TRUONG DAI HOC CAN THO
KHOA LUAT
BO MON LUAT HANH CHINH
LUAN VAN TOT NGHIEP
CU NHAN LUAT KHOA 31 (2005 — 2009)
Dé Tai
CAI CACH HANH CHINH THEO
CO CHE “MOT CUA” O TINH BEN TRE
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths VÕ DUY NAM BUI THI THU NGUYET
MSSV: 5054850
Lớp: Hành chính 01- k31 > Cần Thơ, 4/2009 <<
Trang 2
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhìn nhận thực trạng nên hành chính Nhà nước với những yếu kém làm trì trệ sự phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội VI của Đảng đã đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước Từ đó đến nay, qua hơn
20 năm cải cách, hoàn thiện bộ máy, nên hành chính Việt Nam đã có được một sự
thay đổi lớn Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, nhu
cầu của người dân và nhu cầu của công cuộc hội nhập ngày càng nâng cao, đòi hỏi hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải không ngừng được hoàn thiện để thực sự là
một nền hành chính phục vụ Đại hội X năm 2006 tiếp tục khang dinh chu truong day
manh cai cach hanh chinh, xay dung nén hanh chinh dan chu, trong sạch, vững mạnh,
từng bước hiện đại, đổi mới tô chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây
dựng hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt, hiện đại và xác định một loạt các giải pháp quan trọng để đây mạnh cải cách hành chính Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
khoá X đã để ra Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 về đây mạnh cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước
Chính phủ cũng ban hành nhiều chủ trương, giải pháp thực hiện cải cách hành
chính Trong đó nỗi bật là: Chương trình tơng thê cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2001- 2010 nêu rõ: “Mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết công viêc của cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp” Đây là một giải pháp sáng tạo được để ra trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 38/CP về cải cách một bước thủ tục hành chính trong quan hệ với công dân và tô chức, đã đem lại kết quả, lợi ích:
- Giảm tối đa sự phiền hà cho tô chức, công dân khi có yêu cầu giải quyết công việc tại cơ quan hành chính nhà nước
- Góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhõng của một bộ phận cán bộ, công chức
- Nâng cao chất lượng công vụ, ý thức tô chức kỉ luật cũng như tinh thân, thái
độ phục vụ tô chức, cơng dân
- Góp phần sắp xếp, tổ chức lại bộ máy cơ quan nhà nước theo hướng gọn nhẹ,
Trang 3Tỉnh Bến Tre là địa phương thực hiện sớm nhất việc triển khai đồng loạt cơ
chế một cửa tại tất cả các cơ quan hành chính cấp huyện và cấp xã vào năm 2003 Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính tại các đơn vị, địa phương trong tinh Đến nay, tỉnh đã đạt được
nhiều thành quả nhất định trong việc thực hiện cải cách hành chính Song đi sâu phân
tích ở từng khía cạnh, từng nội dung cải cách hành chính được thực hiện ở các cấp thì van cịn nhiều vẫn đề cần bàn để tìm ra giải pháp hữu hiệu duy trì và nâng cao chất lượng công tác này Chính vì vậy mà tơi chọn đề tài “Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở tỉnh Bến Tre” để làm luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cải cách hành chính nhà nước theo cơ chế “một cửa” đã được đề cập đến trong
nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cũng như luận văn của các anh chị khóa trước như: Hồ Ngọc Yến lớp Tư pháp K28 với đề tài Thực tiễn thực hiện cơ chế “một cửa ” trong việc giải quyết công việc cho công dân và tô chức tại cơ quan hành chính Nhà nước;
hay Bùi Phú Hữu lớp Thương mại K30 với đề tài Thực tiên thực hiện cơ chế “một cứa” ở Thành Phố Can Tho, Nhưng tôi không theo hướng nghiên cứu của các đề tài
trên mà tập trung vào quá trình thực hiện “một cửa” ở tỉnh Bến Tre trên cơ sở những kết quả và tồn đọng.Từ đó, đưa ra những giải pháp để hoàn thiện cơ chế này
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích: nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh để đáp ứng các yêu cầu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo chương trình cải cách tơng thê của Chính phủ giai đọan 2001-2010
Nhiệm vụ của đề tài: Người viết đi vào giải quyết các vẫn đê sau:
Thứ nhất, người nghiên cứu tiếp cận để tài từ cơ sở lý luận của cơ chế “một
cửa” với các nội dung: khái niệm cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, quan điểm của Đảng nhà nước
Thứ hai, quá trình triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa” ở tỉnh Bến tre với những kết quả đạt được, những tồn đọng cần giải quyết Thứ ba, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện cải cách hành chính ở Bến tre và các địa phương khác trong cả nước
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài
Trang 4“một cửa” ở tỉnh Bến tre diễn ra như thế nào? Đạt được kết quả và tồn đọng gì để có thê đưa ra giải pháp hoàn thiện
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở tỉnh Bến tre được tiếp cận trên góc độ các khái niệm liên quan đến cơ chế “một cửa”, q
trình tơ chức triển khai thực hiện cơ chế trên từ khi cải cách đến nay
5 Phuong pháp nghiên cứu
Một số phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê, tổng hợp: với mục đích tập hợp, hệ thống hóa, xử lý tài
liệu theo một tiêu chí nhất định phục vụ cho quá trình nghiên cứu
Phương pháp so sánh: trên cơ sở những tài liệu nghiên cứu được tiến hành so
sánh và đánh giá kết quả đạt được
Phương pháp hỏi ý kiến nhằm thu thập những thong tin thực tế về tiến trình cải
cách hành chính của tỉnh
Phương pháp tham khảo các giáo trình, tài liệu để có thêm kiến thức
Phương pháp minh họa bằng biêu đồ, sơ đồ 6 Kết cầu của luận văn
Câu trúc của luận văn được trình bày: Mở đầu, ba chương, kết luận và phân
phụ lục
Chương 1: Cơ sở lý luận về hành chính nhà nước và cải cách hành chính nhà nước
Trang 5CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÉ HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1 CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1.1.1 Khái niệm hành chính
Hành chính là thuật ngữ chỉ “hoạt động trong lĩnh vực tô chức, quản lý và điều hành” được tiến hành trên cơ sở sự ràng buộc bởi những quy tắc nhất định do Nhà
nước hoặc các chủ thể khác quy định hoặc thừa nhận, có tính bắt buộc, áp đặt mệnh lệnh, nhằm đạt tới mục đích phục vụ lợi ích chung đã được xác định Như vậy, hành
chính là hoạt động của cơ quan Nhà nước
Nên hành chính Nhà nước truyền thống của ta chỉ chú trọng đến hiệu lực quản lý với nhiều hình thức bao cấp, mang nặng tính chất “xin - cho” gắn liền với các thủ
tục phiền hà , thiếu tính cơng khai, cơng dân và tổ chức là đối tượng chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước Vì vậy, nền hành chính ấy ngày càng tỏ ra không phù hợp với
sự phát triển của xã hội Ngày nay, nên kinh tế thị trường phát triển vô cùng mạnh mẽ,
quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra phơ biến Vì thế địi hỏi nền hành chính Nhà nước phải có những chuyển biến tích cực để phục vụ cho sự phát triển của kinh tế - xã hội
Ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung, phải tự đơi
mới mình nếu không muốn bị nhẫn chìm trong vịng xốy phát triển của nhân loại Và
việc xây dựng bộ máy Nhà nước với phương thức điều hành hiện đại là tất yếu Nhìn
nhận thực trạng nên hành chính nhà nước với những yếu kém làm trì trệ sự phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội VI của Đảng đã đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về tô chức bộ máy các cơ quan nhà nước
Từ đó đến nay, qua hơn 20 năm cải cách, hoàn thiện bộ máy, nên hành chính
Việt Nam đã có được một sự thay đôi lớn Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển và
hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu của người dân và nhu cầu của công cuộc hội nhập
ngày càng nâng cao, doi hỏi hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải không ngừng
được hoàn thiện để thực sự là một nền hành chính phục vụ Đại hội X năm 2006 tiếp
tục khắng định chủ trương đây mạnh cải cách hành chính, xây dựng nên hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, đổi mới tô chức và hoạt động
của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thống
Trang 6cải cách hành chính Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã đề ra Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày
01/8/2007 về đây mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước Chính phủ cũng ban hành nhiêu chủ trương, giải pháp thực hiện cải
cách hành chính trong đó nỗi bật là Chương trình tổng thê cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 — 2010 và gần đây là Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP về đây
mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước
Chính vì vậy, cải cách hành chính ln là vẫn đề được quan tâm ở hầu hết các
nước trên thế giới nhằm làm đòn bây để nâng cao hiệu quả của nhà nước trong việc
phát triển kinh tế, phát huy dân chủ và là tiếng nói của người dân trong hoạt động của
bộ máy công quyên, củng cô và tăng cường tiềm lực về mọi mặt cho đất nước 1.1.2 Khái niệm cải cách hành chính
Thuật ngữ “cải cách” được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau cả về nội dung, cấp độ và phạm vi Cần phân biệt một số từ ngữ sử dụng trong họat động quản lý nhằm nâng cao hiiệu quả hoạt động của tô chức như: cải tiến, đôi mới, sáng kiến, biến đơi, thay đối có ý kiến cho rằng cải cách bao gồm ln các họat động nói trên
Cải cách hành chính là khái niệm được nhiều quốc gia sử dụng song do sự
khác biệt về hệ thống chính trị, trình độ và điều kiện nghiên cứu của các quốc gia
khác nhau nên có nhiều định nghĩa về cải cách hành chính
Theo nghĩa rộng, cải cách hành chính có thể hiểu là một quá trình thay đỗi cơ bản, lâu dài, liên tục bao gồm cơ câu của quyên hành pháp và tất cả các hoạt động có
ý thức của bộ máy nhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa các bộ phận, các cá nhân
vì mục đích chung của cộng đồng và phối hợp các nguôn lực để tạo ra hiệu lực, hiệu quả quản lý và các sản phẩm (dịch vụ hoặc hàng hóa) phục vụ nhân dân thong qua các phương thức tố chức và thực hiện quyên lực Hiểu theo nghĩa này, cải cách hành
chính là những thay đôi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến một cách cơ bản các
khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước: lập kế hoạch, định thê chế, tô
chức, công tác cán bộ, tài chính, chỉ huy, phối hợp kiểm tra thông tin và đánh giá
Trang 7Theo tài liệu của Liên hiệp quốc thì cải cách hành chính là những cố gắng có
chủ định nhằm đưa những thay đổi cơ bản vào hệ thống hành chính nhà nước thông
qua các cải cách có hệ thống hoặc các phương thức để cải tiến ít nhất một trong bốn yếu tô câu thành của nền hành chính cơng: thê chế, cơ câu tô chức, nhân sự và tài chính công
Theo thuật ngữ hành chính Việt nam: Cải cách hành chính là q trình cải tiễn có kế hoạch cụ thể dé dat mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nên hành chính Nhà nước (thê chế, cơ cầu tô chức, cơ chế vận hành ) nhằm xây dựng nên hành chính cơng, đáp ứng yêu cầu của nên hành chính có hiệu lực và hiệu quả
Như vậy, cải cách hành chính là một quá trình lâu dài, nhiều khâu và nhiều giai đoạn khác nhau Điều đó đặt ra cho đội ngũ những người triển khai thực hiện các
quyết định cải cách hành chính phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhiều hình
thức triển khai thực hiện
1.1.3 Nội dung cải cách hành chính nhà nước giai đoạn (2001-2010) của Chính phủ
Cải cách nền hành chính Việt nam là công cuộc mới mẻ, lại diễn ra trong điều
kiện thiếu kinh nghiệm, kiến thức về quản lý hành chính nên gặp khơng ít khó khăn trong quá trình xây dựng định hướng và tô chức triển khai thực hiện việc xác định rõ
mục tiêu, nội dung và các giải pháp cải cách là yêu cầu được đặt ra trong từng giai đoạn phát triển của đất nước trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước gi1a1 đoạn 2000 — 2010 đã nêu rõ bốn nội dung cải cách hành chính cần được tiễn hành trong thời gian tới: cải cách thê chế; cải cách tô chức bộ máy hành chính nhà
nước; đơi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; cải cách tài chính
cơng
1.1.3.1 Cải cách thé ché
Thuật ngữ “thế chế” nói chung là một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (được quy định trong Hiến pháp, trong các đạo luật, bộ luật, pháp lệnh, các văn bản dưới luật, trong các nghị quyết, quy chế ) do các cơ quan nhà nước, các tơ chức
chính trị, kinh tế xã hội có thâm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội,
quản lý mọi mặt của đời song xã hội, buộc mọi người, tô chức phải tuân theo
Cải cách thê chế nhằm xây dựng một hệ thống các quy phạm đồng bộ, phù hợp
với điều kiện thực tiễn, đảm bảo điều hòa các mối quan hệ xã hội diễn ra trong đời
Trang 8hành chính trong giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân và tô chức, đảm bảo dan dân chuyên từ nền hành chính truyền thống sang nên hành chính phát triển, lẫy công dân làm đối tượng phục vụ Đồng thời, đổi mới và hoàn chỉnh thể chế quản lý nhà nước, phục vụ đắc lực công cuộc cải cách kinh tế và tài
chính phù hợp với cơ chế thị trường
1.1.3.2 Cải cách bộ máy hành chính nhà nước
Bộ máy hành chính nhà nước bao gồm hệ thống các cơ quan hành chính nhà
nước từ trung ương đến địa phương Cải cách tô chức bộ máy theo hướng tỉnh gọn; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành;
đảm bảo bộ máy hành chính nhà nước hoạt động thông suốt từ trung ương đến địa
phương
Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIHL, cải cách tô chức và quy chế hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước phải xuất phát từ hai căn cứ: Một là thay đỗi chức năng của nhà nước cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới thê hiện trong việc đỗi
mới và hoàn thiện thê chế, tổ chức nền công vụ; hai là sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà
nước
1.1.3.3 Đối mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Đội ngũ cán bộ công chức luôn là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách hành chính nói riêng Vì vậy,
cần thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức
đáp ứng nhu cầu công vụ trong điều kiện mới Đây lùi tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền xuất hiện trong một bộ phận cán bộ công chức Dong thời, ban hành chế độ, chính sách tuyên dụng, sử dụng, đào tạo, đãi ngộ hợp lý nhằm tạo động lực hoạt động có hiệu quả
1.1.3.4 Cải cách tài chính cơng
Cần phải đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, đảm bảo tính
thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách Trung Ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách
Trang 9các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm
vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ chính sách
Cần phân biệt cơ quan hành chính cơng qun với tơ chức sự nghiệp, dịch vụ công; xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế thay bằng cách tính tốn kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt đông, hướng vào kiểm soát đâu ra,
chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính; đơi mới hệ thống định mức
chi tiêu cho đơn giản hơn
1.1.4 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính
Quan điểm về cải cách hành chính của Đảng và nhà nước ta đã được hình
thành và từng bước liên tục được bơ sung hồn thiện Khởi đầu là Đại hội Đảng lần
thứ VI của Đảng Cộng sản Việt nam (1986) đã mở ra một thời kì phát triển mới có
tính chất bước ngoặc ở Việt nam, thời kì đơi mới toàn diện đất nước, lẫy đôi mới kinh
tế làm trọng tâm, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đi
lên chủ nghĩa xã hội Mục tiêu của cải cách là xây dựng “bộ máy nhà nước có đủ năng lực” Tuy nhiên, cải cách bộ máy hành chính lúc đó thực chất vẫn chỉ được coi như giải pháp tình thế.Chủ trương cải cách hành chính được Đảng cộng sản Việt nam đề ra năm 1991, khi nước ta còn đang ở trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng
Từ năm 1994 chủ trương cải cách hành chính bắt đầu được tô chức triển khai
thực hiện, trong điều kiện công cuộc đôi mới đất nước đã giành được những thành quả
bước đâu quan trọng trên các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, đối nội và đối ngoại
Cải cách hành chính là cơng cuộc phức tạp có rất nhiều khó khăn vì nó động
chạm đến lợi ích cục bộ của các ngành, các địa phương, cũng như của bản thân đội
ngũ cán bộ công chức, trong khi thói những nhiễu, quan liêu của cơ chế cũ chưa được
khắc phục.Vì vậy, cải cách hành chính địi hỏi quyết tâm chính trị cao, phải kiên
quyết, khẩn trương song không thê đơn giản, nóng vội
Trang 10Từ Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991, cải cách bộ máy hành chính được xác
định là nhiệm vụ trọng tâm trong tổng thê đổi mới hệ thống chính trị Đồng thời, Đại hội cũng xác định mục tiêu có tính chất chiến lược cho cả chặn đường 10 nam (1991- 2000) là “đặt trọng tâm cải cách nhằm vào hệ thống hành chính với nội dung chính là
xây dựng một hệ thông hành pháp và quả lý hành chính nhà nước thơng suốt từ Trung
ương xuống cơ sở, có đủ quyền lực, năng lực, hiệu quả”
Sau Đại hội Đảng lần VII, từ năm 1992 đến 1996 là giai doan phat trién manh về tư duy, quan điểm, nhận thức của Đảng về nên hành chính Nhà nước và về cải cách
hành chính Hội nghị Trung ương 8 khóa VII tháng 1 năm 1995 đánh dau bước phát triên mới về xây dựng và phát triên nên hành chính Nhà nước Lần đầu tiên hệ thống
quan điểm của Đảng về cải cách hành chính được trình bày một cách rõ ràng, có hệ
thống trong Nghị Quyết Trung ương 8 Đó là cải cách thê chế hành chính, chân chỉnh tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
Tiếp tục khẳng định cải cách hành chính là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt, Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII nhân mạnh yêu câu tiễn hành cải cách hành chính đồng bộ, dựa trên cơ sở
pháp luật, là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu
của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 1996-2000 Trong đó, bốn điểm bỗ sung
quan trọng trong cải cách được Nghị Quyết đề ra:
+ Phân định rõ thâm quyên và trách nhiệm của từng cấp hành chính;
+ Tiếp tục nghiên cứu để cụ thê hóa sự phân cấp quản lý Nhà nước giữa các cơ quan của Chính phủ với cơ quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Đối mới chế độ công vụ và công chức;
+ Thành lập Tòa hành chính và thực hiện xã hội hóa một số hoạt đông dịch vụ
công
Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII) hop thang 6/1997 đã ban và ra Nghị Quyết phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước cộng hòa xã chủ nghĩa Việt Nam Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính là một trong những chủ trương và giải pháp lớn được nhẫn mạnh trong Nghị quyết này Nếu như trước đó cải cách hành chính chủ yếu xuất phát từ
việc đây mạnh công cuộc đôi mới kinh tế và phục vụ nhu câu phát triển kinh tế, tháo gỡ
Trang 11cải cách không dừng lại ở đó mà cải cách hành chính cịn là u cầu bảo đảm cho việc
thực hiện dân chủ hóa đời sống chính trị-xã hội, nhằm phát huy tốt hơn nữa, nhiều hơn
nữa quyên làm chủ của nhân dân
Tiếp theo đó, Nghị quyết Trung ương 6 và đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 7
thang 8 nam 1999 ( khóa VI ) đã biêu thị mọi quyết tâm chính trị lớn về việc tiếp tục
tiễn hành cải cách hành chính, đặt cải cách hành chính trong tong thể của đổi mới hệ thống chính trị
Rồi Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2010 bên cạnh việc khang định mục tiêu xây dựng nên hành chính
nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa đưa ra quan điểm,
định hướng về tiếp tục đây mạnh cải cách hành chính
Cải cách nền hành chính là một bộ phận được đặt trong cải cách bộ máy nhà
nước, có mỗi quan hệ khăng khít với các bộ phận cấu thành nên hệ thống chính trị của
Việt nam Các qua điểm và nguyên tắc cơ bản của Đảng về cải cách hành chính được đặt trên nên tảng những quan điểm, phương hướng chung về xây dựng nhà nước pháp
quyên xã hội chủ nghĩa Nhiều vấn đề lớn và cơ bản về cải cách hành chính phải xuất
phát từ nội dung xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt nam và chi phối mạnh bởi các yếu tố cầm quyên, mặc dù vẫn giữ tính độc lập tương đối
Quán triệt những quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách hành chính, nhằm xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
Chính phủ đã đề ra hàng loạt các chủ trương, biện pháp để thực hiện cho phù hợp với
từng giai đoạn phát triển của đất nước
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, Chính phủ quyết định lựa chọn thủ tục hành chính là “khâu đột phá” của công tác cải cách hành chính, bắt đầu bằng việc ban hành
Nghị quyết 38/CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức Yêu cầu của Nghị quyết là phải đạt được một bước chuyên biến căn bản trong quan hệ thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với các tô chức xã hội và cơng dân
Theo đó, ngày 17/9/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
136/2003/QĐ-TTg phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
Trang 12nguyên tắc của nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa dưới sự lảnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu của công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước; ngày 12/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 139/2003/QĐ-TTg phê duyệt đề án, đôi mới phương thức, điều hành
và hiện đại hóa cơng sở của hệ thống nhà nước giai đoạn 2003-2005; ngày 4/9/2003
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 181/2003/QD-TTg về quy chế thực
hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và một số văn
ban liên quan đến việc thực hiện cơ chế ““một cửa”
Qua quá trình triển khai công tác cải cách hành chính, đến nay cải cách hành chính vẫn tiếp tục là khâu trọng tâm và ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Tuy nhiên so với yêu cầu đề ra, cơng tác cải cách
hành chính vẫn còn bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém, tiến độ cải cách còn chậm,
hiệu quả thấp chưa đồng bộ
Để tiếp tục cải cách hành chính đồng bộ, sâu rộng và có hiệu quả hơn trên các
lĩnh vực mà trọng tâm và yêu cầu cấp bách là tập trung vào cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo cho được chuyên biến căn bản trong quan hệ giữa các cơ quan hành
chính với công dân và tô chức, thúc đây phát triển kinh tế- xã hội; Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 09/2005/TC-TTg ngày 5/4/2005 về tiếp tục đây mạnh công tác cải cách
hành chính
1.2 Thủ tục hành chính và cơ chế “một cửa”
1.2.1 Thủ tục hành chính
Trong quản lý, để giải quyết công việc cần phải tuân theo những quy trình thủ tục phù hợp Với nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn Trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thủ tục trước hết được hiểu là những trình tự được quy định và phải tuân theo khi thực hiện việc công
Theo quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động quản lý ở nước ta, hoạt
động chấp hành và điều hành (hành pháp) của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
được thực hiện bằng hành động liên tục, theo một trình tự nhất định nhằm đạt được
mục đích quản lý đã đề ra Đó là thủ tục quản lý hành chính nhà nước, được gọi là thủ
Trang 13Nguyên tắc quản lý Nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi hoạt động của Nhà nước phải tuân theo những quy chế pháp lý quy định về trình tự, cách thức khi sử dụng thâm quyển của từng cơ quan để xử lý công việc mà ta gọi là những quy phạm thủ tục Các quy phạm thủ tục bao gồm: thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng tư pháp và thủ tục hành chính Trong hoạt động quản lý, Nhà nước sử dụng quyền lực đặc biệt để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra hàng ngày Vì vậy, những thủ tục hiệu quả nhất là vô cùng cân thiết vì nó đảm bảo cho tiến trình hành chính khơng trì trệ hay cản trở, có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện các lợi ích xã hội khác nhau
Từ những nhận thức trên ta có thể hiểu, thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước có thâm quyên trong mối quan hệ nội bộ và giữa cơ quan hành chính Nhà nước với các tơ chức, cơng dân Nó
giữ vai trò đảm bảo cho công việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền của các cơ quan nhà nước hoặc của cá nhân, tô chức được uy quyền thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước
1.2.2 Cơ chế “một cửa”
1.2.2.1 Khái quát về cơ chế “một cửa”
Cơ chế “một cửa” về thực hiện thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân, tô chức được để ra đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp của
nước ngoài tại Quyết định số 36ó/HĐBT ngày 7/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành chế độ thâm định các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài
Cơ chế “một cửa” và “một cửa tại chỗ” đã trở thành nguyên tắc trong hoạt động của các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất từ đó đến nay Kế đến, thực
hiện Nghị quyết số 38/CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục
hành chính trong giải quyết công việc của công dân, tô chức Từ năm 1995, nhiều địa
phương đã chủ động thí điểm thực hiện theo mơ hình “một cửa” hoặc là “một cửa,
một dấu” Đi đầu trong lĩnh vực này là Thành phố Hồ Chí Minh Ủy ban nhân dân Thành phó đã xây dựng đề án kèm theo công văn 2853/UB-NCVX ngày 27/9/1995 về
việc xin thí điểm tô chức hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện tại một khu
hành chính theo mơ hình “một cửa, một dâu” đối với Ủy ban nhân dân quận 1, quận 5
Trang 14Được sự nhất trí của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo cải cách hành chính
của Chính phủ đã chỉ đạo Ban Thư ký tổ chức khảo sát và kiểm tra việc thực hiện thí
điểm Cơ chế “một cửa” tại một số tỉnh, thành phố để đề xuất phương án nhân rộng
Tháng 6/2003, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ
và Bộ Tài chính tổ chức hội nghị tông kết thí điểm mơ hình “một cửa”
Căn cứ vào kết luận của Hội nghị tong két, Bộ Nội vụ xây dựng quy chế thực
hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương trình Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
181/2003/QĐ-TTE ngày 4/9/2003 Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ chế
“một cửa” được thực hiện đối với tất cả cấp tỉnh, cấp huyện từ ngày 01/01/2004; đối
với cấp xã từ ngày 01/01/2005
Khái niệm “cửa” trong quan hệ hành chính
Trong lĩnh vực hành chính Nhà nước, “cửa” được gắn liền với sự giao tiếp để giải quyết các quan hệ hành chính giữa Nhà nước với công dân và giữa các cơ quan
Nhà nước với nhau Đó là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch để thực hiện quan hệ
hành chính, được quy định thê chế về thâm quyên, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên cùng tham gia giao dịch (cơ quan có thâm quyên với tô chức, công dân)
“Một cửa” nghĩa đơn giản là sự đối lập với “nhiều cửa” Nếu quá trình cho một giao dịch hành chính Nhà nước, về bản chất chỉ cần có “một cửa” để thực hiện các giao dịch giữa các bên (gồm giao dịch ban đầu và giao dịch cuối cùng), thì việc chia ra thành nhiều cửa sẽ làm cho quá trình bị chia cắt, đứt khúc, phức tạp và lãng phí
Bên B Các cơ quan công quyên thực hiện giải
Trang 15Sơ đô 1.1: cơ chế “nhiễu cửa ” trong giao dịch giải quyết quan hệ hành chính
Bên B Các cơ quan công quyên thực hiện giải
quyết giao dịch hành chính Bên A Công dân, tô chức có yêu cầu giải quyết Cửa giao dịch Nhận- Trả kêt quả y Vv A A
Sơ đồ 1.2: cơ chế “một cửa ” trong giao dịch giải quyết quan hệ hành chính Theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/9/2003 về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tô chức, công dân thuộc thâm quyên của cơ quan hành chính Nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến
việc trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ
quan hành chính Nhà nước
Việc thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm đạt được bước chuyền căn bản trong
quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính Nhà nước với công dân, tổ chức; giảm phiền hà cho người dân đồng thời chống tệ quan liêu, tham những, cửa quyên của cán bộ công chức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Cơ chế “một cửa” được áp dụng trong các cơ quan hành chính ở địa phương Cu thé: Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (các Sở, Ban ngành,
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân); Ủy ban nhân dân quận, huyện,
thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Trang 16
Thực chất, ở các địa phương thực hiện mơ hình một cửa theo hướng tập trung
các đầu mối giải quyết thủ tục hành chính từ các phịng chun mơn về các đầu mối
tại Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thành lập tổ “Tiếp nhận - Trả hồ sơ” và
thực hiện 3 công khai:
- Công khai các giai đoạn của từng thủ tục hành chính
- Công khai thời gian và quy trình giải quyết đối với từng loại hồ sơ
- Cơng khai lệ phí giải quyết hồ sơ
Như vậy, toàn bộ các khâu thụ lý, xử ký hồ sơ đều do nội bộ các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân giải quyết với quy trình khép kín khơng liên quan
gì đến người dân và tô chức
1.2.2.2 Vai trò, ý nghĩa của cơ chế “một cửa”
Cơ chế “một cửa”như đã đề cập ở trên thực tế là một giải pháp được đề ra trong quá trình cải cách thủ tục hành chính mà khởi đầu là ở Thành phố Hồ Chí Minh
Sau thời gian triển khai thực hiện, nó đã thể hiện được tác động tích cực trong cải
cách nề hành chính Nhà nước
Thứ nhất, việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân các cấp đã góp phần nâng cao năng lực hoạt động của Ủy ban:
- Việc thực hiện cơ chế “một cửa” đòi hỏi phải rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thấm quyên ban hành Vì thế, nó đảm bảo tính hợp
pháp và hợp lý của hệ thống thể chế được ban hành
- Đối với cách tổ chức bộ máy của Ủy ban: Sắp xếp lại theo hướng tinh gọn,
hoạt động có hiệu quả bằng việc xác định rõ rang chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm giữa Ủy ban với các phòng / ban chuyên môn Việc chuyển cơ câu phịng, ban chun mơn thành tô chuyên viên theo bốn khối ngành: nội chính, kinh tế, văn hóa-xã hội và quản lý đô thị nhằm tăng cường chức năng tham mưu giúp việc cho Ủy ban theo chuyên ngành, do lãnh đạo Ủy ban nhân dân trực tiếp phụ trách Đây là một hướng đi đúng vì nó giúp cho việc tách chức năng cung cấp dịch vụ công ra khỏi chức năng quản lý hành chính Nhà nước, bước đầu giảm bớt tình trạng khơng hay xảy ra như trước đây
- Đối với phương thức hoạt động của Ủy ban: Lãnh đạo Ủy ban, các phòng ban chun mơn khơng cịn bị chi phối bởi công việc sự vụ như trước đây mà chú tâm vào
hoạt động quản lý Nhà nước Thực hiện cơ chế “một cửa” mọi khâu phục vụ cho hoạt
Trang 17dân, đã giảm bớt các công việc trùng lắp như: văn thư-lưu trữ, tài chính kế toán tạo sự thuận lợi trong giải quyết công việc giữa các cơ quan trong bộ máy hành chính
- Đối với đội ngũ cán bộ, công chức: Thực hiện cơ chế mới đòi hỏi mỗi người
phải tự hoàn thiện bản thân cả về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ lẫn phẩm chất đạo đức trong khi thi hành nhiệm vụ, đặc biệt trong giải quyết công việc với công dân và tổ chức
Thứ hai, cơ chế “một cửa” đã đem lại sự hài lòng cho công dân, tô chức — đối
tượng được phục vụ
+ Các cơ quan hành chính đã lẫy lại được lòng tin của dân đối với hoạt động
của mình vì đã phần nao đáp ứng được nhu cầu của họ với một thái độ phục vụ công tâm
+ Sự công khai hóa mọi thủ tục hành chính, thời gian giải quyết và lệ phí đã giúp mọi người dân có tâm trạng thoải mái khi đến cơ quan công quyên, giải tỏa được sự vướng mắc do thiếu minh bạch thường xảy ra như trước đây Đảm bảo mỗi người dân đều có thê tham gia vào hoạt động giám sát và quản lý hành chính Nhà nước 1.2.3 Cải cách thủ tục hành chính là “khâu đột phá” trong tiến trình cải cách hành chính
Khi đề cập đến nhiệm vụ trọng tâm năm 2009, Bộ trưởng Tran Van Tuan cho
biết: “Cải cách thủ tục hành chính được xác định là khâu đột phá” Theo đó, Bộ Nội
vu sé tiếp tục đây mạnh cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa”,
“một cửa liên thông” Cải cách hành chính ln là một trong những nội dung quan tâm hàng đầu trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta Trong đó, cải cách thủ tục hành chính được xem như “khâu đột phá” với mục tiêu ban đầu được xác định khá rõ ràng: “phải đạt được những chuyên biến căn bản trong quan hệ về thủ tục giải quyết công việc của tô chức, công dân”
Hệ thống thủ tục hành chính thống nhất, đơn giản, phù hợp, rõ ràng, công khai và thuận tiện cho việc kiểm tra của nhân dân, của các cơ quan chức năng, đảm bảo hoạt động thông suốt của hệ thống cơ quan Nhà nước là sự thê hiện một nền hành chính phát triển Trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp nên hành chính truyền thống của ta tỏ rõ sự bất cập trong hoạt động quản lý, nhất là trong mối quan hệ giữa
cơ quan nhà nước với công dân, tô chức Mọi sự biến đổi đều nhằm mục đích tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước và công dân, tô chức là đối tượng chỊu sự quản lý chặt
Trang 18hành chính phát triên ở nhiều nước thì cải cách nền hành chính nước ta là tất yếu vì
mục tiêu hoạt động của bộ máy Nhà nước ta không chỉ là hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước mà còn nhằm phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của n gười dân
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, Chính phủ đã chọn cải cách thủ tục hành chính
là “khâu đột phá” trong tiễn trình cải cách bằng việc ban hành Nghị quyết 38/CP ngày
4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, tô chức
Nghị quyết hội nghị lần § ban chấp hành trung ương đảng cộng sản việt nam
nêu rõ: “loại bỏ nhưng khâu xin phép, xét duyệt không cân thiết, giảm phiền hà, ngăn
chặn tệ cửa quyên, sách nhiễu, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật lập lại trật tự
trong việc ban hành thủ tục hành chính và quy định lệ phí”
Sau hơn 10 năm thực hiện cải cách với những kết quả đạt được, một lần nữa
cho phép ta khang định sự lựa chọn trên là vô cùng đúng đắn, phù hợp với điều kiện, nhu cầu cải cách hành chính nước ta Với những lý do:
Thứ nhất, trong một thời gian dài trước cải cách, thủ tục hành chính của ta thê
hiện nhiều hạn chế:
+ Nặng nè, nhiều cửa, nhiều cấp trung gian không cần thiết, không rõ ràng về trách nhiệm;
+ Đồi hỏi quá nhiều giấy tờ gây phiền hà cho nhân dân;
+ Trì trệ, khơng phù hợp với yêu câu phát triển trong tình hình mới;
+ Thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tùy tiện; + Thiếu tính cơng khai, minh bạch
Thứ hai, thủ tục hành chính là cầu nối giữa cơ quan hành chính nhà nước với
công dân, tô chức Một khi hệ thống thủ tục được ban hành phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu của công dân, tổ chức sẽ làm lòng tin của họ vào cơ quan hành chính Nhà nước; đó là điều mà bất kì một nề hành chính ở bất cứ quốc gia nào cũng cần hướng đến Và ở đây, khâu đột phá trong cải cách đã góp phần thực hiện mục tiêu trên
Thứ ba, thủ tục hành chính là mảnh đất dung túng những thói quan liêu, sách nhiễu dân của một bộ phận cán bộ công chức Vì thế, khi được cải cách sẽ gạt bỏ đi những căn bệnh xấu trong cơ quan hành chính, làm cho bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh
Trang 19phức tạp, không minh bạch sẽ làm cho công việc bị trì trệ, hiệu quả quản ly không
cao Như vậy, những kết quả đạt được của cải cách thủ tục hành chính trên từng lĩnh
Trang 20CHƯƠNG 2
THUC TRANG VE THUC HIEN CO CHE “MOT CUA” O TINH BEN TRE
2.1 Tổng quan về Bến Tre
2.1.1 Điều kiện kinh tế-xã hội
Tinh Bến Tre nằm ở phía Đơng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và cách Thành phố Hồ Chí Minh
87 km Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.322km” gồm ba củ lao (cù lao Minh, củ lao
Bảo và cù lao An Hóa) do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long bồi đắp qua nhiều
thế kỷ; bờ biển dài 60km, vùng lánh hải rộng khoảng 20.000 km” Dân số của toàn tỉnh là 1.401.600 người, mật độ dân số trung bình 604 người/km”
Cơ cầu dân số thành thị - Nông thôn là 47% - 53% (số liệu tháng 02/2009)
Về hành chính, Bến Tre gồm có: một thị xã Bến Tre là trung tâm hành chính,
kinh tế, văn hóa của tỉnh và 7 huyện (Bình Đại, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri, Mỏ
Cày, Thạnh Phú, Chợ Lách ) với 160 xã, phường, thị trần
Bến Tre có truyền thống lịch sử và cách mạng, là quê hương của Phong trào Đồng khởi, mở đâu cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tiễn lên xây dựng xã hội chủ nghĩa
Tuy có vị trí quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và được cả nước biết đến, thế nhưng Bến Tre cịn gặp nhiều khó khăn: sức thu hút đầu tư và nguồn lực cho phát triển thấp Tinh đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 đến 2010 với các mục tiêu sau: “Phát triển nhanh nên kinh tế; phá thế biệt lập của tỉnh
cù lao trong nội tỉnh về các mặt giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, giáo
dục và y tế; hình thành các vùng chuyên canh, khu, cụm công thương nghiệp, mặt hang trọng điểm; chuyên đổi một bước quan trọng trong cơ câu kinh tế chuẩn bị tăng
tốc phát triển sau năm 2010; phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ cho
yêu cầu trước mắt và cho phát triển bền vững: tiếp tục đây mạnh xóa đói giảm nghèo và xóa nạn mù chữ; giải quyết lao động và việc làm, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống cho dân cư
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 — 2010 là tập trung phát
Trang 21kinh tế của tỉnh sẽ là: nông lâm thủy sản 45%, công nghiệp xây dựng 27% và dịch vụ 28%
Đề đạt mục tiêu trên, tỉnh sẽ tập trung ưu tiên đây mạnh đầu tư phát triển kết
cầu hạ tang, giao thông, điện nước, bưu chính viễn thơng, ban hành chính sách ưu đãi,
tạo môi trường đầu tư thơng thống và tập trung thực hiện các cam kết với nhà đầu tư; tập trung xây dựng các khu- cụm công nghiệp đã quy hoạch Nâng cao dân trí, chăm
lo đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài và đặc biệt là đây mạnh hơn nữa công tác
cải cách hành chính
Tỉnh Bến Tre là một trong những địa phương thực hiện sớm nhất việc triển
khai đồng loạt cơ chế “một cửa” tại tất cả các cơ quan hành chính cấp huyện và cấp xã vào năm 2003 Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính tại các đơn vị, địa phương trong tinh Đến nay, tỉnh
đã đạt được nhiều thành quả nhất định trong việc thực hiện cải cách hành chính Song,
chúng ta cần đi sâu phân tích ở từng khía cạnh, từng nội dung cải cách hành chính được thực hiện ở cấp các thì vẫn còn nhiều vẫn dé can bàn để tìm ra giải pháp hữu hiệu duy trì và nâng cao chất lượng công tác này
Tỉnh Bến Tre coi cải cách hành chính là một điều kiện quan trọng đề thực hiện
thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh đã đi đầu thực hiện khoán biên
chế và chi phí hành chính, áp dụng cơ chế “một cửa” ở ba cấp chính quyền Tuy nhiên, việc thực hiện cải cách hành chính của tỉnh vẫn cịn nhiều khó khăn về nguồn
lực, chưa đầu tư vào các khâu đột phá, thủ tục hành chính cịn phức tạp, tô chức bộ
máy chưa đồng bộ, kỷ luật hành chính cịn chưa nghiêm; một bộ phận cắn bộ cơng chức cịn hạn chế về trình độ và năng lực
Khắc phục những hạn chế, đây mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra định hướng cải cách hành chính trong thời gian tới là: “Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực, hiệu quả trong việc điều hành kinh tế- xã hội; an ninh — quốc phòng: tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn đầu tư và khuyến khích các thành phân kinh tế đầu tư phát triển sản xuất — kinh doanh Kiện tồn tơ
chức, tính giản biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; xác định rõ chức
Trang 22công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ tận tụy phục vụ
nhân dân; khắc phục tệ quan liêu, xa rời nhân dân 2.1.2 Phòng cải cách hành chính
Theo quyết định số 2612/QÐ — UB ngày 8/8/2005 về việc thành lập Phòng cải
cách hành chính thuộc Sở Nội Vụ tỉnh Bến Tre trên cơ sở tách ra từ Bộ phận chuyên trách cải cách hành chính của Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh
Phịng cải cách hành chính là một bộ phận của Sở Nội Vụ tỉnh Bến Tre, Phòng giúp Sở Nội vụ tỉnh trong công tác cải cách hành chính của tỉnh: cải cách thủ tục hành chính; thực hiện cơ chế “một cửa” từ các Sở, Ban, Ngành tỉnh xuống các xã trong toàn tỉnh; cải cách tài chính cơng: vẫn đề khoán biên chế và kinh phí quản lý Nhà
nƯỚC; phố biến, hướng dẫn, kiểm tra, tông kết việc thực hiện các văn bản của Trung
ương và tỉnh xuống các địa phương trong toàn tỉnh Phịng cải cách hành chính chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Sở Nội vụ về biên chế và công tác hoạt động trong các lĩnh vực mà Phòng phụ trách
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng:
+ Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện vẫn đề cải cách hành chính từ các Sở, Ban,
Ngành của tỉnh đến tận các xã;
+ Giúp Ủy ban tỉnh, Sở Nội vụ thực hiện các Quyết định, Chỉ thị của Trung
ương về cải cách hành chính;
+ Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về những cơng việc có liên quan đến
cải cách hành chính;
+ Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc ký kết, thực hiện các dự án của tỉnh bạn, của nước ngoài về vẫn đề cải cách hành chính
Về cơ câu tổ chức của Phịng cải cách hành chính:
Cơ câu tơ chức của Phịng gồm có 01Phó Giám đốc quản lý lĩnh vực cải cách hành chính, 01 Trưởng phịng và các chun viên
Phó Giám đốc: phụ trách chung về vẫn đề cải cách hành chính
Trưởng phịng: quản lý trực tiếp các van dé cua Phòng, tham mưu cho Phó Giám đốc trong các vấn đề chuyên môn của Phòng
Các chuyên viên: đảm nhận từng lĩnh vực riêng được phân công, chịu sự chỉ
đạo trực tiếp của Trưởng phịng và Phó Giám đốc, các chuyên viên phải có mối quan
Trang 23Phó giám đốc (Phụ trách cải cách hành chính) Vv
Truong phong cai cach hanh chinh A Ỷ Ỳ
Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên
Sơ đô 2.1: Cơ cấu tổ chức của phòng cải cách hành chính
Là một Phịng mới được thành lập không lâu Tuy vẫn cịn nhiều khó khăn song Phòng cải cách hành chính đã từng bước khăng định vai trò chủ đạo của mình
trong việc thực hiện vẫn đề cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh, đóng góp vào cơng
cuộc cải cách hành chính của cả nước nói chung và của Bến Tre nói riêng 2.1.3 Công tác chuẩn bị thực hiện cơ chế “một cửa” ở tỉnh Bến Tre
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ § (khóa VID), Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh Bến Tre lần thứ VII và chương trình cải cách hành chính năm 2001-2010 Thực
hiện Quyết định số136/2001/QĐ-TTg phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành
chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010; thực hiện Định hướng cải cách hành chính
2001-2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre; thực hiện Quyết định 181/QĐ-TTg
Trang 24+ Ngày 17/9/2001 Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre thông qua định hướng cải cách hành chính 2001-2005 và Chương trình cải cách hành chính 2001-2003 về thủ
tục hành chính
+ Ngày 17/12/2001Thủ tướng Chính phủ ra Quyết dinh s6192/2001/QD-TTg
về “mở rộng thí điểm khốn biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ
quan quản lý hành chính Nhà nước” Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ra
Quyết định số 1102/QĐÐ-UB ngày 23/3/2002 phê duyệt đề án khoán biên chế và kinh
phí đồng loạt cho các cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh Để phát huy kết quả đạt
được, ngày 01/6/2004, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục thực hiện khoán biên chế và kinh
phí cho các cơ quan Đảng, Đoàn thê tỉnh, huyện và các cơ quan, Đoàn thê, chính quyên cấp xã, phường, thị trấn Và đến tháng 6/2005 đã thực hiện khoán biên chế và
kinh phí ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã
+ Ngày 25/03/2002 Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ra Quyết định số
1101/2002/QD-UB vé việc phé duyét Đề án cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình “một cửa” tại các huyện, thị xã Bến Tre Tiến hành đưa vào thực hiện “một cửa”ở các
lĩnh vực sau: nhà đất, đăng ký kinh doanh, tư pháp, văn héa-thé duc thé thao
+ Ngày 02/12/2003 Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ra Chỉ thị số 14 về việc
tăng cường sự lảnh đạo của Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ngành, tỉnh đối với công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Bến Tre
+ Ngày 22/9/2004 Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ra Công văn số 1704/CV-
UB về việc chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” ở các sở,
ngành, tỉnh
Khi có chương tình tổng thể của Trung ương, tỉnh xây dựng chương trình cải cách hành chính 5 năm (năm 2001 - 2005) Quyết định 181 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thực hiện cơ chế "một cửa" đã phân ra cấp tỉnh, huyện thực hiện vào năm
2004, cấp xã, phường năm 2005 nhưng Chỉ thị 14 của tỉnh yêu cầu các cấp từ tỉnh đến xã phải triển khai thực hiện trong năm 2004 Như vậy, so với quy định trung ương, tỉnh làm đại trà trước 1 năm đối với cấp xã, phường và gần 2 năm đối với cấp huyện
Công tác cải cách hành chính giai đoạn I (2000-2005) của tỉnh triển khai và tô chức thực hiện đạt được nhiều tiễn bộ, góp phần đáng kế cho việc thu hút đầu tư, thúc
đây kinh tế, xã hội địa phương phát triển Tuy nhiên thời gian qua vẫn còn một số tồn
Trang 25+ Nhận thức về nội dung của cải cách hành chính khơng đầy đủ, vận hành cơ chế “một cửa” chưa đúng nguyên tắc
+ Công khai các thủ tục hành chính khơng rõ ràng
+ Giải quyết hồ sơ, thủ tục vẫn cịn trễ hẹn, cơng dân và tô chức phải đi lại nhiều lần, tốn thời gian, nhất là trên lĩnh vực đất đai, xây dựng Một số địa phương
nhận hồ sơ, thủ tục nhưng không có phiếu hẹn hoặc tự đặt ra những qui định riêng
+ Tình trạng đùn đây, những nhiễu, cửa quyền vẫn còn xảy ra, đạo đức nghề
nghiệp trong thi hành công vụ chưa tốt
Những việc tồn tại, thiếu sót này gây nhiều phiền hà, làm cản trở công việc, mất thời gian của tô chức, công dân, ảnh hưởng đến quá trình cải cách hành chính và phát triển chung của địa phương Bên cạnh đó, việc lãnh đạo điều hành công tác cải cách hành chính của một số đơn vị, địa phương chưa thật sự tập trung nên triển khai,
tô chức thực hiện chưa đến nơi, đến chốn Vẫn cịn tình trạng thiếu chương trình, kế hoạch năm về cơng tác, cải cách hành chính nhất là ở cấp cơ sở Lễ lỗi làm việc thiếu
khoa học, không xây dựng quy chế hoặc có qui chế nhưng không thực hiện theo Việc phân công, giao việc không rõ ràng, không cụ thể Công tác kiêm tra, đôn đốc chưa được quan tâm thường xuyên; chế độ thông tin, báo cáo thực hiện khơng nghiêm
Trước tình hình trên, cần phải có một giải pháp có tính khả thi để việc thực
hiện cơ chế “một cửa” được hoàn chỉnh hơn Theo đó, Đề án số 28/ĐA-UBND ngày 04/01/2006 của Uý ban nhân dân tỉnh về cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010
Ngày 2-7-2007, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra Chỉ thị số 15/2007 về việc
tăng cường công tác cải cách hành chính giai đoạn II (2006-2010)
Quán triệt Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 và Nghị quyết 53/NQ-CP
ngày 07/11/2007 về đây mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước; tỉnh ủy cho ra đời Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 17/10/2007 về đây mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước
Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 10/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
đây mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà
nước Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị các ngành, các cấp thực hiện tốt một số
công việc gồm:
Trang 26- Đây mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cải cách hành chính sâu rộng trong nội bộ và nhân dân
- Tiếp tục đối mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; đặc biệt chú trọng tính kỹ luật, kỹ cương trong hoạt động hành chính nhà nước, đề cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tác phong, lề lối làm việc và kỹ năng hoạt động của cán bộ, công chức
- Rà soát các thủ tục hành chính, cương quyết loại bỏ hoặc kiến nghị loại bỏ
những thủ tục không cân thiết, khơng cịn phù hợp
- Nghiêm cam việc tự đặt ra những thủ tục trái với qui định
- Giải thích và trả lời những yêu cầu chính đáng của công dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết hồ sơ, thủ tục
- Tập trung thực hiện tốt đề án đơn giản hóa các thủ tục hành chính trên các
lĩnh vực theo Quyết định số 30/QĐ-TTg, ngày 10-1-2007 của Thủ tướng Chính phủ
Những nơi đã thực hiện cơ chế “một cửa” cần nâng cao chất lượng hoạt động,
đồng thời đưa thêm lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, chính sách xã hội, hộ khâu vào giải
quyết theo cơ chế này Việc vận hành cơ chế phải đúng nguyên tắc, đúng qui trình,
đúng cam kết đã cơng bó Giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” với tinh thần: công khai, minh bạch, nhanh chóng, thuận tiện và đúng pháp luật Cuối năm
2007, tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương phải áp dụng cơ chế
“một cửa”
Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh tiễn hành
củng có, kiện tồn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của địa phương, đơn vị mình;
từng nơi xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính và qui chế làm việc, có
phân công giao việc cụ thể, có qui định thời gian Chậm nhất đến hết quí III-2007, mỗi huyện, thị phải chọn một xã, thị trân, phường làm điểm thực hiện cơng tác cải cách hành chính và báo cáo về Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh (Sở Nội vụ) để theo dõi, hướng dẫn thực hiện Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, chế độ
thanh tra, kiểm tra
- Tiến hành báo cáo công tác cải cách hành chính từng năm Từ đó rút ra những
Trang 272.2 Công tác tiễn hành cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ba cấp chính quyền từ xã đến tỉnh ở Bến Tre
2.2.1 Quy trình thực hiện:
Quy trình giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” có thê tóm gọn trong ba giai
đoạn sau:
Giai đoạn ]: Tại phòng tiếp nhận và trả hô sơ hành chính
Căn cứ vào bản niêm yết công khai về các hồ sơ, giấy tờ cần thiết dé giải quyết
một hồ sơ hành chính (tùy theo ngành, lĩnh vực cụ thể), người dân sẽ nộp hồ sơ có
yêu cầu được giải quyết như: xin cấp phép đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng, sao y giấy tờ, tại phòng tiếp nhận
Sau khi kiêm tra và nhận hỗ sơ, công chức tiếp nhận hồ sơ phải lập phiếu biên nhận hồ sơ (theo mẫu) trong đó có các yếu tố như: ngày nhận hồ sơ; ngày hẹn trả hồ sơ; liệt kê các văn kiện có trong hỗ sơ, giấy tờ liên quan, chứng thư; chữ ký của người
nhận hồ sơ
Phiếu biên nhận được lập thành 03 bản, 01 giao cho người nộp hồ sơ, 01 kèm
theo hồ sơ để tiện theo dõi trong quá trình xử lý và giải quyết, và 01 liên lưu lại cùi
biên nhận
Trường hợp người dân chưa có đủ các giấy tờ hoặc yêu câu cần thiết trong hồ sơ thì cơng chức không được nhận hồ sơ mà chỉ hướng dẫn cho người dân làm, bổ sung thêm cho đầy đủ giẫy tờ hoặc yêu cầu cần thiết theo quy định
Công chức nhận hỗ sơ (theo ngành, lĩnh vực) phải mở số tiếp nhận và theo dõi
giải quyết hồ sơ Sau khi viết phiếu biên nhận, công chức phải ghi vào số hồ sơ đó ngày nhận và ngày hẹn trả Số tiếp nhận, theo dõi và giải quyết hồ sơ hành chính là cơ
sở để cơng chức cập nhật và thống kê số liệu, làm báo cáo để thường trực Ủy ban nhân dân nắm bắt được tình hình tiếp nhận cũng như giải quyết để có sửa đổi hay
chan chỉnh kịp thời Hồ sơ hành chính sau khi được tiếp nhận phải nhanh chóng
chuyên đến ngành chức năng trong ngày và chuyến đến thì phải ký vào số theo dõi (ghi ngày, thang, nam)
Giai doan 2: Tai phong ban chuc nang
Sau khi nhận hỗ sơ hành chính chuyền đến từ phòng tiếp nhận, lãnh đạo phòng
Trang 28sơ Để làm được như vậy, các phòng ban chức năng cần tranh thủ xem xét giải quyết ngay (có thê trong ngày) các hồ sơ chuyên đến
Khi một hồ sơ hành chính phải qua nhiều cơ quan chức năng giải quyết (theo
quy định) thì Phòng tiếp nhận chuyên hồ sơ đến cơ quan chịu trách nhiệm chính (ví
dụ: đối với các hồ sơ về nhà đất thì cơ quan chịu trách nhiệm chính là phịng Quản lý
đơ thị), cơ quan này có trách nhiệm sao gửi hồ sơ để lây ý kiến các cơ quan chức năng có liên quan Các cơ quan nảy cũng phải có quy định thời hạn trả lời theo quy định
chung Khi chuyên hồ sơ, cơ quan chịu trách nhiệm chính nhất thiết phải có phiếu
chuyển Trường hợp đến ngày hẹn trả hồ sơ cho người dân nhưng hồ sơ chưa đượ giải quyết, cơ quan chịu trách nhiệm chính phải có phiếu trả lời (gửi cho phòng tiếp nhận) để giải thích cho người dân rõ lý do và hẹn lại ngày trả hỗ sơ
Giai đoạn 3- Trình ky
Sau khi hồ sơ hành chính được các phịng ban chức năng giải quyết xong, chuyên trả lại phòng tiếp nhận ở khâu này phải được cập nhật vào số theo dõi Ngay trong ngày, phòng tiếp nhận phải chuyển hồ sơ hành chính đã thụ lý qua Văn phòng Uỷ ban nhân dân Ở đây, hồ sơ sẽ được kiểm tra và trình ký theo trình tự thơng
thường Sau khi thường trực Ủy ban nhân dân ký duyệt, Văn phòng Ủy ban nhân dân
sẽ trả hồ sơ này lại cho Phòng Tiếp Nhận để giao trả lại cho tổ chức, công dân 2.2.2 Mô hình thực hiện thâm quyền giải quyết công việc
Sơ đô 2.2: Khải quát cơ chế “một cửa” tại UBND cấp xã theo hình thức thứ
nhất: - - BO PHAN
TIEP NHAN Cac
VA TRA công |< Chu tich
A < é A <M °
TO KET QUA chức hoặc phó
chức, Cơng chức chun chủ tịch
cơng văn phịng mơn UBND
dân 1 thống kê (có | | 2 khác 3 cấp xã
thê thêm thuộc [ƑƑ >
một cán bộ UBND
khác) cấp xã
C hú thích:
1 Nộp hồ sơ
2 Giải quyết hồ sơ
Trang 29Theo sơ đồ trên tô chức, công dân chỉ nộp hồ sơ cho công chức Văn phòng- thống kê hay gọi là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Kế đến, công chức Văn phòng-
Thống kê hướng dẫn, nhận hồ sơ, viết giây hẹn với tổ chức, công dân (đối với những
việc cần có thời gian xử lý), sau đó chuyên hồ sơ sang các công chức chuyên mơn có liên quan Các công chức này xử lý hỗ sơ xong trình chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã ký Sau đó thì chuyển lại cho Bộ phận trả kết quả để trả lại cho công dân, tổ chức theo giấy hẹn và thu phí, lệ phi theo quy định
Hình thức thứ hai: Bộ phận tiếp nhận và trả Ậ > kết quả > TÔ Chủ tịch chức, hoặc Phó ue Cơng chức Văn phòng- Chủ tịch
dân Thống kê ; UBND cấp
Cơng chức Địa chính-Xây xã
dựng
Công chức Tư pháp-Hộ
tịch
Chú thích:
1 Nộp hồ sơ
2 Trình ký rồi chuyền về trả lại cho công dân, tơ chức
Theo hình thức này thì đơn giản hơn, tô chức, công dân nộp hồ sơ trực tiếp cho
công chức phụ trách lĩnh vực tương ứng tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nhận
giấy hẹn và cuối cùng nhận lại hồ sơ đã giải quyết từ chính cơng chức này Khi công
chức nhận hồ sơ thì sẽ xử lý hoặc phối hợp với các bộ phận có liên quan giải quyết
Xong trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ký và trả lại cho công dân, tơ chức thu phí, lệ
Trang 30Sơ đồ 2.3: Khái quát cơ chế “một cửa” ở cấp huyện: Công dân, tô chức \
VP HDND & UBND Huyện
Phòmg chuyên môn |
Bo phan tiép nhan va giao trả hỗ sơ 3 Ƒ à LÃNH ĐẠO UBND HUYỆN, THỊ XÃ Chú thích: 1 Nộp hồ sơ
2 Chuyên sang phịng chun mơn tham mưu, giải quyết 3 Chuyên Văn phòng trình ký
4 Trình ký
5 Trả hồ sơ về Văn phòng
6 Trả hồ sơ cho công dân, tô chức
Theo sơ đồ, khi tiếp nhận đủ hồ sơ thì Bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm
chuyên trực tiếp cho các phịng chun mơn giải quyết Khi giải quyết xong, Trưởng hoặc Phó phịng chun mơn ký văn bản đề xuất chuyên Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ký
Bộ phận tiếp nhận có nhiệm vụ nhận lại hồ sơ và trả lại cho công dân, tô chức
Trang 31Sơ đô 2.4: Khải quát cơ chế “một của ” ở cấp tỉnh: CÔNG DAN, TO CHUC 2 ` 7 ,
PHÒNG VP HĐND & UBND HUYỆN SO
CHUYEN NGANH
MON BO PHAN TIEP NHAN VA TINH
GIAO TRA HO SO 3 2 6 A A Vv Vv 4 5 \ LÃNH ĐẠO UBND HUYỆN, THỊ XÃ Chú thích: 1 Nộp hồ sơ
2 Chun sang phịng chun mơn tham mưu, giải quyết 3 Chun Văn phịng trình ký
4 Trình ký
5 Trả hồ sơ về Văn phòng
6 Chuyên đến các cơ quan tỉnh giải quyết
7 Nhận lại hồ sơ
8 Trả hồ sơ cho công dân, tô chức
Theo sơ đồ, khi tiếp nhận đủ hồ sơ thì Bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm
chuyên trực tiếp cho các phịng chun mơn giải quyết Khi giải quyết xong, Trưởng hoặc Phó phịng chun môn ký văn bản đề xuất chuyển Văn phòng HĐND và UBND huyện, thị xã trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ký
Sau đó, Bộ phận tiếp nhận đem hỗ sơ đến các cơ quan hữu quan của tỉnh để giải quyết theo quy định Khi các cơ quan của tỉnh giải quyết xong thì trả hồ sơ lại và
Trang 32Về thẩm quyên giải quyết công việc:
- Tại tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ương: phê duyệt các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài; xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản; cấp giây chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp; cấp giấy phép xây dựng: giấy chứng nhận quyên sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất; cho thuê đất đối với tô chức; giải quyết chính sách
xã hội
- Tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể; cấp giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất; đăng ký hộ khẩu, chứng thực và chính sách
xã hội
- Tại xã, phường, thị trân: xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực
Ngoài các quy định ở trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương quyết định lựa chọn thêm một số lĩnh vực công tác khác dé áp dụng cơ chế “một cửa”
2.2.2 Bến Tre trước khi thực hiện cải cách hành chính:
Trước khi áp dụng cải cách hành chính theo mơ hình “một cửa”,do địa ban tinh với những đặc điểm, tình hình riêng; mà việc giải quyết công việc của dân còn nhiều thủ tục nặng tính quan liêu, gây phiền hà cho người dân Có thê kê ra một số bất cập sau:
- Hồ sơ hành chính giải quyết chậm so với quy định về mặt thời gian, nhân dân
phải đi lai nhiều lần, đến nhiều cơ quan khác nhau, tốn kém về thời gian gây khó
khăn, ách tắc trong công việc
- Tại các cơ quan hành chính, việc thông báo công khai hồ sơ, thủ tục chưa được niêm yet cu thé da dén tinh trang lam hồ sơ không đảm bảo theo quy định
- Tình trạng nhũng nhiễu của một số cán bộ Nhà nước trong việc thực hiện giải
quyết công việc gây khơng ít phiền hà cho người dân
- Tình trạng khơng thống nhất giữa các phòng, các cơ quan có thâm quyển trong mối quan hệ giải quyết công việc của nhân dân (thông qua các hỗ sơ)
2.3 Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện cơ chế “một cửa” 2.3.1 Các mặt làm được:
2.3.1.1 Tổng kết được trong giai đoạn 1 (2001-2005)
Trang 33+ Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Ủy ban nhân dân tỉnh rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật Ln tn thủ qui trình, đúng pháp luật, đúng
thâm quyên, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra ở địa phương và
có tính khả thi cao trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế, quản lý xã hội trên địa bàn
Các chuyên viên nghiên cứu Ủy ban nhân dân và các sở, ngành biết vận dụng nhạy bén các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Tiến hành
điều chỉnh, bố sung và ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách, đặc biệt là trên các lĩnh vực nhà đất, đầu tư, kinh doanh, trật tự xây dựng, thu hút nhân tài và giải quyết
khiếu nại - tố cáo của công dân
Từ năm 2001 đến 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 212 văn bản quy
phạm pháp luật (gồm Chỉ thị và Quyết định) Nhìn chung, những văn bản ban hành đều hợp Hiến, hợp Pháp và tính khả thi cao; định kỳ tiễn hành rà sốt, đánh giá việc tơ
chức thực hiện các quyết định quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh trên một số lĩnh vực ở các ngành, các cấp nhằm tăng cường năng lực triển khai thực hiện các quyết định và
nâng cao hiệu lực, hiệu quả các quyết định của chính quyên, kết hợp với việc khảo sát
ý kiến của nhân dân và tô chức về sự phù hợp, khả thi của các quyết định quản lý đã
ban hành, tạo điều kiện thuận lợi thúc đây nhanh việc phát triển kinh tế-xã hội, đây mạnh thực hiện các dự án về kinh tế-xã hội đạt hiệu quả tốt, nhất là xây dựng kết câu
hạ tầng (Tốc độ tăng trưởng kinh tế - GDP - tăng bình quân 8,7% /năm) + Cơng tác rà sốt hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật
Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm đến cơng tác rà sốt hé thong hóa văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong năm, nhằm xác định những văn
bản còn hiệu lực thi hành, văn bản hết hiệu lực thi hanh, văn bản cần sửa đối, bô sung,
thay thế Đối với các văn bản còn hiệu lực thi hành thì giao cho Sở tư pháp tập hợp in thành quyến văn bản quy phạm pháp luật theo từng năm phát hành đến các cấp, các
ngành tham khảo, tra cứu thực hiện Đối với các văn bản hết hiệu lực thi hành thì Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản xử lý; các văn bản cần sửa đôi, bố sung, thay thế thì Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan dự thảo văn bán sửa đôi, bô sung, thay thế
Trang 34Ủy ban nhân dân tinh ban hành 212 văn bản quy phạm pháp luật (trong đó gồm 83 Chi thi va 129 Quyét dinh) Két quả có 172 văn bản còn hiệu lực thi hành; 31 văn
bản hết hiệu lực thi hành; 9 văn bản cần sửa đơi, bỗ sung
+ Tình hình và kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại sở, ngành tỉnh, các huyện, thị và xã, phường, thị trấn theo cơ chế “một cửa”
Ngày 25/3/2002, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số
1101/2002/QĐ-UB phê duyệt đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa"
tại các huyện, thị xã Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đã tiến hành xây dựng Dé an
cụ thể của địa phương và triển khai thực hiện 8/8 đơn vị từ tháng 7/2002 Gồm những
lĩnh vực như sau: hồ sơ về nhà đất, đăng ký kinh doanh, tư pháp, văn hóa thông tin và
thé duc thé thao
Năm 2004, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị tỉnh, huyện, xã đã
tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế " một cửa " tại cơ
quan hành chính Nhà nước ở địa phương Đến nay, tỉnh Bến Tre có 15/22 sở (đạt 75% kế hoạch tỉnh giao, vượt 375% kế hoạch Trung ương giao) đi vào thực hiện cơ chế “một cửa” (sở Kế hoạch - Đâu tư, Tư pháp, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Lao
động - Thương binh & Xã hội, Thương mại - Du lịch, Thể dục - Thể thao, Thuỷ sản, Nội vụ, Văn hóa — Thông tin, Giáo dục - Đào tạo, Y-Tế, Giao thông - Vận tải, Khoa
học - Công nghệ, Thanh tra) và có 7 sở, ngành tỉnh đang chuân bị các điều kiện để đi vào thực hiện cơ chế “một cửa” vào quí IH/2005
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Thường trực Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh biên soạn tài liệu hướng dẫn và tiến hành tập huấn nghiệp vụ cải cách hành chính cho 160/160 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, đến giữa tháng 7/2004 đã tập huấn xong
và có 672 cán bộ tham dự Đến nay đã có 100% số xã, phường, thị tran triển khai thực
hiện cơ chế “một cửa” với 4 lĩnh vực: nhà, đất, hộ tịch, chứng thực Ngồi ra có một
số đơn vị đưa vào thêm một số lĩnh như: khiếu nại-tố cáo, chính sách xã hội, hộ khẩu
Cuối năm 2004, Thường trực Ban chỉ đạo cải cách hành chính phối hợp các sở, ngành tỉnh có liên quan tiến hành kiểm tra công tác cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế “một cửa” ở 18 sở, ngành tỉnh, 8 huyện, thị và 82 xã, phường, thị trấn trong
Trang 3532 cá nhân) đạt danh hiệu hoàn thành tốt công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa” với tông kinh phí khen thưởng là 22.040.000 đồng
- Cải cách tài chính cơng
+ Việc thực hiện cơ chế khoán theo Quyết định 192/2001/QĐ-TTg
Ngoài việc thực hiện chính sách tiền lương theo quy định, Bến Tre còn thực
hiện Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ “về mở rộng thí điểm khốn biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan
quản lý hành chính nhà nước” là một trong những biện pháp quan trọng đề thực hiện cải cách hành chính Trong đó quy định trao quyền tự chủ cho cơ quan hành chính trong việc sử dụng biên chế và các nguồn lực tài chính của cơ quan, qua đó chủ động tổ chức công việc, sắp xếp biên chế hợp lý, cải tiến thủ tục hành chính, nâng cao hiệu
quả cơng tác và tiết kiệm kinh phí
Kết quả thực hiện:
Tổng số cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn (2002-2004): có 30 đơn vị trong đó có 22 đơn vị quản lý nhà nước cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân 8 huyện, thi (mỗi huyện bao gồm 10 hoặc 11 phịng ban chun mơn quản lý ngân sách cấp huyện, thị) đạt tỉ lệ 100% khối quản lý nhà nước tỉnh, huyện.(riêng năm 2005 có 31 đơn vị trong đó có 6 đơn vị chưa thực hiện khoán chi hành chính do mới thành lập Ủy ban
nhân dân tỉnh đang xem xét cho thực hiện.)
Trên cơ sở thống kê quyết tốn chi kinh phí quản lý hành chính ba năm liền kể
1999 - 2001 Tỉnh đã định mức khốn chi phí hành chính năm 2002, 2003, 2004 như
sau :
+ Cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh: 19 triệu đồng/1 biên chế (năm 2004 21 triệu đồng/1 biên chế )
+ Cơ quan hành chính Nhà nước cấp huyện, thị xã: 16 triệu đồng/1 biên chế (năm 2004: 19 triệu đồng/1 biên chế )
+ Hệ Đảng, Đoàn thê cấp tỉnh, cấp huyện khoán tương đương khối cơ quan
hành chính Nhà nước nhưng chỉ bắt đầu thực hiện từ tháng 7/2004
+ Cơ quan hành chính Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn bình quân: 12,5 triệu
đồng/1 biên chế
Sau gần 3 năm thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho thấy hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính thực hiện khoán được
Trang 36theo hướng đơn giản hoá, thực hiện cơ chế một cửa (đối với các sở, ngành, huyện, thị) Bộ máy hành chính được sắp xếp lại hợp lý, khoa học; thực hiện tinh giản biên chế (123 biên chế) tiết kiệm tăng thu nhập cho cán bộ viên chức nhà nước (bình quân tăng từ 100-300 đồng/người/tháng)
Tổng kinh phí giao khốn 3 năm là 81.504.000.000đ Tiết kiệm được 8.477.000.000đ (tiết kiệm do giản biên chế 1.567.000.000đ, tiết kiệm trong chỉ thường xuyên 6.910.000.000đ)
Nhìn chung, ưu điểm sau thời gian thực hiện cơ chế khoán, các cơ quan thực hiện khoán đã đạt được mục tiêu đề ra trong Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg là:
+ Đổi mới cơ chế quản lý biên chế và kinh phí đối với các cơ quan hành chính
và các tô chức được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động
+ Thúc đây việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, giảm bớt thủ tục hành chính
để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của các cơ quan, đơn vị
+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính
+ Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí hành chính trong cơ
quan, don vi, tang thu nhập cho cán bộ, cơng chức
Trong q trình tơ chức thực hiện khoán biên chế và kinh phí ở Bến Tre, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân thống nhất cao ở một số vẫn đề: khơng làm thí điểm mà triển
khai đồng loạt và thực hiện ở các cấp (tỉnh, huyện, thị, xã, phường, thị trần) và cả hệ
thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Đoàn thê) Quy định hàng tháng các cơ quan phải
công khai chỉ tiêu tài chính để cán bộ, cơng chức biết; kiểm tra và qua đó thể hiện sự
minh bạch, hạn chế được lãng phí và định hướng cho thủ trưởng cơ quan chỉ tiêu tiết kiệm nhưng hiệu quả
+ Việc thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP
Ngày 16/01/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế
độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
Mục tiêu của việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự
nghiệp là nhăm đổi mới cơ chế quản lý, giao quyên tự chủ thực sự cho các đơn vị trong việc tô chức nhiệm vụ, sử dụng lao động, tăng cường huy động và quản lý thống
nhất các nguồn tài chính; nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp;
Trang 37Kết quả thực hiện:
Tổng số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh là: 563 trong đó số đơn vị thực hiện
Nghị định 10/2002/NĐ-CP là 530, đạt tỷ lệ 94,13%
Sau khi thực hiện Nghị định này thì nguồn thu sự nghiệp hàng năm tăng lên đáng kê:
Năm 2002 thu: 62.163 triệu đồng
Nam 2003 thu: 85.769 triệu đồng, tăng 37,93% so với năm 2002 Rồi thu nhập của người dân cũng tăng lên đáng kê:
Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động
đều xây dựng quỹ lương tăng thêm từ 1.5 đến 2.5 lần mức lương cơ bản và thu nhập bình quân của người lao động là 1.15 triệu đồng
Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động xây dựng quỹ lương tăng thêm từ 1 đến 1.5 lần mức lương cơ bản và thu nhập bình quân của người lao động là 0.74 triệu đồng
Tình hình thực hiện ba cơ chế ở địa phương:
Thực hiện cơ chê “một cửa” | Thực hiện khoán biên chế Thực hiện cơ chê tài chính theo
theo Quyết định và kinh phí theo Quyết Nghị định 10/2002/NĐ-CP
181/2003/QD-TTg dinh 192/2001/QD-TTg Tổng sô sở | Tổng số | Tông
và tương | đơn vị số | Tông số cơ quan hành chính | Tơng số đơn vị sự nghiệp có thu
đương cấp | đơn vị
huyện | cấp xã
22 8 160 30 563 Dathuc |Dathuc | Da Da thuc hién Da thuc hién
hién hién thực hiện 15 (4 sở bắt buộc và| 8 160 29 530 11 sở khác)
Trang 38- Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu tổ của dân: + Công tác tiếp dân :
Công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo được tập trung vào một đầu
mối: Tỉnh có Phịng tiếp dân trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Huyện có Phịng tiếp
dân trực thuộc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, khắc phục được tình
trạng đơn thư chuyển lòng vòng, dun đây trách nhiệm, hạn chế các biểu hiện sách nhiễu cửa quyên, thiếu tôn trọng tố chức công dân và những biểu hiện tiêu cực khác của công chức khi thi hành công vụ
Việc tiếp nhận xử lý, quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo từng bước đi vào nề nếp có hiệu quả và chặt chẽ hơn
Người khiếu nại tổ cáo được tiếp xúc và giải quyết kịp thời hơn góp phân hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp, đông người, đơn gởi nhiều lần nhiều nơi, khắc phục
được tính hình thức trong tiếp dân trước đây
Phương tiện trang bi noi tiếp dần được quan tâm đầu tư, qui định cụ thể chế độ
tiếp dân thường xuyên và định kỳ được xây dựng, cán bộ tiếp dân được bố trí có năng
lực và được qui định trách nhiệm quyền han cu thé hon
+ Giải quyết khiếu nại- tố cáo của công dân:
Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo được cấp ủy Đảng, Chính quyên và các
Đoàn thê quan tâm đúng mức, giải quyết kịp thời và xử lý nghiêm các đối tượng vi
phạm, niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước từng bước được củng có
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân
Việc giải quyết khiếu kiện được công khai hố, tơ chức đối thoại giữa người
khiếu nại với người bị khiếu nại và các bên có liên quan, đảm bảo được tính chính xác
khách quan trong quá trình giải quyết khiếu kiện được nhân dân đồng tình cao
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII), Uỷ ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Đề án sắp xếp tô chức bộ máy và tinh giản biên chế trong các cơ quan Nhà nước của tỉnh trên cơ sở các đề án của sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã Đề án của tỉnh đã được chẵn chỉnh bố sung theo Nghị định số 12/2001/NĐ-CP của Chính phủ và được Trung ương thông qua Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký Quyết định phê duyệt Đề án của các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, các cơ quan đã
Trang 39Bộ máy cấp tỉnh: Trước khi sắp xếp có 22 sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tinh, sau khi sắp xếp còn 22 sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (Giảm 2: hợp nhất
Uỷ ban Bảo vệ-Chăm sóc trẻ em và Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành Uỷ
ban Dân số - Gia đình và Trẻ em; chuyên Chi cục Kiểm lâm từ trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh vào trực thuộc sở Nông nghiệp& Phát triển nông thôn Tăng 2: Thành lập Ban Tôn giáo tỉnh, sở Bưu chính- Viễn thơng) Đơi tên Sở Địa chính thành Sở Tài nguyên - Môi trường (trên cơ sở tách một bộ phận Môi trường của Sở Khoa học — Công nghệ & Môi trường vào Sở ĐỊa chính)
Bộ máy cấp huyện: Trước khi sắp xếp có 11 phịng/huyện, sau khi sắp xếp 4 huyện có 10 phòng, 3 huyện biển do yêu cầu phát triển thủy sản nên có 11 phòng (phòng Thủy sản), Thị xã bồ trí 11 phịng theo quy định Hiện nay đang tiễn hành xem xét bỗ sung 2 phòng theo hướng dẫn của Trung ương (phòng Kinh tế hạ tầng, phòng
Y tế)
Bộ máy chính quyên cơ sở tiếp tục được củng cô sau bầu cử đại biêu Hội đồng nhân dân, các chức danh cán bộ, công chức được bố trí và thực hiện chế độ chính sách theo Nghị định số 114 - 121/2003/NĐ-CP, Nghị định số 184/2004/ NĐ-CP và Nghị
định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ Ngồi ra, để bảo đảm yêu cầu công việc
tỉnh đã bố trí thêm mỗi xã từ 4 - 5 cán bộ/xã, ấp 2 cán bộ/ấp (trưởng ban công tác Mặt
trận, Quân sự) Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp cơ sở hoạt động theo Luật, ngày càng đi vào nền nếp và phát huy khá tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các nội dung của Quy chế dân chủ ở cơ sở
Trung ương đã phê duyệt Đề án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh từ 25 doanh nghiệp Nhà nước xuống còn 19 doanh nghiệp (trong đó giải thê 01, sáp nhập 02, giao bán 01, chuyên về Trung ương 01, chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu 01) Để phát huy tính năng động, sáng tạo, quyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các sở, ngành, chính quyền cấp huyện, thị và xã phường, thị trấn, trong những năm qua Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã quyết định phân cấp quản lý cho các cấp chính quyền địa phương trên các lĩnh vực chủ yếu như: về đầu tư - xây dựng; về tài chính; về phân cấp quản lý giao thông thủy - bộ; về quản lý cán bộ công chức
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:
Căn cứ Quyết định của Tinh ủy ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ,
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 5938/2001/QĐ-UB Quy định về
Trang 40trong thực hiện đã có nhiều thuận lợi đưa công tác quản lý cán bộ, công chức đi vào nền nếp và đồng bộ, tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và huyện, thị xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tiễn hành xây dựng tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức theo từng ngạch công chức để làm cơ sở xác định biên chế của từng cơ quan và bồ trí cán bộ cho phù hợp Xây dựng, bỗ sung quy hoạch cán bộ và đào tạo cán bộ
Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp
theo Nghị quyết số 16/CP, Thông tư 73/TTLT Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày
28/7/2003 và Thông tư liên tịch số 60/TTLT-BNV-BTC ngày 29/9/2003 Trong các năm đã giản được 123 biên chế cán bộ, công chức
Căn cứ vào Quyết định 74/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơng
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước giai đoạn 2001-2005 và Kế hoạch
số 57/KH-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh giai đoạn (2001 — 2005) tỉnh đã triển khai đến các sở, ban ngành tỉnh
các huyện thị xã về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng căn bộ, công chức các ngành, các cấp từ tỉnh đến cơ sở xác định được trách nhiệm đối với công tác quy hoạch và đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài
Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh thời gian qua đã khắc
phục được sự hãng hụt về trình độ chuyên môn, hạn chế về năng lực quản lý, điều hành, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thực hành đảm bảo tiêu chuẩn ngạch cán bộ, công chức đáp ứng việc kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước
+ Kết quả đào tạo, bôi dưỡng cán bộ, công chức: 15.888 người, trong đó: cơng
chức hành chính: 1.398 người; viên chức sự nghiệp; 2910 người; cán bộ chính quyền cơ sở: 1808 người; ngoại ngữ, tin học: 2344 người; Bồi dưỡng khác: 7428 người
+ Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 4051/2001/QĐ-UB về
chính sách trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút cán bộ, cơng chức
có trình độ, năng lực tốt Qua thực hiện tỉnh đã thu hút được 628 người có trình độ đại