1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ deacetyl đến hoạt tính chống oxy hóa của chitosan thủy phân bằng H2SO4

54 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

i LỜI CÁM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Nha Trang đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp đại học. Em xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Ban Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Thực phẩm đã tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu chuyên môn của mình. Lời cám ơn chân thành tới TS. Huỳnh Nguyễn Duy Bảo đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian làm thực tập tốt nghiệp. Xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo trong Khoa Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Nha Trang đã tận tình giúp đỡ giải đáp những thắc mắc khó khăn tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án. Cám ơn cán bộ phòng thí nghiệm các bộ môn Công nghệ Chế biến, Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Sinh học, Hóa- Vi sinh, viện Công nghệ Sinh học và Môi trường đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài của mình. Cám ơn sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ trong thời gian vừa qua. Nha Trang, tháng 06 năm 2012 Sinh viên thực hiện Đặng Kim Chung ii MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC HÌNH .v LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 2 1.1. Tổng quan chitin-chitosan 2 1.1.1. Nguồn gốc, cấu tạo phân tử của chitin-chitosan 2 1.1.1.1. Nguồn gốc chitin, chitosan 2 1.1.1.2. Công thức cấu tạo chitin, chitosan 2 1.1.1.3 Độ deacetyl của chitin và chitosan 3 1.1.1.4. Phân tử lượng của chitosan 4 1.1.2. Tính chất của chitosan 4 1.1.2.1. Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của chitosan 5 1.1.2.2. Khả năng tạo màng của chitosan 5 1.1.2.3. Các tính chất khác của chitosan 6 1.1.3. Ứng dụng của chitosan 6 1.1.3.1. Ứng dụng chitosan trong thực phẩm 6 1.1.3.2. Ứng dụng chitosan trong nông nghiệp và thủy sản 7 1.1.3.3. Ứng dụng chitosan trong xử lý môi trường 8 1.1.3.4. Ứng dụng chitosan trong y học và công nghệ sinh học 8 1.2. Chitosan thủy phân 8 1.2.1. Giới thiệu về chitosan thủy phân 8 1.2.2. Đặc điểm tính chất chitosan thủy phân 9 1.2.3. Một số phương pháp thuỷ phân chitosan có khối lượng phân tử thấp 9 1.2.4. Ứng dụng chitosan thủy phân 10 1.2.4.1. Trong công nghiệp thực phẩm 10 1.2.4.2. Ứng dụng trong mỹ phẩm 10 1.2.4.3. Trong lĩnh vực y dược 10 iii 1.2.5. Thủy phân chitosan bằng H 2 SO 4 13 1.2.5.1. Cơ chế thủy phân chitosan bằng H2SO4 13 1.2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cắt mạch chitosan bằng H 2 SO 4 13 1.3. Quá trình oxy hóa 14 1.3.1. Gốc tự do 14 1.3.2. Định nghĩa chất chống oxy hóa 14 1.3.3. Ảnh hưởng của gốc tự do tới cơ thể 14 1.3.4. Chất chống oxy hóa 16 1.3.5. Cơ chế chống oxy hóa của chitosan 19 1.3.6. Tình hình nghiên cứu khả năng chống oxy hoá của chitosan trên thế giới và Việt Nam 20 1.3.6.1. Tình hình nghiên cứu khả năng chống oxy hóa chitosan trên thế giới 20 1.3.6.2. Tình hình nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của chitosan ở Việt Nam 22 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.1.1. Chitosan 24 2.1.2. Hóa chất 26 2.2. Phương pháp nghiên cứu 26 2.2.1. Thí nghiệm thủy phân chitosan bằng H 2 SO 4 26 2.2.2. Phương pháp phân tích 29 2.2.2.1. Phương pháp xác định hiệu suất thu hồi 29 2.2.2.2. Phương pháp xác định độ ẩm và độ deacetyl 29 2.2.2.3. Phương pháp phân tích khả năng khử gốc tự do DPPH 30 2.2.2.4. Phương pháp xác định tổng năng lực khử 31 2.3. Phương pháp xử lý số liệu 32 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33 3.1. Hiệu suất thu hồi của chitosan thủy phân bằng H 2 SO 4 33 3.2. Độ ẩm của chitosan thủy phân bằng H 2 SO 4 34 3.3. Độ deacetyl của chitosan thủy phân bằng acid H 2 SO 4 35 iv 3.4. Tương quan giữa hoạt tính chống oxy hóa và độ deacetyl của chitosan thủy phân bằng H 2 SO 4 37 3.5. Đề xuất quy trình sản xuất chitosan có hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp thủy phân bởi acid H 2 SO 4 41 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cơ chế tác động của gốc tự do đến tế bào 15 Hình 2.1. Sơ đồ quy trình sản xuất chitosan 24 Hình 2.2. Chitosan nguyên liệu 25 Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thủy phân chitosan bằng acid H 2 SO 4 27 Hình 2.4. Đường chuẩn DPPH 31 Hình 3.1. Hiệu suất thu hồi chitosan thủy phân bằng acid H 2 SO 4 33 Hình 3.2. Độ ẩm của chitosan thủy phân bằng acid H 2 SO 4 34 Hình 3.3. Độ deacetyl của chitosan thủy phân bằng H 2 SO 4 35 Hình 3.4. Quá trình deacetyl hóa và thủy phân cắt mạch chitosan thủy phân bằng H 2 SO 4 37 Hình 3.5. Khả năng khử gốc tự do DPPH của chitosan thủy phân bằng H 2 SO 4 38 Hình 3.6. Tương quan giữa khả năng khử gốc tự do DPPH và độ deacetyl của chitosan thủy phân bằng H 2 SO 4 39 Hình 3.7. Tổng năng lực khử của chitosan thủy phân bằng acid H 2 SO 4 40 Hình 3.8. Tương quan giữa tổng năng lực khử và độ deacetyl của chitosan thủy phân bằng acid H 2 SO 4 41 Hình 3.9. Quy trình sản xuất chitosan có hoạt tính chống oxy hóa theo phương pháp thủy phân bằng H 2 SO 4 42 Hình 3.10. Chitosan thủy phân (1) và chitosan kết tủa bằng NaOH (2) 43 Hình 3.11. Chitosan thủy phân bằng H 2 SO 4 sau khi sấy 43 1 LỜI MỞ ĐẦU Chitin là một polymer sinh học tồn tại phổ biến trong vỏ các loài giáp xác như tôm cua, mực, một số loại vi khuẩn,… Dẫn xuất của chitin là chitosan co nhiều tính chất đặc biệt như khả năng tạo màng, tạo gel, kháng khuẩn, kháng nấm,… được ứng dụng nhiều vào các ngành công nghiệp thực phẩm, xử lý chất thài, công nghệ sinh học và y dược,… Các tính chất này phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng phân tử và độ deacetyl của chitosan. Chitosan mạch ngắn và chitooligosaccharide là sản phẩm thu được từ quá trình phân cắt chitosan bằng các tác nhân: vật lý (chiếu tia bức xạ[21]); hóa học (sử dụng H 2 O 2 , các loại acid H 2 SO 4 , HCl, HNO 3 …). Nhiều nghiên cứu cho thấy chitosan mạch ngắn, khối lượng phân tử thấp, độ deacetyl cao có hoạt tính sinh học cao hơn so với chitosan được sản xuất theo quy trình thông thường. Một trong số những tính chất đó là hoạt tính chống oxy hóa. Chitosan và chitosan mạch ngắn giữ vai trò là chất chống oxy hóa, ngăn ngừa sự hư hỏng thực phẩm do các tác nhân oxy hóa gây ra. Điều này đã được ứng dụng tạo màng bảo quản thực phẩm như các loại trái cây, thịt bò, cá trích, … Hơn nữa, chitosan và chitosan mạch ngắn còn ngăn chặn, giảm thiểu tác hại của các tác nhân oxy hóa cơ thể, hủy hoại tế bào bằng cách liên kết với các phân tử có hại, làm giảm và phá hủy hoạt tính của chúng. Đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của độ deacetyl đến hoạt tính chống oxy hóa của chitosan thủy phân bằng H 2 SO 4 ” nhằm tìm ra điều kiện thủy phân thích hợp( thời gian thủy phân và nồng độ acid), ảnh hưởng của độ deacetyl với hoạt tính chống oxy hóa của chitosan thủy phân dưới tác nhân là acid sulfuric để có cơ sở thiết lập quy trình sản xuất chitosan có hoạt tính chống oxy hóa. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan chitin-chitosan 1.1.1. Nguồn gốc, cấu tạo phân tử của chitin-chitosan [1] 1.1.1.1. Nguồn gốc chitin, chitosan Chitin là polymer hữu cơ phổ biến trong tự nhiên sau cellulose. Chitin ít khi ở dạng tự do mà luôn liên kết với protein dưới dạng phức hợp cacbonat canxi và nhiều hợp chất hữu cơ khác, gây khó khăn cho việc tách chiết. Chitin là một polysaccharide được cấu tạo bởi các monosaccharide liên kết với nhau bằng cầu nối 1,4-glucosid, có công thức phân tử là (C 8 H 13 O 5 N) n . Chitin có cấu trúc hóa học giống cellulose và có thể xem là một dẫn xuất của cellulose với nhóm acetamido ở cacbon số 2. Chitin đóng vai trò là thành phần chính cấu tạo nên độ cứng chắc của vỏ giáp xác. Chitin được tách chiết lần đầu tiên vào năm 1811 bởi nhà dược hóa học người Pháp Henri Braconnot từ nấm (Braconnot, 1811). Chitosan là một dẫn xuất của chitin được hình thành khi tách nhóm acetyl (quá trình deacetyl hóa chitin) khỏi chitin nên chitosan chứa rất nhiều nhóm amino. Chitosan được phát hiện lần đầu tiên bởi Rouget vào năm 1859. Chitosan thường ở dạng vẩy hoặc dạng bột có màu trắng ngà. Công thức cấu tạo của chitosan gần giống như chitin và cellulose chỉ khác là chitosan chứa nhóm amin ở cacbon thứ 2. 1.1.1.2. Công thức cấu tạo chitin, chitosan 3 Trong thực tế thường có mắt xích chitin đan xen trong mạch cao phân tử chitosan khoảng 10%. Vì vậy công thức chính xác của phân tử chitosan là: Công thức phân tử: ( C 6 H 11 O 4 ) n Phân tử lượng: M=1000-5000 Dalton tùy loại. Trong mỗi mắt xích phân tử của chitosan có chứa nhóm amin nên nó là một polyamin). Chitosan có M>= 10 6 Dalton, phải hòa tan trong môi trường axit acetic loãng 0,5%-1%. 1.1.1.3 Độ deacetyl của chitin và chitosan Độ deacetyl của chitin và chitosan là một thông số quan trọng, đặc trưng cho tỉ lệ giữa 2-acetamido-2deoxy-Dglucopyranose với 2-amino-2-deoxy-D- glucopyranose trong phân tử chitin và chitosan. Chitin có độ deacetyl thấp còn chitosan thì có độ deacetyl cao, tức là chứa nhiều nhóm amino. Ngoài độ deacetyl thì sự phân bố của các nhóm glucosamine cũng ảnh hưởng đến tính chất của chitosan. Cụ thể, chitosan phân bố dạng rời rạc dễ tan hơn chitosan phân bố dạng khối. D-D-A-D-D-A-A-D-D-D-A-D-D-A-D-D-A-A- Phân bố dạng random (rời rạc) của phân tử chitosan D-D-D-D-D-D-D-D-D-A-A-A-A-A-A-A-A-A- 4 Phân bố dạng block (dạng khối) của phân tử chitosan Trong đó: D: D-glucosamine A: N-acetyl glucosamine 1.1.1.4. Phân tử lượng của chitosan Phân tử lượng của chitosan là một thông số cấu trúc quan trọng, nó quyết định tính chất của chitosan như khả năng kết dính, tạo màng, tạo gel, khả năng hấp phụ chất màu, đặc biệt là khả năng ức chế vi sinh vật. Chitosan có phân tử lượng càng lớn thì có độ nhớ càng cao. Thông thường, phân tử lượng của chitosan nằm trong khoảng từ 100000 dalton đến 1200000 dalton (Li và cộng sự, 1997). Phân tử lượng của chitosan phụ thuộc vào nguồn chitin và điều kiện deacetyl va thường rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, chitosan có phân tử lượng thấp thì thường có hoạt tính sinh học cao hơn, thường có nhiều ứng dụng trong nông nghiệp, y học và công nghệ sinh học, Chitosan có phân tử lượng lớn có khả năng tạo màng tốt và màng chitosan tạo thành có sức căng tốt. Độ nhớt của chitosan phụ thuộc và phân tử lượng. Chitosan có phân tử lượng thấp có độ nhớt từ 32-200cps và có phân tử lượng lớn hơn 1 triệu dalton có độ nhớt lên đến 3000-4000 cps. Ngoài ra, độ nhớt của chitsosan còn phụ thuộc vào độ deacetyl, cường độ ion, pH, nhiệt độ. 1.1.2. Tính chất của chitosan Chitosan tan tốt trong các acid hữu cơ thông thường như acid formic, acid acetic, acid propionic, acid citric, acid lactic. pKa của chitosan có giá trị từ 6,2 đến 6,8. Khi hòa tan chitosan trong môi trường acid loãng tạo thành keo dương. Đây là một điểm rất đặc biệt vì đa số các keo polysaccharide tự nhiên tích điện âm. Chitosan tích điện dương sẽ có khả năng bám dính bề mắt các ion tích điện âm và có khả năng tạo phức với các kim loại và tương tác tốt với các polyme tích điên âm. Tính chất của chitosan như khả năng hút nước, khả năng hấp phụ chất màu, kim loại, kết dính với chất béo, kháng khuẩn, kháng nấm, mang DNA phụ thuộc rất lớn vào độ deacetyl hóa. Chitosan có độ deacetyl cao thì có khả năng hấp phụ chất màu, tạo phức với kim loại tốt hơn. Tương tự, khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của chitosan cao hơn ở các mẫu chitosan có độ deacetyl cao. Cụ thể, khả năng 5 kháng khuẩn tốt đối với chitosan có độ deacetyl trên 90%. Tuy nhiên, khả năng hút nước chỉ chitosan thì giảm đi khi tăng độ deacetyl. Kết quả nghiên cứu của Trung và cộng sự (2006) cho thấy khả năng hút nước của chitosan có độ deacetyl thấp (75%) đạt đến 659% cao hơn nhiều so với chitosan có độ deacetyl hóa cao (96%) chỉ đạt 486%. 1.1.2.1. Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của chitosan Chitosan có khả năng ức chế nhiều chủng vi sinh vật: vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương và vi nấm. Khả năng ức chế vi sinh vật của chitosan phụ thuộc vào độ deacetyl, phân tử lượng. So với chitin, chitosan có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm tốt hơn vì chitosan tích điện dương ở vị trị carbon thứ 2 ở pH nhở hơn 6. Chitosan có độ deacetyl cao trên 85% thì có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm tốt. Chitosan có phân tử lượng dưới 2000 dalton thì khả năng tức chế vi sinh vật kém. Chitosan có phân tử lượng trên 9000 dalton có khả năng ức chế vi sinh vật cao (Jeon và cộng sư, 2000). Tuy nhiên, chitosan có phân tử lượng lớn thì khả năng kháng khuẩn cũng thấp. Chitosan được hòa tan trong dung môi hữu cơ như acid acetic, acid lactic và được sử dụng để xử lý kháng khuẩn, kháng nấm. Chitosan có khả năng ức chế Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Escherichia coli, saccharomyces cerevisiae, Rhodotorula glutensis, Botrytis cinerea, Rhizopus stolonifer, Aspergillus niger. Nồng độ ức chế phụ thuộc vào loại chitosan, loài vi sinh vật, điều kiện áp dung, và thường được sử dụng trong khoảng 0,0075% đến 1,5%. Ngoài ra các dẫn xuất của chitosan cũng có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn tốt. N-carboxymethylchitosan ở nồng độ 0,1-5 mg/ml trong môi trường pH 5,4 làm giảm khả năng sinh độc tố aflatoxin của Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus (Shahidi và cộng sự, 1999). 1.1.2.2. Khả năng tạo màng của chitosan Chitosan có khả năng tạo màng rất tốt. Tính chất cơ lý của màng chitosan như độ chịu kéo, độ rắn , độ ngấm nước, phụ thuộc nhiều vào phân tử lượng và độ deacetyl hóa của chitosan. Chitosan độ deacetyl cao có ứng suất kéo và độ giãn dài [...]... nhóm amino của phân tử chitosan có thể kìm hãm sự oxy hóa lipid do tác động kiềm hãm vậy mới hạn chế được sự hoạt động oxy hóa của nhóm kim loại 20 1.3.6 Tình hình nghiên cứu khả năng chống oxy hoá của chitosan trên thế giới và Việt Nam 1.3.6.1 Tình hình nghiên cứu khả năng chống oxy hóa chitosan trên thế giới Nghiên cứu về ứng dụng của chitosan, rất nhiều tác giả cho rằng chitosan có hoạt tính sinh... tố ảnh hưởng tới khả năng cắt mạch chitosan bằng H2SO4 Phản ứng cắt mạch chitosan bằng H2SO4 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng một số yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng cắt mạch chitosan: Ảnh hưởng nồng độ H2SO 4 Khả năng cắt mạch chitosan tăng dần theo chiều tăng nồng độ H2SO4 Nghiên cứu chỉ ra rằng trọng lượng phân tử của sản phẩm thủy phân chitosan giảm dần khi nồng độ H2SO4 tăng Một lượng nhỏ H2SO4. .. năng chống oxy hóa của chitosan đến cơ thịt cá phụ thuộc vào trọng lượng phân tử và nồng độ chitosan Ở nồng độ cao trọng lượng phân tử thấp, chitossan có tác dụng chống oxy hóa cao hơn và ngược lại Về cơ chế chống oxy hóa của chitosan theo Trần Thị Luyến thì do các nhóm amino của phân tử chitosan có thể kiềm hãm, hạn chế sự hoạt động oxy hóa của nhóm kim loại Jeon và cộng sự (2002) cho rằng, chitosan. .. rửa về trung tính bằng nước cất Làm khô Phần kết tủa được rửa về trung tính rồi đem làm khô trong tủ ấm ở 39oC Chitosan thủy phân thu được đem đi xác định : 29 - Hiệu suất thu hồi - Độ ẩm - Hàm lượng tro - Độ deacetyl -Hoạt tính chống oxy hóa: + Khả năng khử gốc tự do DPPH + Tổng năng lực khử -Xác đinh tương quan giữa hoạt tính chống oxy hóa và độ deacetyl của chitosan thủy phân bằng acid H2SO4 2.2.2... tính Sấy khô (39oC) Chitosan thủy phân Xác định hiệu suất thu hồi Xác định độ ẩm Xác định độ deacetyl Phân tích hoạt tính chống oxy hóa: - Khả năng khử gốc tự do DPPH - Tổng năng lực khử Phân tích số liệu, tìm mối tương quan giữa độ deacetyl và hoạt tính chống oxy hóa Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm thủy phân chitosan bằng acid H2SO 4 28 Thuyết minh quy trình Nguyên liệu chitosan Chitosan sử dụng trong... lượng phân tử của chitosan Khi điều kiện phản ứng được giữ không đổi, nồng độ H2SO4 càng cao thì trọng lượng phân tử càng giảm Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian Cũng theo nghiên cứu của Feng Tian Yu Liu và các nhà khoa học trên thế giới cho biết tốc độ cắt mạch chitosan tăng mạnh khi nhiệt độ và thời gian tăng lên Ảnh hưởng của loại chitosan Tùy vào loại chitosan khác nhau mà thủy phân bằng H2SO4 Chitosan. .. nghĩa chất chống oxy hóa Chất chống oxy là chất giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình oxy hóa chất khác Làm giảm tác dụng của các quá trình oxy hóa nguy hiểm bằng cách liên kết với nhau và với các phân tử có hại, giảm sức mạnh phá hủy của chúng Chất chống oxy hóa ngăn quá trình phá hủy này bằng cách khử đi các gốc tự do, kìm hãm sự oxy hóa bằng cách oxy hóa chính chúng 1.3.3 Ảnh hưởng của gốc tự do... thích rằng sự hiện diện của một số chitosan oligome có hoạt tính sinh học trên đậu hà lan đã hạn chế sự phát triển của nấm mốc 13 1.2.5 Thủy phân chitosan bằng H2SO4 [2] 1.2.5.1 Cơ chế thủy phân chitosan bằng H2SO4 Trong quá trình thủy phân chitosan bằng H2SO4, liên kiết glucoside 1,4 trong chuỗi polysaccharide bị bẻ gẫy làm giảm trọng lượng phân tử của chitosan Quá trình cắt mạch chitosan diễn ra theo... màng chitosan độ deacetyl thấp; tuy nhiên, chúng có độ trương nở thấp hơn Ngoài ra, tính chất của mang chitosan phụ thuốc rất nhiều vào dung môi sử dụng hòa tan chitosan để tạo màng, độ rắn (crystallinity) của màng chitosan cũng phụ thuộc vào dung môi sử dụng 1.1.2.3 Các tính chất khác của chitosan Ngoài các tính chất nêu trên, chitosan còn có khả năng chống oxy hóa Khả năng chống oxy hóa của chitosan. .. mùi vị của cá Màng chitosan rất quan trọng nhằm hạn chế sự vận chuyển oxy từ môi trường bảo quản đến thực phẩm Kamil và cộng sự (2002) đã nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa của chitosan ở các nồng độ khác nhau đến thịt cá trích (Clupea harengus) được bảo quản ở 40C trong 8 ngày Tác dụng này được so sánh với các mẫu đối chứng sử dụng chất chống oxy hóa BHA, BHT 21 Các nghiên cứu tương tự của tác . hóa của chitosan thủy phân bằng H 2 SO 4 ” nhằm tìm ra điều kiện thủy phân thích hợp( thời gian thủy phân và nồng độ acid), ảnh hưởng của độ deacetyl với hoạt tính chống oxy hóa của chitosan thủy. quan giữa hoạt tính chống oxy hóa và độ deacetyl của chitosan thủy phân bằng H 2 SO 4 37 3.5. Đề xuất quy trình sản xuất chitosan có hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp thủy phân bởi. oxy hóa cơ thể, hủy hoại tế bào bằng cách liên kết với các phân tử có hại, làm giảm và phá hủy hoạt tính của chúng. Đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của độ deacetyl đến hoạt tính chống oxy hóa

Ngày đăng: 14/08/2014, 13:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w