1 .Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
3. Kỹ thuật chăm sóc và bảo quản ao nuôi Artemia thu trứng bào xác
3.1 Kỹ thuật cho ăn và cách quản lý thức ăn
3.1.1 Kỹ thuật cho ăn.
Cho ăn bằng cách theo dõi màu nước trong ao, theo dõi đường phân của
Artemia trên kính hiển vi.
Thức ăn bổ sung là cám gạo khi cho ăn được hòa vào nước rồi tạt đều khắp ao nuôi.
Bừa đáy ngày 2 lần để hạn chế sự phát triển của lab-lab, đồng thời có tác dụng đảo trộn phân gà trong ao làm thức ăn cho Artemia.
3.1.2 Cách quản lý thức ăn
Chúng tôi theo dõi màu nước trong ao và đặc điểm thời tiết suốt đợt nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Khi thấy màu nước ao ni nhạt, có thể cấp nước từ ao nuôi tảo bên cạnh vào khoảng 3 - 5cm nước là vừa.
Bổ sung phân gà vào ao nuôi với liều lượng 50 kg /100 m2/10 ngày làm thức ăn trực tiếp cho Artemia, đồng thời phân gà còn cung cấp dinh dưỡng cho tảo phát triển để bổ sung nguồn thức ăn cho Artemia.
Khi Artemia trưởng thành đòi hỏi lượng thức ăn nhiều hơn nên từ ngày nuôi 20 chúng tôi bổ sung thêm 0,5 kg cám gạo/ao/2 ngày.
Hằng ngày đo các yếu tố môi trường để theo dõi tình trạng sức khỏe của quần thể Artemia để có biện pháp sử lí ao ni kịp thời[hình 8].
Tình trạng sức khỏe của quần thể Artemia có thể đánh giá dựa vào các đặc điểm sau:
Tập tính bơi lội của quần thể (tập trung thành đàn, hướng quang, bơi lội nhanh và liên tục là khỏe).
Sức khỏe của Artemia cũng có thể được quan sát được dưới kính hiển vi, thức ăn trong đường ruột (đầy, không đứt đoạn, ‘‘không bị thả diều’’ hiện tượng Artemia có đi
phân dài) là tốt. Artemia ăn đầy đủ sẽ có đường thức ăn sẫm màu và liên tục từ đầu đến cuối thân.
Chúng có vùng miệng và các vây bơi phụ sạch cũng có sức khỏe tốt. Những con ăn uống kém sẽ có bụng xẹp và đi phân lỏng. Nếu vùng miệng và các vây bơi có dính thức ăn, điều này chứng tỏ chúng bỏ ăn[8].