1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quan Tri Kenh Phan Phoi của trung thanh ppt

15 718 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 93 KB

Nội dung

Nhận thấy rằng, tấn công chính diện hay nói cách khác là giành giật thị phần với những sản phẩm đã trở thành “thương hiệu mạnh” như Tam Thái Tử của Chinsu là bất khả thi trong tình trạng

Trang 1

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KÊNH PHÂN

NHÓM THỰC HIỆN: Trần Công Kiên

Ngô Hà Thu Nguyễn Doãn Phương Mai Cao Mạnh Tùng

Nguyễn Phương Thảo Nguyễn Thị Huyền Trang Đào Hồng Nhung

Nguyễn Thị Nhung Soulideth Thamavong

Trang 2

1 GIỚI THIỆU CHUNG

Gia vị đã trở thành người bạn đồng hành cùng các bà nội trợ trong những lần vào bếp Nhắc đến những đại gia trong ngành chế biến gia vị có thể kể đến những cái tên như: MasanFood (với các sản phẩm gắn liền với tên thương hiệu Chinsu), Ajinomoto… Và sẽ

là một thiếu sót nếu không nhắc tới cái tên TRUNG THÀNH Được thành lập vào năm

1995 TRUNG THÀNH đã cho ra đời những dòng sản phẩm đậm đà hương vị truyền thống

như: nước mắm, nước tương (xì dầu), mắm tôm và đặc biệt là tương ớt – sản phẩm chủ

lực của TRUNG THÀNH TRUNG THÀNH là doanh nghiệp đi đầu trong việc sử dụng

chai lọ nhựa đựng và trưng bày sản phẩm gia vị trên thị trường miền Bắc Điều đó góp phần làm thay đổi thói quen mang bát, chai lọ… từ nhà ra chợ mua nước mắm, tương

ớt… của người tiêu dùng miền Bắc Không chỉ vậy TRUNG THÀNH là doanh nghiệp tiên

phong ấn định giá duy nhất trên toàn bộ hệ thống phân phối, không phân biệt khu vực địa

lý cho sản phẩm của mình Nhờ những bước đi táo bạo và đúng đắn như vậy, TRUNG

THÀNH đã trở thành thương hiệu chiếm lĩnh thị trường gia vị chế biến thực phẩm toàn

miền Bắc Ở thời kỳ hoàng kim, thị phần của TRUNG THÀNH lên đến gần 90% Bên

cạnh việc phát triển dòng sản phẩm truyền thống, TRUNG THÀNH còn chú trọng phát triển dòng sản phẩm mới như rau củ quả đóng hộp (cà pháo đóng hộp, dưa chuột bao tử đóng hộp…) Vì là doanh nghiệp chiếm lĩnh đa số thị trường miền Bắc, ỷ lại sức mạnh về thị phần mà mình nắm giữ, TRUNG THÀNH đã không chú trọng quản lý chặt chẽ kênh phân phối, kênh phân phối phần nhiều là tự phát Chính gót chân A-sin này đã khiến TRUNG THÀNH phải trả giá đắt

Năm 2007, toàn bộ ngành sản xuất nước tương (xì dầu) ở Việt Nam điêu đứng vì hàng loạt các cơ sở sản xuất tiếng tăm bị phát hiện sản xuất nước tương “bẩn”: hàm lượng 3-MPCD vượt quá nhiều lần mức cho phép Người tiêu dùng hoang mang tẩy chay toàn bộ sản phẩm nước tương, hệ thống kênh liên tục trả lại hàng cho doanh nghiệp Trong khi các doanh nghiệp khác đang loay hoay, bế tắc trong việc tìm giải pháp chống đỡ thì tháng

9 năm 2007 (1,5 tháng sau khi vụ việc bị phát giác) MasanFood đã cho ra đời nước tương Tam Thái Tử với khẩu hiệu “Không 3-MPCD” MasanFood công bố trao 1 tỷ VND cho ai

Trang 3

phát hiện 3-MPCD trong sản phẩm Tam Thái Tử Việc tung ra sản phẩm này cùng với động thái công khai giấy chứng nhận không 3-MPCD và công khai tên 17 tên doanh nghiệp khác “nhúng chàm” chính là hoạt động “marketing dựa trên nỗi sợ hãi” của MasanFood MasanFood đã chớp thời cơ, lật ngược tình thế, chiếm lĩnh thị trường: doanh thu tăng gấp 3 lần chỉ sau 1 năm tung sản phẩm Tam Thái Tử, đến nay đã nắm giữ hơn 80% thị trường nước tương toàn quốc

Đứng trước vụ bê bối 3-MPCD TRUNG THÀNH đã có những phản ứng hết sức chậm chạp Quản trị rủi ro yếu kém cùng quản lý kênh thiếu chặt chẽ đã khiến TRUNG THÀNH

bị rơi vào tình thế hiểm nghèo: gãy toàn bộ hệ thống kênh phân phối Các nhà phân phối

từ chối nhập hàng của TRUNG THÀNH vì lo ngại về chất lượng sản phẩm, họ chuyển sang phân phối sản phẩm của Chinsu, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của TRUNG THÀNH.

Đứng trước tình trạng quay lưng của người tiêu dùng và hệ thống phân phối bị gãy

toàn bộ, TRUNG THÀNH buộc phải thay đổi từ chiến lược kinh doanh, chiến lược

marketing đến chiến lược về kênh phân phối

Sau cú sốc 3-MPCD, từ vị thế của người dẫn đầu thị trường, TRUNG THÀNH buộc

phải chuyển sang chiến lược kinh doanh của kẻ thách thức thị trường – giành giật thị phần với Chinsu và những đối thủ cạnh tranh khác (ViFon, AsiaFood…) Nhận thấy rằng, tấn công chính diện hay nói cách khác là giành giật thị phần với những sản phẩm đã trở thành

“thương hiệu mạnh” như Tam Thái Tử của Chinsu là bất khả thi trong tình trạng nguồn

lực có hạn của doanh nghiệp, TRUNG THÀNH đã chọn cho mình chiến lược thách thức

thị trường thông qua việc chuyển khúc thị trường nhắm vào những “lỗ hổng” trong thị trường và cố gắng phát triển những chỗ đó thành khúc thị trường mạnh Cụ thể khúc thị trường còn bỏ ngỏ hay chưa thực sự được Chinsu đầu tư đó là thị trường nhưng người

Trang 4

tiêu dùng tương ớt, và thị trường tiêu dùng ở vùng ngoại thành, ngoại ô Và chiến lược

kinh doanh của TRUNG THÀNH là tập trung phát triển những khúc thị trường này.

Góp phần thực hiện chiến lược kinh doanh đó, chiến lược marketing có định hướng là:

nỗ lực tái định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng Điều đầu tiên để thực hiện được

chiến lược marketing đó của TRUNG THÀNH là phải xây dựng chiến lược kênh phân

phối hợp lý Chiến lược kênh phân phối có nhiệm vụ bức thiết là phải xây dựng lại hệ thống kênh đã gãy, khôi phục niềm tin của trung gian phân phối và quản lý chặt chẽ các mối quan hệ kênh

Bài toán tiếp theo được đặt ra với TRUNG THÀNH đó là vấn đề quản trị nhãn hiệu: nên

hay không giữ lại nhãn hiệu “mẹ”, nên hay không phát triển nhãn hiệu “con”, khi mà

người tiêu dùng đã mất lòng tin về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của TRUNG

THÀNH, nhưng nhãn hiệu “con” lại chưa đủ mạnh để đứng một mình TRUNG THÀNH

đã chọn lời giải nào, chúng tôi sẽ đề cập sâu ở phần sau

Chỉ khi chiến lược kéo (những quyết định về nhãn hiệu tác động đến tâm trí, thái độ của người tiêu dùng) kết hợp với chiến lược đẩy (những quyết định về kênh phân phối) tích hợp và hỗ trợ nhau thì chiến lược marketing “nỗ lực tái định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng mục tiêu” mới có cơ hội thành công Vậy khách hàng mục tiêu của

TRUNG THÀNH là ai?

Những nỗ lực marketing của TRUNG THÀNH đều hướng đến những người tiêu dùng cuối cùng: các bà nội trợ TRUNG THÀNH cố gắng thỏa mãn nhu cầu của các bà nội trợ ở

mọi mức thu nhập Từ chính đặc điểm của khách hàng mục tiêu là đòi hỏi địa điểm mua

hàng phải hết sức thuận tiện, có thể nhận thấy TRUNG THÀNH buộc phải phân phối với

cường độ lớn hơn: kênh phải phân bố rộng rãi Do đó bên cạnh việc xây dựng lại hệ thống kênh, chiến lược kênh còn phải là chiến lược phân phối ồ ạt: cố gắng đưa hàng hóa vào càng nhiều cửa hàng càng tốt

TRUNG THÀNH đã chọn lựa cho mình chiến lược định vị trong thời gian tới là: Định

vị dựa trên sự khác biệt hóa về hình ảnh, và dẫn đầu thị trường về chất lượng sản phẩm

Trang 5

Lời giải cho bài toán quản trị nhãn hiệu của TRUNG THÀNH đã ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược định vị này TRUNG THÀNH đã giữ nguyên hình dáng vỏ chai tương ớt truyền

thống với lớp nhựa trong suốt giúp khách hàng tận mắt quan sát chất lượng của tương ớt bên trong thông qua màu đỏ tươi đặc trưng của ớt như một sự cam kết đảm bảo chất

lượng hàng đầu, hương vị truyền thống từ TRUNG THÀNH Thêm nữa, TRUNG THÀNH

nhận thấy không nhất thiết phải thay đổi một phần truyền thống – hình dáng chai đặc

trưng giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm dễ dàng Bên cạnh đó, TRUNG THÀNH

thổi một luồng sinh khí mới cho sản phẩm của mình thông qua việc thay đổi hình ảnh nhãn hiệu: dán thêm nhãn vàng phía cổ chai gắn với hình ảnh trái ớt đỏ tươi Đó, một phần là nỗ lực thay đổi diện mạo cho sản phẩm, truyền đến người tiêu dùng nỗ lực thay

đổi tích cực của TRUNG THÀNH, đồng thời cũng là lời khẳng định sản phẩm 100% tự nhiên, và ăn ớt có lợi cho sức khỏe Vậy là với sản phẩm thế mạnh – tương ớt, TRUNG

THÀNH vừa giữ nguyên dáng chai, vừa cải tiến hình ảnh nhãn hiệu như một lời cam kết

về chất lượng hàng đầu, hương vị truyền thống và những nỗ lực thay đổi sau vụ bê bối Không chỉ vậy, nhãn hiệu được cải tiến còn giúp doanh nghiệp truyền tải nỗ lực thay đổi

đến với những nhà phân phối, khiến họ chấp nhận những sản phẩm của TRUNG THÀNH

dễ dàng hơn

Để cạnh tranh và khác biệt hóa với những sản phẩm của Chinsu và những đối thủ cạnh

tranh khác, TRUNG THÀNH đã gắn sản phẩm mình với thông điệp “Hàng Việt Nam chất

lượng cao” và khẩu hiệu: “Người Việt dùng hàng Việt” đồng thời phát triển những dòng sản phẩm mới, thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của người tiêu dùng Với tên thương

hiệu rất Việt Nam “TRUNG THÀNH”, có thể nói doanh nghiệp có một số lợi thế nhất

định khi trong thời gian này, những cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt đang được

thúc đẩy Điều đó đã mở ra cơ hội cho sản phẩm TRUNG THÀNH được tham gia chương

trình “bình ổn giá”, sản phẩm xuất hiện nhiều trong chuỗi cửa hàng bình ổn giá, bên cạnh cửa hàng tạp hóa truyền thống Việc được xuất hiện trong hệ thống của hàng bình ổn giá, góp phần làm giảm áp lực trong việc xây dựng lại hệ thống kênh của doanh nghiệp Không chỉ vậy, phát triển dòng sản phẩm mới, cũng đòi hỏi hệ thống kênh đặc thù Điều

Trang 6

này buộc chiến lược kênh phải phát triển hệ thống kênh mới nhằm phân phối những sản phẩm này

Có thể chia hệ thống kênh của TRUNG THÀNH thành 3 hệ thống chính:

- Hệ thống kênh dành cho nhóm hàng gia đình (nước tương, nước mắm, tương ớt….)

- Hệ thống kênh dành cho nhóm hàng đặc biệt (giàu đạm, giàu sắt…)

- Hệ thống kênh Ho – Re – Ka (khách sạn, nhà hàng, quán karaoke )

Trên lý thuyết, các hệ thống kênh trên có những sự khác biệt tương đối, nhưng thực tế

cho thấy ở doanh nghiệp TRUNG THÀNH thì các hệ thống kênh này khá tương đồng

Hình 3.1 Sơ đồ cấu trúc hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp TRUNG THÀNH

Nhà sản xuất

Nhà bán buôn Chi nhánh đại diện

Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ

Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng

Trang 7

3.1 Hệ thống kênh dành cho nhóm hàng gia đình:

Ở các thành phố lớn, các Trung gian phân phối nằm trong hệ thống kênh của TRUNG

THÀNH bao gồm: nhà bán buôn, nhà bán lẻ, bên cạnh đó còn có nhân viên bán hàng của

công ty liên hệ trực tiếp với những nhà bán lẻ

Ở các thành phố nhỏ như Hạ Long, Thái Nguyên các Trung gian phân phối nằm trong

hệ thống kênh của TRUNG THÀNH bao gồm: nhà bán buôn, chi nhánh đại diện, bên cạnh

đó còn có nhân viên bán hàng của công ty liên hệ trực tiếp với những nhà bán lẻ Ở các thành phố nhỏ nhà bán buôn không thực hiện được đầy đủ chức năng phân phối của mình

do đó TRUNG THÀNH buộc phải mở thêm chi nhánh đại điện nhắm giảm áp lực phát

triển thị trường cho các nhà bán buôn

TRUNG THÀNH đang phải từng bước xây dựng lại kênh phân phối do đó gặp rất nhiều

khó khăn Dù TRUNG THÀNH cố gắng quản lý kênh và hỗ trợ kênh song hiện tại kiểu tổ chức kênh của TRUNG THÀNH vẫn là kiểu kênh truyền thống TRUNG THÀNH cố gắng

thuyết phục các nhà bán buôn mua sản phẩm của mình và việc nhà bán buôn quản lý, mua

đi bán lại sản phẩm với nhà bán lẻ của họ như thế nào TRUNG THÀNH không quản lý

được Nhà bán lẻ đến với nhà bán buôn như thế nào là tự phát và dựa theo những mỗi quan hệ thân thiết trước đó mà ít có mối liên hệ với nhà sản xuất Thêm nữa những nhà bán buôn có sức mạnh thị trường đều đã có ràng buộc với Chinsu là không phân phối sản

phẩm của TRUNG THÀNH Đây là một điểm bất lợi lớn trong phát triển kênh phân phối của TRUNG THÀNH để khắc phục phần nào hậu quả từ việc khó thâm nhập các nhà bán buôn lớn trên địa bàn, TRUNG THÀNH đã xây dựng một đội nhân viên bán hàng làm nhiệm vụ phát triển thị trường, bán trực tiếp sản phẩm cho các nhà bán lẻ TRUNG

THÀNH đang ở bước đầu của việc xây dựng lại hệ thống phân phối, do đó các nhà bán

buôn có những sức ép lớn lên doanh nghiệp mà TRUNG THÀNH buộc phải chấp nhận Ví

dụ: trong địa bàn Hà Nội, ở quận Hà Đông có một nhà bán buôn lớn nắm giữ toàn bộ cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tạp hóa Uy tín và kinh nghiệm cũng như năng lực của nhà bán

buôn này góp phần rất lớn trong việc phát triển thị trường của TRUNG THÀNH tại Hà

Trang 8

Đông Tuy nhiên chính sức mạnh thị trường của nhà bán buôn đã gây sức ép ngược lại

cho TRUNG THÀNH, buộc TRUNG THÀNH phải dành nhiều phần ưu ái, hỗ trợ chăm sóc

nhiều hơn nếu muốn tiếp tục kinh doanh trên địa bàn Hà Đông Có thể kể ra những minh chứng về sự ưu ái đặc biệt này như sau: với các nhà bán buôn khác, chỉ khi thấy họ không

hoàn thành chức năng phân phối mà TRUNG THÀNH kì vọng, TRUNG THÀNH sẽ cử các

nhân viên bán hàng đến hỗ trợ, giúp đỡ về sắp xếp lại hàng hóa, chăm sóc khách hàng…

Tuy nhiên với nhà bán buôn lớn ở Hà Đông thì bất cứ lúc nào họ yêu cầu TRUNG

THÀNH cũng phải cử nhân viên bán hàng giỏi đến giúp đỡ họ Không những vậy, TRUNG THÀNH còn tạo điều kiện thuận lợi nhất về phương tiện vận chuyển cho nhà bán

buôn này: thường xuyên giúp họ vận chuyển hàng hóa đến các nhà bán lẻ bằng ô tô Những chương trình khuyến mại nằm trong chiến lược đẩy của doanh nghiệp như các chương trình thẻ cào cho trung gian phân phối đều dành những ưu tiên đặc biệt cho nhà bán buôn này: cho chạy trước chương trình ở nhà bán buôn này sau đó mới đến các nhà

bán buôn khác Quả thực TRUNG THÀNH đang phải phụ thuộc lớn vào các nhà bán

buôn, chịu sức ép lớn từ họ trong quá trình xây dựng lại kênh phân phối Bên cạnh những hợp đồng ràng buộc, soạn thảo với những điều kiện chặt chẽ để tránh tình trạng rời bỏ

kênh như trong vụ 3-MPCD TRUNG THÀNH còn phải xây dựng mối quan hệ thân thiết

với nhà bán buôn thông qua chính sách hỗ trợ như: thường xuyên có những báo cáo về tình hình bán hàng của nhà bán buôn nhằm đưa ra những giúp đỡ kịp thời Có thể nhận

thấy TRUNG THÀNH đang cố gắng quản lý kênh chặt chẽ hơn nhưng về bản chất kênh phân phối của TRUNG THÀNH vẫn là kênh truyền thống, mối liên hệ giữa các thành viên

kênh chưa chặt chẽ và các thành viên kênh không theo đuổi cùng một mục tiêu chung, các nhà bán buôn trong cùng một địa bàn thành phố hầu như không có mối liên hệ nào

Cụ thể ở địa bàn Hà Nội TRUNG THÀNH có mối liên hệ trực tiếp với 6 nhà bán buôn

lớn: 1 ở quận Tây Hồ, 1 ở quận Hà Đông, 1 ở quận Ba Đình, 1 ở huyện Từ Liêm và 2 ở quận Long Biên Có thể thấy những nhà bán buôn lớn này tập trung ở các quận huyện khá

xa trung tâm Hà Nội hiện thực hóa chiến lược kênh phân phối của TRUNG THÀNH: cố

gắng chiếm lĩnh và phát triển thị trường ở khu vực ngoại thành Các nhà bán buôn lớn này

Trang 9

có mối liên hệ với các nhà bán lẻ (tạp hóa, sạp hàng…) được TRUNG THÀNH kì vọng sẽ cung cấp khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường đồng thời giúp TRUNG THÀNH giảm

thiểu các tiếp xúc bán và thu nhận thông tin thị trường Một thực tế cần nhận biết đó là,

nhà bán buôn tại mỗi quận huyện có mối liên hệ ràng buộc với TRUNG THÀNH đều có

hạn chế về nguồn lực, nhân viên, phương tiện vận chuyển, sức mạnh thị trường, mối quan

hệ sẵn có với các nhà bán lẻ không thực sự nhiều Chính vì lẽ đó nhà bán buôn có mối

liên hệ với TRUNG THÀNH không thực sự hoàn thành được những chức năng phân phối như TRUNG THÀNH kì vọng Về chức năng bao phủ thị trường, các nhà bán buôn này

chỉ tập trung cung cấp sản phẩm cho các nhà bán lẻ có mối quan hệ sẵn có với họ mà không chủ động phát triển thị trường Hạn chế trong bao phủ thị trường dẫn đến hạn chế

trong thực hiện tiếp xúc bán Nhà bán buôn giúp TRUNG THÀNH giảm các tiếp xúc bán nhưng không đáp ứng nguyện vọng của TRUNG THÀNH TRUNG THÀNH buộc phải

thành lập đội phát triển thị trường một mặt hỗ trợ các nhà bán buôn phát triển thị trường,

một mặt giúp TRUNG THÀNH mở rộng các nhà bán lẻ có mối liên hệ trực tiếp (không qua trung gian) với TRUNG THÀNH Trong thực hiện chức năng thu thập thông tin, nhà

bán buôn thực hiện khá tốt Vai trò của các nhà bán buôn trong dòng chảy thông tin là rất quan trọng Họ thông báo tình hình của khách hàng: Những phàn nàn, góp ý về chất lượng, bao gói sản phẩm hay những sản phẩm bị lỗi, đồng thời thông báo về những chiến dịch của đối thủ cạnh tranh Trợ giúp các nhà bán buôn thực hiện tốt vai trò thu thập thông tin thị trường chính là đội ngũ giám sát bán hàng cùng những báo cáo bán hàng hàng ngày của họ, bên cạnh đó là đường dây nóng thiết lập trong nội bộ kênh của

TRUNG THÀNH Tất cả những thông tin về thị trường được tập hợp ở ban thư ký kinh

doanh và được chuyển tới bộ phận marketing giải quyết

Bên cạnh các nhà bán buôn thực hiện tiếp xúc bán với nhà bán lẻ, TRUNG THÀNH có

những nhân viên bán hàng đại diện cho doanh nghiệp trực tiếp tìm kiếm và thực hiện tiếp xúc bán với các nhà bán lẻ Đội ngũ nhân viên này với sức ép từ chiến lược kênh phân phối ồ ạt đã len lỏi đến tận những cửa hàng tạp hóa ở những quận huyện ngoại thành Với sức ép về doanh số tháng sau phải tăng hơn tháng trước cùng với sự năng động, cơ động

Trang 10

của đội ngũ này họ đã liên tục mở rộng thị trường cho TRUNG THÀNH Tuy vậy sức ép

về doanh số là con dao hai lưỡi Một mặt nó thúc đẩy nhân viên bán hàng tìm kiếm thị trường, mặt khác sức ép quá lớn buộc nhân viên bán hàng có những “mánh khóe” mà

những mánh khóe đó đi ngược lại với mục tiêu kênh của TRUNG THÀNH Nhiều nhân

viên bán hàng không nộp lại đầy đủ danh sách các cửa hàng mà họ liên hệ được Ví dụ nhân viên A trong tháng 10 phải liên hệ được với 10 cửa hàng theo kế hoạch doanh nghiệp đã đề ra Thực tế anh ta liên hệ được với 15 cửa hàng song anh ta chỉ đưa lại danh sách của 12 cửa hàng, 3 cửa hàng còn lại anh ta “để dành”, tránh sức ép về doanh số Trong những tháng tiếp theo hoặc anh ta đưa thêm 3 cửa hàng đó vào danh sách, hoặc vẫn

để dành nhằm chạy doanh số tuồn hàng hóa vào đó khi không đủ chỉ tiêu Đây cũng là

một thách thức buộc TRUNG THÀNH phải kiểm soát chặt chẽ nhân viên của mình.

Với chiến lược xây dựng lại hệ thống kênh phân phối và phân phối ồ ạt, có thể nói

trong hệ thống kênh của TRUNG THÀNH, xuất hiện tình trạng nhà bán buôn và các nhân

viên bán hàng mạnh ai nấy làm trong việc liên hệ với các nhà bán lẻ Các nhà bán lẻ cũng không có sự liên kết chặt chẽ với nhau Những cửa hàng tạp hóa nhằm trong khu dân cư

và các sạp hàng khô ở chợ là những nhà bán lẻ mà TRUNG THÀNH tập trung hướng đến.

Tuy nhiên các cửa hàng tạp hóa ở các quận trung tâm thành phố có số lượng sản phẩm ít,

mẫu mã kém đa dạng mặc dù TRUNG THÀNH có hơn 100 chủng loại sản phẩm Ở các cửa hàng và sạp hàng tại các quận huyện xa trung tâm thành phố sản phẩm của TRUNG

THÀNH đa dạng hơn.

3.2 Hệ thống kênh dành cho sản phẩm thỏa mãn nhu cầu đặc biệt

Trung Thành hợp tác cùng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho ra đời dòng nước mắm siêu đạm dành cho trẻ nhỏ “Ngư nhi” và dòng nước mắm giàu chất sắt “Ngư ông” cho những

người thiếu sắt Những sản phẩm đặc biệt này đòi hỏi TRUNG THÀNH phải xây dựng

một hệ thống kênh mới, đồng thời xây dựng hệ thống kênh phù hợp Chiến lược phân

phối ồ ặt đã không còn hợp lý, thay vào đó chiến lược phân phối chọn lọc được TRUNG

THÀNH lựa chọn Cấu trúc kênh cho dòng sản phẩm đặc biệt này tương tự như kênh của

Ngày đăng: 14/08/2014, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1 Sơ đồ cấu trúc hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp TRUNG THÀNH - Quan Tri Kenh Phan Phoi của trung thanh ppt
Hình 3.1 Sơ đồ cấu trúc hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp TRUNG THÀNH (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w