thế nào?
- Vụ đông với nhiều loại cây trồng ưa lạnh: ngô đông, su hào, bắp cải,…và đang trở thành vụ sản xuất chính.
- Chăn nuôi gia súc đặc biệt là chăn nuôi lợn chiếm tỉ trọng lớn (27,2%).
3. Dịch vụ
Hà Nội và Hải Phòng là 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ quan trọng nhất.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm trọng điểm
- Hà Nội và Hải Phòng là 2 trung tâm kinh tế lớn nhất đồng bằng sông Hồng.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả 2 vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
4. Củng cố
- Hoạt động công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng như thế nào? - Hoạt động nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng như thế nào? - Hoạt động dịch vụ của vùng đồng bằng sông Hồng như thế nào? Vùng có những trung tâm kinh tế nào?
5. Dặn dò - Học bài.
- Chuẩn bị trước bài 22 SGK trang 80.
Bài 22: THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU
NGƯỜII. Mục tiêu: I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- HS phân tích được mối quan hệ dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về vùng đồng bằng sông Hồng, về một vùng đất chật người đông mà giải pháp là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất.
- Biết suy nghĩ về các giải pháp bền vững. 2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng xử lí số liệu hoặc vẽ biểu đồ trên cơ sở đã xử lí số liệu. 3. Trọng tâm
II. Đồ dùng dạy học
Bút chì, thước kẻ, bút màu.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng như thế nào? 3. Phát triển bài
Hoạt động của GV và HS
1. Hoạt động 1
GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường:
- Chọn trục tung là %
- Trục hoành (ngang) là các năm.
- Kế tiếp ghi đại lượng ở đầu mỗi trục và chia khoảng cách (%, năm) trên mỗi trục sao cho đúng.
- Vẽ 3 đường biểu diễn phải khác màu - Sau khi vẽ xong phải có phần chú thích và tên biểu đồ.
2. Hoạt động 2 (Nhóm)
GV cho HS làm việc theo nhóm (chia 3 nhóm) để trả lời theo câu hỏi yêu cầu từ SGK
Nội dung
Bài tập 1: Dựa vào B22.1 (SGK), hãy vẽ biểu đồ đường
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực trên đầu người ở đồng bằng sông Hồng
Bài tập 2: Dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài 20, 21. Cho biết:
a. Thuận lợi 49
- Nhóm 1: Cho biết những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.
- Nhóm 2: Vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng như thế nào?
- Nhóm 3: Ảnh hưởn của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của cả vùng như thế nào?
⇒ Đại diện nhóm trình bày kết quả, giáo viên nhận xét, kết luận.
- Có đất phù sa màu mỡ, có nguồn lao động dồi dào, điều kiện khí hậu, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Khó khăn: thời tiết không ổn định, ô nhiễm môi trường, diện tích đất bị thu hẹp.
b. Vai trò
- Vụ đông thích hợp trồng các loại cây ưa lạnh: ngô, su hào, bắp cải, khoai tây,… Đặc biệt là ngô đông , đang được mở rộng diện tích.
- Vụ đông là vụ sản xuất chính ở một số địa phương.
c.
- Dân số tăng, nhưng sản lượng lương thực tăng cao hơn nhiều lần, nên bình quân lương thực cao.
⇒ Đảm bảo đủ lương thực
- Thực hiện được điều này là nhờ thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình. 4. Củng cố
- GV cho HS nhắc lại cách vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Sử dụng kiến thức trả lời các câu hỏi ở bài tập 2. 5. Dặn dò
- Học kỹ bài.
- Chuẩn bị trước bài 23 SGK trang 81. + Vị trí vùng Bắc Trung Bộ
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng? + Đặc điểm dân cư – xã hội của vùng?
Bài 23:
VÙNG BẮC TRUNG BỘI. Mục tiêu: I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Củng cố sự hiểu biết về đặc điểm vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ, những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Bắc Trung Bộ.
- Thấy được những thuận lợi và khó khăn của vùng. 2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc biểu đồ, lược đồ, phân tích bảng số liệu.
& Các KNS được giáo dục: tư duy, làm chủ bản thân, giao tiếp, tự nhận thức. 3. Thái độ
Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ những di sản văn hoá. 4. Trọng tâm
II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ (tự nhiên)
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS vẽ lại biểu đồ ở bài thực hành. 3. Phát triển bài
Hoạt động của GV và HS
1. Hoạt động 1 (Cá nhân)
GV yêu cầu HS dựa vào hình 23.1 hãy xác định vùng Bắc Trung Bộ?
- Vùng có hình dạng như thế nào?
+ Hẹp ngang, hướng Tây Bắc – Đông Nam - Vị trí của vùng có ý nghĩa gì?
+ Là cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam, là cửa ngõ…
2. Hoạt động 2 (Nhóm)
GV cho HS thảo luận nhóm dựa vào nội dung và hình 23.1, hình 23.2, hình 23.3
- Hãy cho biết dãy núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng tới khí hậu Bắc Trung Bộ như thế nào? (Sườn đón gió phía đông, có gió Tây khô nóng, nhiệt độ cao, nguy cơ cháy rừng, mưa lớn ở sườn đón gió).
- Hãy so sánh tài nguyên rừng, khoáng sản ở phía Bắc và Nam dãy Hoành Sơn?
- Từ Tây sang Đông địa hình của vùng có sự khác nhau như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế?
Nội dung
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Hình dáng hẹp ngang, kéo dài hướng Tây Bắc – Đông Nam
- Là cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam, là cửa ngõ của các nước láng giềng phía Tây (Lào,…).
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhiên
- Dãy Trường Sơn Bắc có sườn đón gió phía đông gây mưa lớn, đồng thời vùng chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam khô nóng kéo dài.
- Tài nguyên rừng, khoáng sản ở phía Bắc nhiều hơn phía Nam dãy Hoành Sơn.
- Vùng là địa bàn thể hiện rõ sự phân hoá Đông – Tây (từ Tây sang Đông: là miền núi già, gò đồi, dải đồng bằng hẹp và biển.
⇒ Đại diện nhóm trình bày kết quả, giáo viên nhận xét, kết luận.
- Hỏi: Hãy cho biết những thiên tai thường xảy ra ở Đông Nam Bộ? Ảnh hưởng như thế nào cho vùng?
+ Bão lụt, hạn hán, gió Lào,…
3. Hoạt động 3 (Cá nhân)
GV yêu cầu HS phân tích B23.1. Cho biết sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông – Tây của Bắc Trung Bộ.
- Là địa bàn cư trú của mấy dân tộc? (25 dân tộc)
- Đời sống dân cư của vùng như thế nào? (còn khó khăn)
GV yêu cầu HS phân tích B23.2
- Vùng có những di sản nào? Ở đây người dân có truyền thống gì?
- Vùng thường xuyên có bão lũ, gió Tây khô nóng,…gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.