Cây thuốc dân tộc và việc bảo tồn, nâng tầm giá trị pptx

5 360 0
Cây thuốc dân tộc và việc bảo tồn, nâng tầm giá trị pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cây thuốc dân tộc và việc bảo tồn, nâng tầm giá trị Từ xa xưa, trước khi có sự xâm nhập vào Việt Nam của Trung y (thời kỳ Bắc thuộc: 197 trước CN - 938 sau CN) và Tây y (thời kỳ Pháp thuộc: 1884 - 1945), thì người Việt cổ trước đây và cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã có nền y học dân gian, gia truyền bản địa (YHGT) phát triển rất phong phú và đa dạng. Đến nay YHCT rất cần được bảo tồn và nâng tầm giá trị. Cây thuốc dân tộc Đó là những cây thuốc riêng của từng cộng đồng dân tộc thiểu số. Chúng có tên riêng theo cách gọi của từng dân tộc và chỉ những người trong cộng đồng mới hiểu và biết sử dụng theo cách truyền thống của họ. Có thể cùng một loài cây thuốc, nhưng hai dân tộc sống trên cùng một địa bàn vẫn có hai tên gọi và hai cách dùng khác nhau. Phần lớn cây thuốc dân tộc ở Việt Nam chưa được thống kê, không có trong các sách về cây thuốc đã xuất bản. Cho đến nay, chúng ta còn biết rất ít về cây thuốc được sử dụng của 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, ngay cả các chuyên gia về cây thuốc cũng không biết có bao nhiêu loài, nhưng chắc chắn đó là một con số không nhỏ. Trong số 3.948 loài cây thuốc ở Việt Nam đã được thống kê (Viện Dược liệu, 2007) cũng có một số cây thuốc dân tộc đã được phát hiện trong thời gian qua và đã được nghiên cứu, phát triển thành các dạng thuốc mới, vd. Ampelop, được chế từ cây Chè dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.), một cây thuốc của người Tày ở Cao Bằng; 'Trà Bạch tật lê' chế từ cây Gai chông (Tribulus terrestris L.), một cây thuốc của người Chăm; Berberin clorid để sản xuất viên “Berberin”, được chiết xuất từ cây Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.), dựa trên kinh nghiệm sử dụng của một số dân tộc trên dãy Trường Sơn Ngoài ra, còn rất nhiều cây thuốc dân tộc độc đáo mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết, vd. thành phần bài thuốc cho quý ông của cụ Ama Kông (ở Đắc Lắk), hoặc cây thuốc chống thụ thai của dân tộc Vân Kiều (ở Quảng Trị), dân tộc Cao Lan (ở Tuyên Quang) Đặc biệt, có những bài thuốc, cây thuốc dân tộc còn chữa được một số bệnh nan y. GS. Vũ Văn Chuyên hướng dẫn sinh viên nhận biết cây thuốc. Tri thức bản địa về sử dụng cây thuốc Đó là tri thức truyền thống về sử dụng cây cỏ làm thuốc của từng cộng đồng dân tộc thiểu số, được truyền miệng từ đời này sang đời khác, không được ghi chép để có thể lưu giữ lâu dài. Cây thuốc dân tộc và tri thức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc ở Việt Nam là một nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị khoa học và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Đây thực sự là một kho báu còn nhiều điều chưa được khám phá. Trong tương lai, chắc chắn sẽ có nhiều loại thuốc mới được phát hiện từ kho tàng tri thức bản địa này. Tuy vậy, nhưng cho đến nay ở nước ta lại chưa có quyển sách nào dựa trên cơ sở điều tra nghiên cứu nghiêm túc về YHGT được xuất bản; cũng chưa có một ông lang, bà mế hoặc người làm thuốc nổi tiếng nào trong các cộng đồng dân tộc thiểu số được tôn vinh và nêu tên trong các bộ sách về Y Dược cổ truyền (YDCT) của Việt Nam. Điều này nói lên sự đánh giá không đúng mức, thậm chí là sự coi thường YHGT. Nó được thể hiện ngay trong cách gọi Cây thuốc Việt Nam là “Thuốc lá”, hoặc 'Thuốc Nam” mặc dù nhiều vị thuốc quý của chúng ta đã được đưa sang Trung Quốc từ thời kỳ xa xưa như trầm hương, cánh kiến, sừng tê giác và sau này như quế, hồi, mã tiền, thảo quả Vậy chúng ta phải làm gì để giữ gìn YHGT ở Việt Nam? Về đường lối, chính sách: Trước hết, YHGT cần được chính thức công nhận là một trong hai yếu tố cấu thành của hệ thống YDCT ở Việt Nam. Do tính chất khác biệt với YDCT chính thống, nên cần có chính sách và cơ cấu Cây vàng đắng - chiết xuất ra berberin clorid. riêng, đầu tư kinh phí riêng; cần xây dựng các tổ chức nghiên cứu để tiến hành điều tra, đánh giá, nghiên cứu thừa kế, quản lý, giữ bản quyền (bao gồm cây thuốc, bài thuốc, phương pháp chữa bệnh) và đào tạo cán bộ cho YHGT. Kể cả ở cấp quản lý Nhà nước cũng cần có bộ phận chuyên trách về vấn đề này. Hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa thuốc YHGT: Thuốc YHGT bản địa tuy có bề dày lịch sử hằng ngàn năm và có truyền thống vẻ vang trong việc chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng các dân tộc ở miền núi, nhưng không thể cứ duy trì các dạng thuốc như nó vốn có hiện nay (từng bó lá, khúc thân, rễ cây, hoặc cao thuốc), mặc cho khoa học-kỹ thuật về y dược hiện đại tiến bộ rất nhanh, đặc biệt ở thế kỷ 21. Hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa thuốc YHGT là việc cần làm, nhưng phải chú ý giữ bản sắc dân tộc đặc trưng của nó, và phải đạt được mục tiêu của thuốc là an toàn, hiệu quả, giá cả hợp lý và tiện dùng. Quyền sở hữu trí tuệ, sự chia sẻ lợi ích công bằng và hợp lý: Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, chúng ta đã và đang xây dựng các bộ luật mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trong đó, có luật “Đa dạng sinh học” đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 13/11/2008, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Bộ luật có 8 chương, 78 điều. Riêng chương 5(1) đề cập đến “Quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen”, có liên quan trực tiếp đến việc khai thác nguồn gen sinh vật làm thuốc (gồm thực vật, động vật và vi sinh vật) và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen này. Theo luật, “Bất cứ tổ chức, cá nhân nào muốn khai thác sử dụng nguồn gen đều phải xin phép”. Khi tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen “Phải có hợp đồng chia sẻ lợi ích một cách công bằng và hợp lý với các bên liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen”. Để “Quyền sở hữu trí tuệ” về thuốc YHGT có cơ sở pháp lý, thì còn phải có các biện pháp khả thi giúp người dân tiến hành “Đăng ký bản quyền”. Đây là vấn đề mới và khó, đặc biệt đối với với các dân tộc ở miền núi. Vấn đề này cần được đề cập trong một chuyên đề riêng. Mong rằng trong tương lai không xa chúng ta sẽ có những giải pháp mới trong việc thừa kế, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc dân tộc và tri thức bản địa về y học dân gian, gia truyền của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. . Cây thuốc dân tộc và việc bảo tồn, nâng tầm giá trị Từ xa xưa, trước khi có sự xâm nhập vào Việt Nam của Trung y (thời kỳ Bắc thuộc: 197 trước CN - 938 sau CN) và Tây y (thời. trị. Cây thuốc dân tộc Đó là những cây thuốc riêng của từng cộng đồng dân tộc thiểu số. Chúng có tên riêng theo cách gọi của từng dân tộc và chỉ những người trong cộng đồng mới hiểu và biết. bài thuốc cho quý ông của cụ Ama Kông (ở Đắc Lắk), hoặc cây thuốc chống thụ thai của dân tộc Vân Kiều (ở Quảng Trị) , dân tộc Cao Lan (ở Tuyên Quang) Đặc biệt, có những bài thuốc, cây thuốc dân

Ngày đăng: 13/08/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan