KẾT QUẢ PHÂN LẬP GIỐNG THUẦN

Một phần của tài liệu Phân lập và nuôi thử nghiệm giáp xác chân chèo trong bình 5l bằng ba loài tảo nannochloropsis oculata, isochrysis galbana vàtetraselmis chui (Trang 27 - 31)

Loài đã phân lập: Loài Schmackeria dubia (Kiefer, 1936) [8]. Hệ thống phân loại:

Bộ Calanoida

Họ Pseudiaptomidae

Giống Schmackeria (Pope & Richard, 1890) Loài Schmackeria dubia (Kiefer, 1936)

Trong quá trình phân lập giáp xác chân chèo, chúng tôi đã sử dụng khóa phân loại của Chen và Zhang (1965). Đây là một trong những bộ có số lượng loài đông, chúng phân bố chủ yếu ở vùng mặn lợ.

 Đặc điểm hình thái nhận biết Schmackeria dubia (Kiefer, 1936):

Con cái:

+ Cơ thể hình trứng, trước trán tù tròn.

+ Góc bên sau ngực tù tròn, hai bên mép có một hàng răng nhỏ, số lượng khoảng 10 cái.

+ Đốt sinh dục dài to, phần trước hơi rộng hơn phần sau, hai bên có gai dạng móc câu cong về phía sau.

+ Chạc đuôi ngắn, lông cứng chạc đuôi thứ 3 phình to ở gốc + Râu I dài tới đốt bụng 3.

+ Chân ngực V, đốt 2 rộng to, gần hình vuông, mép ngoài có gai nhỏ.

Hình 9. Con cái của Schmackeria dubia.

Hình 9. con cái của Schmackeria dubia.

Con đực:

+ Đầu ngực giống con cái nhưng nhỏ hẹp hơn.

+ Góc bên sau ngực tù tròn, mép trong hai bên có một gai nhỏ. + Đốt bụng một ngắn, phần lông cứng chạc đuôi không phình to. + Râu I có 20 đốt, râu bên phải thành râu ôm, đốt 14 – 17 phình to, gữa đốt 18 – 19 có thể gập lại, mép trước 2 đốt này có răng nhỏ.

Hình 10. a, Con đực của Schmackera dubia. b, Chân ngực V con đực

+ Chân ngực V không đối xứng, chân trái có lồi mép trong đốt 2 rất thô, to. Đỉnh thành lồi dạng ngón mép trong đốt 3 có lồi hình tam giác, đỉnh lồi phân hai chạc, đốt đỉnh có hình hạt đậu, gốc mép ngoài có một gai, gai đỉnh ngắn.

+ Chân phải ở gốc mép trong đốt 2 có một lồi gai thô, gữa mép ngoài lồi gai có một gai nhỏ, đốt 3 ngắn và nhỏ có lồi ở mép trong, trên lồi này có 2 răng nhỏ

+ Đốt 4 to và dài, đốt đỉnh biến thành gai dài cong hình lưỡi liềm, gốc mép trong hơi lồi, trên lồi có một gai nhỏ.

2. THỜI GIAN PHÁT TRIỂN CÁC GIAI ĐOẠN, VÒNG ĐỜI CỦA

Schmackeria dubia.

2.1 Thời gian phát triển các giai đoạn của Schmackeria dubia.

Bảng 1. Thời gian phát triển các giai đoạn của Schmackeria dubia.

Các giai đoạn của Schmackeria dubia Thời gian (ngày) Nauplii đến Copepodid 3 – 4 ngày Copepodid đến con trưởng thành (mang trứng) 19 – 20 ngày

Mang trứng 2 – 4 ngày

Không mang trứng 4 – 6 ngày

Tổng 28 – 34 ngày

Kết quả bảng trên cho thấy sự phát triển các giai đoạn của Schmackeria dubia là khác nhau:

Thời gian phát triển giai đoạn Nauplii: được tính từ khi trứng nở ra Nauplii cho tới khi lột xác thành Copepodid I. Giai đoạn Nauplii mất khoảng 3 – 4 ngày.

Thời gian phát triển Copepodid: được tính từ khi xuất hiện Copepodid I đến khi xuất hiện con trưởng thành mang trứng, giai đoạn này kéo dài từ 19 – 20 ngày.

Giai đoạn không mang trứng: tính từ khi con cái mang trứng đã đẻ hết trứng cho đến khi nó chết, giai đoạn này kéo dài từ 4 – 6 ngày.

Giai đoạn mang trứng: được tính từ khi con cái bắt đầu mang trứng lần 1 cho đến khi nó mang trứng lần 2. Tuy nhiên ở giai đoạn này không xác định được thời gian nó mang trứng lại lần tiếp theo.

Thời gian phát triển vòng đời của Schmackeria dubia kéo dài từ 28 – 34 ngày. So với thời gian phát triển của luân trùng (4 – 5 ngày) thì Schmackeria dubia

2.2. Vòng đời của Schmackeria dubia.

Hình 11: Các giai đoạn phát triển trong vòng đời Schmackeria dubia.

C2 N6 N5 N4 N3 N2 N1 Trứng Con cái Con đực Bắt cặp C5 C4 C3 C1 Ghi chú: - N: Nauplli - C: Copepodid

Một phần của tài liệu Phân lập và nuôi thử nghiệm giáp xác chân chèo trong bình 5l bằng ba loài tảo nannochloropsis oculata, isochrysis galbana vàtetraselmis chui (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)