1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế xã hội của NGHỀ NUÔI tôm CHÂN TRẮNG (penaeus vannamei boon, 1931) QUY mô NHỎ tại MÓNG cái QUẢNG NINH

94 541 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG  NGÔ VĂN ĐẠT ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei Boon, 1931) QUY MÔ NHỎ TẠI MÓNG CÁI - QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Nha Trang, 2010 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG  NGÔ VĂN ĐẠT ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei Boon, 1931) QUY MÔ NHỎ TẠI MÓNG CÁI - QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản Mã số: 60.62.70 Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Anh Tuấn Nha Trang, 2010 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo TS Ngô Anh Tuấn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố hay bảo vệ trong một học vị nào. Tác giả luận văn Ngô Văn Đạt ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban Giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học, Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản cùng quý các thầy cô trong và ngoài Trường đã giảng dạy và tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cám ơn Chương trình hỗ trợ phát triển ngành Thủy sản giai đoạn II (FSPSII), Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Quảng Ninh, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ nuôi trồng thủy sản! Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS Ngô Anh Tuấn, người đã định hướng và tận tình chỉ dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Lời cảm ơn xin được gửi tới các Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê Thành phố Móng Cái và Ủy Ban nhân dân các xã, phường: Vạn Ninh, Trà Cổ, Hải Hoà, Hải Xuân, Ninh Dương, Bình Ngọc, Hải Yên, Hải Tiến, Hải Đông, Quảng Nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập. Xin được gửi lời cảm ơn tới các hộ gia đình đã sắp xếp thời gian và cung cấp thông tin trong luận văn này! Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình cùng các bạn đồng nghiệp đã đóng góp những ý kiến chia sẻ, ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua. Nha Trang, ngày 10 tháng 10 năm 2010 Tác giả luận văn Ngô Văn Đạt iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT vii MỞ ĐẦU 1 Cơ sở khoa học và thực tiễn 1 Ý nghĩa của đề tài 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 Nội dung nghiên cứu 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới 3 2.2 Tình hình nuôi tôm chân trắng tại Việt Nam 8 2.3 Tình hình nuôi tôm chân trắng và một số vấn đề kinh tế xã hội Quảng Ninh 12 CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 18 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 18 2.1.2. Thời gian và đối tượng nghiên cứu 18 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 18 2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp 19 2.2.1.2. Thu số liệu sơ cấp 19 2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 19 2.2.2.1. Xử lý số liệu 19 2.2.2.2. Phân tích số liệu 19 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 3.1. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 22 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 22 3.1.1.1. Vị trí địa lý 22 3.1.1.2. Khí hậu 22 iv 3.1.1.3. Địa hình và đất đai 22 3.1.1.4. Hệ thống sông ngòi 23 3.1.1.5. Đặc điểm thuỷ triều 23 3.1.1.6. Các tài nguyên thiên nhiên 24 3.1.2. Kinh tế - xã hội 27 3.1.2.1. Giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản Móng Cái 27 3.1.2.2. Dân số và lực lượng lao động 27 3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế 28 3.1.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng 31 3.2. HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG TẠI MÓNG CÁI 32 3.2.1. Tình hình chung 32 3.2.1.1. Diện tích 32 3.2.1.2. Sản lượng 33 3.2.1.3. Năng suất 34 3.2.1.4. Khả năng cung ứng con giống 36 3.2.1.5. Dịch bệnh 37 3.2.1.6. Cơ cấu mùa vụ nuôi 37 3.2.2. Hiện trạng nuôi tôm chân trắng ở cấp hộ 39 3.2.2.1. Hệ thống ao nuôi 39 3.2.2.2. Hệ thống cấp thoát nước 40 3.2.2.3. Phương thức nuôi 41 3.2.2.4. Cải tạo ao 41 3.2.2.5. Vôi và việc sử dụng vôi trong nuôi tôm 41 3.2.2.6. Nguồn giống, cỡ giống thả và, mật độ nuôi 42 3.2.2.7. Thức ăn 43 3.2.2.8. Thuốc, hoá chất sử dụng 43 3.2.2.9. Quản lý chăm sóc ao nuôi 44 3.2.2.10. Các bệnh thường gặp 44 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NGHỀ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG QUY MÔ NHỎ TẠI MÓNG CÁI - QUẢNG NINH 45 3.3.1. Thông tin chung về chủ hộ 45 3.3.1.1. Số nhân khẩu, năm kinh nghiệm 45 v 3.3.1.2. Thông tin về độ tuổi 45 3.3.1.3. Thông tin về giới tính 46 3.3.1.4. Trình độ văn hoá, học vấn và chuyên môn của hộ nuôi 46 3.3.1.5. Đất đai của hộ nuôi 47 3.3.2. Những khó khăn thường gặp, kiến nghị và hướng phát triển của hộ nuôi .48 3.3.2.1. Những khó khăn thường gặp của các hộ nuôi tôm chân trắng 48 3.3.2.2. Kiến nghị của hộ nuôi 50 3.3.2.3. Hướng phát triển của hộ nuôi 51 3.3.3. Kết quả kinh tế trong nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ tại Móng Cái 51 3.3.3.1. Các khoản chi phí trong nuôi tôm 51 3.3.3.2. Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm chân trắng 54 3.3.3.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 55 3.3.4. Hiệu quả xã hội 55 3.3.4.1. Đánh giá về lao động 55 3.3.4.2. Đánh giá về môi trường 56 3.3.4.3. Một số vấn đề khác 57 3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG BỀN VỮNG TẠI MÓNG CÁI 57 3.4.1. Giải pháp về chất lượng con giống 57 3.4.2. Mật độ nuôi 58 3.4.3. Ao chứa, xử lý nước 58 3.4.4. Vấn đề vốn 58 3.4.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 59 3.4.6. Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền 59 3.4.7. Quy hoạch vùng nuôi 59 3.4.8. Kiểm soát, hạn chế dịch bệnh nâng cao chất lượng sản phẩm nuôi 60 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 61 4.1. Kết luận 61 4.2. Đề xuất ý kiến 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Phân bổ phiếu điều tra theo xã/phường 19 Bảng 3. 1: Giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản Móng Cái 27 Bảng 3. 2: Dân số và số hộ dân của TP Móng Cái 27 Bảng 3. 3: Diện tích tôm chân trắng bị thiệt hại do dịch bệnh từ 2003 đến 2009 37 Bảng 3. 4: Kết quả nuôi tôm chân trắng vụ Xuân Hè ở Móng Cái 2003 – 2009 38 Bảng 3. 5: Kết quả nuôi tôm chân trắng vụ Thu Đông ở Móng Cái 2003 – 2009 38 Bảng 3. 6: Trình độ văn hoá và học vấn của các chủ hộ nuôi tôm 47 Bảng 3. 7: Những khó khăn gặp phải trong nuôi tôm chân trắng hiện nay 48 Bảng 3. 8: Kiến nghị của hộ nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái 50 Bảng 3. 9: Hướng phát triển của các hộ nuôi tôm chân trắng 51 Bảng 3. 10: Chi phí trung bình của một hộ nuôi tôm chân trắng 52 Bảng 3. 11: Doanh thu từ hoạt động nuôi tôm chân trắng 54 Bảng 3. 12: Lợi nhuận trong nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái 55 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. 1: Diễn biến sản lượng tôm chân trắng nuôi trên thế giới 2001 – 2007 4 Biểu đồ 1. 2: Diễn biến giá trị tôm chân trắng thế giới 2001 - 2007 4 Biểu đồ 1. 3: Diễn biến diện tích nuôi tôm chân trắng cả nước 2003 - 2009 9 Biểu đồ 1. 4: Diện tích nuôi tôm chân trắng ở Quảng Ninh từ 2005 – 2009 13 Biểu đồ 1. 5: Sản lượng tôm nuôi tại tỉnh Quảng Ninh từ 2005 – 2009 13 Biểu đồ 3. 1: Diện tích tôm chân trắng nuôi ở Móng Cái từ 2003 - 2009 32 Biểu đồ 3. 2: Diện tích nuôi tôm chân trắng năm 2009 theo các xã, phường 33 Biểu đồ 3. 3: Sản lượng tôm nuôi ở Móng Cái từ 2003 - 2009 34 Biểu đồ 3. 4: Năng suất tôm chân trắng vụ Xuân hè và Thu đông tại Móng Cái 34 Biểu đồ 3. 5: Năng suất tôm bình quân từ 2003 - 2009 35 Biểu đồ 3. 6: Số lượng giống tôm chân trắng thả nuôi tại Móng Cái từ 2003 - 2009 36 Biểu đồ 3. 7: Sản lượng tôm chân trắng vụ Xuân hè và Thu đông từ 2003 - 2009 38 vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT Chữ viết tắt Diễn giải nghĩa BTC Bán thâm canh Ctv cộng tác viên DS Dân số DT Diện tích ĐVT Đơn vị tính ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long FAO Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp của Liên hiệp Quốc GDP Thu nhập quốc nội bình quân HPV Bệnh Parvovirus gan tuỵ tôm he HQ Hiệu quả IHHNV Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu ở tôm he KTXH Kinh tế xã hội Max Giá trị lớn nhất Min Giá trị nhỏ nhất NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NSBQ Năng suất bình quân NTTS Nuôi trồng thuỷ sản PL Post Larvae SL Sản lượng TB Trung bình TC Thâm canh TP Thành phố Tr.đ Triệu đồng TSCĐ Tài sản cố định TSV Hội chứng bệnh virus taura trên tôm chân trắng USD Đô la Mỹ WSSV Hội chứng bệnh đốm trắng WTO Tổ chức thương mại thế giới YHV Bệnh đầu vàng 1 MỞ ĐẦU Cơ sở khoa học và thực tiễn Tôm chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931 hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, không phân bố tự nhiên ở vùng biển các nước châu Á. So với tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng có nhiều ưu việt: tốc độ sinh trưởng nhanh [63], có thể nuôi mật độ cao do có đặc tính phân bố đều trong cột nước; Tôm chân trắng có tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt hơn nhiều lần so với tôm sú ngay cả trong điều kiện độ mặn biến động lớn; có khả năng chịu được nhiệt độ thấp (<15 o C) [82], đặc biệt tôm chân trắng cũng đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein thấp hơn tôm sú nên ngày càng được phát triển nuôi rộng [77]. Là đối tượng tôm nuôi được nhập nội vào Việt Nam năm 2001 [58] nhưng tôm chân trắng hiện đang được nuôi rộng rãi tại các tỉnh ven biển nước ta. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2009, diện tích nuôi tôm chân trắng đặc biệt phát triển nhanh trên phạm vi cả nước, từ 4.002 ha tăng lên 16.611 ha. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nghề nuôi tôm chân trắng tại Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và con giống kém chất lượng [21]. Quảng Ninh là tỉnh có nghề nuôi tôm chân trắng phát triển khá sớm, với hình thức nuôi chủ yếu là bán thâm canh và thâm canh năng suất cao. Theo thống kê của Cục nuôi trồng Thuỷ sản, tính đến năm 2009 diện tích nuôi tôm chân trắng của Quảng Ninh là 4.050 ha, chiếm 24,4% diện tích nuôi tôm chân trắng cả nước và đồng thời là tỉnh có diện tích nuôi tôm chân trắng lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi tương đối nhanh, trong khi trình độ kỹ thuật, khả năng đáp ứng con giống, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là vấn đề quy hoạch vùng nuôi, quản lý môi trường và dịch bệnh còn nhiều bất cập, nghề nuôi tôm chân trắng đang bộc lộ tính thiếu bền vững [20]. Với câu hỏi nghiên cứu đặt ra là Hiện trạng nghề nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ tại Quảng Ninh đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội như thế nào? Và nhằm có một cái nhìn tổng quát, đánh giá đúng mức về hiện trạng và vai trò của nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ tại Móng Cái - Quảng Ninh [...]... trạng của việc nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ tại Móng Cái - Quảng Ninh  Đánh giá được hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái - Quảng Ninh  Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển các mô hình nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ tại Móng Cái - Quảng Ninh Nội dung nghiên cứu  Điều tra hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ tại Móng Cái - Quảng Ninh  Phân tích, đánh. .. nghĩa của đề tài Thành công của đề tài sẽ góp phần cho các nghiên cứu về quy hoạch vùng nuôi, định hướng chiến lược phát triển nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ninh Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Điều tra thực trạng nghề nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm chân trắng tại thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh Mục tiêu cụ thể:  Đánh giá được hiện trạng. .. - Quảng Ninh  Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái - Quảng Ninh  Đề xuất biện pháp phát triển bền vững nuôi tôm chân trắng 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới Tôm chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931 hoặc Litopenaeus vannamei) phân bố tự nhiên ở vùng tây Thái Bình Dương của châu Mỹ La tinh từ phía nam... chân trắng tại Quảng Ninh hiện nay tập trung chủ yếu hai quy mô chính: quy mô nhỏ (hộ gia đình) và quy mô lớn (doanh nghiệp) Mặc dù chưa có nghiên cứu đánh giá chính thức, song nhìn chung nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ ở Quảng Ninh cũng gặp phải nhiều vấn đề vướng mắc như ở những vùng miền khác trong cả nước Những vấn đề về quản lý, con giống, nguồn vốn, môi trường - bệnh và công nghệ kỹ thuật nuôi. .. nghệ kỹ thuật nuôi tôm chân trắng tại Quảng Ninh Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có nhiều mô hình nuôi tôm nước lợ đang được áp dụng, mỗi hình thức nuôi ngoài các đặc tính kỹ thuật chung thì còn có tính đặc thù theo vùng sinh thái Hình thức bán thâm canh, thâm canh [20] và phát triển mạnh ở các huyện Hoành Bồ, Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Yên Hưng, thị xã Cẩm Phả, và thành phố Móng Cái Quy mô nuôi tôm chân. .. thời gian, lao động, cơ sở hạ tầng và vốn) vào hệ thống nuôi tuy nhiên về phương diện quản lý chưa được tổ chức một cách chuyên nghiệp, chính thức như một doanh nghiệp 2.3 Tình hình nuôi tôm chân trắng và một số vấn đề kinh tế xã hội Quảng Ninh * Tình hình nuôi tôm chân trắng ở tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc với 250 km bờ biển kéo dài từ Móng Cái tới Yên Hưng, tạo ra hàng vạn... Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) [19] hay nuôi tại các ao đầm nội địa Nhưng xét về hình thức, nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam hiện nay phổ biến là mô hình nuôi công nghiệp với mật độ cao Diện tích ao nuôi phổ biến từ 2.000-5.000 m2/ao [54] Vấn đề hiệu quả kinh tế và các khó khăn thường gặp của các cơ sở nuôi tôm chân trắng cũng là tâm điểm của nhiều cuộc hội nghị, hội thảo Theo kết quả. .. không được quản lý chặt chẽ và kiểm soát nghiêm ngặt thì nguy cơ thiệt hại về kinh tế xã hội và môi trường rất cao từ các hoạt động nuôi tôm chân trắng [55] Nuôi tôm chân trắng ở Việt Nam hiện đang tồn tại nhiều quy mô khác nhau, trong đó nuôi quy mô lớn thường gặp chủ yếu là các doanh nghiệp có thể là nhà nước hoặc tư nhân Ở quy mô này, việc đầu tư xây dựng công trình nuôi, trình độ tổ chức và quản lý... triển nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm vùng nước lợ Nghề nuôi tôm nước lợ ở tỉnh Quảng Ninh bắt đầu phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước Tuy nhiên, hình thức chủ yếu là quảng canh và quảng cải tiến với đối tượng nuôi chính là tôm Sú và tôm Rảo Đến năm 2000 nghề nuôi tôm đã phát triển mạnh trên địa bàn toàn Tỉnh Cũng bắt đầu từ năm này đối tượng tôm chân trắng đã được du nhập vào nuôi. .. thuật nuôi tôm chân trắng họ đã nuôi thành công tôm chân trắng cỡ lớn, chất lượng ổn định Tôm chân trắng cũng có ưu thế vượt trội về năng suất, đạt 25 - 30 tấn/ha/vụ [93] Năm 1996 tôm chân trắng chính thức được nhập vào nuôi ở quy mô thương mại tại Trung Quốc và Đài Loan [23] và cho đến năm 2000, tôm chân trắng nhanh chóng trở thành một đối tượng nuôi phổ biến ở cả 2 loại hình mặt nước: ngọt và lợ, . tôm chân trắng quy mô nhỏ tại Móng Cái - Quảng Ninh. Nội dung nghiên cứu  Điều tra hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ tại Móng Cái - Quảng Ninh.  Phân tích, đánh giá. hiện đề tài: Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của nghề nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ tại Móng Cái - Quảng Ninh 2 Ý nghĩa của đề tài Thành công của. đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi tôm chân trắng tại thành phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh. Mục tiêu cụ thể:  Đánh giá được hiện trạng của việc nuôi tôm chân trắng quy mô nhỏ

Ngày đăng: 16/08/2014, 04:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w