Sau khi có những thăm khám lâm sàng đầy đủ và chẩn đoán đây là bệnh nhiễm khuẩn thì bác sĩ thú y sẽ phải lựa chọn một trong hai cách sau: - Liệu pháp đơn - dược chỉ dùng một thuốc kháng
Trang 1CHƯƠNG IV: PHỐI HỢP THUỐC KHÁNG SINH
I Cơ sở lý thuyết:
Ta có thể nói chỉ định liệu pháp kháng sinh không phải một động tác tầm thường, vô hại, theo thói quen.Mà đây là một phương pháp tiến hành trị liệu nằm trong chuỗi hợp
lý của quá trình chăm sóc tổng thể cho bệnh súc Sau khi có những thăm khám lâm sàng đầy đủ và chẩn đoán đây là bệnh nhiễm khuẩn thì bác sĩ thú y sẽ phải lựa chọn một trong hai cách sau:
- Liệu pháp đơn - dược (chỉ dùng một thuốc kháng sinh)
- Liệu pháp phối hợp thuốc kháng sinh
Trong một số trường hợp chúng ta phải tiến hành phối hợp thuốc vì lý do sau đây:
1 Do mầm bệnh:
Do gia súc nhiễm cùng một lúc hai hay nhiều loại vi khuẩn khác nhau hoặc nhiễm khuẩn nặng chưa rõ nguyên nhân
Do gia súc nhiễm những chủng vi khuẩn đã được biết rõ và để điều trị chúng tốt nhất
và hiệu quả là phải phối hợp thuốc kháng sinh điều trị cả vi khuẩn gram(+), gram(-), cả
vi khuẩn ưa khí, kỵ khí
VD: Nhiễm lao do vi khuẩn: Mycobacteriaceae tuberculosis Đây là chủng vi khuẩn có nhiều chủng biến dị kháng thuốc do đó người ta phải phối hợp 3 hoặc 4 loại thuốc kháng sinh Và hay sử dụng thuốc sau: Isoniazid, Streptomycin, Rìfampicin,
Ethambutol, Pyrazinamid
Hay Brucella, nên phối hợp thuốc sẽ cho hiệu quả điều trị cao thường phối hợp thuốc: Tetracyclin + Streptomycin, Doxycyclin + Streptomycin, Doxycyclin + Rifampicin…
2 Do vị trí nhiễm khuẩn:
Vị trí nhiễm khuẩn cũng có thể đòi hỏi phải sử dụng đòi hỏi phải sử dụng phối hợp các thuốc kháng sinh Vì cần phải có một tác dụng trên phổ rộng, nhất thiết phải có tác dụng đồng vận diệt khuẩn ở một vị trí nhiễm khuẩn đặc biệt
3 Do cơ địa bệnh súc:
Mỗi một bệnh súc khác nhau sẽ có một cơ địa khác nhau, nên nó sẽ mẫn cảm với một loại thuốc khác nhau Do vậy khi phối hợp thuốc kháng sinh nó sẽ hạn chế được tác dụng có hại của thuốc với bệnh súc
VD: Amoxillin là kháng sinh thuộc nhóm β- lactam Khi nào cơ thể nó sẽ bị phân huỷ bởi β- lactam tạo chất trung gian gây dị ứng Để hạn chế người ta phối hợp thuốc với chất ức chế β- lactam: Amoxillin + axit Clavulanic trong chế phẩm Augmentin.Hoặc ampicillin phối hợp với Sulbactam trong chế phẩm Unaxin
4 Nhằm làm phòng ngừa xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc:
Đối với những đề kháng do đột biến thì phối hợp kháng sinh sẽ xuất hiện một đột biến kép
VD; Xác suất xuất hiện đột biến kháng Strpetomycin và Rifampicin là 10-9-10-10 = 10-16 Đây chính là lý do phải phối hợp kháng sinh để chữa lao
Trang 2Ngoài ra còn phải áp dụng cho một số bệnh phải điều trị kéo dài như viêm màng trong tim và viêm tuỷ xương
5 Phối hợp kháng sinh để sử dụng tác dụng hiệp đồng làm tăng hoạt tính kháng sinh trong một số nhiễm khuẩn đặc biệt
VD: - Trong viêm nội tâm mạc: Penicillin + Streptomycin
- Phối hợp Sulfamid + Trimethoprim để điệu trị bệnh thương hàn do Salmonella typhy
- Phối hợp kháng sinh - lactam với chất ức chế lactamnase
6 Do bản chất thuốc được sử dụng:
Có 4 thuốc kháng sinh cần phải được sử dụng phối hợp thường xuyên hoặc trong một số hoàn cảnh lâm sàng nhất định, đó là thuốc Forfomycin, axit Fusidic, Rifampiain
và những Fluroquinolon Những thuốc này nếu sử dụng đơn độc thì sẽ xuất hiện biến dị kháng thuốc của vi khuẩn
II: Kết quả của phối hợp kháng sinh:
Mỗi kháng sinh đều có ít nhất nhiều tác dụng không mong muốn, khi phối hợp thì những tác dụng phụ này sẽ cộng gộp hoặc tăng lên, phối hợp kháng sinh có thể dẫn đến đối kháng, hiệp đồng cộng hoặc hiệp đồng tăng mức
1 Tác dụng đối kháng:
Dùng Tetracycline cùng Penixilin cùng một lúc có thể dẫn đến tác dụng đối kháng
Vì Penixilin tác động lên các tế bào vi khuẩn đang nhân lên, trong khi Tetracycline lại
ức chế sự phát triển của những tế bào này
+ Phối hợp các kháng sinh tác động vào cùng một đích cũng có tác dụng đối kháng vì chúng đẩy nhau ra khỏi đích
VD: Erythromycin với Lincomycin( hoặc Clindamycin) và Chloramphenicol
+ Trộn lẫn Gentamycin với Penicillin trong cùng một dung dịch truyền tĩnh mạch thì hiệu quả điều trị giảm vì Gentamycin bị mất hoạt tính bởi Penicillin do tương kị thuốc
2 Tác dụng hiệp đồng:
+ Ức chế những khâu khác nhau trongcùng một chu trình chuyển hoá của vi khuẩn VD: Sulfamethoxazole và Trimethoprim( Co- trimoxazole) tác động ức chế vào hai chặng khác nhau trong quá trình tạo axit Tetrahydrofolic cần cho vi khuẩn sinh sản Tương tự, ta phối hợp Sulfadoxine với Pyrimethamine để tạo nên Fansidar có hoạt tính chống kí sinh trùng sốt rét
+ Phối hợp một thuốc ức chế β- lactamase giúp β-lactame không bị phân huỷ và phát huy tác dụng mạnh :
VD: Amoxillin + Acid Clavulanic (trong thuốc Augmentin) Ampicillin + Sulbactam (Unasyn)
Acid Clamlanic và Sulbactam đơn độc rất ít có tác dụng của một kháng sinh, nhưng lại
ức chế được β- lactamase do plasmid của tụ cầu khuẩn và nhiều trực khuẩn đường ruột sinh ra
Trang 3+Phối hợp các kháng sinh cùng ức chế sự tổng hợp vi khuẩn Do mỗi kháng sinh tác dụng vào một khâu nhất định trong quá trình sinh tổng hợp vách và mỗi loại thuốc lại gắn vào một protein gắn penicillin nhất định, nên dung chung sẽ cho tác dụng hiệp đồng
VD: Ampixillin + Chloxacillin, Ampicillin + Oxacillin, Ampicillin + Ticarcillin,
Ampicillin + Mecillinam
+Phối hợp một kháng sinh tác dụng vào vách để tạo điều kiện dễ dàng cho
Aminoglucoside xâm nhập vào tế bào
VD: Penicillin + Streptomycin chống Streptococus spp
Penicillin +Gentamycin chống Staphylococus spp nhạy cảm với Penicillin …
III- Các chỉ dẫn chung cho phối hợp kháng sinh
Có nhiều cơ sở khoa học để xem xét, phối hợp các thuốc kháng sinh, tuỳ tính chất lý, hoá, dược động học, loại gia súc, loại vi khuẩn gây bệnh…Tuy nhiên ta có thể dựa trên một số cơ sở sau đây:
a Dựa trên cơ sở chắc chắn của cơ chế tác dụng:
Sự diệt khuẩn:
+ Nguyên nhân là do thoát các chất dinh dưỡng ra khỏi màng tế bào vi khuẩn, trong
đó vi khuẩn lại đang cần nhân lên với tốc độ nhanh để gây bệnh
+ Do thay đổi tính thấm của màng tế bào hay thay đổi quá trình đồng hoá
+ Các thuốc có tác dụng diệt khuẩn: Penicillin G và V, Bacitracinvancomycin, Ampicillin Hetacillin, Gentamycin, Cephalosporin beta-lactam,aminoglucoside
Kìm khuẩn:
+ Do ức chế sinh tổng hợp protein, acid nucleic và chuyển hoá nội bào của vi
khuẩn, làm giảm tốc độ phát triển của vi khuẩn
+ Do vi khuẩn bị mất cơ chế tự bảo vệ
+ Gồm các thuốc: Tetracyclin, chloramphenicol, Lincomycin, Tylosin, Erthomycin, Norobiocin, Sulfonamid…
b Sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc hay tuân theo các chỉ định khi phối hợp kháng sinh:
+ Nếu phối hợp đúng sẽ đạt được lợi ích lớn trong điều trị, phối hợp thuốc phải dựa trên cơ sở của việc xếp loại kháng sinh đã đạt được giới thiệu
+ Các thuốc ức chế và tiêu diệt có thể có tác dụng đối kháng, tác dụng cộng hay tác dụng độc lập
+ Đối kháng không phải nguyên nhân giữa các thành viên khi phối hợp mà do chúng tác dụng độc lập nhau nên vi khuẩn
+ Phối hợp kháng sinh ức chế chưa bao giờ có tác dụng hiệp đồng, nhưng có thể có tác dụng hay độc lập
+ Phối hợp các kháng sinh diệt khuẩn có thể có tác dụng hiệp đồng, cộng và độc lập
Trang 4+ Phối hợp điều trị chỉ sử dụng theo chỉ định: Nhiễm trùng hỗn hợp, vi khuẩn hoàn toàn kháng thuốc hay đề phòng sự xuất hiện của các chủng VK khang thuốc Hoặc bệnh nặng không thể chẩn đoán VSV được hoặc không chờ kết quả xét nghiệm được
+ Khi phối hợp kháng sinh cần dùng đủ liều lượng và nên chọn kháng sinh có tính chất dược độc học gần nhau
2 Các phối hợp kháng sinh đã có kết quả trị bệnh tốt:
* Phân nhóm Penicilli: Phối hợp với nhau:
- Ampicillin với một trong các thuốc: cloxamllin, oxacillin Ticarcillin, mecillinam
- Phối hợp Cloxacllin với acid fusidic
* Nhóm penicillin với chát ức chế β- lactamse
- Amoxillin + clovulanic (Augmentin)
- Ampixillin + sulbactam (Unnasym)
* Nhóm penicillin với metronidazol
- Phối hợp một trong các thuốc sau: penicillin, ampicillin Mezlocillin, và azolocillin với metronidazol
* Nhóm penicillin với aminoglucoid
- Phối hợp với một trong số các kháng sinh thuộc nhóm aminoglucozidvới một trong những thuốc sau: penicillin, amycillin, ticarcillin, mezlocillin
* Nhóm penicillin + aminoglucozid + metronodazol
- Azlocillin + aminoglucozid + metronodazol
- Mezlocillin + aminoglucozid + metronodazol
- Piperacillin + aminoglucozid + metronodazol
* Phân nhóm Cephalosporim với penicillin:
- Cephalosporim + Azlocillin
- Cephalosporim + Mezlocillin
- Cephalosporim + Piperacillin
* Phân nhóm Cephalosporim + nhóm penicillin + Metronodazol
- Cephalosporim + Azlocillin + Metronodazol
- Cephalosporim + Mezlocillin + Metronodazol
- Cephalosporim + Piperacillin + Metronodazol
* Cephalosporim + nhóm penicillin + Clindamycin
- Cephalosporim + Azlocillin + Clindamycin
- Cephalosporim + Mezlocillin + Clindamycin
- Cephalosporim + Piperacillin + Clindamycin
* Các phối hợp khác:
- Aminoglucoid + Metronodazol
- Aminoglucoid + Clindamycin ( hoặc Lincomycin)
- Rifapicin + Trimethopin
- Sulfmid + Trimethopin
3 Ứng dụng cụ thể:
Trang 53.1- Khi bị nhiễm khuẩn nặng do Pneumonia auruginosa nên sử dụng phối hợp
azlocillin (hay piperacillin) + aminoglucozid
- Nhiễm khuẩn nặng do tụ cấu có thẻ phối hợp: oxacir + acid sulfudic hoặc
Cephalosporim (thế hệ I, II) với aminoglucozid hoặc Aminoglucoid + Clindamycin (hoặc Lincomycin)
- Khi bị nhiễm khuẩn ký sinh ở ổ bụng hay viêm phúc mạc nên phối hợp:
Cephalosporim + Penicillin + Metronodazol
- Khi bị nhiễm vùng đầu và đường hô hấp di VK kỵ khí dùng phối hợp các KS thuộc nhóm: Aminoglucoid + Clindamycin (hoặc Lincomycin)đều có tác dụng tốt với tụ cầu Khi bị nhiễm do Legionella dùng công thức:
Erythromycin + Azlocillin + Cephalosporim
+ Phối hợp penicillin + Streptomycin đây là phối hợp hiệp đồng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị
+ Phối hợp Tylosin và oxytetracyclin Hỗn hợp có tác dụng cả trong ống nghiệm và tên cở thể sống để chống lại vi khuẩn pasteurella mutocida
+ Phối hợp gentamycin với semi – synthetic penicillin (các penicillin bán tổng hợp)
có tác dụng cộng hưởng chống VK G(+)
Chương V : TAI BIẾN TRONG ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC KHÁNG
SINH GÂY RA
I Nguyên nhân gây tai biến:
Trong lâm sàng thú y, nếu ta điều trị thuốc kháng sinh không đúng cách, không đúng liệu trình thì sẽ gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn, làm ảnh hưởng xấu đến gia súc, có khi còn làm nguy hiểm đến tính mạng Những tai biến xuất hiện có thể do các nguyên nhân sau:
1.Có thể do dùng sai liều, sai liệu trình:
+ Nguyên nhân chính thường do giảm liều hay do nhắc lại liều dùng khi sự chuyển hóa sinh học của thuốc hoặc sự đào thải của thuốc bị giảm đi ở động vật già, ấu súc Hoặc do sự tương tác thuốc khi dùng liều điều trị đồng thời
Ví dụ như: Các thuốc thuộc nhóm Aminoglycoside kết hợp với Vancomycin sẽ làm tăng độc tính với thận và thính giác
+ Đường đưa thuốc không thích hợp, sai chu kỳ dùng thuốc
Trang 6Ví dụ như: Penicillin G có bản chất là đường, nếu tiêm tĩnh mạch thì không sao, nếu cho uống thì sẽ làm mất tác dụng do men tiêu hóa đường phân huỷ
Ampicillin kết hợp với vitamin C tiêm bắp sẽ gây hoại tử → Không nên tiêm bắp và phối hợp với vitamin C
+ Gia súc phải làm việc quá sức, không được nghỉ ngơi
+ Động vật ốm bị hội chứng thiểu niệu, đặc biệt những con khi sử dụng các Sulphamid và Aminoglycoside trong điều trị sẽ càng làm suy thận thêm
2 Phối hợp thuốc kháng sinh không hợp lý làm tăng độc tính của thuốc lên, nên
xuất hiện tai biến Điều này có thể do dùng quá liều, hoặc do phối hợp các nhóm thuốc sai nguyên tắc
3 Do sự tương tác thuốc khi kết hợp với các thuốc trị triệu chứng:
Các kháng sinh ức chế hoạt động ở hệ thần kinh – cơ được sử dụng đồng thời với các thuốc làm giảm trương lực cơ như: thuốc mê, curare, strychnin, cholin, M-99 sẽ làm rối loạn hệ hô hấp hay liệt cơ
Các kháng sinh gây độc cho thận lại phối hợp đồng thời với các thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng khả năng gây độc của thuốc kháng sinh
Hàm lượng thuốc tự do trong máu tăng lên có thể do:
- Do có sự cạnh tranh protein vận chuyển thuốc tới các tổ chức Điều này sẽ làm tăng tiềm năng độc
Ví dụ: khi sử dụng Penicillin cùng với Phenyl butazon hay aspirin thì 2 thuốc trên sẽ làm tăng độc lực của penicillin Aspirin cũng làm tăng độc lực của Sulphamid, Sulphamid lại làm tăng độc lực của methotrexat…
-Do có sự cạnh tranh khả năng đào thải của thuốc trong thận Điều này dẫn đến 1 thuốc sẽ bị đào thải chậm Các sulphamid làm chậm khả năng đào thải Methotrexat, Phenylbutazon làm chậm khả năng đào thải của Penicillin, Cephalosporin
4 Tình trạng bệnh lý:
Trang 7Sự hoạt động của tim, tuần hoàn, thận, gan hay cơ thể bị suy nhược cũng ảnh hưởng lớn đến sự đào thải của thuốc Do đó, lượng thuốc không được đào thải ra ngoài sẽ tăng lên trong máu gây độc cho cơ thể
5 Do cá tính của loài:
Procain, Penicillin G độc đối với vẹt đuôi dài, rùa, rắn và chuột lang Mèo rất mẫn cảm với các kháng sinh có tiềm năng gây độc của thận: Nhóm Aminoglycoside nhất là Streptomycin Ngựa mẫn cảm với Lincomycin, Tylosin, Tetracyclin, Levamisol Chó chăn cừu lại rất mẫn cảm với Ivemectin
II Độc tính và các biểu hiện độc của thuốc:
Khi dùng kháng sinh, ta vẫn tuân theo đúng các chỉ định điều trị về: liều, khoảng cách liều, liệu trình, đường đưa thuốc… Nhưng tác dụng phụ của thuốc vẫn xảy ra Các tác hại này của kháng sinh thường không nằm trong dự kiến như: đặc ứng, dị ứng, và phản ứng miễn dịch Ngược lại, khi đã thực hiện đúng chỉ định điều trị mà tác dụng có hại vẫn xảy ra, điều này có thể do đặc tính của thuốc
1 Độc tính của một số loại kháng sinh:
● Streptomycin và các thuốc nhóm Aminoglycoside:
· Gây ra rối loạn ốc tiền đình (mất điều hoà), rối loạn ốc tai (ù tai, mất thính lực), rối loạn thần kinh (thần kinh mặt, thần kinh chi phối tai, các chi) ở súc vật non, sơ sinh, đặc biệt là chó Hậu quả là chúng có thể bị điếc, đi khập khễnh, bại liệt Streptomycin rất độc với gia cầm, nếu cho quá liều rất dễ bị chết
· Độc với thận: gây viêm thận, suy thận
● Các chất có trọng lượng phân tử cao như Tetracyclin:
· Dùng nhiều ngày gây độc với thận nhất là chó và gia súc non, sẽ bị phù, viêm thận Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, đi lỏng
· Hỏng răng ở trẻ em do liên kết với Ca++
Trang 8· Ngoài ra còn làm còi xương Không dùng Tetracyclin cho động vật nhai lại uống
→ Làm rối loạn hệ vi sinh vật dạ cỏ
· Rối loạn tiền đình, mất thăng bằng
● Chloramphenicol: gây suy tủy, quái thai, biến dị nhất là ở vật non
● Các kháng sinh đa peptit gây: Suy thận, đái ít, mất điều hoà, giảm trương lực cơ, suy hô hấp, liệt hô hấp do ức chế thần kinh – cơ
● Các dẫn xuất Nitrofuran: Viêm nhiều dây thần kinh sau khi dùng thuốc nhiều ngày, gây viêm thận, suy thận.Như vậy các thuốc kháng sinh khác nhau độc tính sẽ khác nhau Nên khi điều trị tác dụng có hại hay gặp các dạng khác nhau:
1 Bệnh ở đường tiêu hoá:
- Với loài ăn tạp: lợn, chó, mèo… khi bị ỉa chảy uống kháng sinh sẽ giảm sự tổng hợp vitamin K và các vitamin nhóm B do nếu dùng kéo dài do kháng sinh đã diệt các
vi sinh vật có lợi ở đường tiêu hoá, dẫn đến chướng hơi, khó tiêu, nhất là súc vật nhai lại
- Với ấu súc: uống nhiều Ampicillin, Tetracyclin, Lincomycin… sẽ gây buồn nôn, viêm thực quản Nguy hiểm nhất khi bị tiêu chảy dùng nhiều kháng sinh hay viêm ruột non, kết tràng do thuốc đã làm thay đổi nhanh khu hệ vi sinh vật đường ruột, gây loạn khuẩn
2 Gây nhiễm trùng máu cấp tính:
Những kháng sinh sử dụng điều trị được thải ra ngoài dưới dạng còn hiệu lực, chúng
sẽ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn mẫn cảm trong xoang bụng Điều này cũng cho phép các vi khuẩn kháng thuốc có cơ hội phát triển
Trang 9Những chủng này bình thường không gây bệnh, nhưng chúng được giữ lại trong xoang bụng với hằng số nhất định Bình thường giữa các chủng không có sự cạnh tranh, luôn giữ một hằng số Khi có điều kiện, vi khuẩn kháng thuốc có cơ hội phát triển rất nhanh, khi đó chúng xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng độc tố
Những kháng sinh có hoạt phổ hẹp có tác dụng với vi khuẩn G(+), khi sử dụng sẽ tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho các vi khuẩn G(-)
Sự đề kháng phi đặc hiệu của cơ thể động vật đặc biệt quan trọng, nhất là trên ngựa Bình thường trong ruột già của ngựa có chứa rất nhiều vi sinh vật có lợi phân giải xenlluloza cân bằng và kìm hãm các vi sinh vật có hại Nhưng khi dùng nhiều kháng sinh, nhất là kháng sinh có chu kỳ gan - mật, nó sẽ vào ruột, tiêu diệt các vi sinh vật có lợi, làm loạn khuẩn, tạo cơ hội cho salmonella và E.coli phát triển, tăng khả năng kháng thuốc Do vậy, ta phải thận trọng khi dùng c ác kháng sinh thải trừ nguyên vẹn hay các kháng sinh có chu kỳ gan - mật như Tetracyclin, Tylosin, Lincomycin,
Erythromycin…
Gây ra các triệu chứng khác về máu:
-Gây thiếu máu khi dùng Penicillin liều cao
-Thiếu máu hồng cầu to do dùng Sulphamid kéo dài
-Gây thiếu máu do làm dung huyết như: các Sulphamid, axit Nalidicic, Nitro– furantoin
-Giảm tiểu cầu như các thuốc thuộc nhóm β– lactam, Tetracyclin,Chloramphenicol, Lincomycin, Tobrammycin
-Giảm bạch cầu như các thuốc thuộc nhóm β – lactam khi tiêm tĩnh mạch liều cao, Tetracyclin, Lincomycin, đặc biệt là các Sulphamid, axit nalidicic, Nitrofurantonin, Metrona có thể gây mất bạch cầu có hạt Các thuốc gây suy tuỷ: Chloramphenicol, Sulphamid
3 Dị ứng – shock phản vệ:
Trang 10Những thuốc kháng sinh hay chính sản phẩm chuyển hoá của chúng có thể gây dị ứng, chúng được coi là bán kháng nguyên hay “hapten” Vào cơ thể, hapten có khả năng gắn với một protein nội sinh theo cách cộng hoá trị và tạo thành phức hợp kháng nguyên
Những thuốc mang nhóm NH2 ở vị trí para như Benzocain, Procain, Sulphonamid, Sulphonylurea…là những thuốc dễ gây mẫn cảm vì nhóm NH2 dễ bị oxy hoá và sản phẩm oxy hoá đó sẽ dễ gắn với nhóm – SH của protein nội sinh để thành kháng
nguyên Phản ứng miễn dịch dị ứng được chia thành 4 typ dựa trên cơ sở của cơ chế miễn dịch:
- Typ I: Hay phản ứng miễn dịch (anaphylactic reactions) do sự kết hợp của kháng
nguyên và kháng thể IgE, gắn thêm bạch cầu ưa base tuần hoàn hoặc các dưỡng bào Phản ứng làm giải phóng nhiều chất hoá học trung gian như: histamin, leucotrien, prostaglandin gây giãn mạch, phù và viêm Các cơ quan đích của phản ứng này là đường tiêu hoá ( buồn nôn, đau bụng), da (mày đay, viêm da dị ứng), đường hô hấp (viêm mũi, hen) và hệ tim mạch ( shock phản vệ)
Các phản ứng này thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc Các thuốc dễ gây phản ứng typ I là: thuốc tê Procain, Lidocain, kháng sinh β - lactam, Aminoglycoside, γ- globulin, cocain, vitamin B1 tiêm tĩnh mạch
Penicillin gây dị ứng cũng theo typ này Cơ chế dị ứng là:
β- lactamase + Protein đặc hiệu
Penicillin Axit peniciloic (penicilenoic) Kháng pH
+ IgE Histamin