1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án địa lý lớp 9 pps

68 296 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 707 KB

Nội dung

Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An Tuần 1 Tiết 1 Ngày ĐỊA LÍ VIỆT NAM (TT) ĐỊA LÍ DÂN CƯ Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức Sau khi học bài, học sinh cần - Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh đông nhất, các dân tộc trong nước luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 2. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng xác định trên bản đồ vùng phân bố các dân tộc. 3. Thái độ Giáo dục HS ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. 4. Trọng tâm II. Đồ dùng dạy học Tranh một số dân tộc Việt Nam (nếu có) III. Các hoạt động 1. Ổn định 2. Giới thiệu Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc với truyền thống yêu nước đoàn kết các dân tộc trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bản sắc của mỗi dân tộc được thể hiện như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài học hôm nay. 3. Phát triển bài Hoạt động của GV và HS 1. Hoạt động 1 (Nhóm)  GV treo ảnh một số dân tộc ở Việt Nam cho HS quan sát và dựa vào nội dung SGK thảo luận theo yêu cầu: - Cho biết nước ta có mấy dân tộc? và có truyền thống như thế nào? → Đại diện trình bày kết quả, giáo viên nhận xét và kết luận.  GV bổ sung: trong 54 dân tộc chia làm 4 nhóm ngữ hệ: + Dòng Nam Á (Việt, Mường,…) + Dòng Nam Đảo (Mã Lai, Chăm, …) + Dòng Hán-Tạng (Hoa Sán, Dìu,…) - GV cho HS dựa vào H1.1. Cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống ở đâu và làm gì? + Dân tộc Kinh, ở đồng bằng. - GV yêu cầu HS nhận xét H1.2 (SGK) 2. Hoạt động 2 (Cá nhân)  GV yêu cầu HS dựa vào nội dung mục Nội dung I. Các dân tộc ở Việt Nam - Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trong cộng đồng các dân tộc ở nước ta, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất chiếm 86,2% dân số cả nước. - Sống bằng nghề thâm canh lúa nước, nghề thủ công. - Là lực lượng lao động trong các ngành nông, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật. II. Phân bố các dân tộc 1. Dân tộc Việt (Kinh) - Dân tộc Việt (Kinh) sống chủ yếu ở đồng 1 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An II.1, hãy cho biết: - Dựa vào vốn hiểu biết cho biết dân tộc Kinh (Việt) phân bố chủ yếu ở đâu? + Đồng bằng, ven biển, trung du.  GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II.2. Cho biết - Các dân tộc ít người phân bố ở đâu? + Trung du, miền núi,…  GV giới thiệu một số dân tộc ít người ở vùng núi cao nguyên. + 1000-1500m là nơi cư trú của người Mông + 700-1000m là nơi cư trú của người Dao… - Ở tỉnh ta (An Giang) có những dân tộc nào đang sinh sống? Và phân bố ở đâu? + Người Hoa ở thành phố, thị xã, thị trấn + Người Chăm ở 2 huyện Tân Châu, An Phú + Người Khơme ở Tri Tôn, Tịnh Biên bằng, trung du và ven biển. 2. Các dân tộc ít người - Miền núi, cao nguyên là địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người. - Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán… 4. Củng cố - Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? - Dân tộc nào có số dân cao nhất? - Bản sắc văn hoá mỗi dân tộc được thể hiện như thế nào? - Nơi phân bố của các dân tộc như thế nào? 5. Dặn dò - Học bài, làm bài tập 3 SGK trang 6. - Chuẩn bị bài 2 SGK trang 7 + Dân số Việt Nam năm 2002 như thế nào? + Dân số gia tăng ra sao? + Dân số có cơ cấu như thế nào? 2 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An Tuần 1 Tiết 2 Ngày Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức HS cần biết được dân số nước ta (năm 2002). - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích biểu đồ, bảng số liệu. & Các KNS được giáo dục: tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân. 3. Thái độ Giáo dục HS ý thức trong vấn đề gia tăng dân số của nước ta hiện nay. 4. Trọng tâm II. Đồ dùng dạy học Biểu đồ biến đổi dân số nước ta (phóng to). III. Các hoạt động 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ Việt Nam có bao nhiêu dân tộc đang sinh sống? Các dân tộc có đặc điểm gì khác và giống nhau? 3. Phát triển bài Hoạt động của GV và HS 1. Hoạt động 1 (Cá nhân)  GV yêu cầu dựa vào mục I (SGK) và kiến thức đã học, hãy cho biết: - Dân số Việt Nam năm 2002 là bao nhiêu? + 79,7 triệu dân. - Đứng hàng thứ mấy về dân số, diện tích trên thế giới. + Đứng hàng thứ 14 về dân số, thứ 58 về diện tích trên thế giới. - Việt Nam là quốc gia như thế nào về dân số? + Quốc gia đông dân. - Hiện nay dân số Việt Nam là bao nhiêu? 2. Hoạt động 2 (Nhóm)  GV cho HS thảo luận nhóm (chia 3 nhóm) theo yêu cầu:  Nhóm 1: Dựa vào nội dung và H2.1 - Nhận xét tình hình dân số từ 1954 → 2003? - Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng?  Nhóm 2: Dựa vào B2.1 - Dân số tăng nhanh gây những hậu quả gì? Nội dung I. Dân số - Việt Nam là quốc gia đông dân (với số dân 79,7 triệu người (năm 2002), đứng thứ 14 trên thế giới. II. Gia tăng dân số - Nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào những năm cuối thế kỷ 20. - Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoach hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên 3 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An - Biện pháp ra sao?  Nhóm 3: Hãy nêu lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên?  Đại diện nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét và kết luận.  GV (lồng ghép) liên hệ cho HS thấy vấn đề tăng dân số dẫn đến nhu cầu cao về sử dụng và khai thác năng lượng → giáo dục cần sử dụng tiết kiệm năng lượng 3. Hoạt động 3 (Cá nhân)  GV yêu cầu HS dựa vào B2.2 và nội dung mục III, hãy nhận xét: - Tỉ lệ 2 nhóm dân số nam – nữ từ 1979 – 1999. + Nữ lúc nào cũng chiếm tỉ lệ cao hơn nam. - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta từ 1979 → 1999? có xu hướng giảm. III. Cơ cấu dân số - Cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta đang có sự thay đổi: + Tỉ lệ trẻ em giảm xuống. + Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và ngoài lao động tăng. 4. Củng cố - Dân số Việt Nam hiện nay như thế nào? - Dân số Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới? - Tình hình gia tăng dân số nước ta hiện nay ra sao? 5. Dặn dò - Học bài, làm bài tập 3 SGK trang 10. - Chuẩn bị bài 3 SGK trang 10. + Mật độ dân số và phân bố dân cư? + Có mấy loại hình quần cư? + Đô thị hoá nước ta như thế nào? 4 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An Tuần 2 Tiết 3 Ngày Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu và trình bày được đặc điểm dân số và phân bố dân cư của nước ta. - Biết được đặc điểm các loại hình quần cư nông thôn và quần cư thành thị, đô thị hoá ở nước ta. 2. Kỹ năng: - Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư ở nước ta. & Các KNS được giáo dục: tư duy, làm chủ bản thân, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức cho HS vấn đề hạn chế tăng dân số. 4. Trọng tâm: II. Đồ dùng dạy học Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam (nếu có) III. Các hoạt động 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào để sinh sống? - Nước ta có số dân như thế nào? Tình hình gia tăng dân số ra sao? 3. Phát triển bài Hoạt động của GV và HS 1. Hoạt động 1 (Cá nhân)  GV yêu cầu HS dựa vào nội dung mục I, hãy so sánh mật độ dân số năm 1989 và 2003. + Mật độ dân số tăng.  GV yêu cầu HS quan sát H3.1, hãy cho biết tại sao dân cư phân bố không đều? - Dân cư nước ta chiếm bao nhiêu % ở nông thôn, bao nhiêu % ở thành thị? + 74% ở nông thôn. + 26% ở thành thị. 2. Hoạt động 2 (Cá nhân)  GV yêu cầu HS dựa vào nội dung mục II.1. Cho biết: - Đặc điểm của quần cư nông thôn như thế nào? + Có mật độ dân số thấp. - Hoạt động kinh tế như thế nào? + Nông nghiệp, lâm nghiệp.  GV yêu cầu HS dựa vào nội dung mục II.2. Hãy cho biết: Nội dung I. Mật độ dân số và phân bố dân cư - Nước ta có mật độ dân số cao. - Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển và đô thị; miền núi dân cư thưa thớt. - Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn (74%). II. Các loại hình quần cư 1. Quần cư nông thôn - Ở nông thôn người dân thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô dân số khác nhau. - Kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp. 2. Quần cư thành thị - Có mật độ dân số cao, hoạt động kinh tế là sản xuất công nghệp, thương mại, dịch vụ, 5 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An - Quần cư thành thị có đặc điểm như thế nào? + Có mật độ dân số cao. - Hoạt động kinh tế chủ yếu là gì? + Công nghiệp, thương mại, dịch vụ… 3. Hoạt động 3 (Nhóm)  GV cho HS thảo luận nhóm dựa vào B3.1 theo yêu cầu: - Nhận xét về số dân ở thành thị và tỉ lệ dân thành thị như thế nào? - Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?  Đại diện nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét và kết luận. khoa học kĩ thuật. * Ngoài ra, các thành phố lớn còn là những trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị khoa học kĩ thuật quan trọng. III. Đô thị hoá - Phần lớn các đô thị nước ta có quy mô vừa và nhỏ, tập trung ở đồng bằng ven biển. - Quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ ngày càng cao. Tuy nhiên trình độ đô thị hoá còn thấp. 4. Củng cố - Tại sao dân cư nước ta phân bố không đều? - Nước ta có những loại hình quần cư nào? Đặc điểm? - Đô thị hoá nước ta diễn ra như thế nào? 5. Dặn dò - Học bài, làm bài tập 3 SGK trang 14. - Chuẩn bị bài 4 SGK trang 15. + Nguồn lao động nước ta như thế nào + Vấn đề việc làm ra sao? + Chất lượng cuộc sống như thế nào? 6 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An Tuần 2 Tiết 4 Ngày Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM _ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích bản đồ. 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức trong vấn đề tăng dân số ảnh hưởng đến cuộc sống. 4. Trọng tâm: II. Đồ dùng dạy học Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn (phóng to) III. Các hoạt động 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Dân cư nước ta tập trung đông ở đâu? Và thưa thớt ở đâu? - Đặc điểm các loại hình quần cư? 3. Phát triển bài Hoạt động của GV và HS 1. Hoạt động 1 (Nhóm)  GV yêu cầu HS thảo luận theo yêu cầu: - Nguồn lao động có những mặt mạnh và hạn chế nào? - Giải thích sự phân bố lao động giữa thành thị và nông thôn? - Cần có biện pháp gì để nâng cao chất lượng lực lượng lao động?  Đại diện nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét và kết luận.  GV yêu cầu HS dựa vào nội dung mục I.2 và H4.2, cho biết - Cơ cấu sử dụng lao động theo năm 1989→ 2003 như thế nào? - Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta như thế nào? - Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta như thế nào ở giai đoạn hiện nay? 2. Hoạt động 2 (Cá nhân)  GV yêu cầu HS dựa vào nội dung mục II.2 (SGK). Cho biết: Nội dung I. Nguồn lao động và sử dụng lao động 1. Nguồn lao động - Nguồn lao động nước ta dồi dào, tăng nhanh, chất lượng đang được nâng lên. - Còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. 2. Sử dụng lao động - Số lao động có việc làm ngày càng tăng. - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực. II. Vấn đề việc làm - Nguồn lao động dồi dào tạo nên sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước 7 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An - Tại sao nói vấn đề việc làm là vấn đề khó khăn và gay gắt ở nước ta? + Vì lực lượng lao động dồi dào khi nền kinh tế phát triển chưa cao. - Để giải quyết việc làm cần tiến hành biện pháp gì? + Cần phân bố lại lao động, đa dạng hoá các hoạt động kinh tế 3. Hoạt động 3 (Cá nhân)  GV cho HS dựa vào nội dung mục III và quan sát H4.3 (SGK). Hãy cho biết: - Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua là gì? - Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta hiện nay ra sao? + Được nâng lên rõ rệt. - Vấn đề quan trọng hiện nay trong chiến lược phát triển con người là gì? ta. - Tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng ở nông thôn. - Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị tương đối cao (6%). III. Chất lượng cuộc sống  Thành tựu: - Tỉ lệ người lớn biết chữ 90,3% (1999). - Mức thu nhập bình quân đầu người tăng. - Phúc lợi xã hội: y tế, giáo dục, nhà ở… được cải thiện. - Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống còn chênh lệch.  Nâng cao chất lượng cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người thời kì CNH – HĐH. 4. Củng cố - Vấn đề giải quyết việc làm là vấn đề như thế nào ở nước ta? - Số lao động ở Việt Nam hiện nay ra sao? - Chúng ta đạt những thành tựu gì trong nâng cao chất lượng cuộc sống? 5. Dặn dò - Học bài, làm bài tập 3 SGK trang 17. - Chuẩn bị bài 5 SGK trang 18. Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 – 1999. 8 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An Tuần 3 Tiết 5 Ngày Bài 5: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ 1999 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. - Xác lập được mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích và so sánh tháp dân số. & Các KNS được giáo dục: tư duy, giải quyết vấn đề, làm chủ bản thân, giao tiếp, tự nhận thức. 3. Trọng tâm: II. Đồ dùng dạy học Tháp dân số (phóng to). III. Các hoạt động 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Việc sử dụng lao động ở nước ta hiện nay như thế nào? - Chất lượng cuộc sống người dân Việt Nam hiện nay ra sao? 3. Phát triển bài Hoạt động của GV và HS 1. Hoạt động 1 (Tự nghiên cứu cá nhân)  GV hướng dẫn HS dựa vào 2 tháp tuổi của năm 1989 và năm 1999 ở H5.1 (SGK). Phân tích về: - Hình dạng của mỗi tháp như thế nào? - Cơ cấu dân số theo độ tuổi ra sao? - Tỉ lệ dân số phụ thuộc như thế nào?  GV hướng dẫn HS dựa vào H5.1, khi đỉnh nhọn, chân đáy rộng thì dân số trẻ. Còn đỉnh tháp rộng, chân tháp hẹp thì ngược lại. Nội dung 1. Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999  Hình dạng: đều có đáy rộng, đỉnh nhọn, nhưng chân của đáy ở nhóm 0 – 14 tuổi của năm 1999 đã thu hẹp hơn so với năm 1989.  Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Tuổi dưới và trong lao động đều cao nhưng tuổi dưới lao động năm 1999 < 1989. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 >1989.  Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn cao và cũng có thay đổi giữa 2 tháp dân số. 2. Nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, song dân số có xu hướng già đi. - Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống. 3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Biện pháp khắc phục - Lực lượng lao động dồi dào, dự trữ lao động dồi dào. 9 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An - Nhóm tuổi 0 – 14 tuổi đông: đặt ra vấn đề văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm. - Tỉ lệ người già tăng đặt ra vấn đề chăm sóc sức khoẻ.  Cần có biện pháp dân số phát triển đa dạng các ngành nghề ở nông thôn, thành thị. 4. Củng cố GV đánh giá kết quả thực hành về: - Kỹ năng phân tích so sánh trên lược đồ? - Rút ra kết luận về dân số nước ta hiện nay? 5. Dặn dò - Học kỹ bài, làm bài tập 2 SGK trang 18. - Chuẩn bị trước bài 6 (SGK Trang 19). Thực hành: đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á. 10 [...]... tắc: bắt đầu từ “tia 12 giờ” theo chiều kim đồng hồ 2002 100 64,8 18,2 16 ,9 15,1 13,3 Góc ở tâm trên 199 0 360 258 48 54 Năm 199 0 2002 360 233 66 61  Chú ý: bán kính của 2 biểu đồ khác nhau - Năm 199 0: bán kính 2 cm - Năm 2002 bán kính 2,4cm  Bước tiếp theo cho HS xử lí bảng số liệu 71,6 16 ,9 17,2 64,8 19 Năm 2002 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An ra độ Lưu ý với HS 1% tương ứng 3,6  GV hướng dẫn HS... cầu HS phân tích B8.1 về sự thay đổi tỉ trọng cây công nghiệp và cây lương thực ( 199 0-2000)  GV cho HS thảo luận theo yêu cầu: - Diện tích tăng mấy ha từ năm 199 0 đến 2002? - Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) từ năm 199 0-2002? - Sản xuất lúa cả năm (triệu tấn) từ năm 199 0-2002? ⇒ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, giáo viên nhận xét, chuẩn xác  GV yêu cầu HS phân tích B8.3 (SGK) - Sự phân bố cây... sản - Những tỉnh nào có sản lượng nuôi trồng lớn? - Việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ở + An Giang, Cà Mau, Bến Tre nước ta hiện nay tăng khá nhanh - Trị giá xuất khẩu năm 199 9 so với năm 2002 như thế nào? + Năm 199 9 đạt 91 7 triệu USD - Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phần + Năm 2002 đạt 2014 triệu USD nhiều ở các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa  GV liên hệ thực tế An Giang nơi phát – Vũng Tàu,... trồng trọt? - Ngành chăn nuôi nước ta hiện nay ra sao? 5 Dặn dò - Học bài, làm bài tập 2 SGK trang 33 - Chuẩn bị trước bài 9 SGK trang 33 + Đặc điểm ngành lâm nghiệp như thế nào? + Ngành thuỷ sản có đặc điểm ra sao? 16 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An Tuần 5 Tiết 9 Ngày Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN I Mục tiêu: 1 Kiến thức HS nắm được các loại rừng nước ta Vai trò của ngành... cho biết lại cách nhận biết để vẽ biểu đồ miền 5 Dặn dò - Học sinh về vẽ lại nộp bài thực hành - Chuẩn bị ôn tập từ bài 1 → bài 1 34 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An Tuần 9 Tiết 17 Ngày ÔN TẬP I Mục tiêu: 1 Kiến thức - Giúp HS củng cố lại kiến thức về địa lí dân cư và địa lí kinh tế của Việt Nam 2 Kỹ năng Ôn lại kĩ năng đọc bảng số liệu, phân tích biểu đồ, lược đồ, vẽ biểu đồ 3 Thái độ Hình thành cho... sông Cửu 28 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An - Kể tên một số tuyến đường sắt chính và một số cảng sân bay quan trọng? ⇒ Đại diện nhóm trình bày kết quả, giáo viên nhận xét, kết luận  GV giới thiệu thêm một số máy bay hiện đại mà Việt Nam chủ sở hữu: Boeing 777, Boeing 767,… - GV yêu cầu HS quan sát H14.2 nhận xét chiếc cầu đó được xây dựng như thế nào? Tên gì? Ở đâu?  GV (lồng ghép) giáo dục HS... phân bố ngành lâm  GV yêu cầu HS tự nghiên cứu và quan nghiệp sát H9.1 (SGK) và nhận xét  Sự phát triển lâm nghiệp - Dựa vào H9.2 hãy cho biết sự phân bố - Tỉ lệ che phủ rừng được nâng lên của các loại rừng phòng hộ và rừng sản xuất? - Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản phát - Tỉ lệ che phủ rừng đến năm 2010 như thế 17 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An nào? triển gắn với vùng nguyên liệu + Trồng mới... thuận lợi và khó khăn Nam, theo mùa, theo độ cao đối với ngành nông nghiệp nước ta như thế - Tuy nhiên khí hậu cũng gây một số khó nào? khăn cho nông nghiệp 13 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An + Cây trồng phát triển quanh năm + Bão lụt, hạn hán, gió Tây,…  GV cho HS dựa vào nội dung mục I.3 (SGK).Cho biết - Nước ta có mạng lưới sông ngòi như thế nào? + Có mạng lưới dày đặc, có giá trị thuỷ lợi, thuỷ... trồng phân theo các loại cây Sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm.” 18 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An Tuần 5 Tiết 10 Ngày Bài 10: THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG THEO CÁC LOẠI CÂY – SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC – GIA CẦM I Mục tiêu: 1 Kiến thức Sau bài học học sinh củng cố, bổ sung kiến thức lý thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi 2 Kỹ năng - Rèn luyện kỹ.. .Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An Tuần 3 Tiết 6 Ngày ĐỊA LÍ KINH TẾ Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I Mục tiêu: 1 Kiến thức: - HS có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỷ gần đây . hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 198 9 – 199 9. 8 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc An Tuần 3 Tiết 5 Ngày Bài 5: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 198 9 VÀ 199 9 I. Mục tiêu: 1. Kiến. cây 15,1 13,3 71,6 100 199 0 Cơ cấu diện 16 ,9 18,2 64,8 100 2002 54 48 258 360 199 0 Góc ở tâm trên 61 66 233 360 2002 15,1 13,3 71,6 16 ,9 17,2 64,8 Năm 199 0 Năm 2002 Giáo án địa lí 9 GV: Huỳnh Ngọc. dưới và trong lao động đều cao nhưng tuổi dưới lao động năm 199 9 < 198 9. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 199 9 > 198 9.  Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn cao và cũng có thay đổi giữa

Ngày đăng: 14/08/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w