Tình trạng cholesterol cao và giải pháp dự phòng Ngày 15/11/2010, tại Hà Nội, Hội Tim mạch Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề "Báo động tình trạng cholesterol cao ở người Việt Nam và giải pháp dự phòng". Theo báo cáo tại hội thảo, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã tiến hành một cuộc khảo sát về tình trạng cholesterol cao ở người trưởng thành Việt Nam, được thực hiện trong 3 năm (2007-2010) trên 4.800 người tại 4 vùng sinh thái: vùng thành thị, vùng nông thôn, vùng núi, vùng duyên hải. Theo kết quả từ cuộc khảo sát này, bình quân tỷ lệ người Việt Nam có lượng cholesterol cao là 29,1%, trong đó tỷ lệ này ở người dân thành thị lên tới 44,3% nội thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; lứa tuổi trung niên (35 - 44) là 41,7%, người cao tuổi tới 63,1%. PGS.TS. Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhấn mạnh: theo nghiên cứu này trung bình cứ 2 người ở thành thị lại có 1 người thừa cholesterol. Đây là một tỷ lệ đáng lo ngại bởi tình trạng cholesterol cao có thể dẫn đến rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Theo GS.TS. Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ cholesterol cao đặc biệt dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch rất lớn. Cholesterol là một dạng chất béo do gan sản xuất ra và dung nạp qua chế độ ăn uống. Cholesterol cần thiết để tạo màng tế bào, cân bằng hormon trong cơ thể và sản xuất ra vitamin D. Tuy nhiên, khi dư thừa cholesterol trong máu (lượng cholesterol cao hơn ngưỡng an toàn) rất nguy hiểm, đặc biệt là dư thừa cholesterol LDL-C (còn gọi là cholesterol xấu). Một ca nhồi máu cơ tim cấp cứu tại Viện Tim mạch Việt Nam. Giống như việc tích tụ dầu mỡ trong ống dẫn nước, việc tích tụ cholesterol làm hẹp động mạch và khiến cho máu đi qua khó khăn hơn, làm giảm lượng máu tới mô cơ thể, bao gồm cả tim. Vì thế, cholesterol cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch, đặc biệt dẫn đến các chứng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não; thậm chí cholesterol cao còn có nguy cơ gây ra các bệnh về sỏi túi mật, đái tháo đường làm giảm chất lượng sống của người trung niên và cao tuổi. Trong khi đó, cholesterol cao không biểu hiện rõ rệt dưới dạng bệnh nên khó nhận biết, chỉ khi có biến chứng tim mạch hay khi đi xét nghiệm máu mới phát hiện ra. Do vậy, đa số người dân chủ quan không có biện pháp đối phó. Trước tình hình trên, các chuyên gia dinh dưỡng đề ra phương án dự phòng để người dân giảm lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể, ngăn chặn những nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng. Phương án dự phòng dựa trên cơ sở thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng, bao gồm: tăng cường các hoạt động thể lực; kiểm soát cân nặng; bỏ thói quen sử dụng thuốc lá; đặc biệt là xây dựng một chế độ ăn uống giúp giảm cholesterol dư thừa trong cơ thể: tăng cường các loại rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn hằng ngày; ăn nhiều cá; giảm ăn đồ ngọt; hạn chế chất béo từ động vật, thực phẩm chiên xào và các thực phẩm chế biến sẵn. Đặc biệt, nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều vi chất tự nhiên giúp giảm cholesterol dư thừa như gamma oryzanol có dồi dào trong dầu màng gạo. Các chuyên gia tim mạch cũng khuyên người có cholesterol cao nên dùng dầu màng gạo trong bữa ăn hằng ngày. Nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng trên thế giới (tại Mỹ, Nhật và Ấn Độ) đã chứng minh và công bố rằng dầu màng gạo có khả năng làm giảm cholesterol dư thừa trong cơ thể nhờ chứa nhiều gamma oryzanol giúp ngăn chặn ruột hấp thụ cholesterol từ thức ăn và cả cholesterol do gan tiết ra, đào thải chúng ra ngoài. Đồng thời làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể . Tình trạng cholesterol cao và giải pháp dự phòng Ngày 15/11/2010, tại Hà Nội, Hội Tim mạch Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề "Báo động tình trạng cholesterol cao ở người. cholesterol cao ở người Việt Nam và giải pháp dự phòng& quot;. Theo báo cáo tại hội thảo, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã tiến hành một cuộc khảo sát về tình trạng cholesterol cao ở người trưởng thành. cholesterol. Đây là một tỷ lệ đáng lo ngại bởi tình trạng cholesterol cao có thể dẫn đến rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Theo GS.TS. Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ cholesterol