Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Chương 5. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Mục tiêu chung - Giúp người học nhận thức đối tượng kế toán là lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. - Trang bị cho người học phương pháp hạch toán lương chính, lương phụ; trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo chế độ trong doanh nghiệp. 5.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5.1.1. Nội dung kế toán Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của của bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sứ lao động. Tiền lương là bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm do lao đọng tạo ra. Nó có thể được coi là yếu tố đầu vào với chức năng là chi phí lao động sống, cũng có thể coi là cấu thành của thu nhập doanh nghiệp. Tiền lương là bộ phận cấu thành chủ yếu trong thu nhập của người lao động. Ngoài thu nhập bằng tiền lương, người lao động có thể còn nhận được tiền thưởng theo qui định của doanh nghiệp. Trong những trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viến mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí mất sức hay tử tuất… sẽ được hưởng thay lương khoản trợ cấo xã hội góp phần giảm khó khăn trong cuộc sống đó là trợ cấp BHXH. Các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản phụ cấp lương (nếu có) nêu tại điểm c dưới đây. Các khoản phụ cấp lương làm căn cứ để trích, nộp kinh phí công đoàn nêu tại khoản a và b nêu trên thống nhất với khoản phụ cấp làm căn cứ trích nộp bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế gồm: Phụ cấp chức vụ, phụ cấp chức vụ bầu cử, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực (nếu có). Đối với các đơn vị, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp nơi có tổ chức công đoàn hoạt động thi thủ trưởng đơn vị, tổ chức; giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm trích, nộp đủ kinh phí công đoàn mỗi quý một lần vào tháng đầu quý cho cơ quan công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo chế độ hiện hành thì việc trích lập và sử dụng quĩ BHXH, BHYT và KPCĐ theo lương như sau: (ĐVT: %) BHXH BHYT KPCĐ Cộng A. Phần trích lập 20 3 2 25 1. Doanh nghiệp, tính vào chi phí 15 2 2 19 2. Người lao động, trừ vào lương 5 1 0 6 B. Phần nộp lên các cơ quan 15 3 1 19 Kế toán tài chính 1 125 Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương quản lý (BHXH, BHYT) C. Phần sử dụng tại d.nghiệp 5 0 1 6 5.1.2. Nhiệm vụ kế toán - Ghi chép, tính toán, kiểm tra lao động và sử dụng lao động - Ghi chép, tính toán, kiểm tra thanh toán lương, các khoản theo lương - Ghi chép, tính toán tổng hợp, phân bổ lương, các khoản theo lương - Lập báo về thu nhập, về lương, về sử dụng các khoản theo lương 5.1.3. Các hình thức trả lương chủ yếu trong các doanh nghiệp 5.1.3.1. Trả lương theo thời gian 5.1.3.2. Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm Là hình thức tính trả lương cho người lao động theo kết quả lao động của họ, như theo khối lượng và chất lượng sản phẩm, công tác đã hoàn thành đã được nghiệm thu. - Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiêp (không hạn chê) - Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp Kế toán tài chính 1 126 Mức lương tháng = Mức lương cơ bản x {Hệ số luơng + Tổng Hs các khoản phụ cấp} Mức lương tuần Mức lương tháng x 12 = 52 Mức lương tuần Mức lương tuần = 22 (hoặc 26) Tiền lương được tính trong tháng Số lượng (khối lượng) = sản phẩm, công việc đã hoàn thành Đơn giá x tiền lương Tiền lương được tính trong tháng Tiền lương = được lĩnh của bộ phận trực tiếp Tỷ lệ x lương gián tiếp Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương - Chia lương theo cấp bặc tiền lương và thời gian lao động thực tế của từng người: + Xác định hệ số chia lương + Tính lương cho từng người lao động - Chia lương theo cấp bậc tiền lương và thời gian lao động thực tế của từng người kết hợp với việc bình công chấm điểm của từng lao động trong tập thể: + Xác định tiền lương tính theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc cho từng người: + Tính lương cho từng người lao động gồm Tiền lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc thực tế cộng vời tiền lương tính theo năng suất lao động (phần chia thêm) 5.1.4. Quĩ lương Quĩ lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, bao gồm: - Tiền lương tính theo thời gian - Tiền lương tính theo sản phẩm - Tiền lương tính theo công nhật, theo lương khoán - Tiền lương tính trả cho người lao động chế tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ qui định - Tiền lương tính trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan Kế toán tài chính 1 127 Tiền lương được tính trong tháng Tổng tiền lương thực tế được lĩnh của tập thể = Tổng tiền lương theo cấp bậc và thời gian làm việc của số lao động trong tập thể Mức lương được lĩnh của từng lao động = Tiền lương tính theo cấp bậc và thời gian lao động thực tế của từng người x {Hệ số chia luơng Tiền lương theo cấp bậc công việc Thời gian = thực tế làm việc (ngày giờ) Âån giaï x tiãön læång theo cáúp báûc (ngaìy giåì) Tiền lương được cho năng suất lao động của từng người Tổng tiền lương do tăng năng suất của tập thể = Tổng số điểm được bình của t thể Số điểm x được chia của từng người Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương - Tiền lương tính trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác, đi làm nghĩa vụ trong phạm vi qui định - Tiền lương tính trả cho người lao động khi đã nghỉ phép, đi học theo chế độ. - Tiền trả nhuận bút, giảng bài - Tiền thưởng có tính chất thường xuyên - Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca - Phụ cấp dạy nghề - Phụ cấp công tác lưu động - Phụ cấp khu vực, thâm niên ngành nghề - Phụ cấp trách nhiệm - Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học kỹ thuật - Phụ cấp học nghề, tập sự - Trợ cấp thôi việc - Tiền ăn giữa ca của người lao động - Ngoài ra, trong quĩ lương còn gồm cả khoản tiền chi trợ cấp BHXH cho người lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động 5.1.5. Tiền lương chính và lương phụ - Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ của họ, bao gồm tiền lương theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo như trách nhiệm, khu vực, thâm niên . - Tiền lương phụ là tiền lương trả cho nguời lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân nghỉ theo chế độ như đi nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất, đi học . Khi phân bổ tiền lương phụ vào chi phí sản xuất sản phẩm thường được tính tỷ lệ theo tiền lương chính trực tiếp sản xuất, chế biến ra sản phẩm. 5.1.6. Hạch toán lao động, kết quả lao động và tính lương và các khoản theo lương a Theo dõi số lượng lao động - Số theo dõi danh sách lao động theo từng bộ phận, đơn vị công tác của toàn doanh nghiệp do phòng tổ chức nhân sự quản lý - Số theo dõi danh sách lao động theo từng bộ phận, đơn vị công tác của doanh nghiệp do kế toán quản lý - Cơ sở để ghi vào sổ danh sách lao động là các chứng từ tuyển dụng, các quyết định thuyên chuyển công tác, cho thôi việc, hưu trí b Theo dõi thời gian lao động - Bảng chấm công do các bộ phận công tác lập, xác nhận gửi kèm theo các chứng từ liên quan gửi đến phòng kế toán - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Phiếu báo làm thêm ca, làm đêm, độc hại - Biên bản điều tra tai nạn lao động c Kết quả lao động Kết quả lao động được hạch toán dựa vào những chứng từ sau: - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành Kế toán tài chính 1 128 Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương - Hợp đồng giao khoán d Tính lương Đơn vị Bộ phận BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng năm . . Số T.T Họ và Tên Bậc lương Lương sản phẩm Lương thời gian và nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% Nghỉ việc, ngừng việc hưởng % Nghỉ việc, ngừng việc hưởng % Phụ cấp thuộc quĩ lương Số sản phẩm Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phụ cấp khác Tổng số Thuế thu nhập phải nộp Tạm ứng kỳ 1 Các khoản phải khấu trừ Kỳ 2 được lĩnh Số tiền Ký nhận Cộng Số tiền Ký nhận 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Kế toán tài chính 1 129 Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Kế toán thanh toán Kế toán trưởng 5.2. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 5.2.1 . Kế toán tổng hợp tiền lương, tiền công, tiền thưởng TK 334- PHẢI TRẢ CÔNG NHÂN VIÊN Bên Nợ Bên Có - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đẫ trả cho công nhân viên - Các khoản đã khấu trừ vào lương, tiền công của công nhân viên - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả cho công nhân viên Số dư Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, thiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên - Hàng tháng căn cứ vào bảng tổng hợp lương và các chứng từ hạch toán lao động, kế toán ghi: Nợ TK 622 Nợ TK 623 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Nợ TK 241 Có TK 334 - Khi tính tiền thưởng trả cho cán bộ công nhân viên: Nợ TK 431 Có TK 334 - Khi tính BHXH phải trả thay lương cho CNV, ghi: Nợ TK 338 (3383) Có TK 334 - Khi các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của CNV, ghi: Nợ TK 334 Có TK 141 Có TK 338 (3382,3,4) Có TK 138 - Khi ứng trước hoặc thực thanh toán tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản theo lương, ghi: Nợ TK 334 Có TK 111 - Khi tính thuế thu nhập của CNV phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 334 Có TK 333 (3335) Kế toán tài chính 1 130 Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương 5.2.2. Kế toán tổng hợp BHXH, BHYT, KPCĐ TK 338- PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC TK3382- Kinh phí công đoàn TK3383- Bảo hiểm xã hội TK3384- Bảo hiểm y tế Bên Nợ Bên Có - Số BHXH, BHYT đã nộp cho cơ quan quản lý - Số BHXH phải trả cho công nhân viên - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị -Trích BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn tính vào chi sản xuất, kinh doanh của đơn vị - Số BHXH, BHYT mà công chức, viên chức phải nộp được trừ vào lương hàng tháng - Số tiền BHXH dược cơ quan BHXH cấp để chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ B. hiểm của đơn vị Số dư Bên Có: BHXH, BHYT và KPCĐ đã trích chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết - Căn cứ vào tiền lương phải trả cho CNV tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ở các bộ phận, đơn vị và tỷ lệ trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo qui định, kế toán ghi: Nợ TK 622 Nợ TK 632 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Nợ TK 241 Có TK 338 - Căn cứ vào tiền lương trả cho CNV ở các bộ phận, đơn vị và tỷ lệ trích BHXH, BHYT theo qui định, tính trừ vào lương của CNV, kế toán ghi Nợ TK 334 Có TK 338 - Khi tính BHXH phải trả thay lương cho CNV, ghi: Nợ TK 338 (3383) Có TK 334 - Khi nộp BHXH , BHYT, KPCĐ cho các cơ quan quản lý, hoặc được chi tại doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3383) Có TK 111 Có TK 112 - Khi được cấp bù về các khoản KPCĐ, BHXH, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 338 Kế toán tài chính 1 131 Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Bài tập Chương 5 Theo chế độ hiện hành thì việc trích lập và sử dụng quĩ BHXH, BHYT và KPCĐ theo lương như sau: (ĐVT: %) BHXH BHYT KPCĐ Cộng A. Phần trích lập 20 3 2 25 1. Doanh nghiệp, tính vào chi phí 15 2 2 19 2. Người lao động, trừ vào lương 5 1 0 6 B. Phần nộp lên các cơ quan quản lý (BHXH, BHYT) 15 3 1 19 C. Phần sử dụng tại d.nghiệp 5 0 1 6 Đơn vị Bộ phận BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng năm . . Số T.T Họ và Tên Bậc lương Lương sản phẩm Lương thời gian và nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% Nghỉ việc, ngừng việc hưởng % Nghỉ việc, ngừng việc hưởng % Phụ cấp thuộc quĩ lương Số sản phẩm Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền Số công Số tiền A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phụ c pấ khác Tổng số Thuế thu nhập phải nộp Tạm ứng kỳ 1 Các khoản phải khấu trừ Kỳ 2 được lĩnh Số tiền Ký nhận Cộng Số tiền Ký nhận 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Kế toán tài chính 1 132 Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Bài tập vận dụng (10) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Qui N m ă DIỄN GIẢI Đã ghi sổ Cái STT dòng Số hiều TK đối ứng SỐ PHÁT SINH Nợ Có 4 5 6 7 8 9 Số trang trước chuyển sang 1 1. Phiếu Thu số 200, ngày 2/4 kèm theo GBN Ngân hàng số 250, ngày 12/4, Rút TGNH về nhập quĩ, số tiền 100.000 2 2 2. Phiếu chi số 300, ngày 15/4, chi tạm ứng lương kỳ 1 cho CBCNV, số tiền 100.000 3 4 3. Trích trước lương nghỉ phép của CN sản xuất 2.600 5 6 4. Bảng Tổng hợp lương tháng 4, ghi số lương phải trả cho CBCNV, gồm: - Lương CN sản xuất 130.000 7 - Lương nghỉ phép của CN đã trích trước 1.500 8 - Lương nhân viên phân xưởng 8.000 9 - Lương nhân viên bán hàng 2.000 10 - Lương nhân viên quản lý 16.000 11 12 5. Trích các khoản theo lương theo chế độ - Vào chi phí chế biến sản phẩm 13 - Trích theo Lương nghỉ phép của CN đã trích trước 14 - Vào chi phí sản xuất chung 15 - Vào chi phí bán hàng 16 - Vào chi phí quản lý 17 - Trừ vào lương CBCNV 18 + BHXH 20% (15%+5%) 19 + BHYT 3% (2%+1%) 20 Kế toán tài chính 1 133 Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương + KPCĐ 2% 21 6. Phải trả CBCNV về trợ cấp ốm đau và tai nạn lao động 1.400 22 23 7. Các Giấy UNC, số 20, 21, 22 và các GBN của NH về nộp các khoản lên các cơ quan quản lý và CĐ cấp trên, gồm: BHXH 30.000 24 - BHYT 4.000 25 - KPCĐ 1.000 26 27 8. Phiếu chi số 321, ngày 30/4 về chuyển KPCĐ cho công đoàn cơ sở 1.000 28 29 9. Theo Bảng kê danh sách khen thưởng thi đua Quí I, số tiền thưởng CBCNV được trích từ quĩ thưởng là 25.000 30 31 10. Phiếu Thu số 230, ngày 30/4 kèm theo GBN Ngân hàng số 290, ngày 30/4, Rút TGNH về nhập quĩ, số tiền 60.000 32 33 11. Theo danh sách số CBCNV phải trừ tạm ứng vào lương, trị giá 3.000 34 35 12. Phiếu chi số 322, ngày 30/4, chi thanh toán các khoản với CBCNV 60.000 36 37 13. Cuối tháng, đối chiếu số phải trả với số đã trả cho CBCNV trên Bảng Thanh toán lương tháng 4, nếu có chênh lệch, kế toán phải kết chuyển để khoá số lương tháng 4. 38 39 Cộng chuyển sang trang sau 40 - Hãy mở Sổ Cái TK 334 để ghi tiếp các nghiệp vụ phát sinh theo các hình thức sổ kế toán ? Vẽ sơ đồ đối ứng TK 334 Kế toán tài chính 1 134 . tiền Ký nhận Cộng Số tiền Ký nhận 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Kế toán tài chính 1 129 Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Kế toán thanh toán Kế toán trưởng 5. 2. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN. 2 25 1. Doanh nghiệp, tính vào chi phí 15 2 2 19 2. Người lao động, trừ vào lương 5 1 0 6 B. Phần nộp lên các cơ quan 15 3 1 19 Kế toán tài chính 1 1 25 Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương. Chương 5. Kế toán lao động và tiền lương Chương 5. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Mục tiêu chung - Giúp người học nhận thức đối tượng kế toán là lương và các khoản