Phân lập và nuôi thử nghiệm giáp xác chân chèo trong bình 5l bằng ba loài tảo nannochloropsis oculata, isochrysis galbana vàtetraselmis chui

38 1.1K 5
Phân lập và nuôi thử nghiệm  giáp xác chân chèo trong bình 5l bằng  ba  loài  tảo  nannochloropsis oculata, isochrysis galbana vàtetraselmis chui

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự gúp đỡ của rất nhiều người. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Cái Ngọc Bảo Anh là người trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy Nguyễn Hữu Dũng giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Giống và Dịch Bệnh Thủy Sản Trường Đại học Nha Trang, đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo những điều kiện thuận lợi về trang thiết bị cơ sở vật chất để tôi hoàn thành các nội dung nghiên cứu của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy cô trong Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, đã cho tôi những bài học quý báu và những định hướng quan trọng trong những năm học vừa qua. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè, các cô chú anh chị trong Trung Tâm Nghiên Cứu Giống và Dịch Bệnh Thủy Sản đã giúp đỡ động viên để tôi hoàn thành luận văn này. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC HÌNH v PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1. Các nghiên cứu về giáp xác chân chèo trên thế giới 3 1.1. Đặc điểm sinh học của giáp xác chân chèo 3 1.1.1 Vị trí phân loại 3 1.1.2. Phân bố 3 1.1.3. Đặc điểm hình thái 4 1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 8 1.1.5. Đặc điểm sinh sản 8 1.1.6 Chu kỳ sống 9 1.2. Một số nghiên cứu và sử dụng giáp xác chân chèo trên thế giới: 10 2. Nghiên cứu và sử dụng giáp xác chân chèo ở việt nam 12 CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 14 2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 14 3. SƠ ĐỒ VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM. 15 3.1. Sơ đồ thí nghiệm 1: Phân lập chân chèo 16 3.2. Sơ đồ thí nghiệm 2: Nuôi chân chèo trong bình 5L 19 4. CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO CHÂN CHÈO 20 5. Phương pháp xử lý số liệu 21 CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 1. KẾT QUẢ PHÂN LẬP GIỐNG THUẦN. 22 iii 2. THỜI GIAN PHÁT TRIỂN CÁC GIAI ĐOẠN, VÒNG ĐỜI CỦA Schmackeria dubia 24 2.1 Thời gian phát triển các giai đoạn của Schmackeria dubia 24 3. CHU KỲ ĐẺ, SỐ LẦN ĐẺ VÀ SỐ LƯỢNG NAUPLLI CỦA Schmackeria dubia. 26 4. ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA Schmackeria dubia 27 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 30 KẾT LUẬN 30 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Thời gian phát triển các giai đoạn của Schmackeria dubia 24 Bảng 2: chu kỳ đẻ, số lần đẻ, số lượng Nauplii của Schmackeria dubia. 26 Bảng 3. Mật độ của Schmackeria dubia khi cho ăn tảo khác nhau. 28 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Hình thái ngoài của chân chèo trưởng thành; a: con đực; b: con cái 4 Hình 2. Các giai đoạn phát triển trong vòng đời giáp xác chân chèo [11] 10 Hình 3. Sơ đồ thí nghiệm chung. 15 Hình 4: Sơ đồ thí nghiệm phân lập giáp xác chân chèo 16 Hình 5. Nuôi giáp xác chân chèo trong đĩa petri 10 mL. 17 Hình 6: Sơ đồ phân lập giáp xác chân chèo 19 Hình 7. Sơ đồ nuôi thu sinh khối tảo 20 Hình 8. Nuôi thu sinh khối tảo ngoài trời 21 Hình 9. con cái của Schmackeria dubia. 23 Hình 10. a, Con đực của Schmackera dubia. b, Chân ngực V con đực 23 Hình 11: Các giai đoạn phát triển trong vòng đời Schmackeria dubia 25 Hình 12. Sinh trưởng của quần thể Schmackeria dubia khi cho ăn các loài tảo khác nhau. 29 1 PHẦN MỞ ĐẦU Muốn nâng cao năng suất và đa dạng hóa các đối tượng nuôi hải sản thì công tác chọn giống phải được quan tâm đầu tiên. Trong công tác sản xuất giống nhân tạo hiện nay việc giải quyết thức ăn là khâu then chốt quyết định sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hải sản. Tuy nhiên khâu chuẩn bị thức ăn sống cho quá trình sản xuất giống vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Động vật phù du như luân trùng, Artemia, giáp xác chân chèo Copepoda là thức ăn rất tốt cho ấu trùng cá biển. So với động vật phù du khác thì giáp xác chân chèo có ưu điểm: phù hợp với cỡ mồi của ấu trùng cá biển, có chứa acid béo không no nhóm ω - 3 rất cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng cá biển. Đánh giá theo chất lượng thức ăn thì thức ăn sống là động vật phù du rất cần thiết và hiện không có loại thức ăn nào thay thế được trong giai đoạn phát triển của ấu trùng cá biển. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về giáp xác chân chèo chủ yếu tập trung về đặc điểm phân loại, phân bố, sinh vật lượng. Nghiên cứu thu nuôi sinh khối còn mới, ít có báo cáo kết quả về vấn đề này. Từ thực tế trên, đồng thời bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, tôi được Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản cho phép thực hiện đề tài: “Phân lập và nuôi thử nghiệm giáp xác chân chèo trong bình 5L bằng ba loài tảo Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana và Tetraselmis chui”. Nội dung đề tài bao gồm:  Phân lập và tìm ra loài thuần từ khu hệ động vật phù du.  Nuôi thử nghiệm loài giáp xác chân chèo phân lập được trong bình 5L bằng 3 loại tảo: Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana và Tetraselmis chui. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp những dữ liệu ban đầu về đặc điểm sinh trưởng của quần thể giáp xác chân chèo khi nuôi thử nghiệm bằng các loại thức ăn khác nhau nhằm góp phần xây dựng quy trình nuôi sinh khối giáp xác chân chèo phục vụ cho sản xuất giống hải sản. 2 Do thời gian nghiên cứu ngắn, sự hiểu biết có hạn, nguồn tài liệu thu thập còn thiếu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn. Nha trang, tháng 5 năm 2010. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Các nghiên cứu về giáp xác chân chèo trên thế giới. 1.1. Đặc điểm sinh học của giáp xác chân chèo. 1.1.1 Vị trí phân loại. Giáp xác chân chèo được xếp trong hệ thống phân loại như sau [8]. Ngành chân khớp Arthropoda Ngành phụ có hàm Mandibullata Lớp giáp xác Crustacea Lớp phụ chân chèo Copepoda [8] Cho đến nay, có nhiều tác giả đã chia lớp phụ chân mái chèo theo các hệ thống phân loại khác nhau. Theo Chen và Zhang(1965) chia lớp phụ chân chèo thành 7 bộ [8]. Calanoida Harpacticoida Cyclopoida Lermacopoida Notodelphycoida Monstrilloida Calzoida 1.1.2. Phân bố. Giáp xác chân chèo phân bố rộng khắp các thủy vực trên thế giới, mỗi thủy vực đều có loài đặc trưng cho vùng đó. Giáp xác chân chèo sống tự do, cơ thể và phần phụ phát triển đầy đủ, sai khác rõ rệt với chân chèo sống kí sinh, bọn này thường có cơ thể và các phần phụ tiêu giảm. Bộ Calanoida và Harpacticoida sống chủ yếu ở vùng nước mặn và lợ mặn, sống phù du là chính. Bộ Cyclopoida sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, một số loài sống vùng nước lợ nhạt, vùng cửa sông, sống phù du. Nhưng một số loài thuộc bộ 4 Harpacticoida sống ở tầng đáy vùng nước sâu. Bộ Lermacopoida có một số loài sống kí sinh. 1.1.3. Đặc điểm hình thái. a. b. Hình 1: Hình thái ngoài của chân chèo trưởng thành; a: con đực; b: con cái Giáp xác chân chèo thuộc động vật giáp xác bậc thấp, cơ thể nhỏ. Chiều dài phổ biến từ 1 – 4 mm, đặc biệt có loài Microssetella sp kích thước nhỏ 0,4 mm và những loài lớn như Megacalanus sp, Bathycalanus sp dài tới 10 - 12 mm. So với bọn sống tự do bọn sống kí sinh có cơ thể bé hơn rất nhiều, như loài Saphaarocellopsis monothric con đực chỉ có kích thước 0,11 mm. Nhìn chung những loài giáp xác chân chèo có lối sống tự do có hình dạng tương đối giống nhau, những loài sống trung gian và sống kí sinh có hình dạng cơ thể và các đôi chân bơi hay thay đổi. Tuy nhiên tùy vào điều kiện sinh thái ở những vùng khác nhau mà kích cỡ giáp xác chân chèo có sự thay đổi. Những loài sống ở vùng biển sâu và ngoài khơi thường lớn hơn những loài ở tầng mặt và ven bờ, những loài sống ở nước ngọt nhỏ hơn ở nước mặn và lợ. Hình dạng chân mái chèo có liên quan lớn tới môi trường sống, phần lớn các loài có cơ thể hình trứng như Calanus sp, phần trước thân có hình chữ nhật như Copilla sp, hình lá như Sapphirina sp. Màu sắc là một trong những dấu hiệu phản ánh tính chất môi trường sống của giáp xác chân chèo. Những loài sống ở tầng mặt thường có màu xanh nhạt như Paracalanus sp, ở tầng 5 sâu có màu hồng nhạt hoặc xanh da trời như Labidocera sp, Pontella sp, trong khi những loài sống ở vùng cửa sông có màu trắng đục, có loài cơ thể trong suốt như Sapphirina sp [4]. a. Đặc điểm cấu tạo ngoài. Cơ thể giáp xác chân chèo chia làm hai phần, phân biệt tương đối rõ ràng: phần trước thân (phần đầu ngực) và phần sau thân (hay phần bụng). Theo cơ quan vận động bên ngoài có hai phần: có phần phụ và không có phần phụ. Cơ thể chân mái chèo có 16 - 17 đốt cơ thể hợp lại. Do một số đốt kết hợp lại với nhau nên số đốt thường giảm, nên không quá 11 đốt, chia làm hai phần: đầu ngực và bụng hoặc phần trước thân và sau thân. Các đốt phần đầu ngực có phần phụ, phần bụng không có phần phụ.  Phần trước thân. 1. Phần đầu: Thường có 6 đốt và rộng hơn phần ngực, trước trán có hình dạng khác nhau tùy theo loài, đây là đặc điểm phân loại quan trọng. Trước trán có hình dạng khác nhau tùy loài như: tù tròn (Paracalanus), hình tam giác (Eucalanus), hình mỏ neo (Rhincalanus), hình ngang bằng (Candacia). Đỉnh trước trán kéo dài thành gai trán [6,7]. 2. Phần ngực: Do 5 đốt tạo thành, nhưng do một số đốt hợp lại với nhau cho nên chỉ còn lại 3-4 đốt. Góc bên sau của đốt ngực cuối cùng có cấu tạo khác nhau. Có loài tù (Parcalanus), hoặc nhọn (Candanoida), lồi dạng gai (Pontellopsis) đây là đặc điểm phân loại, đặc biệt con đực góc bên sau biến dạng thường mất đối xứng. Đốt IV – V lại có xu hướng chập lại, không phân biệt rõ ràng, làm phần đầu ngực chỉ có 4 đốt. Ở bọn Cyclopoida đốt V thường hẹp và dài gần đốt bụng có 6 đốt (5 đốt đầu và 1 đốt ngực). Các đốt II và IV dài gần bằng nhau. Đốt V ở bọn Calanoida thường có xu hướng phân đôi, hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, vì vậy có thể coi như được chia thành đốt V và IV. Ngược lại ở bọn khác thường rộng phần ngực, phần trước trán hình dạng khác nhau tùy theo loài [6]. [...]... trứng nuôi trong thể tích nhỏ - Hộp nhựa (1 con/2 mL) - Đĩa petri (1con/10 mL) Nuôi tiếp trong bình 500 mL Xác định tên loài bằng hệ thống phân loại [8] Nuôi trong bình 5L bằng 3 loại tảo Nannochloropsis oculata, Isochrysis gabana, Tetraselmis chui Đánh giá khả năng sinh trưởng của quần thể giáp xác chân chèo Hình 3 Sơ đồ thí nghiệm chung 16  Điều kiện thí nghiệm: giáp xác chân chèo được bố trí nuôi trong. .. đồ thí nghiệm 1: Phân lập chân chèo Thu giáp xác chân chèo từ tự nhiên Nuôi trong xô 20L Thu copepoda Nuôi từng cá thể mang trứng trong thể tích nhỏ - Hộp nhựa (1 con/2 mL) - đĩa petri (1 con/10 mL) Nuôi trong bình 500 mL Xác định tên loài bằng hệ thống phân loại [8] Hình 4: Sơ đồ thí nghiệm phân lập giáp xác chân chèo 17 Phương pháp nuôi giống thuần: Thu chân chèo ngoài tự nhiên, nuôi tiếp trong xô... bằng Chlorin nồng độ 5 ppm, sau 24 giờ trung hòa bằng Natrithiosunfat  Nguồn giống: giáp xác chân chèo được thu thập ở vùng ven biển trong các ao nuôi thủy sản vùng ven biển Đồng Muối Nha Trang Mẫu được cho vào túi nhựa có bơm Ôxy, mẫu được đưa về phòng thí nghiệm sau đó tiến hành phân lập và nhân lên trong phòng thí nghiệm 15 3 SƠ ĐỒ VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Thu giáp xác chân chèo từ tự nhiên Nuôi trong. .. số lượng Nauplii Hình 6: Sơ đồ phân lập giáp xác chân chèo Bố trí thí nghiệm:  Lô 1: sử dụng tảo N oculata làm thức ăn  Lô 2: sử dụng tảo I galbana làm thức ăn  Lô 3: sử dụng tảo T chui làm thức ăn 20  Lô 4: sử dụng hỗn hợp 3 loại tảo N .oculata, I .galbana và T .chui so với lô 1,lô 2 và lô 3 với tỷ lệ 1:1:1 Chăm sóc và quản lý:  Mật độ: 0,2 ct/mL  Thể tích bình 5L  Sục khí liên tục, tốc độ sục... thể chân chèo trong lô thí nghiệm cho ăn tảo T .chui có mật độ thấp nhất với khoảng 20,00 ct/10 mL Tuy nhiên trong 6 ngày đầu quần thể chân chèo trong lô thí nghiệm này lại có số lượng cao nhất 8,95 cá thể/10 mL so với các lô thí nghiệm khác Mặc dù vậy, mật độ quần thể chân chèo trong lô thí nghiệm này tăng không nhiều trong suốt thời gian nuôi còn lại Trong thời gian 29 ngày nuôi quần thể chân chèo trong. .. tích bình, 2 ngày/lần  Cho ăn: duy trì mật độ tảo T .chui 40 – 60.104 tb/mL tảo N.oculata 1,5 – 2.106 tb/mL tảo I .galbana 50 – 80.104 tb/mL  Ngày đầu tiên cho ăn 0,5 – 2L tảo tùy theo mật độ tảo nuôi thu sinh khối  Ngày cho ăn tiếp theo 0,4 – 1L tảo  Số lần cho ăn 1 lần/ngày vào lúc 8giờ sáng hàng ngày 4 CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO CHÂN CHÈO Sử dụng 3 loại tảo N .oculata, I .galbana và T .chui Tảo được nuôi. .. Tảo đơn bào là thức ăn rất quan trọng của giáp xác chân chèo, vì trong tảo đơn bào có chứa acid béo không no gúp chân chèo tổng hợp các chất trong cơ thể đặc biệt là acid béo không no nhóm ω-3 Cho nên nuôi thu sinh khối tảo đơn bào là quan trọng Có nhiều phương pháp nuôi thu sinh khối tảo: nuôi hỗn hợp tảo, nuôi tảo thuần nhưng tốt nhất là nuôi thu sinh khối tảo thuần [12,13]  Nuôi thu sinh khối tảo. .. xác chân chèo [11] 1.2 Một số nghiên cứu và sử dụng giáp xác chân chèo trên thế giới: Có nhiều loài được nuôi trong phòng thí nghiệm và nuôi ở quy mô lớn làm thức ăn cho ấu trùng cá biển: Gladioferens imparipes [15], Euterpina acutifrons [14], Tisbe holothuriae [16] Theo Rippingale (1996) sử dụng phương pháp nuôi tuần hoàn, thể tích bể nuôi 200 – 500L, ăn tảo Isochrysis gabana Chăm sóc và quản lý bằng. .. tảo thuần [1] Các loài tảo thích hợp cho nuôi thu sinh khối giáp xác chân chèo như: S costatum, Ch minutissma, N oculata và Tetraselmis sp… Việc tính khẩu phần ăn hàng ngày được chuẩn bị từ trước khi nuôi, để xác định thể tích nuôi tảo và sinh khối tảo nuôi được hàng ngày, nên áp dụng phương pháp nuôi tảo thuần để thu được chân chèo có chất lượng cao  Chuẩn bị thức ăn nhân công: Bao gồm sản phẩm từ... Nha Trang, kết quả phân lập được loài Schmackeria dubia - Khi sử dụng 3 loài tảo để nuôi sinh khối Schmackeria dubia, thì hỗn hợp 3 loài tảo Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana, Tetraselmis chui cho ăn với tỷ lệ 1:1:1 là khẩu phần thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của quần thể chân chèo so với từng khẩu phần ăn riêng lẻ của từng loại tảo Khi cho ăn hỗn hợp tảo, quần thể chân chèo phát triển nhanh . tài: Phân lập và nuôi thử nghiệm giáp xác chân chèo trong bình 5L bằng ba loài tảo Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana và Tetraselmis chui . Nội dung đề tài bao gồm:  Phân lập và. ra loài thuần từ khu hệ động vật phù du.  Nuôi thử nghiệm loài giáp xác chân chèo phân lập được trong bình 5L bằng 3 loại tảo: Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana và Tetraselmis chui. . trong bình 5L bằng 3 loại tảo Nannochloropsis oculata, Isochrysis gabana, Tetraselmis chui Thu giáp xác chân chèo từ tự nhiên Nuôi trong xô 20L Thu copepoda Nuôi tiếp trong bình 500 mL Xác

Ngày đăng: 16/08/2014, 03:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan