Công tác cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng. “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” Trong công tác cán bộ, Bác đặc biệt chú ý đến việc đào tạo cán bộ nữ. Phụ nữ là lực lượng xã hội lớn, đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trình độ chính trị, văn hóa, điều kiện sinh sống của phụ nữ phản ảnh trình độ văn minh của xã hội. Mác nói: “ Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà, con gái thì biết xã hội tiến bộ ra thế nào”.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ Công tác cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng. “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” Trong công tác cán bộ, Bác đặc biệt chú ý đến việc đào tạo cán bộ nữ. Phụ nữ là lực lượng xã hội lớn, đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trình độ chính trị, văn hóa, điều kiện sinh sống của phụ nữ phản ảnh trình độ văn minh của xã hội. Mác nói: “ Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà, con gái thì biết xã hội tiến bộ ra thế nào”. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã nhìn nhận đúng đắn vai trò của lực lượng phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng: “ Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia. Vậy nên muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà, con gái công nông các nước”. Không thể có một lực lượng cách mạng mạnh mẽ nếu không có phụ nữ tham gia. Người cho rằng: “ Nói phụ nữ là nói phần nữa xã hội, nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nữa”. Xác định đúng vị trí, vai trò của phụ nữ là một trong những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bác nói: “ Chúng ta làm cách mạng là để tranh lấy quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau”. Bởi vậy, giải phóng phụ nữ cũng là mục tiêu của cuộc cách mạng, là chiến lược quốc gia của chính phủ Việt 1 Nam; phụ nữ chỉ thực sự được giải phóng khi xã hội không còn áp bức, bóc lột. Bác đặt vấn đề giải phóng phụ nữ trong sự thống nhất với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xã hội và con người qua các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là một sự nghiệp giải phóng chân chính, toàn diện và triệt để nhất, nhưng mới chỉ là bước đi đầu tiên có ý nghĩa quyết định mở đường cho quá trình dành quyền bình đẳng cho phụ nữ. Bác chỉ rõ đồng thời với việc đấu tranh giải phóng phụ nữ cần xóa bỏ tệ phân biệt đối xử giữa nam - nữ. Theo Hồ Chí Minh, có một số người chưa thấy rõ vai trò của phụ nữ hiện nay cũng như sau này, nên còn có tư tưởng xem thường phụ nữ. Vì vậy: “ Giải phóng người đàn bà, đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông”. Tư tưởng trọng nam khinh nữ là một tư tưởng đã ăn sâu trong đầu mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Cho nên không thể dùng bạo lực để đấu tranh hay dùng biện pháp hành chính cưỡng bức để loại bỏ mà phải thông qua cuộc cách mạng tư tưởng, các cuộc vận động, giáo dục, thuyết phục để xóa bỏ dần tư tưởng lạc hậu đó, xây dựng tư tưởng tiến bộ, tích cực trong mọi gia đình, mọi người trong xã hội. Việc xóa bỏ tư tưởng phân biệt Nam- Nữ, theo Hồ Chí Minh phải thực hiện trên 3 lĩnh vực: trong hoạt động xã hội; trong hôn nhân và gia đình; trong cuộc sống cá nhân, trí tuệ, tâm lý, tình cảm. Đó là một cuộc cách mạng to và khó. Bởi đây là vấn đề xã hội, nó đòi hỏi sự quan tâm của mọi người. Cái gốc là ở chỗ phải phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật, phải cách mạng từng người, từng gia đình đến toàn dân. Giành quyền bình đẳng, chống sự phân biệt đối xử với phụ nữ không phải ai làm cho họ mà chính họ phải vươn lên, phải đấu tranh tự cường, tự lập để giữ lấy quyền lợi của mình. Hồ Chí Minh cho rằng phẩm chất và năng lực của người cán bộ không phải bỗng dưng mà có, mà phải qua huấnluyện, rèn luyện mà nên. Người 2 viết: Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Đảng hải quan tâm huấn luyện cán bộ nữ. Việc huấn luyện sẽ giúp chị em nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác. Huấn luyện về chính trị giúp cị em nắm được các vấn đề về thời sự và chính sách; Huấn luyện về văn hóa, huấn luyện về lý luận, huấn luyện về nghề nghiệp nhằm mục đích là đào tạo đội ngũ cán bộ nữ vừa hồng, vừa chuyên, có gan phụ trách, có gan làm việc. Bác luôn quan tâm đến cán nữ, thể hiện ở chỗ: Khi dự Hội nghị, thăm cơ sở sản xuất bao giờ Hồ Chí Minh cũng hỏi số lượng chị em tham gia hội nghị, tham gia quản lý đạt thành tích khá…Người nghiêm khắc phê bình một số cán bộ lãnh đạo đánh giá không đúng khả năng phụ nữ, thành kiến, hẹp hòi và nhắc nhở: “ Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên, đoàn viên phụ nữ”. Nhận thấy khả năng phụ nữ có thể làm công tác lãnh đạo giỏi, Người nói: “ Các cháu gái ở các hợp tác xã thường có nhiều ưu điểm: ít mắc tệ tham ô, lãng phí, không hay chè chén, ít hống hách, mệnh lệnh như một số cán bộ nam”; Các cấp, các ngành phải “ đặt biệt chú ý cất nhắc cán bộ nữ vào cơ quan lãnh đạo, nhất là vào các ngành thích hợp với phụ nữ”. Để có một đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng, Hồ Chí Minh yêu cầu: phải có kế hoạch đào tạo cán bộ nữ. “ Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo”. Tại Đại hội phụ nữ Việt Nam lần III, Hồ Chí Minh nói: “ Mỗi một người và tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ đất nước, tức là phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết 3 kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội.Muốn làm tròn nhiệm vụ vẻ vang đó, phụ nữ ta phải xóa bỏ cái tâm lý tự ti và ỷ lại; phải có ý chí tự cường, tự lập, phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật”. “ Phải nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm tròn nghĩa vụ của mình, là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ đã được Đảng ta quán triệt và thực hiện từ trước đến nay, thể hiện qua các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong công tác vận động phụ nữ mhằm phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng. Nghị quyết Đại hội XI nêu: “………” Đào tạo đội ngũ cán bộ nữ, chăm lo sức khỏe bà mẹ, tạo điều kiện cho chị em kết hợp được nghĩa vụ công dân với chức năng làm mẹ xây dựng hạnh phúc gia đình. Trong công cuộc đổi mới, công tác cán bộ nữ đuợc đổi mới một bước. Một trong những vấn đề cấp bách của công tác cán bộ là phải tăng cường đội ngũ cán bộ nữ, đưa phụ nữ tham gia vào công việc quản lý kinh tế, quản lý nhà nước. Đảng phải : “ Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ nữ”. 4 . TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ Công tác cán bộ là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng. “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc Trong. có tư tưởng xem thường phụ nữ. Vì vậy: “ Giải phóng người đàn bà, đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tư ng tư sản trong người đàn ông”. Tư tưởng trọng nam khinh nữ là một tư tư ng. đích là đào tạo đội ngũ cán bộ nữ vừa hồng, vừa chuyên, có gan phụ trách, có gan làm việc. Bác luôn quan tâm đến cán nữ, thể hiện ở chỗ: Khi dự Hội nghị, thăm cơ sở sản xuất bao giờ Hồ Chí Minh