Xây dựng công tác xúc tiến bán hàng cho xí nghiệp chế biến và kinh doanh than nha trang

71 282 0
Xây dựng công tác xúc tiến bán hàng cho xí nghiệp chế biến và kinh doanh than nha trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU 1 .Sự cần thiết của đề tài : Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế nước ta đổi mới từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong những năm gần đây, với những chính sách đổi mới, nhà nước đã đem lại cho đất nước ta những chuyển biến khá sâu sắc, tạo điều ki ện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, kinh doanh có hiệu quả hơn. Một doanh nghiệp muốn tồn tại, có uy tín trên thị trường thì phải nỗ lực trong sản xuất và tiêu thụ để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, điều đó sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện tích lũy để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, đóng góp vào ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống và tinh thần cho người lao động. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp phải luôn tìm cách mở rộng thị trường, thu hút khách hàng nhằm tiêu thụ được thật nhiều sản phẩm. Xúc tiến bán hàng là chìa khóa quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán sản phẩm thông qua việc chuyển giao những thông điệp cần thiết về sản phẩm, về doanh nghiệp, về phương thức phụ c vụ, về những lợi ích và khách hàng có được khi mua sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như những thông tin cần thiết từ phía khách hàng, qua đó doanh nghiệp tìm ra cách thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian thực tập tại Xí Nghiệp Chế Biến Và Kinh Doanh Than Nha Trang, em đã nghiên cứu đề tài về một số biện pháp nhằm xây dựng công tác xúc tiến bán hàng. Qua đó, em càng củng cố thêm về lý luận đã học và nh ận thấy được tầm quan trọng của công tác xúc tiến bán hàng và sự cần thiết phải xây dựng công tác xúc tiến bán hàng. Nó có ý nghĩa thiết thực đối với sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp. Cũng chính vì vậy, em đã quyết định tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực này với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của xí nghiệp. 2 2 .Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Xây dựng công tác xúc tiến bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng cho xí nghiệp Chế Biến Và Kinh Doanh Than Nha Trang. Mục tiêu cụ thể: _ Mở rộng thị trường tiêu thụ. _ Thu hút thêm nhiều khách hàng. _ Tiêu thụ được nhiều sản phẩm của xí nghiệp. 3 .Nội dung nghiên cứu: Đề tài này gồm ba chương: _ Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động xúc tiến bán hàng. _ Ch ương 2: Thực trạng tình hình tiêu thụ tại xí nghiệp Chế Biến Và Kinh Doanh Than Nha Trang. _ Chương 3: Một số giải pháp nhằm xây dựng công tác xúc tiến bán hàng của xí nghiệp Chế Biến Và Kinh Doanh Than Nha Trang. 4 .Phạm vi nghiên cứu: Không gian: nghiên cứu hoạt động bán hàng tại xí nghiệp Chế Biến Và Kinh Doanh Than Nha Trang. Thời gian: từ 31-07-2007 đến 12-11-2007. 5 .Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này em đã sử dụng : phương pháp quan sát, tìm hiểu thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, phân tích s ố liệu. Mặc dù đã cố gắng nhưng do trình độ kiến thức và sự hiểu biết thực tế còn rất hạn chế cũng như thời gian thực tập có hạn nên đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các cô chú để em có thể nhận thức một cách đầy đủ và chính xác nhất về v ấn đề nghiên cứu giúp đề tài của em được hoàn thiện hơn. Nha Trang, ngày 10 tháng 12 năm 2007 Sinh viên Đậu Công Nguyên 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN BÁN HÀNG 1.1. Những vấn đề chung : 1.1.1. Khái niệm : Xúc tiến được hiểu là hoạt động nhằm thúc đẩy "một cái gì đó" trong cuộc sống. Theo Philip Kotler thì : Xúc tiến là hoạt động thông tin Marketing tới khách hàng tiềm năng. Trong kinh doanh thông tin marketing là trao truyền, đưa đến, chuyển giao những thông điệp cần thiết về sản phẩm, về doanh nghiệp, về phương thức phục vụ, về những lợi ích mà khách hàng có được khi mua sản phẩ m của doanh nghiệp, cũng như thông tin cần thiết từ phía khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp tìm ra cách thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Theo luật thương mại, xúc tiến bán hàng là các hoạt động nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp. 1.1.2. Tác động của xúc tiến bán hàng :  Đối với nền kinh tế - xã hội : _ Tạo điều kiện cho một số ngành khác cùng phát triển. _ Góp phần làm cho t ổng lượng hàng hóa bán lẻ trên thị trường tăng lên. _ Thúc đẩy khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp. _ Góp phần thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.  Đối với doanh nghiệp: _ Kích thích hiệu quả của lực lượng bán hàng. _ Doanh nghiệp có cơ hội phát triển mối quan hệ với các bạn hàng. _ Doanh nghiệp có thêm thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ c ạnh tranh, có điều kiện để nhanh chóng phát triển và hội nhập vào kinh tế khu vực. 4 _ Giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. _ Gây dựng một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. _ Làm cho hoạt động bán hàng trở nên dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng vào kênh phân phối hợp lý. _ Nhà kinh doanh sẽ thay đổi cơ cấu tiêu dùng, hướng dẫn thị hiếu của khách hàng.  Đối v ới người tiêu dùng: _ Hướng người tiêu dùng vào mua sắm hàng hóa thích hợp với nhu cầu của họ. _ Giúp họ tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho gia đình và bản thân. _ Giúp họ chọn lựa mua sắm được hàng hóa phù hợp với chi phí hợp lý. _ Góp phần quan trọng trong việc hướng dẫn nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu. _ Góp phần bảo vệ quyền l ợi của người tiêu dùng. 1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến xúc tiến bán hàng hiện nay : _ Quy mô và khối lượng hàng hóa được lưu chuyển trong nền kinh tế. _ Sự gia tăng danh mục các mặt hàng kinh doanh vào thị trường. _ Sự phát triển khoa học, công nghệ truyền thống. _ Sự gia tăng của các chủ thể tham gia vào thị trường làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt. _ Sự tác động của chính sách mở c ửa nền kinh tế của các quốc gia và vấn đề toàn cầu hóa. _ Khả năng tài chính mà các doanh nghệp dành cho hoạt động xúc tiến bán hàng. _ Nhân tố con người và trình độ tổ chức công ty lữ hành bán hàng. 5 1.2. Nội dung của xúc tiến bán hàng: 1.2.1. Quảng cáo bán hàng : 1.2.1.1. Khái niệm: Quảng cáo bán hàng là hoạt động sáng tạo nhằm đạt mục tiêu truyền bá thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà sản xuất cho các thành phần trung gian trong kênh phân phối hoặc cho người tiêu dùng cuối cùng bằng những phương tiện truyền thông trong một không gian và thời gian xác định để thu hút sự chú ý, thuyết phục khách hàng lợi ích, sự hấp dẫn củ a sản phẩm nhằm thay đổi thái độ, củng cố lòng tin của người tiêu thụ. Quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại. Đặc điểm : _ Không có sự hiện diện trực tiếp của sản phẩm. _ Thông tin phân phối một chiều từ người quảng cáo đến mọi ngườ i tiêu dùng. _ Phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo. 6 1.2.1.2. Yêu cầu: _ Chất lượng thông tin phải cao, rõ ràng, tập trung để tạo sự chú ý ngay. _ Hợp lý: Mỗi tin quảng cáo có thể được đưa bằng một hay hai phương tiện quảng cáo, bảo đảm thông tin quảng cáo đến với khách hàng cần tin quảng cáo một cách hợp lý nhất. _ Bảo đảm tính pháp lý. _ Chủ thể quảng cáo: Chịu trách nhiệm về hình thức quảng cáo. _ Người đưa tin qu ảng cáo: Cần xem xét tính xác thực của tin quảng cáo, đặc biệt là ngôn ngữ quảng cáo, chịu trách nhiệm một phần về tin tức quảng cáo nếu sai sự thật. _ Bảo đảm tính nghệ thuật: Một quảng cáo xuất sắc không những có tính thực tế mà còn có giá trị thưởng thức nghệ thuật, nó có thể dẫn tới những liên tưởng phong phú trong cuộc sống của con người, giúp họ hưởng thụ cái đẹ p, niềm vui… _ Đồng bộ và đa dạng: Quảng cáo được tiến hành thống nhất từ sản xuất đến lưu thông, từ bao bì sản phẩm đến các phương tiện quảng cáo. Hình ảnh không quá lộn xộn, câu chữ không quá dài dòng mà phải đơn giản, dễ thấy, nổi bật, hình tượng sinh động, dễ hiểu. Quảng cáo phải liên tục đổi mới, sáng tạo, mới tạo hiệu quả truyền mạnh, tránh bị lãng quên. _ Phù hợp với kinh phí dành cho quảng cáo: Kinh phí cho quảng cáo là có hạn nên sử dụng kinh phí quảng cáo tiết kiệm nhất bằng việc sử dụng hình thức Marketing trong quảng cáo. _ Tính chân thực : Quảng cáo phải nói đúng sự thật, chân thực về những ưu điểm của sản phẩm. Quảng cáo không được giăng bẫy, nội dung phải rõ ràng, không gây hiểu lầm hay lừa bịp khách hàng. Tính chân thự c phải có phương pháp, thông qua các cách thức như sản phẩm được giám định bởi một cơ quan có uy tín và thẩm quyền hay trên cơ sở một thí nghiệm khoa học thành công hoặc một sự khuyếch trương mang tính nghệ thuật sẽ có thể giúp cho người xem nảy sinh cảm giác chân thực một cách mạnh mẽ hơn. 7 1.2.1.3. Chức năng của quảng cáo: _ Là một phương tiện hướng dẫn người tiêu dùng: đặc biệt đối với sản phẩm mới, rất khó có thể có được ý muốn mua hàng khi mà người ta còn chưa hiểu được về công dụng, tính năng và cách dùng nó. Thông qua việc quảng cáo để giới thiệu cho khách hàng hiểu được sản phẩm giúp cho sản phẩm con đường tiêu thụ. _ Quảng cáo là một biện pháp kích thích nhu cầu: M ột quảng cáo tốt có thể kích thích nhu cầu của người mua, khiến họ nảy sinh ra những sở thích mới nào đó, khơi gợi ý thức mua hàng của họ, chuyển nhu cầu tiềm ẩn thành hành động mua hàng. _ Thông tin: Giúp đối tượng nhận tin nhận biết được những nội dung mà chủ thể cần quảng cáo đưa đến. Do đó, đòi hỏi khi quảng cáo đảm bảo được thông tin ngắn, đầy đủ, dễ gây ấn tượng, không nên suy nghĩ rằng một sản phẩm đã bán chạy trên thị trường thì không quảng cáo nữa. _ Tạo sự chú ý: quảng cáo lôi cuốn khách hàng đến với doanh nghiệp, vì vậy quảng cáo cần thông qua các hình thức thể hiện sao cho thu hút được sự chú ý của khách hàng. 1.2.1.4. Nội dung và tác dụng của quảng cáo: 1.2.1.4.1. Nội dung: _ Giới thiệu tên đặc điểm và hàng hóa. _ Giới thiệu các chỉ tiêu kinh t ế kỹ thuật. _ Giới thiệu công dụng lợi ích của sản phẩm, khả năng thay đổi và mức độ thỏa mãn về sản phẩm. _ Giới thiệu thế lực và biểu tượng của doanh nghiệp. _ Giới thiệu các điều kiện phương thức thanh toán, địa điểm mua bán, các dịch vụ… 1.2.1.4.2. Tác dụng của quảng cáo: _ Thông tin đến v ới khách hàng để tranh thủ nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp. 8 _ Giúp cho khách hàng tự do lựa chọn sản phẩm hàng hóa. _ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán hàng nhanh và nhiều. _ Quảng cáo để thương hiệu tiếp cận, nhắc nhở và khắc sâu thương hiệu vào tâm trí người tiêu dùng. _ Giúp doanh nghiệp cải tiến và lựa chọn sản phẩm. 1.2.1.5. Các phương tiện quảng cáo:  Báo: _ Ưu điểm: Phạm vi và số lượng độc giả lớn, tính chất đúng lúc, hạn kết thúc ngắn, chi phí thấp. _ Nhược điểm: đời sống ngắn, chi phí cho phạm vi bao phủ cao, việc in màu không trung thực, sự tắc nghẽn của mẫu quảng cáo cạnh tranh.  Tạp chí: _ Ưu điểm: Đối tượng chọn lọc, quảng cáo chất lượng cao, tuổi thọ cao, nhiều người đọc. _ Nhược điểm: k ỳ hết hạn đăng ký sớm, sự tắc nghẽn của các thông tin cạnh tranh, phân phối thông điệp một chiều, chi phí phần ngàn cao.  Truyền hình: _ Ưu điểm: Phạm vi rộng, tính động, phạm vi vị chọn lọc, chi phí phần ngàn thấp. _ Nhược điểm: Chi phí tuyệt đối lớn, thiếu những phân khúc rõ ràng, tuổi thọ ngắn hạn chế về thời gian phát quảng cáo.  Truyền thanh: _ Ưu điểm : Phạm vi và đối tượng chọn lọc, đối tượng không ở trong nhà, chi phí quảng cáo thấp. _ Nhược điểm: Chỉ truyền tải được âm thanh, phạm vi truyền thanh bị địa phương hóa cao, mức độ chú ý thấp.  Quảng cáo ngoài trời: _ Ưu điểm: Phạm vi địa lý chọn lọc, đối tượng không ở trong nhà, tác dụng lặ p lại, chi phí thấp, tác động về thị giác. 9 _ Nhược điểm: Hiệu quả thị giác đơn giản, mức độ chú ý thấp, bối cảnh lộn xộn. 1.2.1.6. Phương thức quảng cáo: Phương thức quảng cáo hiệu quả phụ thuộc vào các mục tiêu truyền thông, đặc điểm của sản phẩm, khách hàng mục tiêu, kênh phân phối và những yếu tố Marketing khác, khi tung một sản phẩm mới ra thị trường người quảng cáo phả i lựa chọn giữa các loại quảng cáo sau: _ Quảng cáo liên tục : là đảm bảo lịch trình quảng cáo đều đặn trong suốt thời gian nhất định. Chi phí cho kiểu quảng cáo này thường cao và không nên áp dụng cho những sản phẩm mua sắm theo thời vụ, mà chỉ áp dụng trong trường hợp cần mở rộng thị trường và những sản phẩm mua thường xuyên. _ Quảng cáo tập trung : đòi hỏi phải chi toàn b ộ kinh phí quảng cáo trong một thời kỳ và chỉ phù hợp với những sản phẩm mua theo thời vụ. _ Quảng cáo lướt qua : là kiểu quảng cáo chỉ phát trong một thời gian nào đó, tiếp đến là ngừng quảng cáo và lại tiếp tục vào thời gian tiếp theo. Kiểu này được sử dụng trong trường hợp kinh phí quảng cáo có hạn. _ Quảng cáo từng đợt : là kiểu quảng cáo liên tục với cường độ th ấp nhưng được củng cố bằng những đợt có cường độ cao. Quảng cáo từng đợt khai thác được điểm mạnh của quảng cáo liên tục và quảng cáo lướt qua để tạo ra một sự dung hòa trong lịch trình quảng cáo. Những người ủng hộ quảng cáo từng đợt cho rằng công chúng sẽ hiểu được thông điệp thấu đáo hơn mà vẫn tiết kiệm được chi phí. 1.2.1.7. Chu trình và phương th ức tiến hành quảng cáo: 1.2.1.7.1. Chu trình quảng cáo: 1.2.1.7.1.1. Chuẩn bị quảng cáo:  Phân tích thị trường: _ Phân tích thương hiệu của mình: tóm tắt lịch sử của doanh nghiệp và sự phát triển của sản phẩm để có cái nhìn tổng quát về sự phát triển, sử dụng hệ 10 thống SWOT để phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và rủi ro của tình hình đối thoại với khách hàng của thương hiệu nhà. _ Phân tích sản phẩm của mình :để biết được những lợi ích lý tính và tâm lý mà sản phẩm đem lại cho khách hàng. _ Phân tích người tiêu dùng: đây là đối tượng mà quảng cáo sẽ tập trung để đối thoại và thuyết phục nên phải hiểu sâu sắc về đặc điểm, tâm lý, hành vi, phong cách sống, suy nghĩ và thái độ của họ đối với thương hiệu. Việc này doanh nghiệp có thể tự làm hoặc thuê tổ chức chuyên nghiệp. _ Phân tích tình hình cạnh tranh: Hiểu biết sâu sắc về đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp biết mình đang ở đâu và cần làm gì để cạnh tranh trên thị trường, phản ứng kịp thời với những chiến dịch của đối thủ, hoạch định chiến lược đúng đắn.  Xác định mục tiêu: Để xây dựng chiến dịch quảng cáo cho một thương hiệu, việc đầu tiên phải thực hiện là xác định mục tiêu của quảng cáo này để tạo một điểm tập trung mấu chốt. Mục tiêu ấy phải rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi và đo lường được. Một quảng cáo có thể có nhiều mục đích khác nhau như tăng doanh số, để tạo nhận thức của khách hàng về thương hiệu, để tạo uy tín cho thương hiệu, để tạo chú ý cho thương hiệu luôn "có mặt" hoặc để nhắc nhở thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Các mục tiêu này sẽ quyết định cách thức và phong cách quảng cáo là quảng cáo thông tin, thuyết phục hay nhắc nhở. _ Mục tiêu thông tin: + Thông báo cho thị trường biế t về một sản phẩm mới. + Nêu ra những công dụng mới của sản phẩm. + Giải thích nguyên tắc hoạt động của sản phẩm. + Mô tả những dịch vụ hiện có. + Điểu chỉnh lại những ấn tượng không đúng. + Giảm bớt nỗi lo ngại của người mua. [...]... Nhà nước và cấp trên Từ năm 1995 đến năm 2003 lấy tên Xí nghiệp chế biến và kinh doanh than Nha Trang thuộc Tổng công ty Than Miền Trung trụ sở đóng tại Đà Nẵng Xí nghiệp Chế biến và kinh doanh Than Nha Trang chịu sự quản lý của Công ty về mặt hành chính Xí nghiệp có nhau : Trạm Bình Tân, Trạm Cam ranh, Trạm Ninh Hòa và Trạm Phú yên Ở mỗi trạm có một trạm trưởng, riêng ở Trạm Bình Tân (Nha Trang) có... loại khách hàng và đối tác tiềm năng, phân công người theo dõi, đàm phán với họ _ Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng và bạn hàng _ Tiếp tục giải quyết thắc mắc về thông tin sản phẩm 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THAN NHA TRANG 2.1 Giới thiệu chung về xí nghiệp : 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp than Nha Trang: Năm... xuất kinh doanh Đối với xí nghiệp Than Nha Trang là một xí nghiệp trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Than Miền Trung có hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo loại hình thức sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ.Vì thế việc tổ chức sản xuất, chế biến than dựa vào từng bộ phận phòng ban, các trạm than, đặc biệt việc chế biến than được đặt tại trạm Bình Tân, đây là trạm có nhiệm vụ lớn : tiếp nhận, bảo quản, chế. .. cầu kinh doanh _ Được hình thành quỹ đầu tư phát triển sản xuất, quỹ xây dựng cơ bản, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính theo chế độ Nhà nước và Công ty Cổ phần Than phân cấp _ Được quyền chủ động tu bổ, sửa chữa,mua sắm trang thiết bị về công tác tài chính, kế toán của Nhà nước và cấp trên quy định 31 2.1.3 Tổ chức quản lý của xí nghiệp: Xí nghiệp Chế biến Than Nha Trang có công tác. .. tiếp nhận than từ Quảng Ninh vào và cung ứng cho nhu cầu tại chỗ, các trạm còn lại Vào ngày 1/1/2004, xí nghiệp lấy tên chính thức là Xí nghiệp Than Nha Trang trực thuộc Công ty Cổ phần Than Miền Trung _ Tên giao dịch : Xí nghiệp Than Nha Trang (viết tắt TNT) _ Trụ sở giao dịch : 119 Đường số 9 - Phường Phước Long - Nha Trang _ Điện thoại : 058.881054 _ Fax : 058.882418 _ Số đăng ký kinh doanh : 308196... Nha Trang thuộc Tổng công ty Than Miền Trung Giai đoạn này cả nước đã bước vào giai đoạn nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đinh hướng XHCN Nhiệm vụ của Công ty lúc bấy giờ là chế biến và kinh doanh than, chủ động trong hạch toán kế toán Trước tình hình và nhiệm vụ mới công ty đã chủ động mở rộng mạng lưới kinh doanh và đẩy mạnh sản xuất chế biến mặt hàng than. .. năng, xí nghiệp kinh doanh đa dạng, đa ngành trên cơ sở danh mục ngành nghề của Công ty Cổ phần Than Miền Trung bao gồm : _ Thăm dò khai thác các mỏ than địa phương nếu có _ Chế biến và kinh doanh than mỏ _ Sản xuất vật liệu xây dựng _ Cung ứng vật tư, thiết bị hàng hóa phục vụ đời sống _ Sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng như rượu, bia, nước giải khát _ Kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà ở, trang. .. trí nội thất _ Xí nghiệp hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu riêng theo mẫu dấu doanh nghiệp được Công ty Cổ phần Than Miền Trung giao vốn và tài sản, được tài sản vay vốn tại ngân hàng, tự huy động vốn và ký kết kinh tế theo ủy nhiệm và phân cấp của Công ty Cổ phần Than Miền Trung 30 _ Sản phẩm tiêu thụ : than cám 3, than cám nghiền, than tổ ong _ Hàng hóa : than cục rô, than cục 3, than cám 6A... quản, chế biến, tiêu thụ tại khu vực thành phố Nha Trang - Diên Khánh 34 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP THAN NHA TRANG XÍ NGHIỆP THAN NHA TRANG BỘ PHẬN SX CHÍNH Tổ nghiền than Tổ ép than BỘ PHẬN SX PHỤ TRỢ Tổ xuất than Bộ phận kỹ thuật xây dựng BỘ PHẬN PHỤC VỤ Kho vật tư Kho thành phẩm _ Bộ phận sản xuất chính : là bộ phận quan trọng nhất tạo ra được những sản phẩm giá trị lớn cho xí nghiệp. .. giúp cho doanh nghiệp linh hoạt Ở từng bộ phận đều có người điều hành và chịu trách nhiệm với cấp trên vì vậy đảm bảo được những hoạt động của doanh nghiệp và những mục tiêu thống nhất nhằm đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP THAN NHA TRANG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH TRẠM THAN BÌNH TÂN TRẠM THAN NINH HÒA CỬA HÀNG KRÔNG-ANA PHÒNG KẾ TOÁN TRẠM THAN . tiêu thụ tại xí nghiệp Chế Biến Và Kinh Doanh Than Nha Trang. _ Chương 3: Một số giải pháp nhằm xây dựng công tác xúc tiến bán hàng của xí nghiệp Chế Biến Và Kinh Doanh Than Nha Trang. 4 .Phạm. .Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Xây dựng công tác xúc tiến bán hàng nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng cho xí nghiệp Chế Biến Và Kinh Doanh Than Nha Trang. Mục tiêu cụ thể: _ Mở rộng thị. cầu của khách hàng. Trong thời gian thực tập tại Xí Nghiệp Chế Biến Và Kinh Doanh Than Nha Trang, em đã nghiên cứu đề tài về một số biện pháp nhằm xây dựng công tác xúc tiến bán hàng. Qua đó,

Ngày đăng: 14/08/2014, 18:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan