1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa

51 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG THỬ NGHIỆM NUÔI Artemia THU TRỨNG BÀO XÁC TRONG AO ĐẤT Ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH HÒA Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản, khóa học 2003 – 2008 Sinh viên thực hiện: PHẠM VĂN TUÂN MSSV: 45DN135 Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN TẤN SỸ Nha Trang, tháng 11 năm 2007 i LỜI CẢM ƠN Thực hiện đề tài là một cách củng cố lại những kiến thức đã được học trên giảng đường Đại học và đồng thời ứng dụng chúng vào thực tiễn sản xuất. Để hoàn thành tốt đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi nhận được sự giúp đỡ quý báy củ a các ban ngành và cá nhân. Nhân đây tôi xin chât thành cảm ơn đến: - Ban giám hiệu nhà trường và toàn thể thầy, cô giáo Trường Đại học Nha Trang đã dạy dỗ tôi trong suốt hơn bốn năm học cũng như tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này. - Ths. Nguyễn Tấn Sỹ, giáo viên trực tiếp hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. - Ban Giám đốc công ty Muối Cam Ranh – khành Hòa đã tạo mọi cơ sở vật chất cũng như tinh thần để tôi hoàn thành đề tài này - Người thân, bạn bè đã ủng hộ giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Xin chân thành cảm ! Nha Trang, ngày 01 tháng 11 năm 2007 Sinh viên Phạm Văn Tuân ii MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương I TỔNG LUẬN 3 1. Đặc điểm sinh học của Artemia 3 1.1. Hệ thống phân loại 3 1.2. Vòng đời và đặc điểm sinh trưởng của Artemia 3 1.2.1. Vòng đời phát triển 3 1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của Artemia 4 1.3. Đặc điểm dinh dưỡng 6 1.4. Đặc điểm sinh sản 7 1.5. Đặc điểm sinh thái và khả năng thích ứng với các điều kiện môi trường của Artemia 8 2. Tình hình nghiên cứu, nuôi Artemia thu trứng bào xác trên thế giới và ở Việt Nam 9 2.1. Nghiên cứu, nuôi Artemia trên thế giới 9 2.1.1. Tình hình nghiên cứu Artemia trên thế giới 9 3.1.1 Tình hình nuôi 11 2.2. Nghiên cứu và nuôi Artemia ở Việt Nam 12 2.2.1. Tình hình nghiên cứu Artemia ở Việt Nam 12 2.2.2. Tình hình nuôi Artemia ở Việt Nam 15 3. Các mô hình nuôi Artemia 16 3.1 Mô hình nuôi nước tĩnh 16 3.2 Mô hình nuôi nước chảy 16 3.3. Các mô hình nuôi kết hợp 17 CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 1.Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 18 2. Phương pháp nghiên cứu: 18 2.1. Sơ đồ khối nội dung đề tàì 18 2.2. Phương pháp thu thập số liệu 19 iii 2.2.1. Gián tiếp:Thông qua tài liệu giáo trình, báo các khoa học, internet…. 19 2.2.2. Trực tiếp: 19 2.3. Phương pháp xử lý số liệu 20 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 1. Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu 21 2. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và cấy giống 22 2.1. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi 22 2.2. Cấy giống 26 3. Kỹ thuật chăm sóc và bảo quản ao nuôi Artemia thu trứng bào xác 29 3.1 Kỹ thuật cho ăn và cách quản lý thức ăn. 29 3.1.1 Kỹ thuật cho ăn. 29 3.1.2 Cách quản lý thức ăn 29 3.2. Điều kiện môi trường ao nuôi và quản lý các yếu tố môi trường 30 3.3. Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống 33 3.3.1 Theo dõi tốc độ tăng trưởng 33 3.3.2 Theo dõi tỷ lệ sống 35 3.4. Thu hoạch và sơ chế sản phẩm trứng bào xác 37 3.4.1. Cách thu trứng bào xác 37 3.4.2. Sơ chế sản phẩm trứng bào xác. 38 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 39 1. Kết luận 39 2. Đề xuất ý kiến 39 iv DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1: So sánh nuôi một chu kỳ và nhiều chu kỳ 16 Bảng 2: Định lượng tảo làm thức ăn tốt cho Artemia 24 Bảng 3: Danh mục thành phần loài thực vật nổi trong ao nuôi tại Cam Ranh - Khánh hòa 25 Bảng 4: Một số yếu tố yếu tố môi trường trong ao nuôi thu trứng bào xác Artemia 26 Bảng 5: Sự biến động nhiệt độ liên tục ngày đêm trong ao nuôi 28 Bảng 6:các chỉ số môi trường ao nuôi Artemia 32 Bảng 7: Tăng trưởng của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A3) 33 Bảng 8: Tăng trưởng của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A4) 34 Bảng 9: Tỷ lệ sống của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A3). 35 Bảng 10: Tỷ lệ sống của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A4). 36 Bảng 11: Sự gia tăng quần thể Artemia trong ao thu trứng bào xác (ao A3) 36 Bảng 12: Sự gia tăng quần thể Artemia trong ao thu trứng bào xác (ao A4) 37 DANH MỤC HÌNH Hình 1: vòng đời của Artemia 3 Hình 2: (giữa) trứng Artemia, (trái) trứng đang nở, (phải ) trứng phóng to 4 Hình 3: Bắt cặp của Artemia 6 Hình 4: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 18 Hình 5: Vị trí thu mẫu 19 Hình 6: Vị trí ao nuôi 21 Hình 7: Ao mới xây dựng 22 Hình 8: màu nước ao nuôi 24 Hình 9: Thả giống 29 Hình 10: Theo dõi độ mặn 31 Hình 11 :Tăng trưởng của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A3, A4) 34 Hình 12:Tỷ lệ sống của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác 36 Hình 13: Thu trứng bào xác 38 Hình 14: Phân loại trứng bào xác 38 Hình 15: Bảo quản trứng bào xác 38 1 LỜI MỞ ĐẦU Nuôi Trồng Thủy Sản đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta nhằm xóa đói giảm nghèo và xuất khẩu chủ lực thu ngoại tệ phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Với lợi thế mà thiên nhiên đã ưu đãi, tiềm năng phát triển Nuôi Trồng Thủy Sản của nước ta là rất lớn trong cả thủy vực nội địa và ven biển. Các sản phẩm chủ lực như tôm sú, cá Tra, cá Basa, tôm Hùm bông, cá Mú… đã đưa Việt Nam trở thành một trong mười quốc gia hàng đầu trên thế giới về nuôi trồng thủy sản. Ngoài việc khai thác giống tự nhiên, việc sản xuất giống nhân tạo là vấn đề cần thiết để cung cấp đủ con giống cho ngành nuôi trồng hải sản. Trong việc sản xuất giống hiện nay thì việc giải quyết thức ăn tươi sống là khâu then chốt quyết định sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng. Ngày nay, có rất nhiều những thức ăn được sản xuất nhằm nâng cao tỷ lệ sống và sức tăng trưởng của ấu trùng nhưng tất cả đều không thể thay thế được thức ăn tươi sống như luân trùng, Copepoda và đặc biệt là Artemia. Artemia được biết đến vào những năm đầu của thập niên 30 khi người ta phát hiện ra chúng là loại thức ăn sống có giá trị dinh dưỡng cao cho việc ương nuôi các giống loài thủy sản như tôm cá, động vật thân mềm. Tại các trại sản xuất giống, ấu trùng Artermia được sử dụng rộng rải bởi các lý do sau: có giá trị dinh dưỡng cao gồm protein và các axit béo không no HUFA. Sẵn có trên thị trường dưới dạng trứng bào xác. Không phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết và có thời gian ấp nở ngắn chỉ sau 24 giờ. Xử lý ấu trùng Artemia trước khi cho ăn hoặc sử dụng chúng như một bao sinh học để chứa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thuốc phòng bệnh chuyển tới ấu trùng nuôi Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng Artemia khác nhau. Nhưng dòng Artemia franciscana là loại thức ăn tươi sống rất quan trọng và không thể thiếu được trong sản xuất giống tôm cá, rất tốt cho ấu trùng cả về dinh dưỡng lẫn kích cỡ thức ăn phù hợp, được thị trường từ trước đến nay ưa chuộng. Tuy nhiên, giá thành trên thị trường còn cao. 2 Xuất phát từ thực tiễn nói trên, và nhằm làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, được sự phân công của khoa NTTS, Đại học Nha Trang, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Ths. Nguyễn Tấn Sỹ, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thử nghiệm nuôi Artemia thu trứng bào xác trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh, Khánh Hòa” với các nội dung sau: - Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và cấy giống - Kỹ thuật chăm sóc và bảo quản ao nuôi Artemia thu trứng bào xác - Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản trứng bào xác Do thời gian thực hiện đề tài có hạn, vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, ngày 30 tháng 10 năm 2007 Sinh viên Phạm Văn Tuân 3 Chương I TỔNG LUẬN 1. Đặc điểm sinh học của Artemia 1.1. Hệ thống phân loại Artemia thuộc ngành chân khớp Arthropoda Lớp giáp xác Crustacea Lớp phụ Branchiopoda Bộ không giáp Anostraca Họ Artemidae Giống Artemia Leach(1819) Artemia có rất nhiều dòng địa lý khác nhau như các dòng: Algeria, Kenya, Tunisia, Argentina, Brasil, Canada, Mexico, Peru, Puortarico, USA, Venezuela, India, Iran, Isareal, Japan, Nga. Hiện đã có trên 50 dòng tồn tại trên các lục địa và các quần thể tự nhiên đó bộc lộ những đặc điểm của dòng như: Mức sinh sản, cỡ lớn của ấu thể, sức sống, nhiệt độ thích hợp, giới hạn về độ mặn v v Các loài Artemia có quan hệ với nhau là Artemia tunisian ở Châu Âu, Bắc Phi. Artemia salina ở Anh, Artemia franciscana ở Mỹ, Artemia urmiana ở Iran và Artemia persimili ở Anh [6]. 1.2. Vòng đời và đặc điểm sinh trưởng của Artemia 1.2.1. Vòng đời phát triển Để hoàn thành vòng đời của mình Artemia trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau như: Trứng bào xác Giai đoạn Nauplius Giai đoạn tiền trưởng thành Giai đoạn trưởng thành Hình 1: vòng đời của Artemia 4 1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của Artemia Ngoài tự nhiên, tại một thời điểm nhất định trong năm, Artemia đẻ trứng bào xác nổi trên mặt nước và được sóng gió thổi dạt vào bờ. Các trứng nghỉ này tạm ngừng hoạt động trao đổi chất và phát triển khi ở tình trạng được giữ khô. Các sản phẩm trứng nghỉ là một đặc điểm thích nghi của Artemia với điều kiện môi trường bất lợi  Trứng bào xác Trứng bào xác có dạng hình cầu lõm, màu nâu hay nâu sẫm, kích thước đạt 200 - 300 µm, trung bình một gam trứng có khoảng 270.000 – 300.000 trứng[hình 2]. Trứng bào xác sinh ra trôi nổi trong điều kiện nước mặn (>20ppt) và chìm trong nước ngọt. Trứng bào xác có cấu tạo gồm 2 phần: → Phần vỏ có cấu tạo gồm 3 lớp: + Ngoài cùng là lớp chorion có bản chất là một lipoprotein (gồm kitin và haemotin có tác dụng bảo vệ trứng khỏi những tác động cơ học và các tác dụng khác của môi trường). Hình 2: (giữa) trứng Artemia, (trái) trứng đang nở, (phải ) trứng phóng to. + Ở lớp giữa là lớp màng ngoại bì có tác dụng ngăn cản những phân tử có kích thước lớn hơn phân tử CO 2 xâm nhập. + Trong cùng là lớp màng phôi ( màng nở ) trong suốt và có tính đàn hồi cao → Phần phôi trong trứng bào xác chỉ phát triển đến giai đoạn phôi vị thì dừng lại ở trạng thái tiềm sinh với độ ẩm trứng <10%. Trứng bào xác nếu bảo quản tốt có thể giữ được trong nhiều năm. 5 Trứng bào xác nếu gặp môi trường nước biển sẽ hấp thụ nước và trở nên căng tròn (trương nước). Lúc này bên trong trứng bắt đầu diễn ra quá trình trao đổi chất, phôi tiếp tục phát triển . Trứng ngậm nước và tiêu thụ oxy để hoàn tất quá trình chuyển hoá carbonhydrat. Hiện tượng chuyển hoá này chỉ xảy ra khi độ ẩm của trứng >25% và độ mặn thích hợp (5-30 ppt). Trứng trương nước sau khoảng 18-20 giờ màng nở bên ngoài sẽ nứt ra (breaking), phôi xuất hiện và vân được bao quanh bởi màng nở. Phôi đang treo bên dưới vỏ trứng gọi là giai đoạn bung dù. Sau một thời gian ngắn màng nở bị phá vỡ, ấu trùng nauplius được phóng thích ra ngoài[6].  Giai đọan Nauplius Ấu trùng Nauplius mới nở (Instar I) có hình bầu dục chưa phân đốt gọi là ấu trùng không đốt dài 0,3 - 0,5 mm, có màu vàng nâu với điểm mắt màu đỏ nằm giữa cặp râu I. Chúng có 3 đôi phần phụ: đôi râu I có chức năng cảm giác, đôi râu II có chức năng vận động và lọc thức ăn, đôi râu III có chức năng nhận và gom thức ăn. Ở giai đoạn này bộ máy tiêu hoá của Artemia chưa hoàn chỉnh. Chúng sống dựa vào nguồn noãn hoàng. Sau 7 - 8 giờ ấu trùng Instar I lột xác và chuyển sang dạng Instar II. Giai đoạn này, chúng đã có khả năng sử dụng nguồn thức ăn ngoài nhờ bộ máy tiêu hoá tương đối hoàn thiện. Chúng sử dụng thức ăn bằng cách lọc các hạt thức ăn có kích thước nhỏ từ 10 - 50 µm như: tế bào tảo, vi khuẩn, chất vẩn bằng đôi râu II.  Giai đoạn ấu niên Qua lần lột xác thứ 2, cơ thể Artemia kéo dài dần, các đôi phần phụ dần xuất hiện ở ngực và biến thành chân ngực, mắt kép xuất hiện ở hai bên mắt . Từ sau lần lột xác thứ 3 xuất hiện mầm của 11 đôi chân ngực. Sau lần lột xác thứ 4, hình thành đốt cuối thân, thân không có chân phụ, mắt kép đã có cuống mắt. Kết thúc thời kì ấu trùng, lần lột xác thứ 10 trở đi chúng có sự thay đổi lớn về hình thái và chức năng của các đôi phần phụ. Đôi râu II mất đi chức năng vận động và lọc thức ăn chuyển sang biệt hoá giới tính. Ở con đực, đôi râu II phát triển thành đôi càng lớn dùng để bám vào con cái khi cặp đôi, trong khi râu II của con cái biệt hoá thành phần phụ cảm giác[hình 3]. Các chân ngực được biệt hoá thành 3 bộ phận chức năng: đốt gốc và nhánh trong làm nhiệm vụ vận động và lọc thức ăn, nhánh ngoài có màng làm nhiệm vụ hô hấp. [...]... cứu: Artemia franciscana (Kellogg 1906) Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 30/07/2007 đến ngày 20/10/2007 Địa điểm nghiên cứu: Trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh - Khánh Hòa 2 Phương pháp nghiên cứu: 2.1 Sơ đồ khối nội dung đề tàì Thử nghiệm nuôi thu trứng bào xác Artemia franciscana trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh Khánh Hòa Kỹ thu t chuẩn bị ao nuôi và cấy giống Kỹ thu t chuẩn bị ao nuôi Kỹ thu t... quản trứng bào xác đã cho kết luận: Trứng bào xác ngâm trong nước muối bão hòa (300) có tỷ lệ nở cao hơn so với bảo quản trong nước có độ mặn 50 - 60, trên cơ sở đó đã đề nghị ngâm trứng bào xác trong nước muối bão hòa 3 - 8 tuần trước khi sấy khô sẽ cải thiện đáng kể chất lượng của trứng bào xác thu hoạch ở Vĩnh Châu và ở thị xã Bạc Liêu[6] 14 2.2.2 Tình hình nuôi Artemia ở Việt Nam Ở Việt Nam, việc nuôi. .. vì trong ao nuôi đã xuất hiện thế hệ mới của Artemia  Phương pháp xác định mật độ gia tăng của quần thể Artemia Từ ngày nuôi 15 trở đi, tiến hành thu mẫu 5 ngày/lần theo phương pháp thu mẫu như trên để xác định mật độ quần thể Artemia trong ao nuôi  Phương pháp thu trứng và sơ chế trứng bào xác Artemia + Cách thu trứng bào xác - Thời gian xuất hiện trứng : sau khoảng 2 tuần nuôi - Thời điểm thu trứng: ... đã mở ra triển vọng cho việc nuôi thu trứng bào xác Artemia franciscana ở ruộng muối tại các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thu n [3] Tại địa bàn Cam Ranh, Nguyễn ngọc Lâm và Vũ Đỗ Quỳnh (1998) đã nghiên cứu cấu trúc sinh sản của Artemia trong điều kiện tự nhiên đồng muối Cam Ranh Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng độ muối ảnh hưởng rất lớn tới sứu sinh sản của Artemia Khi độ muối giảm sản lượng trứng bào xác. .. thu t gây nuôi tảo Kỹ thu t chăm sóc và bảo quản ao nuôi Artemia thu trứng bào xác Kỹ thu t cấy giống Kỹ thu t cho ăn và cách quản lý thức ăn Theo dõi các yếu tố môi trường và cách quản lý Kỹ thu t thu hoạch và bảo quản trứng bào xác Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống Kết luận và đề xuất ý kiến Hình 4: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 18 Cách thu trứng bào xác Kỹ thu t bảo quản trứng bào xác 2.2... dụng ao nuôi tảo có diện tích là 200 m2 cạnh ao nuôi Artemia, và bơm trực tiếp vào ao nuôi Artemia Gây nuôi tảo trong ao nuôi tảo và các ao nuôi thông qua sự bón phân Dùng phân vô cơ và hữu cơ để gây màu tảo với liều lượng sau: - NPK: 10 ppm Ao có thể tích khoảng 50 m3 bón 0,5 kg NPK - Urê: 20 ppm Lượng bón cho ao 1 kg - Bón 2 bao phân gà (25 kg phân gà / bao) ở 2 góc ao nuôi tảo để bơm trực tiếp vào ao. .. và thu n hóa dòng Artemia thích hợp sẽ làm tăng thêm nguồn thu nhập, đáp ứng phần nào nhu cầu về trứng bào xác và sinh khối Artemia của địa phương Tại Philipine, vào tháng 2 năm 1977 từ 80 g trứng Cyst dòng SFB được ấp nở và đưa vào nuôi ở các ao có độ mặn 140 ‰ đến cuối năm 1978 đã thu được 35 kg trứng bào xác khô và 30 - 40 kg Artemia sinh khối tươi Tại Thái Lan, Artemia được thả nuôi trên ruộng muối. .. Thời điểm thu trứng: lúc nhiệt độ nước trong ao nuôi cao nhất (lúc 15 giờ) - Cách thu: dùng vợt có kích thước mắt lưới 100 µm để vớt trứng ở tầng mặt nước cho vào xô chứa Sau đó lọc rửa trứng ngay ở trong ao + Cách sơ chế sản phẩm trứng bào xác - Trứng sau khi thu hoạch được bảo quản bằng cách ngâm trong nước muối bão hòa (250 - 300‰) Hằng ngày có khu y đảo để trứng được tiếp xúc với nước mặn và thay... ngoài Trong quá trình cải tạo ao chúng tôi không bón vôi v ao ruộng muối gần khu ì kết tinh được nuôi lần đầu, nền đáy còn xốp Và không sử dụng hóa chất để xử lí nước vì độ mặn trong ao nuôi Artemia cao (80 - 120‰) đủ để diệt tạp, địch hại  Cấp nước mặn vào ao nuôi Artemia là giống rộng muối, sống được trong nước lợ từ độ muối vài phần ngàn đến nước mặn bão hòa (250 ‰) Ngay cả trong nước ngọt, Artemia. .. và ít tốn kém Khi nồng độ muối cao chúng sẽ đẻ trứng bào xác (trứng nghỉ ) Vì vậy, nuôi Atemia thu trứng bào xác chúng ta cần giữ độ muối trong ao dao động từ 80 - 120 ‰ là thích hợp nhất Nước ót được chúng tôi bơm từ khu sản xuất muối có lọc qua lưới với kích cỡ mắt lưới 120 µm để trứng và ấu trùng của cá, giáp xác và Artemia tự nhiên bên ngoài không lọt vào Độ mặn nước được xác định thông qua công . Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A3) 33 Bảng 8: Tăng trưởng của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A4) 34 Bảng 9: Tỷ lệ sống của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A3) của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A4). 36 Bảng 11: Sự gia tăng quần thể Artemia trong ao thu trứng bào xác (ao A3) 36 Bảng 12: Sự gia tăng quần thể Artemia trong ao thu trứng bào. hiện đề tài: Thử nghiệm nuôi Artemia thu trứng bào xác trong ao đất ở khu ruộng muối Cam Ranh, Khánh Hòa với các nội dung sau: - Kỹ thu t chuẩn bị ao nuôi và cấy giống - Kỹ thu t chăm sóc

Ngày đăng: 15/08/2014, 15:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Vũ Dũng,1991. Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi Artemia ở ruộng muối. Báo cáo Khoa học Hội nghị về Biển toàn quốc lần thứ 3, Viện Khoa học Việt Nam, Tập I, P. 61 - 66 Vt 227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Artemia
6. Trung tâm nghiên cứu phát triển Artemia - tôm, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Artemia
1. Lục Minh Diệp, Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường. Kỹ thuật nuôi giáp xác. Đại học Thủy Sản Nha Trang Khác
2. Đỗ Văn Hòa,1998. Mô hình sản xuất kết hợp Artemia - Muối trên ruộng muối Sóc Trăng, Bạc Liêu, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thủy sản Nha Trang Khác
4. Nguyễn Ngọc Lâm, Vũ Đỗ Quỳnh,1991. Nghiên cứu cấu trúc sinh sản của Artemia trong điều kiện tự nhiên đồng muối Cam Ranh (Khánh Hòa). Báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học về biển toàn quốc lần thứ 3. Viện Khoa học Việt Nam. Tập I. P. 230 - 235Vt227 Khác
5. Bộ Thủy Sản. Trung tâm nghiên cứu thủy sản III. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 - 2004) Khác
9. Cyst production of Artemia salina in salt ponds in Thailand by Anand Tunsutapanich. National Freshwater Prawn Research And Training Centre. Inland Fisheries Division, Department of Fisheries Thailand Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: vòng đời của Artemia - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Hình 1 vòng đời của Artemia (Trang 8)
Hình 2:  (giữa) trứng Artemia, (trái) trứng đang nở, (phải ) trứng phóng to. - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Hình 2 (giữa) trứng Artemia, (trái) trứng đang nở, (phải ) trứng phóng to (Trang 9)
Hình 3: Bắt cặp của Artemia - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Hình 3 Bắt cặp của Artemia (Trang 11)
2.1. Sơ đồ khối nội dung đề tàì - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
2.1. Sơ đồ khối nội dung đề tàì (Trang 23)
Bảng 2: Định lượng tảo làm thức ăn tốt cho Artemia  Mật độ (tb/l) - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Bảng 2 Định lượng tảo làm thức ăn tốt cho Artemia Mật độ (tb/l) (Trang 29)
Bảng 3: Danh mục thành phần loài thực vật nổi trong ao nuôi tại Cam Ranh - Khánh  hòa - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Bảng 3 Danh mục thành phần loài thực vật nổi trong ao nuôi tại Cam Ranh - Khánh hòa (Trang 30)
Bảng 4: Một số yếu tố yếu tố môi trường trong ao nuôi thu trứng bào xác Artemia - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Bảng 4 Một số yếu tố yếu tố môi trường trong ao nuôi thu trứng bào xác Artemia (Trang 31)
Bảng 6:các chỉ số môi trường ao nuôi Artemia - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Bảng 6 các chỉ số môi trường ao nuôi Artemia (Trang 37)
Bảng 7: Tăng trưởng của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A 3 )  Ngày  Chiều dài - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Bảng 7 Tăng trưởng của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A 3 ) Ngày Chiều dài (Trang 38)
Bảng 9: Tỷ lệ sống của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A 3 ). - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Bảng 9 Tỷ lệ sống của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A 3 ) (Trang 40)
Bảng 10: Tỷ lệ sống của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A 4 ). - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Bảng 10 Tỷ lệ sống của Artemia trong ao nuôi thu trứng bào xác (ao A 4 ) (Trang 41)
Bảng 11: Sự gia tăng quần thể Artemia trong ao thu trứng bào xác (ao A 3 )  Thời - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Bảng 11 Sự gia tăng quần thể Artemia trong ao thu trứng bào xác (ao A 3 ) Thời (Trang 41)
Bảng 12: Sự gia tăng quần thể Artemia trong ao thu trứng bào xác (ao A 4 )  Thời - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Bảng 12 Sự gia tăng quần thể Artemia trong ao thu trứng bào xác (ao A 4 ) Thời (Trang 42)
Hình 13: Thu trứng bào xác  Hình 14:  Phân loại trứng bào xác - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Hình 13 Thu trứng bào xác Hình 14: Phân loại trứng bào xác (Trang 43)
Hình 15: Bảo quản trứng bào xác - THỬ NGHIỆM NUÔI artemia THU TRỨNG bào xác TRONG AO đất ở KHU RUỘNG MUỐI CAM RANH, KHÁNH hòa
Hình 15 Bảo quản trứng bào xác (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w