IV. Tình hình phát triển kinh tế 1 Nông nghiệp
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ I Mục tiêu:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Hiểu được vùng Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế năng động; đó là kết quả khai thác tổng hợp vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển, cũng như những đặc điểm dân cư – xã hội.
- Nắm vững phương pháp kết hợp kênh chữ, kênh hình để giải thích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc bảng số liệu, lược đồ để khai thác kiến thức. 3. Thái độ
Giáo dục cho HS ý thức trong vấn đề bảo vệ tài nguyên. 4. Trọng tâm
II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ tài nguyên vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 3. Phát triển bài
Hoạt động của GV và HS
1. Hoạt động 1 (Cá nhân)
GV yêu cầu HS dựa vào hình 31.1, xác định ranh giới của vùng Đông Nam Bộ?
- Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ?
2. Hoạt động 2 (Nhóm)
GV cho HS thảo luận nhóm dựa vào B31.1 và hình 31.1.
- Điều kiện tự nhiên vùng đất liền và vùng biển như thế nào?
- Thế mạnh kinh tế của vùng biển và đất liền như thế nào?
- Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
⇒ Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, giáo viên nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé (dựa vào H31.1)
- Vì sao phải phát triển và bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế ô nhiễm nước ở các dòng sông Đông Nam Bộ.
Nội dung
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Vị trí của Đông Nam Bộ rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nhiên
- Vùng có nhiều tiểm năng tự nhiên, có 2 loại đất chủ yếu là đất badan và đất xám (thích hợp cho các loại cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao: cà phê, cao su, thuốc lá,…); có nguồn tài nguyên biển (đặc biệt là dầu khí ở thềm lục địa).
- Diện tích rừng tự nhiên còn thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường và đô thị ngày càng tăng.
- Do đó vấn đề quan trọng của việc bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sinh thuỷ và giữ gìn cân bằng sinh thái.
+ Bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thuỷ,…
3. Hoạt động 3 (Cá nhân)
GV yêu cầu HS dựa vào nội dung và bảng 31.2 (SGK). Cho biết:
- Một số chỉ tiêu phát triển dân cư và xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước như thế nào? (1999)
+ Về tỉ lệ GTTN, tỉ lệ thất nghiệp.
- Tỉ lệ thiếu việc làm, thu nhập bình quân như thế nào?
- Vùng Đông Nam Bộ có những di tích lịch sử nổi tiếng nào?
III. Đặc điểm dân cư – xã hội
- Đông Nam Bộ là vùng đông dân có nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động trong nền kinh tế thị trường.
- Nơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá: bến cảng Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, Hội trường Thống Nhất.
4. Củng cố
- Vị trí của Đông Nam Bộ có ý nghĩa như thế nào? - Vùng có những tiềm năng nào phát triển kinh tế biển? - Đặc điểm dân cư – xã hội của vùng như thế nào? 5. Dặn dò
- Học bài.
- Chuẩn bị trước bài 32 SGK trang 116. + Công nghiệp phát triển như thế nào? + Nông nghiệp phát triển như thế nào?