IV. Tình hình phát triển kinh tế 1 Nông nghiệp
VÙNG TÂY NGUYÊN (TT) I Mục tiêu:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- HS hiểu được nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế xã hội. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, lâm nghiệp có sự chuyển theo hướng sản xuất hành hoá. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần
- Vai trò trung tâm kinh tế vùng một số thành phố: Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt. 2. Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng đọc, khai thác thông tin từ lược đồ, bản đồ. 3. Thái độ
Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng và trồng lại rừng. 4. Trọng tâm
II. Đồ dùng dạy học
Bản đồ vùng Tây Nguyên.
III. Các hoạt động
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí như thế nào? Ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội.
Vùng có những thuận lợi, khó khăn gì? 3. Phát triển bài
Hoạt động của GV và HS
1. Hoạt động 1 (Nhóm)
GV yêu cầu HS dựa vào H29.1, H29.2 và B29.1, thảo luận theo yêu cầu:
- Nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước?
- Xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên? (H29.2)
- Hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên? (B29.1)
- Tại sao 2 tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng dẫn đầu về giá trị sản xuất nông nghiệp? (Diện tích trồng cây lớn, đất badan tốt, xuất khẩu được, …)
⇒ Đại diện nhóm trình bày kết quả, giáo viên nhận xét, kết luận.
- Hỏi: bên cạnh sản xuất nông nghiệp còn có khó khăn gì?
Nội dung
IV. Tình hình phát triển kinh tế1. Nông nghiệp 1. Nông nghiệp
- Trong cơ cấu kinh tế của Tây Nguyên, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu.
- Một số cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao: cà phê, cao su, chè, điều,… Cà phê trồng nhiều ở Đăk Lăk
- Độ che phủ rừng 54,8% (2003), phấn đấu đến năm 2010 là 65%
- Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn (do thiếu nước về mùa khô)
2. Hoạt động 2 (Cá nhân)
GV yêu cầu HS dựa vào nội dung và phân tích B28.2 (SGK). Cho biết:
- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng như thế nào trong cơ cấu GDP?
+ Tỉ trọng thấp
- Những ngành công nghiệp nào phát triển nhanh?
+ Chế biến nông lâm thuỷ sản
- Ý nghĩa của việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên như thế nào?
3. Hoạt động 3 (Cá nhân)
GV yêu cầu HS dựa vào nội dung và quan sát hình 29.4. Cho biết:
- Hoạt động dịch vụ của vùng hiện nay ra sao?
+ Có sự chuyển biến nhanh
- Ngành du lịch được phát triển như thế nào?
+ Có điều kiện phát triển thuận lợi.
4. Hoạt động 4 (Cá nhân)
GV yêu cầu HS dựa vào nội dung và hình 29.2 và 28.1. Hãy cho biết:
- Vùng có những trung tâm kinh tế nào? - Hãy xác định các trung tâm kinh tế đó trên bản đồ?
- Đặc điểm của thành phố Plâyku
- Đặc điểm của thành phố Buôn Mê Thuột - Đặc điểm của thành phố Đà Lạt
2. Công nghiệp
- Công nghiệp chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP, nhưng đang chuyển biến tích cực.
- Các ngành phát triển như thuỷ điện, khai thác chế biến gỗ, chế biến cà phê xuất khẩu.
3. Dịch vụ
- Hoạt động dịch vụ có sự chuyển biến nhanh
- Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá có điều kiện phát triển thuận lợi. Nổi bật là thành phố Đà Lạt.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm trọng điểm
Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt là 3 trung tâm kinh tế của Tây Nguyên
- Plâyku phát triển công nghiệp, chế biến nông lâm sản, thương mại, du lịch.
- Buôn Ma Thuột: trung tâm công nghiệp, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
- Đà Lạt: du lịch, đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất hoa, rau quả.
4. Củng cố
- Hoạt động công nghiệp của vùng Tây Nguyên như thế nào? - Hoạt động nông nghiệp của vùng Tây Nguyên như thế nào? - Hoạt động dịch vụ của vùng đồng Tây Nguyên như thế nào? - Vùng có những trung tâm kinh tế nào? Đặc điểm từng trung tâm? 5. Dặn dò
- Học bài.
- Chuẩn bị trước bài 30 SGK trang 112.
“Thực hành: so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên”.
Bài 27: THỰC HÀNH