1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP

88 902 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Công việc tính toán chi phí vật tư trong ngành đóng tàu rất quan trọng và rất thực tế, bởi bất cứ một nhà máy nào cũng cần phải thực hiện nếu muốn tồn tại và phát triển và bất kỳ một kỹ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KỸ THUẬT TÀU THỦY

- -

NGUYỄN QUỐC VIỆT

TÍNH TOÁN CHI PHÍ VẬT TƯ CHO MỘT

PHÂN ĐOẠN TÀU VỎ THÉP

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

KS BÙI VĂN NGHIỆP

NHA TRANG - 2008

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Địa chỉ liên hệ: Số 08 – NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU – NHA TRANG – KHÁNH

HÒA

Điện thoại: 0989395152 Tên đề tài: “Tính toán chi phí vật tư cho một phân đoạn tàu vỏ thép”

Chuyên ngành: Đóng tàu Cán bộ hướng dẫn: KS BÙI VĂN NGHIỆP

Chương 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do lựa chọn đề tài 1.2 Tầm quan trọng của việc tính toán chi phí vật tư trong ngành công nghiệp đóng tàu

1.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu

1.3.1 Lựa chọn phân đoạn để tính toán 1.3.2 Mục tiêu của đề tài

1.3.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Các cơ sở lý thuyết về tính toán vật tư 2.3 Các phương pháp tính toán định mức chi phí vật tư cơ bản:

2.3.1 Phương pháp kĩ thuật 2.3 2 Phương pháp kinh nghiệm 2.3.3 Phương pháp gần đúng 2.4 Định mức vật tư tiêu hao

2.4.1 Định mức tiêu hao dây hàn và que hàn 2.4.2 Định mức tiêu hao đá mài

2.4.3 Định mức tiêu hao bép cắt ga 2.4.4 Định mức của một số loại vật tư phụ khác 2.4.5 Định mức sơn

Trang 3

Chương 3 : TÍNH TOÁN CHI PHÍ VẬT TƯ CHO MỘT PHÂN ĐOẠN TÀU

VỎ THÉP CỤ THỂ

3.1 Giới thiệu chung về tàu và phân đoạn tàu cần tính chi phí vật tư

3.1.1 Giới thiệu chung về tàu cần tính chi phí vật tư 3.1.1.1 Loại tàu và công dụng

3.1.1.2 Vùng hoạt động và cấp tàu 3.1.1.3 Các thông số chủ yếu của tàu 3.1.1.4 Đặc điểm kết cấu tàu hàng 22.500 tấn 3.1.2 Phương án thi công phân chia phân tổng đoạn 3.2 Những yêu cầu kỹ thuật của phân đoạn đáy đôi U11

3.2.1 Tính công nghệ 3.2.2 Một số tiêu chuẩn áp dụng trong quá trình chề tạo block 11B1 P/S

và 11B2 P/S

3.2.3 Quy định chung của block 11B1 P/S và 11B2 P/S 3.2.4 Các ghi chú và kí hiệu trong bảng tính khối lượng vật tư cơ bản 3.3 Tính toán chi phí vật tư cho phân đoạn đáy đôi U11

3.3.1 Tính toán chi phí vật tư cơ bản 3.3.1.1 Các chi tiết trên block 11B1 P/S

3.3.2 Tính toán chi phí vật tư phụ 3.3.2.1 Tính toán chi phí vật tư phụ cho quá trình chế tạo chi tiết 3.3.2.2 Tính toán chi phí vật tư phụ cho quá trình lắp ráp

Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

4.1 Thảo luận kết quả 4.2 Đề xuất ý kiến

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Chúng ta đã biết trong các ngành vận tải thì vận tải biển là một trong những ngành đem lại lợi nhuận cao nhất Hàng năm có rất nhiều con tàu trọng tải lớn ra đời để phục vụ cho nhu cầu chuyên chở hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới

Chính vì vậy mà ngành đóng tàu hiện nay đang rất phát triển Việt Nam ta đang có chủ trương phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, nhưng vì nước ta còn nghèo, công nghệ còn lạc hậu và đặc biệt ngành đóng tàu ở nước ta là ngành sinh sau đẻ muộn so với các nước có truyền thống đóng tàu trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc… nên nếu muốn cạnh tranh

để phát triển thì chúng ta phải có những chủ trương đúng đắn về mặt quản lý con người cũng như vật tư đóng tàu

Trong các tàu được đóng mới hiện nay thì tàu vỏ thép vẫn là loại tàu được ưa chuộng và được đóng mới nhiều nhất, mà trên tàu vỏ thép thì vật liệu chủ yếu để hình thành là thép, như vậy để quản lý vật tư đóng tàu thì chủ yếu là ta quản lý khối lượng sắt thép

Công việc tính toán chi phí vật tư trong ngành đóng tàu rất quan trọng và rất thực tế, bởi bất cứ một nhà máy nào cũng cần phải thực hiện nếu muốn tồn tại và phát triển và bất kỳ một kỹ sư nào cũng cần phải nắm vững để có thể quản lý được những gì mình phụ trách Tuy nhiên việc tính toán chi phí vật tư này không nằm trong chương trình đào tạo, nhưng với mong muốn tìm hiểu những gì thực tế đang

làm nên tôi chọn đề tài: “Tính toán chi phí vật tư cho một phân đoạn tàu vỏ thép”

Đề tài thực hiện gồm 4 chương với nội dung như sau:

Chương 1: Đặt vấn đề Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Tính toán chi phí v ật tư cho một phân đoạn tàu vỏ thép cụ thể Chương 4: Thảo luận và đề xuất ý kiến

Trang 5

Do thời gian thực hiện đề tài tương đối ngắn cùng với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, chắc chắn còn nhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy và các bạn!

Nha Trang, ngày 26 tháng 10 năm 2008

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN QUỐC VIỆT

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Sau hơn 3 tháng thực hiện đồ án tốt nghiệp với sự cố gắn hết mình và sự giúp

đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng mọi người xung quanh Cuối cùng tôi đã hoàn thành xong đồ án tốt nghiệp của mình

Đầu tiên tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn KS Bùi

Văn Nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đồ án Tiếp đến tôi xin gởi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường đại học Nha Trang, các thầy cô trong khoa

Kỹ Thuật Tàu Thủy, bộ môn Đóng Tàu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) đóng tàu Cam Ranh đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình thuận lợi nhất

Mặc dù được sự tận tình giúp đỡ của thầy cô và sự cố gắn của bản thân, nhưng

do trình độ chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa có và tài liệu tham khảo để phục vụ nghiên cứu cho đề tài còn ít nên việc thực hiện nội dung đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong được sự góp ý kiến của các thầy và các bạn để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm

ơn

Nha trang, tháng 11/2008 Sinh viên thực hiện NGUYỄN QUỐC VIỆT

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Ngành: Đóng tàu

Tên đề tài: “Tính toán chi phí vật tư cho một phân đoạn tàu vỏ thép”

Hiện vật:

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Kết luận:

Nha Trang, ngày tháng năm 2008

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Trang 8

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Ngành: Đóng tàu

Tên đề tài: “Tính toán chi phí vật tư cho một phân đoạn tàu vỏ thép”

Hiện vật:

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

Điểm phản biện:

Nha Trang, ngày tháng năm 2008

CÁN BỘ PHẢN BIỆN

Nha Trang, ngày tháng năm 2008

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Lý do lựa chọn đề tài 1

1.2 Tầm quan trọng của việc tính toán chi phí vật tư trong ngành công nghiệp đóng tàu 2

1.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu 3

1.3.1 Lựa chọn phân đoạn để tính toán 3

1.3.2 Mục tiêu của đề tài 3

1.3.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 Các yêu cầu khi tính toán chi phí vật tư 5

2.2 Các cơ sở lý thuyết về tính toán vật tư 6

2.2.1 Mặt cắt và quy cách vát nẹp gia cường 6

2.2.2 Khối lượng riêng của thép hình 10

2.3 Các phương pháp tính toán chi phí vật tư cơ bản: 11

2.3.1 Phương pháp kĩ thuật: 11

2.3.2 Phương pháp kinh nghiệm: 16

2.3.3 Phương pháp gần đúng: 17

2.4 Định mức vật tư tiêu hao 17

2.4.1 Định mức tiêu hao dây hàn và que hàn 17

2.4.1.1 Định mức tiêu hao dây hàn, que hàn khi không có khối lượng 17

2.4.1.2 Định mức tiêu hao dây hàn, que hàn khi có khối lượng 18

2.4.2 Định mức tiêu hao đá mài 18

2.4.3 Định mức tiêu hao béc cắt ga 19

2.4.4 Định mức của một số loại vật tư phụ khác 20

2.4.5 Định mức sơn 21

Trang 10

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CHI PHÍ VẬT TƯ CHO MỘT PHÂN ĐOẠN

TÀU VỎ THÉP CỤ THỂ 23

3.1 Giới thiệu chung về tàu và phân đoạn tàu cần tính chi phí vật tư 23

3.1.1 Giới thiệu chung về tàu cần tính chi phí vật tư 23

3.1.1.1 Loại tàu và công dụng 23

3.1.1.2 Vùng hoạt động và cấp tàu 23

3.1.1.3 Các thông số chủ yếu của tàu 23

3.1.1.4 Đặc điểm kết cấu tàu hàng 22.500 tấn 23

3.1.2 Phương án thi công phân chia phân tổng đoạn 24

3.2 Những yêu cầu kỹ thuật của phân đoạn đáy đôi U11 26

3.2.1 Tính công nghệ: 26

3.2.2 Một số tiêu chuẩn áp dụng trong quá trình chế tạo block 11B1 P/S và 11B2 P/S 26

3.2.3 Qui định chung của block 11B1 P/S và 11B2 P/S 29

3.2.4 Các ghi chú và kí hiệu trong bảng tính khối lượng vật tư cơ bản 30

3.2.4.1 Cách tính với các chi tiết được chế tạo từ thép tấm: 30

3.2.4.2 Cách tính với các chi tiết được chế tạo từ thép hình: 32

3.3 Tính toán chi phí vật tư cho phân đoạn đáy đôi U11 34

3.3.1 Tính toán chi phí vật tư cơ bản 34

3.3.1.1 Các chi tiết trên block 11B1 P/S 34

3.3.1.2 Các chi tiết trên block 11B2 P/S 58

3.3.2 Tính toán chi phí vật tư phụ 66

3.3.2.1 Tính toán chi phí vật tư phụ cho quá trình chế tạo chi tiết 66

3.3.2.2 Tính toán chi phí vật tư phụ cho quá trình lắp ráp 68

a) Trên block 11B1 P/S 68

b) Trên block 11B2 P/S 71

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 76

4.1 Thảo luận kết quả 76

4.2 Đề xuất ý kiến 77

Trang 11

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, Đảng và Nhà nước

ta đã có chủ trương phát triển các ngành công nghiệp nặng, trong đó có công nghiệp đóng tàu, biến nó thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, vì một khi ngành công nghiệp này phát triển thì sẽ kéo theo rất nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác như ngành luyện kim, sản xuất que hàn, sơn… phát triển theo để phục vụ

Ngành công nghiệp đóng tàu của nước ta quyết tâm phấn đấu để trở thành một trong các cường quốc đóng tàu trên thế giới, muốn được như vậy thì phải có những chủ trương đúng đắn về mặt quản lý kinh tế cũng như kĩ thuật để đáp ứng yêu cầu khắt khe về kĩ thuật của thế giới và cạnh tranh được với các công ty đóng tàu trên thế giới (đặt biệt là của Trung Quốc hiện nay cũng đang rất phát triển)

Phải có phương pháp tính toán và quản lý chi phí vật tư một cách khoa học mới mong làm hạ giá thành mà vẫn giữ được chất lượng của sản phẩm, có như vậy các nhà máy đóng tàu của nước ta mới có thể kí được nhiều hợp đồng đóng tàu có trọng tải lớn với các đối tác nước ngoài

Là một kĩ sư mới ra trường, để đáp ứng nhu cầu của các nhà máy đóng tàu hiện nay, em thiết nghĩ điều đáng quan tâm đầu tiên là phải biết tính toán chi phí vật

tư cho một con tàu thật của nhà máy Vì trong quá trính tính toán chi phí vật tư như thế chúng ta sẽ tìm hiểu được các đặc điểm kết cấu cũng như qui cách của các chi tiết trên tàu, chỉ có thể biết rõ hình dáng và cấu tạo của các chi tiết như thế nào thì chúng ta mới có thể khai triển được chi tiết thật trên tôn và tính toán khối lượng và vật tư phụ cho nó một cách chính xác

Ngoài ra, nếu ta đã tính toán tương đối chính xác chi phí vật tư cho một con tàu thì dựa trên cơ sở đó ta có thể quản lý và cung cấp vật tư cho công nhân làm một cách có hiệu quả, hoặc có thể khoáng trực tiếp sản phẩm cho nhà thầu phụ (là đơn

Trang 12

vị nhận các gói thầu của công ty mà không trực thuộc quyền quản lý của công ty), tránh thất thoát vật tư và đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà máy

1.2 Tầm quan trọng của việc tính toán chi phí vật tư trong ngành công nghiệp đóng tàu

Với một nhà máy đóng tàu trước khi đóng mới hay sửa chữa một con tàu thì cần phải dự toán được tất cả chi phí vật tư cơ bản (thép) và cả chi phí vật tư phụ (dây hàn, đá mài, khí CO2, gió….), hạch toán sơ bộ được giá thành của nó, để có thể thỏa thuận và kí hợp đồng về giá thành đóng mới hay sửa chữa với chủ tàu, chuẩn bị mọi mặt cho công việc sản xuất Mặt khác, nếu như một nhà máy dự toán được gần như chính xác về khối lượng vật tư cơ bản (thép) và cả chi phí vật tư phụ (dây hàn,

đá mài, khí CO2, gió….) thì đem lại lợi nhuận rất nhiều Vì quản lý được vật tư của nhà máy, có thể khoáng sản phẩm trực tiếp cho công nhân hoặc các nhà thầu phụ, tránh thất thoát ra ngoài

Hơn nữa, thông thường một nhà máy phải tiến hành đóng mới hoặc sửa chữa nhiều con tàu trong cùng một khoảng thời gian Do đó đòi hỏi nhà máy phải có sự quản lý chặt chẽ về khối lượng vật tư, trang thiết bị và nhân lực, cũng như việc lập

ra tiến độ thi công một cách hợp lý, đảm bảo vừa đáp ứng yêu cầu về thời gian và giá thành, vừa nâng cao năng suất làm việc của nhà máy

Để hạch toán được dễ dàng, quản lý được vật tư, nhân công, tiến độ làm việc tốt thì nhà máy cần có một định mức cụ thể cho tất cả các phần: thép, sơn, các trang thiết bị, nhân lực – giờ công … nhất là phần vật tư Vì nếu như ta dự toán được chính xác vật tư cơ bản thì vừa quản lí được vật tư của nhà máy, vừa tính được tất

cả các chi phí vật tư phụ như : khối lượng dây hàn, thuốc hàn, đá mài…và tính được công, nên có thể khoáng sản phẩm trực tiếp cho công nhân hoặc nhà thầu phụ, tránh thất thoát và lãng phí, đồng thời có thể thỏa thuận, kí hợp đồng với chủ tàu mang lại lợi nhuận cao nhất cho nhà máy

Trong khi giá cả vật tư cơ bản (thép) và vật tư phụ (dây hàn, gió, ga, đá mài…) hiện nay đều rất đắt đỏ và hầu như nước ta đều chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành của chúng rất cao Chính vì thế nếu như một

Trang 13

nhà máy không có phương pháp dự toán vật tư khoa học và không đưa ra được định mức hao phí cho nhà máy của mình thì không thể tồn tại được trong ngành công nghiệp tàu thủy với mức độ phát triển chóng mặt như hiện nay

Chính vì thế nên vai trò và ý nghĩa của việc tính toán chi phí vật tư:

- Là cơ sở để nhà máy quản lý lập dự toán hoạt động

- Là cơ sở để nhà quản lý kiểm soát và đánh giá năng lực sản xuất của nhà máy

- Gắn trách nhiệm công việc tới mỗi cá nhân

- Nếu định mức hợp lý sẽ làm giảm giá thành sản phẩm, thu hút khách hàng

1.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu 1.3.1 Lựa chọn phân đoạn để tính toán

Trong quá tình thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh em đã được tiếp xúc trực tiếp và đã được xem qua một số giai đoạn trong quá trình đóng các block của tàu hàng 22.500 tấn và sau quá trình tìm hiểu về tàu, em nhận thấy phân đoạn đáy là phần quan trọng nhất về kết cấu Vì ở đây là phần chịu toàn bộ tác dụng của cả nội lực (do trọng lượng của toàn bộ con tàu) và ngoại lực (do lực đẩy Acsimet của nước biển) là lớn nhất, tương ứng trọng lượng của phân đoạn đáy sẽ là lớn nhất và ở phân đoạn đáy sẽ là nơi có mật độ chi tiết nhiều nhất,

có kết cấu rất phức tạp so với các phân đoạn khác trong cùng một tổng đoạn, để nó

có thể chịu được lực của cả một con tàu Với tàu em chọn để thực hiện đề tài là tàu hàng 22.500 tấn có các cẩu trên boong nên phần đáy càng có kết cấu phức tạp hơn

Bên cạnh đó, phân đoạn đáy đôi U11 là phân đoạn đang được triển khai đóng mới, em đã được trực tiếp theo dõi và tìm hiểu kết cấu, nên em chọn phân đoạn đáy đôi U11 là phân đoạn đại diện cho tàu hàng 22.500 tấn để tính toán chi phí vật tư

1.3.2 Mục tiêu của đề tài

- Xây dựng cơ sở lý thuyết của việc tính toán chi phí vật tư trong đóng tàu vỏ thép của công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh

Trang 14

- Tính toán định mức chi phí vật tư cho một phân đoạn tàu vỏ thép cụ thể, đó

là phân đoạn đáy đôi U11 của tàu hàng 22.500 tấn đang được triển khai đóng mới tại công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh

- Thảo luận kết quả đạt được

1.3.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Trong điều kiện thực hiện đề tài tốt nghiệp, thời gian có hạn, kiến thức thực

tế còn hạn chế và đây là lần đầu tiên em tính toán chi phí cho một phân đoạn tàu cụ thể nên em chỉ đi vào một số nội dung chính sau:

1 Đặt vấn đề

2 Cơ sở lý thuyết

3 Tính toán chi phí vật tư cho một phân đoạn tàu vỏ thép

4 Thảo luận kết quả và đề xuất ý kiến

Trang 15

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Các yêu cầu khi tính toán chi phí vật tư

Bảng dự toán chi phí vật tư của một con tàu đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên kế hoạch tài chính cho một dự án Kế hoạch này là nền tảng cho công tác quản lý - kiểm soát mọi chi phí của dự án Để có được một bảng dự toán chính xác cần những yêu cầu sau:

 Biết đọc bản vẽ: Khi lập dự toán cho một con tàu người lập dự toán cần nắm bắt và hiểu rõ bản vẽ thiết kế của tàu mình phụ trách Hình dung được công trình qua các giai đoạn thi công Có kiến thức vững vàng về các loại nguyên vật liệu

trong đóng tàu, trình tự và các biện pháp thi công chế tạo và lắp ráp

 Sự hiểu biết, những kinh nghiệm và các số liệu thu thập, tích luỹ được thông qua những trải nghiệm trong thực tế thi công các tàu có liên quan về những loại nguyên vật liệu cần thiết, năng suất lao động của công nhân và năng suất các loại máy móc, thiết bị, chi phí chung và tất cả các loại chi phí khác Khả năng dự

đoán trước các chi phí có thể phát sinh trong dự án đóng thành công một con tàu

 Ngày nay các nhà máy đóng tàu chủ yếu đóng những con tàu có trọng tải lớn, phức tạp Kéo theo đó là khối lượng tính toán, xử lý số liệu rất lớn (bóc tách chi tiết, liệt kê danh mục công việc, áp giá, trình bày tài liệu, vẽ hình minh hoạ, trình bày tiến độ…) tất cả những công việc này đòi hòi phải xử lý bằng các phần mềm máy tính (đòi hỏi về thời gian, độ chính xác…) Nên các kiến thức cơ bản về tin học trong máy tính cũng phải coi là một kiến thức cơ sở của người kỹ sư lập dự toán (sử dụng thành thạo các chương trình riêng lẻ chưa đủ, mà phải kết hợp được các

chương trình, tiện ích khác nhau để giải quyết được vấn đề)

 Đọc hiểu được các thuyết minh, chỉ dẫn và yêu cầu kỹ thuật trình bày

chính xác về đặc tính và chủng loại nguyên vật liệu sẽ được sử dụng

 Phải nắm được các cơ sở dữ liệu về định mức, đơn giá, chi phí cần thiết để

thực hiện các danh mục công việc khác nhau

Trang 16

 Nắm được các tiêu chuẩn trong đóng tàu, các công thức tính khối lượng vật tư, biết được khối lượng riêng của một số loại thép đóng tàu

2.2 Các cơ sở lý thuyết về tính toán vật tư 2.2.1 Mặt cắt và quy cách vát nẹp gia cường

Trong phân đoạn đáy đôi U11 sẽ có những quy cách vát mép của một số nẹp gia cường như sau:

 Các nẹp đứng mã hông 40A, 40C, 40D, 40E, 40F, 40G, 40H, 40K, 40L,40M của block 11B2P/S, các chi tiết này giống nhau về hình dáng, chỉ khác nhau về kích thước, nên em chọn một chi tiết 40F (là nẹp đứng mã hông FR132, có quy cách như sau: 125x12 FB) làm đại diện để chỉ rõ quy cách vát mép của chi tiết:

Hình 2.1 Nẹp đứng mã hông FR132

Theo kết cấu của chi tiết 40F (là nẹp đứng mã hông FR132, có quy cách như sau: 125x12 FB)

Như vậy quy cách vát mép của chi tiết 40F như sau:

- Vì hai đầu của nẹp đứng mã hông được kí hiệu là S- S nên mỗi đầu của chi tiết sẽ cách tôn đáy trong và tôn đáy ngoài mỗi bên là 30 mm, chiều rộng của chi tiết là 125 mm và chiều dày là 12 mm, góc vát ở mỗi đầu của nẹp đứng sẽ là 300

- Như vậy dựa vào quy cách vát như trên ta có thể vẽ được chi tiết như hình dưới:

Trang 17

Hình 2.2 Nẹp đứng mã hông FR132

- Nẹp đứng mã hông FR132 (40F) sẽ được gắn vào mã hông của đà ngang đặc tại sườn 132 theo liên kết hàn, sau khi hàn mã hông của sườn 132 xong ta tiến hành hàn nẹp đứng vào mã hông bằng cách hàn mặt có chiều dài 1269 vào mã hông, sao cho mỗi đầu của nẹp đứng cách mép tôn đáy trong và đáy ngoài mỗi bên là 30

mm

- Nẹp đứng mã hông có tác dụng gia cường độ cứng vững cho mã hông mang nó và đà ngang đặc tương ứng

 Cũng giống như các nẹp đứng mã hông, các nẹp đứng đà ngang cắt dọc:

S1 của cắt dọc #1, S2 của cắt dọc #2, S3 của cắt dọc #3, S4 của cắt dọc #4, S5 của cắt dọc #5, S6 của cắt dọc #6, S8 của cắt dọc #8, S9 của cắt dọc #9, S10 của cắt dọc

#10, S11 của cắt dọc #11, S12 của cắt dọc #12, S13 của cắt dọc #13 cũng đều giống nhau về quy cách, chỉ khác nhau về kích thước chiều rộng, nên em cũng chọn một chi tiết S8 là nẹp đứng đà ngang cắt dọc #8 làm đại diện để chỉ rõ qui cách của chi tiết:

Hình 2.3 Nẹp đứng đà ngang cắt dọc #8 nhìn trên cắt dọc #8

Trang 18

Hình 2.4 Nẹp đứng đà ngang cắt dọc #8 nhìn trên đà ngang FR133

Theo kết cấu của chi tiết S8 (là nẹp đứng đà ngang cắt dọc #8, có quy cách như sau: 150 x12 FB)

- Vì hai đầu của nẹp đứng mã hông được kí hiệu là C- C nên mỗi đầu của chi tiết sẽ gắn liền vào các thanh thép chữ L chạy dọc theo chiều dài tàu bằng liên kết hàn, chiều rộng của chi tiết là 150 mm và chiều dày là 12 mm, chi tiết này sẽ không được vát mép, nó có dạng như một hình chữ nhật

Dựa vào quy cách như trên ta có thể vẽ được hình của chi tiết như sau:

Hình 2.5 Nẹp đứng đà ngang cắt dọc #8

Trang 19

- Nẹp đứng đà ngang cắt dọc #8 sẽ được gắn vào đà ngang đặc tại vị trí sườn

133 và các thanh thép chữ L chạy dọc theo chiều dài tàu tại cắt dọc #8 bằng liên kết hàn Các chi tiết loại này có tác dụng vừa gia cường độ cứng vững cho các đà ngang, vừa gia cường cho các thanh thép L

 Loại chi tiết 19A (nẹp đứng sống chính có quy cách 150 x12):

Hình 2.6 Nẹp đứng sống chính nhìn trên sống chính

Hình 2.7 Nẹp đứng sống chính nhìn trên mặt cắt ngang sườn 137

Trang 20

- Vì trên bản vẽ chi tiết này có kí hiệu S- B nên chi tiết này sẽ có một đầu vát mép như chi tiết 40F và một đầu sẽ giữ nguyên như chi tiết S8 Chiều rộng của nẹp đứng sống chính là 150 mm và dày 12 mm

Hình 2.2 Nẹp đứng sống chính

- Đầu vát mép (có kí hiệu là S) sẽ cách tôn đáy trong một khoảng là 30mm, còn đầu không vát mép (có kí hiệu là B) được gắn vào chi tiết 16 ( là nẹp nằm sườn 137) Nẹp đứng sống chính sẽ được gắn vào sống chính sao cho đầu trên cách tôn đáy trong một khoảng là 30mm, đầu dưới gắn vào nẹp nằm sườn 137 bằng liên kết hàn

2.2.2 Khối lượng riêng của thép hình

Trong quá trính nghiên cứu vật liệu thép hình, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cho chúng ta một số kết quả về khối lượng riêng cho từng loại thép hình

Trang 21

Bảng 2.1: Bảng khối lượng riêng của một số loại thép hình thường dùng:

Khối lượng riêng (kg/m)

Khối lượng riêng (kg/m)

Là phương pháp tính dựa trên phần mềm Autocad để tính diện tích chi tiết

và sau đó thiết lập công thức để tính được khối lượng vật tư cơ bản, từ đó tùy theo mức giá vật tư trên thị trường mà ta tính được chi phí cho một con tàu (đối với thép tấm)

Trang 22

Dưới đây là ví dụ về phương pháp tính chi phí cho một chi tiết của phân đoạn đáy đôi U11 bằng phương pháp tính Autocad:

Ví dụ 1: Tính khối lượng của chi tiết thép tấm: 1 (sống chính đứng) của block 11B1 P/S

 Bước 1: Dựa vào bảng vẽ kỹ thuật ta xác định vị trí của chi tiết Như vậy trên bản vẽ kĩ thuật ta thấy tôn sống chính đứng được kí hiệu là 1

Trang 23

TÔN TẤM

Hình 2.10 Sống chính đứng trên bảng vẽ tách các chi tiết

* Tính diện tích cho 1 chi tiết tôn sống chính đứng S và diện tích của các lỗ khoét trên sống chính đứng S`

 Bước 3: Tính diện tích 1 chi tiết thành phẩm (S1) của tôn sống chính đứng

S1 = S – S` (m2)

 Bước 4: Tính tổng diện tích thành phẩm của tôn sống chính đứng

S2 = S1 x N (m2) Trong đó: N: số chi tiết tôn sống chính đứng

 Bước 5: Tính tổng khối lượng thành phẩm của tôn sống chính đứng

M = S2 x Z x D (kg) Trong đó:

Z : chiều dày tôn tấm (mm) D: khối lượng riêng của thép tấm (D = 7.85 tấn/m3)

mm mxmx

xkg mxmxmmx

m

xmmxton m

Trang 24

 Bước 9: Tính tổng khối lượng tôn sống chính đứng

Ví dụ 2: Tính khối lượng của chi tiết thép hình, cụ thể ở block 11 B1 P/S và 11B2 P/S là thép chữ L

Cũng tương tự như quy trình tính thép tấm ở bước 1 ta tính khối lượng cho

200x90x10/14 thuộc block 11B2P/S

Hình 2.11 Thép chữ L 200x90x10/14

Trang 25

 Bước 1: Dựa vào bảng vẽ kỹ thuật ta xác định vị trí của chi tiết

Hình 2.12 Dầm dọc đáy dưới #12 trước FR130

 Bước 2: Đo chiều dài của dầm dọc đáy dưới, trên bảng vẽ kĩ thuật ta thấy

Vậy dầm dọc đáy dưới có chiều dài:

L = (n x a) +L (mm) Trong đó:

n : số khoảng sườn a: khoảng sườn (a = 750 mm)

 Bước 3: Tính khối lượng của 1 chi tiết thành phẩm

Ta có công thức tính khối lượng của thép hình như sau:

M = L x D (kg) Trong đó:

M: khối lượng của 1 chi tiết thành phẩm (kg)

Trang 26

L: chiều dài 1 chi tiết thành phẩm (m) N: số chi tiết thành phẩm

 Bước 6: Tổng khối lượng thành phẩm:

M1 = L1 x D (kg) Trong đó:

L1: tổng chiều dài thành phẩm (m) D: khối lượng riêng thép hình (kg/m)

 Bước 7: Tổng lượng dư chiều dài:

2.3.2 Phương pháp kinh nghiệm:

Là phương pháp sau một hoạt động lâu dài, nhà máy sẽ thống kê các dữ liệu

về chi phí vật tư trên những khối lượng thành phẩm trong suốt quá trình hoạt động

Từ đó sẽ rút ra được những ưu, nhược điểm trong quá trình hoạt động và sẽ có được một nền tảng thống kê về con số sao cho phù hợp với các yêu cầu của nhà máy

Ví dụ: Tính khối lượng thép tấm cần thiết để cung cấp cho việc chế tạo ra một chi tiết thành phẩm, công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh có định mức là 3% khối lượng thành phẩm của chi tiết:

M`= M + 3%M Trong đó:

M`: khối lượng thép tấm cần cung cấp để chế tạo được chi tiết thành phẩm

Trang 27

M: khối lượng thép thành phẩm (là khối lượng thực của chi tiết sau khi chế tạo xong và chuyển đi lắp ráp)

3%M: khối lượng hao hụt cần thiết để chế tạo được chi tiết có khối lượng thành phẩm

2.3.3 Phương pháp gần đúng:

Là phương pháp tính toán dựa vào phép toán gần đúng, hoặc đưa những chi tiết có hình thù phức tạp về dạng đơn giản hơn (đưa đường zích zắc về dạng đường thẳng) nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác của chúng

2.4 Định mức vật tư tiêu hao 2.4.1 Định mức tiêu hao dây hàn và que hàn 2.4.1.1 Định mức tiêu hao dây hàn, que hàn khi không có khối lượng

(Áp dụng cho đấu nối tổng đoạn - tổng thành – các đường hàn sửa chữa)

Bảng 2.2 Bảng định mức tiêu hao dây hàn, que hàn khi không có khối lượng

Trang 28

2.4.1.2 Định mức tiêu hao dây hàn, que hàn khi có khối lượng

Tuy nhiên ở phân đoạn đáy đôi U11 này ta đã tính được khối lượng nên ta sẽ

áp dụng định mức tiêu hao que hàn, dây hàn theo bảng định mức khối lượng thép đã tính Ở block 11 B1 P/S và 11B2 P/S người ta sử dụng loại que hàn Hyundai S-

7016 và loại dây hàn Co2 Hyundai 71H, vì trong block này tôn chỉ có chiều dày từ

10 – 18 mm nên người ta chủ yếu vát mép theo hình chữ V, do vậy mà ta có bảng định mức như sau:

Bảng 2.3 Bảng định mức tiêu hao dây hàn, que hàn khi có khối lượng

Que hàn Hyundai S- 7016

2.4.2 Định mức tiêu hao đá mài

Bảng 2.3 Bảng định mức tiêu hao đá mài

1 Đối với tổng đoạn thân ống (mài tay các đường hàn vỏ, 0.7 - 0.8 v/tấn 1.0 – 1.2 v/tấn Mài tay

Trang 29

mài siêu âm)

2

Đối với tổng đoạn mũi, lái (mài tay các đường hàn vỏ, mài siêu âm)

7 Cabin, các chi tiết theo cabin 0.8 – 1.0 v/tấn 1.0 – 1.2 v/tấn

Trong quá trình thi công, tùy theo công việc khi chế tạo chi tiết, điều chỉnh

hệ số cho phù hợp Điều đó có nghĩa là trong quá trình thi công, tùy thuộc vào tay nghề công nhân hoặc điều kiện nhà máy, hay sự phức tạp của chi tiết mà ta cần điều chỉnh hệ số lên xuống trong khoảng cho phép sao cho phù hợp để đảm bảo chất lượng của sản phẩm

Tuy nhiên trong quá trình đóng mới tàu 22.500 tấn nói chung và phân đoạn đáy đôi U11 nói riêng, tại công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh đã sử dụng 2 loại đá mài với những định mức:

Bảng 2.4 Bảng định mức tiêu hao đá mài của nhà máy

2.4.3 Định mức tiêu hao béc cắt ga

Bảng 2.5 Bảng định mức tiêu hao béc cắt ga

Trang 30

Vì block 11 B1 P/S và 11B2 P/S đang được đóng mới nên ta chọn 10 tấn/cái

là định mức trong quá trình thi công lắp ráp, còn với định mức của nhà máy về béc cắt để cắt thép bằng máy cắt CNC thì 3 tấn/cái

2.4.4 Định mức của một số loại vật tư phụ khác

Bảng 2.6 Bảng định mức tiêu hao một số loại vật tư phụ khác

VỊ

KHỐI LƯỢNG DÂY HÀN (KG)

công nhân

 Ceramic (sứ): Trong quá trình đóng mới sứ chỉ được dùng để lót khi hàn tôn đáy, chính vì thế trong block này ta sẽ tính chiều dài đường hàn để tính được chiều dài sứ lót để cấp cho quá trình thi công

 Khí Co2 sẽ được tính bằng 1.2% của khối lượng dây hàn

 Định mức ga, gió được tính 0.2 – 0.5 bộ/tấn

Mà 1 chai ga = 12 kg, 1 chai gió = 48 kg

Nên ta chọn : MGA = 0.2 bộ/ tấn x 12 (kg)

Ta phải chọn 0.2 bộ/ tấn, nếu trong quá trình thi công, công nhân làm thiếu thì ta cấp thêm để tránh hiện tượng dư thừa vật tư, tránh thất thoát vật tư cho nhà máy

Trang 31

 Cối chà sắt: dựa vào tay nghề mà ta có thể cấp cho công nhân sao cho đảm bảo quá trình sản xuất, chất lượng của sản phẩm và tránh hiện tượng cấp dư quá nhiều Chẳng hạn công nhân có tay nghề thấp như thợ hàn thì trong quá trình hàn, mối hàn sẽ có nhiều xỉ hoặc mối hàn chưa đảm bảo chất lượng thì cũng giống như

đá mài, ta cần cấp cho họ số lượng nhiều hơn những thợ hàn lâu năm có nhiều kinh nghiệm, hàn đẹp, mối hàn tốt

Các định mức vật tư phụ trên chỉ tính trong quá trình thi công lắp ráp phân đoạn, không tính trong quá trình cắt thép bằng máy cắt CNC

Tại nhà máy, định mức cho quá trình cắt CNC (chỉ có béc cắt, ga, gió) là:

Bảng 2.7 Bảng định mức tiêu hao béc cắt, ga, gió cho quá trình cắt CNC

Tàu 22.500 tấn đóng mới tại công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh, ở phân đoạn đáy đôi U11 được sơn thành 3 lớp với định mức sơn như sau:

Lượng sơn cần thiết cho lớp 1:

ĐM1 = 9.9 m2/lít (lít) Lượng sơn cần thiết cho lớp sơn dặm trước lớp 2:

ĐMsd- 2 = 15% ĐM2 (lít) Lượng sơn cần thiết cho lớp 2:

ĐM2 = 3.5 m2/lít (lít)

Trang 32

Lượng sơn cần thiết cho lớp sơn dặm trước lớp 3:

ĐMsd- 3 = 15% ĐM3 (lít) Lượng sơn cần thiết cho lớp 2:

ĐM3 = 3.5 m2/lít (lít)

* Ghi chú: Sơn dặm là lớp sơn được hình thành trước lớp sơn tiếp theo tại các vị trí khó thao tác như các đường hàn góc, những nơi có vị trí thao tác chật hẹp… với dụng cụ hỗ trợ là con lăn

Trang 33

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN CHI PHÍ VẬT TƯ CHO MỘT PHÂN

3.1.1.1 Loại tàu và công dụng

Là tàu vỏ thép, kết cấu hàn, có một boong chính liên tục, buồng máy bố trí ở phía đuôi tàu, lắp 1 máy chính 7UEC45LA ( của hãng AKASAKA MITSUBISHI ) lai một chân vịt, tàu dùng để chở hàng trong khoang

3.1.1.2 Vùng hoạt động và cấp tàu

Tàu hoạt động trên tuyến biển quốc tế, vùng biển có cấp không hạn chế Do đăng kiểm Pháp trực tiếp kiểm tra, giám sát và cấp chứng chỉ

3.1.1.3 Các thông số chủ yếu của tàu

 Chiều dài lớn nhất : Lmax = 153.20 m

 Chiều dài thiết kế : Ltk = 143 m

3.1.1.4 Đặc điểm kết cấu tàu hàng 22.500 tấn

Tàu hàng 22.500 tấn được đóng mới tại công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh sử dụng hệ thống kết cấu ngang, đáy đôi, mạn kép

Trang 34

Vùng đuôi tàu và thân ống ( từ sườn 181+300 trở về lái ) khoảng sườn thực được chia là 750, vùng mũi ( từ sườn 181+300 trở về mũi ) khoảng sườn thực là 600

để vùng mũi tránh va phải đá ngầm, băng trôi, hay bị va chạm đáy sông, cửa biển

Cả tàu có 212 sườn, từ sườn - 7+190 đến sườn 205+520 Vùng lái từ sườn 35 +500 trở về lái, vùng mũi từ sườn 181+300 trở về mũi

Tàu có 5 hầm hàng, từ sườn 35 đến sườn 181, được chia theo thứ tự từ mũi

về lái Giữa hai hầm hàng là một cẩu được đặt trên boong, dùng cẩu hàng từ trong khoang ra hay từ ngoài vào, mỗi cẩu có thể quay để cẩu hàng được 2 hầm hàng

Mỗi hầm hàng có hai nắp được đóng mở bằng tời thủy lực theo cách xếp gập về hai phía mũi và lái, riêng hầm hàng thứ nhất do hầm hàng có diện tích nhỏ nên chỉ có một nắp được đóng mở chỉ về phía mũi tàu

Tàu có 7 vách kín nước ở các sườn số 10, 35, 66, 98, 130, 157, 181 Trong

đó giữa vách ở sườn số 10 đến vách ở sườn số 35 là buồng máy, và từ vách ở sườn

số 35 đến 181 là năm khoang hàng Đặc biệt các vách ở sườn 66, 98, 130, 157 là các vách lượn sóng nhằm tăng cường độ cứng vững cho các khoang hàng khi đặt cẩu trên boong

Tàu chỉ có một chân vịt ở đuôi, không có chân vịt mũi, bánh lái thuộc loại bánh lái nửa treo Buồng lái được đặt ở phía đuôi tàu

3.1.2 Phương án thi công phân chia phân tổng đoạn

Tàu hàng 22.500 tấn được đóng mới tại công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh được đóng theo phương án đấu các tổng đoạn với nhau Căn cứ vào bảng vẽ thiết kế tàu, điều kiện thi công của nhà máy, sức nâng của thiết bị, kích thước thép tấm hiện có… nên tàu hàng 22.500 tấn được chia thành 18 tổng đoạn có 167 phân đoạn (chưa kể nắp hầm hàng và quầy hầm hàng) Vị trí và tên tất cả các phân đoạn kết cấu thân tàu được thể hiện trên bản vẽ phân chia phân tổng đoạn như sau:

 KẾT CẤU THÂN TÀU:

 Tổng đoạn U1: Từ sườn 10+350 đến sườn 17+600

 Tổng đoạn U2: Từ sườn 17+600 đến sườn 25+100

 Tổng đoạn U3: Từ sườn 25+100 đến sườn 35+500

Trang 35

 Tổng đoạn U4: Từ sườn 35+500 đến sườn 43+200

 Tổng đoạn U5: Từ sườn 43+200 đến sườn 50+550

 Tổng đoạn U6: Từ sườn 50+550 đến sườn 58+350

 Tổng đoạn U7: Từ sườn 58+350 đến sườn 74+250

 Tổng đoạn U8: Từ sườn 74+250 đến sườn 90+150

 Tổng đoạn U9: Từ sườn 90+150 đến sườn 105+550

 Tổng đoạn U10: Từ sườn 105+550 đến sườn 121+450

 Tổng đoạn U11: Từ sườn 121+450 đến sườn 137+350

 Tổng đoạn U12: Từ sườn 137+350 đến sườn 145+300

 Tổng đoạn U13: Từ sườn 145+300 đến sườn 153+200

 Tổng đoạn U14: Từ sườn 153+200 đến sườn 161+100

 Tổng đoạn U15: Từ sườn 161+100 đến sườn 172+550

 Tổng đoạn U16: Từ sườn 172+550 đến sườn 180+450

 Tổng đoạn mũi tàu FP: Từ sườn 180+450 đến sườn 202+535

 Tổng đoạn đuôi tàu AP: Từ sườn - 7+900 đến sườn10+350

Trong đó: FP (FORE PEAK): Mũi tàu

PD (POOP DECK): Sàn cao nhất ở phía đuôi tàu

Trang 36

AD (A- DECK): Cabin A

CPD (BRIGDE DECK): Boong thượng

P (PORT SIDE): Mạn trái

FD (FORECASTLE DECK):Phần boong ở mũi tàu

S (STARBOARD SIDE): Mạn phải

AP (APTER PEAK): Chóp đuôi tàu

3.2 Những yêu cầu kỹ thuật của phân đoạn đáy đôi U11 3.2.1 Tính công nghệ:

Phân đoạn đáy đôi U11 phải đảm bảo được các yếu tố sau:

 Phải được phân chia theo tổng đoạn sao cho phù hợp với các cẩu của nhà máy để có thể tiền hành thi công một cách thuận tiện Cụ thể các block 11B1 P hoặc 11B1 S có khối lượng gần 33 tấn/ block, các block 11B2 P hoặc 11B2 S có khối lượng gần 40 tấn/block là một trong các block có khối lượng lớn nhất đang được đóng mới của tàu 22.500 tấn tại công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh

 Phù hợp với năng lực của nhà máy và điều kiện vật tư của nhà máy đang có

3.2.2 Một số tiêu chuẩn áp dụng trong quá trình chế tạo block 11B1 P/S và 11B2 P/S

 Tiêu chuẩn đường hàn

có tôn dày từ 8.5 – 11 mm thì chiều dày đường hàn là 6 mm);

chiều dày đường hàn là 7 mm)

cho các cơ cấu có tôn dày từ 7 – 8 mm thì chiều dày đường hàn là 5 mm);

Trang 37

t = 8.5 – 11: (đối với các mối hàn góc cho các cơ cấu có tôn dày

các mối hàn góc cho các cơ cấu có tôn dày từ 11.5 – 14 mm thì chiều dày đường hàn là 5 mm)

 Tiêu chuẩn lỗ:

 Lỗ đường hàn đi qua (scallop)

Bảng 3.1 Bảng tiêu chuẩn lỗ đường hàn

10C, 15C, 20C, 35R (tùy theo chiều cao đường hàn giáp mối)

Trang 38

 Lỗ đường ống đi qua (pipe hole: PH): có tiêu chuẩn Ø100

Hình 3.2 Pipe hole

 Lỗ thoát nước (Drain hole) trên các dầm dọc: có tiêu chuẩn 100x50x25R

Hình 3.3 Drain hole trên dầm dọc

Lỗ thoát nước (Drain hole) trên các sống dọc: có tiêu chuẩn 150x75x37.5R

Hình 3.4 Drain hole trên sống dọc

 Lỗ thoát khí (Air hole): có tiêu chuẩn 100x50x25R

Trang 39

Hình 3.5 Air hole

3.2.3 Qui định chung của block 11B1 P/S và 11B2 P/S

 Bản vẽ đang trình bày đáy trái, phải đối xứng (ngoại trừ vị trí có mô tả hay ghi chú)

 Tất cả các mặt cắt nhìn từ trên xuống, từ lái về mũi, từ mạn phải sang mạn trái (ngoại trừ những trường hợp có chỉ dẫn về hướng)

 Tất cả cấp thép không được kí hiệu trên bản vẽ đều là thép thường “A”

 Các chi tiết phải được sơn lót trước khi lắp ráp

 Vát mép nối tôn theo quy trình hàn được duyệt

 Tất cả các mối hàn không được chỉ ra là

t = 11.5 – 14:

t = 11.5 – 14:

 Vị trí và kích thước lỗ khoét cho ống đi qua theo như hình vẽ Tại các vị trí

đó phải bịt lỗ khoét công nghệ của dầm dọc gần nhất

 Mài tẩy ba via, mài cạnh sắc (Mài ba via là mài các cạnh của thép sau khi cắt cho trơn lán để lắp ráp)

Trang 40

Hình 3.6 Quy cách mài ba via

 Các kí hiệu trong bản vẽ và mô tả chúng:

Bảng 3.2 Các kí hiệu trong bản vẽ và mô tả chúng

day chi tiết

Ngày đăng: 14/08/2014, 17:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồ Quang Long, Sổ tay thiết kế tàu thủy, NXB khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay thiết kế tàu thủy
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật
3. Nguyễn Đức Ân, Võ Trọng Cang, Công nghệ đóng và sửa chữa tàu thủy, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ đóng và sửa chữa tàu thủy
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
4. Th.S Huỳnh Văn Nhu, Giáo trình cơ học kết cấu thân tàu, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cơ học kết cấu thân tàu
5. Trần Công Nghị, Kết Cấu Thân Tàu, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết Cấu Thân Tàu
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
2. HVS-Phòng quản lý chất lượng, Sổ tay kỹ thuật-phần vỏ tàu, Nhà máy tàu biển HYUNDAI-VINASHIN Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Nẹp đứng mã hông FR132. - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 2.1. Nẹp đứng mã hông FR132 (Trang 16)
Hình 2.2. Nẹp đứng mã hông FR132. - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 2.2. Nẹp đứng mã hông FR132 (Trang 17)
Hình 2.4. Nẹp đứng đà ngang cắt dọc #8 nhìn trên đà ngang FR133. - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 2.4. Nẹp đứng đà ngang cắt dọc #8 nhìn trên đà ngang FR133 (Trang 18)
Hình 2.5. Nẹp đứng đà ngang cắt dọc #8. - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 2.5. Nẹp đứng đà ngang cắt dọc #8 (Trang 18)
Hình 2.7. Nẹp đứng sống chính nhìn trên mặt cắt ngang sườn 137. - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 2.7. Nẹp đứng sống chính nhìn trên mặt cắt ngang sườn 137 (Trang 19)
Hình 2.6. Nẹp đứng sống chính nhìn trên sống chính. - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 2.6. Nẹp đứng sống chính nhìn trên sống chính (Trang 19)
Hình 2.2. Nẹp đứng sống chính - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 2.2. Nẹp đứng sống chính (Trang 20)
Hình 2.10. Sống chính đứng trên bảng vẽ tách các chi tiết - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 2.10. Sống chính đứng trên bảng vẽ tách các chi tiết (Trang 23)
Bảng 2.3. Bảng định mức tiêu hao dây hàn, que hàn khi có khối lượng - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Bảng 2.3. Bảng định mức tiêu hao dây hàn, que hàn khi có khối lượng (Trang 28)
Bảng 2.4. Bảng định mức tiêu hao đá mài của nhà máy - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Bảng 2.4. Bảng định mức tiêu hao đá mài của nhà máy (Trang 29)
Bảng 3.1. Bảng tiêu chuẩn lỗ đường hàn - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Bảng 3.1. Bảng tiêu chuẩn lỗ đường hàn (Trang 37)
Hình 3.5. Air hole - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 3.5. Air hole (Trang 39)
Hình 3.9. Phân đoạn đáy đôi U11 - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 3.9. Phân đoạn đáy đôi U11 (Trang 44)
Hình 3.10. Mã liên kết cơ cấu dọc nhìn trên mặt cắt ngang sườn 122 - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 3.10. Mã liên kết cơ cấu dọc nhìn trên mặt cắt ngang sườn 122 (Trang 45)
Hình 3.11. Hình dáng mã liên kết cơ cấu dọc trên bảng vẽ tách các chi tiết - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 3.11. Hình dáng mã liên kết cơ cấu dọc trên bảng vẽ tách các chi tiết (Trang 45)
Hình 3.13. Hình dáng đà ngang SN131 trên bảng vẽ tách các chi tiết - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 3.13. Hình dáng đà ngang SN131 trên bảng vẽ tách các chi tiết (Trang 47)
Bảng 3.5. Các chi tiết có cùng chiều dày tôn Z = 12 mm của block 11B1 P/S - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Bảng 3.5. Các chi tiết có cùng chiều dày tôn Z = 12 mm của block 11B1 P/S (Trang 50)
Hình 3.16. Mã liên kết FR129 - 100  nhìn trên sườn 129 - 100 - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 3.16. Mã liên kết FR129 - 100 nhìn trên sườn 129 - 100 (Trang 51)
Hình 3.20. Nẹp đứng đà ngang cắt dọc #1 nhìn trên cắt dọc #1 - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 3.20. Nẹp đứng đà ngang cắt dọc #1 nhìn trên cắt dọc #1 (Trang 54)
Hình 3.21. Nẹp đứng đà ngang cắt dọc #1 - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 3.21. Nẹp đứng đà ngang cắt dọc #1 (Trang 55)
Hình 3.22. Đà ngang SN130 (30) - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 3.22. Đà ngang SN130 (30) (Trang 57)
Bảng 3.8. Các chi tiết có cùng chiều dày tôn Z = 16 mm và Z = 17 mm của block  11B1 P/S - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Bảng 3.8. Các chi tiết có cùng chiều dày tôn Z = 16 mm và Z = 17 mm của block 11B1 P/S (Trang 60)
Hình 3.25. Tôn sống chính đứng - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 3.25. Tôn sống chính đứng (Trang 61)
Bảng 3.9. Các chi tiết thép hình có quy cách 200x90x10/14 của block 11B1 P/S - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Bảng 3.9. Các chi tiết thép hình có quy cách 200x90x10/14 của block 11B1 P/S (Trang 63)
Hình 3.28. Dầm dọc đáy trên #2 nhìn trên cắt dọc #2 - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Hình 3.28. Dầm dọc đáy trên #2 nhìn trên cắt dọc #2 (Trang 64)
Bảng 3.12. Các chi tiết trên block 11B2 P/S - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Bảng 3.12. Các chi tiết trên block 11B2 P/S (Trang 68)
Bảng 3.13. Bảng tổng khối lượng thép trên block 11B1 P/S - TÍNH TOÁN CHI PHÍ vật tư CHO một  PHÂN đoạn tàu vỏ THÉP
Bảng 3.13. Bảng tổng khối lượng thép trên block 11B1 P/S (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w