Việt – Nhật (Công ty Milestone (Nhật Bản)) ĐakLak Đã được cấp phép, Chưa triển khai 9 Nhà máy chế biến cồn Ethanol (Công ty cổ

phần Thảo Nguyên) 100 Gia Lai Đang xây dựng, dự kiến hoạt động trong năm 2012 10 Nhà máy liên hợp sản xuất ethanol, phân bón và thức ăn gia súc (Công ty cổ phần Bio Ethanol Thái – Việt)

62,7 Ninh Thuận Đã được cấp phép, chưa triển khai. Dự kiến hoạt động trong năm 2013 11 Nhà máy sản xuất cồn công nghiệp (Cty CP Cồn sinh học Việt Nam)

DakLak Đã được cấp phép, chưa triển khai 12

Nhà máy sản xuất cồn sinh học (Công ty cổ

phần Quy Nguyên) 35 Bình Phước

Đã được cấp phép, Dự kiến sản xuất trong

năm 2011 13 Nhà máy sản xuất Bio – Ethanol Ninh Bình 260 KCN Tam Điệp - Ninh Bình

Được cấp giấy chứng nhận đầu tư 01/2008

Năm 2009 đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp cồn nhiên liệu sinh học tại Việt Nam. Hiện tại, ngành công nghiệp cồn nhiên liệu sinh học tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhờ nguồn nguyên liệu sẵn có (sắn, mía), nhờ sự đầu tư tích cực của các doanh nghiệp trong đó có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – một trong những tập đoàn kinh tế mạnh nhất Việt Nam, nhờ các cơ quan quản lý nhanh chóng ban hành cơ chế,

chính sách tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Phần lớn các nhà máy này sử dụng sắn là nguồn nguyên liệu chính.

Một số thông tin cập nhật đến cuối năm 2010 về các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học điển hình như sau:

 Nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu của công ty cổ phần Đồng Xanh chính thức khởi công tháng 7 năm 2007, trên diện tích 16ha, tại xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam với tổng số vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng, trong đó 100 tỷ đồng được nhà nước cho vay ưu đãi đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải. Đây được coi là nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu thành công đầu tiên của Việt Nam, có công suất 100.000 tấn/năm (tương đương 130 triệu lít/năm), áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và bảo vệ môi trường nghiêm ngặt

 Nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu đầu tiên được xây dựng ở miền bắc do Công ty Dầu khí Việt Nam (PV Oil) – một thành viên của tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư đã được khởi công xây dựng ngày 21 tháng 6 năm 2009 tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Với tổng mức đầu tư khoảng 80 triệu USD (trong đó PV Oil chiếm 39%, phần còn lại do Seabank và các đối tác khác và các cổ đông nắm giữ). Đây là nàh máy sản xuất nhiên liệu sinh học đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc VN, sử dụng hàng năm khoảng 260 nghìn tấn nguyên liệu sắn lát để sản xuất khoảng 100 triệu lít ethanol/năm. Liên doanh nhà thầu Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí PVC, Hãng Alfa Laval (Ấn Độ) và Delta T (Mỹ) đã trúng thầu và triển khai xây dựng nhà máy. Theo kế hoạch dự kiến nhà máy sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 12-2011, sản phẩm của nhà máy bao gồm Etanol nồng độ cồn 99,7%, phân vi sinh, CO2 thực phẩm, khí đốt sinh học sẽ được đưa ra tiêu thụ tại thị trường phía Bắc cùng thời gian bàn giao.

 Nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu Dung Quất đã được khởi công cuối tháng 4 năm 2009 tại Dung Quất, Quảng Ngãi với tổng mức đầu tư khoảng 80 triệu USD. Dự án do các công ty của PVN (PV Oil, BSR, PVFC, Petrosetco) đầu tư. Hiện nay, hợp đồng EPC đang được Liên danh nhà thầu Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí PTSC và Alfa Laval - Ấn Độ thực hiện được 52% khối lượng. Sản phẩm của nhà máy bao gồm Etanol (nồng độ cồn trên 99,7%), thức ăn chăn nuôi, CO2 thực phẩm và khí đốt sinh học. Dự kiến, nhà máy sẽ hoàn thành và có sản phẩm vào quý 3 năm 2011 và sẽ được pha chế với xăng của nhà máy lọc dầu Dung Quất, cung cấp cho thị trường miền trung.

 Nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu tại huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước có công suất 100 triệu lít/năm, sử dụng khoảng 260 nghìn tấn sắn lát/năm. Tổng mức đầu tư khoảng 80 triệu USD, trong đó 29% của PV Oil, 22% của LICOGI 16 và 49% của đối tác ITOCHU – Nhật Bản. Hợp đồng EPC đang được liên danh nhà thầu tổng công ty CP tư vấn đầu tư và thiết kế dầu khí PVE và Tooyota Thai Corp của Thái Lan triển khai trên 20% khối lượng. Sản phẩm của nhà máy

là ethanol (nồng độ cồn trên 99,7%), thức ăn chăn nuôi, CO2 thực phẩm và khí đốt sinh học. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành và có sản phẩm vào quý II năm 2012 để tiêu thụ tại thị trường phía nam.

Đối với lĩnh vực sản xuất biodiesel, cho đến nay chỉ có một số ít dự án thử nghiệm sản xuất biodiesel được triển khai và chưa có dự án quy mô lớn. Theo báo cáo của các tỉnh thành phố, hiện cả nước chỉ có 1 doanh nghiệp đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học từ nguyên liệu chính là mỡ cá da trơn với sản lượng các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 400, 900, và 600 tấn. Nguyên nhân chính là do nguồn nguyên liệu sinh khối chưa sẵn sàng. Cho đến nay dự án phát triển cây cọc rào do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì vẫn đang trong giai đoạn định hướng phát triển vùng nguyên liệu. Bộ Công Thương đã tiếp nhận và đang xem xét các hồ sơ dự án công ty TNHH Trường Thịnh, công ty đầu tư phát triển Lũng Lô 5,… xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu (cây Jatropha hay còn gọi là cây cọc rào, dầu gai) đồng thời xây dựng nhà máy chế biến dầu diesel sinh học. Công ty năng lượng xanh, tập đoàn dầu khí quốc gia Việt nam (dự án hợp tác giữa công ty PV Oil với công ty Idemitsu – Nhật bản) và một số địa phương đang triển khai trồng thử nghiệm cây Jatropha từ tháng 10 năm 2010 để làm cơ sở phát triển nguyên liệu cho sản xuất diesel sinh học.

Để sản xuất biodiesel rất cần quan tâm đến phụ gia của ngành dầu thực vật trong quá trình tinh luyện dầu ăn. Nguồn nguyên liệu này hiện rất ổn định và chất lượng tốt nhưng giá cao nên thiếu tính cạnh tranh khi giá dầu thô trong khoảng 75 – 80USD/thùng.

Một phần của tài liệu Tổng quan về nhiên liệu sinh học và tiềm năng sản xuất loại nhiên liệu này tại việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w