1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức thi công cốp pha trượt cho các công trình đứng theo phương pháp dây chuyền

78 2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 3,08 MB

Nội dung

Mặc dù vốn đầu tưban đầu lớn nhưng công nghệ cốp pha trượt có ưu điểm nổi trội là thời gianthi công được rút ngắn tối đa, cấu trúc bê tông được hình thành liên tục vàtính toàn khối rất c

Trang 1

MỤC LỤC

II.1.2 Các hệ thống ván khuôn 24

II.1.2.1 Hệ thống ván khuôn 24

II.1.2.2 Hệ thống sàn nâng 25

II.1.2.3 Hệ thống nâng trượt: 25

II.1.2.4 Giải pháp kỹ thuật thi công trượt cho công trình cần có các nội dung sau: 27

II.1.2.5 Tiêu chuẩn Việt Nam 9342-2012 về trượt ván khuôn 28

II.2 Các sự cố thường gặp và cách sử lý 31

II.2.1 Sự cố bê tông 31

PHẦN MỞ ĐẦU

Ngành xây dựng cơ bản là một trong những ngành sản xuất vật chất lớn nhất của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò chủ chốt ở khâu cuối cùng của quá trình tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định (xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị vào công trình) cho mọi lĩnh vực hoạt động của đất

Trang 2

nước và xã hội dưới mọi hình thức (xây dựng mới, cải tạo và hiện đại hoá tàisản cố định).

Các công trình xây dựng thể hiện trình độ phát triển kinh tế, văn hoá,khoa học kỹ thuật, là sự kết tinh của các ngành hội họa, kiến trúc, điêu khắc

Các công trình xây dựng thể hiện đường lối phát triển kinh tế của đấtnước, tạo ra cơ sở hạ tầng tạo đà cho các ngành khác phát triển Ghóp phầnnâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, góp phần phát triển vănhoá và nghệ thuật kiến trúc, có tác động quan trọng đến môi trường sinh thái Xây dựng cơ bản chiếm một tỷ trọng lớn trong đầu tư phát triển kinh tếtrong nền kinh tế quốc dân Vì vậy việc quản lý tiền vốn cũng như tổ chứcbiện pháp thi công hợp lý sẽ nâng cao rất nhiều hiệu quả trong ngành

Ngành sản xuất xây dựng có một số đặc thù khác với những ngành khác

đó là: sản phẩm cố định, đơn chiếc do đó sản xuất mang tính lưu động, thờigian sản xuất kéo dài nên dễ gây tình trạng ứ đọng một nguồn vốn lớn Vì vậyrút ngắn thời gian thi công sớm đưa công trình vào sử dụng sẽ tạo được hiệuquả trong sử dụng nguồn vốn

Sản xuất xây dựng tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng của thời tiết dovậy quá trình thi công có thể bị gián đoạn Do sự đa dạng về kiểu dáng, kiếntrúc nên mỗi công trình lại phải có thiết kế biện pháp tổ chức riêng Vì vậy tổchức thi công là quá trình hình thành sản phẩm xây dựng là giai đoạn chuyển

từ bản vẽ trên giấy thành công trình trên thực tế Tổ chức thi công tốt sẽ đemlại hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật, thẩm mỹ, rút ngắn thời gian xây dựng vàđảm bảo hoàn thành dự án như đã ký kết Tổ chức thi công tốt sẽ tránh đượcrủi ro ứ đọng vốn, kế hoạch sử dụng vật liệu, máy móc nhân lực được thựchiện tốt đảm bảo cho thi công được nhịp nhàng, tiết kiệm được vật liệu, tối đahoá máy móc và nâng cao chất lượng công trình cũng như tiết kiệm được chiphí, tạo được uy tín cho đơn vị xây lắp

Trang 3

1.Tính cấp thiết của đề tài.

Ngày nay công nghệ thi công cốp pha trượt là một trong những côngnghệ thi công tiên tiến, có trình độ cơ giới tương đối cao, được sử dụng hiệuquả trong việc thi công các công trình cao từ 25m trở lên Mặc dù vốn đầu tưban đầu lớn nhưng công nghệ cốp pha trượt có ưu điểm nổi trội là thời gianthi công được rút ngắn tối đa, cấu trúc bê tông được hình thành liên tục vàtính toàn khối rất cao, ván khuôn chỉ phải lắp, tháo tổng thể một lần duynhất trong toàn bộ quá trình trượt nâng mà không cần hệ thống chống đỡcồng kềnh kèm theo Quá trình thi công đòi hỏi trình độ tổ chức lao độngkhoa học, nghiêm ngặt, đội ngũ công nhân và cán bộ lành nghề, sự phối hợpgiữa các dây chuyền kỹ thuật nhịp nhàng, quá trình theo dõi, kiểm tra liêntục … vì vậy công trình đạt được chất lượng rất cao

Thi công công trình dạng đứng có chiều cao tương đối lớn sử dụngcông nghệ cốp pha trượt là một trong những lĩnh vực ứng dụng của côngnghệ này Các công trình kể đến là xi lô, ống khói, bun ke, thân tháp nước,tháp điều khiển không lưu, tháp tạo hạt, tháp truyền hình, tháp điều áp, lõithang máy nhà cao tầng… Đặc điểm chung của các công trình này là cóchiều cao khá lớn, tiết diện hình tròn, hình chữ nhật, chiều dày thành, độ côn

có thể không đổi hoặc thay đổi, được bố trí một mình hoặc theo cụm, việcthi công công trình bằng cốp pha trượt đòi hỏi phải thường xuyên theo dõi,kiểm tra hệ thống thiết bị trượt bởi khả năng xoay vặn, lệch nghiêng rất rễxảy ra

Ở Việt Nam có rất nhiều công trình thi công dạng đứng được thi côngbằng cốp pha trượt Tuy nhiên phạm vi áp dụng còn nhỏ hẹp và có nhiều hạnchế do trình độ kỹ thuật, suất đầu tư ván khuôn lớn, tổ chức quản lý chưa thànhthục

Trang 4

Chính vì những mục đích như vậy mà đề tài của luận văn “Tổ chức thi công cốp pha trượt cho các công trình đứng theo phương pháp dây chuyền” mong muốn của công tác tổ chức thi công những công trình dạng

đứng thành những mô hình tổ chức – công nghệ mang tính khoa học và ứngdụng cao, dựa trên cơ sở công nghệ và năng lực sẵn có của các công ty xâydựng tại Việt Nam hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thi công hiện đại trênthế giới và ở Việt Nam Tác giả tìm hiểu điều kiện thực tế ở Việt Nam để cóthể đề xuất một số nội dung liên quan đến tổ chức thi công các công trìnhdạng đứng ở Việt Nam một cách hiệu quả…

3 Phạm vi nghiên cứu.

Tổ chức thi công các công trình dạng đứng theo phương pháp dâychuyền

4 Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với các mô hình thi công cốp pha trượtcác công trình dạng đứng tại Việt Nam

5 Nội dung của luận văn

Luận văn bao gồm 4 chương

Chương I: Tổng quan về thi công cốp pha trượt trên thế giới và ở Việt Nam.Chương II: Cơ sở khoa học về tổ chức thi công cốp pha trượt

Chương III: Tổ chức thi công cốp pha trượt cho các công trình dạng đứng

Chương IV: Kết luận, kiến nghị, hướng phát triển đề tài.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG CỐP PHA TRƯỢT TRÊN

THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM I.1 Các công trình sử dụng cốp pha trượt trên thế giới và ở Việt Nam I.1.1 Các công trình thi công cốp pha trượt trên thế giới.

Trang 5

Ở nhiều nước trên thế giới công nghệ thi công dạng ống bằng cốp phatrượt thường được sử dụng cho các công trình như xi lô, ống khói, thápnước, kho chứa, tháp làm lạnh dạng hypebol…

I.1.2 Các công trình xi lô được thi công bằng cốp pha trượt.

- Năm 1962 – 1968 ở Rumani đã xây dựng các xi lô 1500 – 2000Tcho 8 nhà máy đường Xi lô 2000T có đường kính 35m, cao 27m, tường dày26cm, mác bê tông 300, sử dụng 249 bó sợi cốt thép d7 x12 được neo vào 6trụ sườn ở 83 đầu neo Thành xi lô có hệ thống thông gió tạo bằng cách đặtsẵn 420 lỗ thẳng đứng bằng ống thép d75mm Các bó sợi được lắp vào trongquá trình thi công trượt và được căng sau khi bê tông đã đông cứng Mái lợpbằng tấm BTCT nhẹ trên hệ dầm thép và tháp nâng nằm ở trung tâm bằngkết cấu thép

Xây dựng kho xi lô chứa xi măng 1000T ở nhiều nhà máy trong đó có

3 xi lô đường kính 16m, cao 40m, thành dày 20cm, bê tông mác 200, cốtthép bó sợi d5x12 neo vào 4 sườn Mái kết cấu BTCT được ghép ở dưới vàkết hợp nâng lên cùng cốp pha trượt

Khu xi lô tổng hợp chứa vật liệu rời, bột, có dạng tròn, vuông và đagiác chứa được 20.000-100.000T, gồm các loại xi lô loại 100-2000T Khu xi

lô chứa hạt tinh dầu gồm 6-8 xi lô tròn đường kính 10m, cao 46m thành dày20cm, xây dựng từ mặt móng, phễu xi lô BTCT được đỡ bằng hệ khungBTCT độc lập với tường, Mái xi lô bằng BTCT tại chỗ, cốp pha trượt sửdụng cốt thép của các trụ sườn làm thanh trụ kích Công trình được thi côngvào mùa đông với tốc độ trượt 2m/ngày

- Năm 1955 ở Anh đã xây dựng 2 xi lô chứa đường, đường kính 20,1;cao 30,5m; thành dày 20cm; sử dụng cốp pha thép ứng trước Ở đây sử dụngcốp pha gỗ và sau khi kết thúc nâng, các kết cấu chịu lực sàn nâng bằng thépđược cố định giữ lại trên tường Nâng cốp pha bằng kích “TENDDIK” với

Trang 6

tốc độ 20cm/h Khi thi công xi lô đầu tiên bê tông có chỗ bị hư hỏng, đến xi

lô thứ 2 phải tăng thêm kích

- Năm 1972-1973 ở Liên Xô cũ đã xây dựng 2 kho xi lô đường kính28m và cụm xu lô 12 chiếc, đường kính 12m Tầng phễu sử dụng hệ khung,cột lắp ghép tiết diện (0,8x0,8)m cao 15,6m nặng 25 tấn, xung quanh cộtđược xây chèn, thành xi lô dày 24cm cao 42m được thi công bằng cốp phatrượt Để thi công trình cần phải có 2 cần trục CK – 100 và K-406A, còn để

xi lô phải sử dụng cần trục tháp 5-8T Công trình đầu tiên về xi lô chứađường ở Liên Xô cũ có đường kính ngoài 22,44m thành dày 22cm có 4 bổtrụ kích thước trên mặt bằng 2x0,22m Thành xi lô có độ cao đến 41,25m,thi công bằng cốp pha trượt với mác bê tông 300 Khoảng cách bố trí giữacác kích là 1,5-2m

Năm 1966 Liên Xô cũ đã xây dựng 2 xi lô đường kính 36m, cao 28m

và tháp nâng Thành xi lô và tháp nâng sử dụng bê tông mác 300 Thành xi

lô dày 35cm từ độ cao 4,2m đến 27m có bố trí lỗ thẳng đứng d=40mm cáchnhau 30cm Thành xi lô sử dụng cốp pha nâng chuyển cao 95cm bằng gỗdán dày 7mm, còn tháp sử dụng cốp pha trượt bằng thép cao 1,1m

Năm 1969 ở Pháp đã xây dựng 1 xi lô đường kính 36m, cao 28m30.000T đường, chi phí 5.800m3 bê tông, tháp nâng kích thước 6,5x6,4m

và cao 55m, thành xi lô cao 38m có sử dụng BTCT ứng lực trước Năm

1971 xây dựng xi lô 35.000T đường cũng ở dạng trụ cao 48,25m, đườngkính 36m, chiều dày tường trong 21cm tường ngoài 17cm

Xây dựng xi lô BTCT ứng suất trước, đường kính lớn có hiệu quảkinh tế cao chi phí bê tông giảm 10-15%, chi phí lao động giảm 2 lần, giáthành giảm 20-38% so với xi lô đường kính nhỏ

I.1.3 Các công trình ống khói được thi công bằng cốp pha trượt.

Trang 7

Ống khói bằng BTCT đổ toàn khối có dạng hình trụ, hình côn Loạiloại ống khói có kết cấu hợp lý là hình côn có tiết diện thay đổi Ống khóiđược thi công bằng cốp pha trượt đảm bảo được độ toàn khối và đỡ tốn giàngiáo cốp pha Cốp pha trượt sử dụng hợp lý với ống khói dạng trụ có đườngkính không lớn, loại ống khói cao có hình côn thì sử dụng cốp pha trượt sẽgặp nhiều khó khăn, yêu cầu phải có trình độ kỹ thuật cao và công nhân lànhnghề Hiện nay cốp pha trượt được áp dụng rộng rãi trong thi công ống khóivới nhiều sáng kiến cải tiến (ở các nước: Đức , Thụy Điển, Rumani, Hung

ga ri…)

- Ống khói dạng côn được xây dựng thường cao từ 60-250m Ốngkhói loại này lần đầu tiên được xây dựng bằng cốp pha trượt ở Rumani năm

1962 có đường kính 6,4m và trên là 4,2m, cao 70m(1962-1968) Ở Rumani

đã xây dựng 20 ống khói loại này với chiều cao 100, 120, 140, 160, 200,220m, với chiều dày tường thay đổi từ 70-20cm

- Ở Hung ga ri (1962) đã thi công ống khói cao 200m bằng cốp phatrượt Bên trong ống khói đường kính không đổi là 9m Tường có chiều dàythay đổi: 59cm ở độ cao 24m và trên cùng là 22cm Đoạn dưới (đến độ cao16,8m) được thi công bằng cốp pha tháo lắp, còn trên đoạn thi công bằngcốp pha trượt mất 120 ngày Vật liệu cách nhiệt sử dụng tấm rời từ bê tôngperlit dày 20cm, phía trong ốp gạch chịu lửa dày 10cm, có bố trí khe nhiệtcách 10m Biên độ dao động ống khói do tải trọng gió là 4,7cm Độ mở rộngtiết diện của ống khói là 4cm/20m chiều cao và được thực hiện nhờ tháotách bộ phận với tấm cốp pha ngoài

Ống khói dạng hình trụ thường được xây dựng trong công nghiệp hóadầu với chiều cao 40-60m, chiều dày tường 12-25cm, có lối ra vào cao 1,5-2,5m Loại ống khói này có độ ổn định kém, chiều cao lớn nhất bị hạn chế

do độ cứng kém Cốt thép ngang và đứng được bố trí sát thành ngoài của

Trang 8

ống khói Để các lớp lót lò cần phải hàn các chi tiết đỡ cách nhau 10-15mtheo chiều cao.

Một số hình ảnh công trình thi công bằng cốp pha trượt trên thế giới

Ống khói có độ cao 380m, nằm tại thành phố Moundsville của Mỹ

được xây dựng vào năm 1971

Trang 9

Ống khói có độ cao 371m, nằm tại thành phố Homer City của Mỹ.

được xây dựng vào năm 1977

Trang 10

I.2 Các công trình thi công cốp pha trượt ở Việt Nam.

Thi công các công trình dạng ống sử dụng công nghệ cốp pha trượt tạiViệt Nam đang được coi là một công nghệ thi công “ Truyền Thống” Khánhiều công trình đã được thi công sử dụng công trình này như tháp tạo hạtcao 95m, đường kính 26m tại nhà máy đạm Phú Mỹ - Bà Rịa – Vũng Tàu;Cụm 6 xi lô đường kính 19m đến 26m, cao từ 42 đến 87m tại nhà máy ximăng Tam Điệp – Ninh Bình; Tháp điều khiển không lưu sân bay Nội Bài –

Hà Nội; Xi lô bột liệu đường kính 19m cao 72m tại nhà máy xi măng BỉmSơn – Thanh Hóa; Xi lô clinker đường kính 26m cao 46m tại nhà máy ximăng Hải Vân – Đà Nẵng; Xi lô 2 lõi đường kính 24m và 16m cao 86.4m tạinhà máy xi năng Hải Phòng (Mới); Ống khói cao 80m tại nhà mày phân đạm

Hà Bắc; Ống khói cao 120m nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn; Ống khóicao75m tại nhà máy xi măng La Hiên; Ống khói cao 100m khu luyện đồng –

Tà Loỏng – Lào Cai; Ống khói nhà máy nhiệt điện Phả Lại cao 130m;Bunke bột mỳ 12mx24m cao 41m nhà máy bột mỳ - Cái Lân – Quảng Ninh;Tháp nước 200m3 cao 25m tại nhà máy lắp ráp xe máy VMEP Hà Tây;Tháp nước 300m3 cao 37m tại Đình Vũ – Hải Phòng… Trong việc thi côngcác công trình này, công nghệ cốp pha trượt đã khẳng định được ưu thế vượttrội của mình so với các công nghệ thi công khác

Trang 11

Một số hình ảnh công trình thi công bằng cốp pha trượt ở Việt Nam.

Ống khói nhà máy nhiệt điện Vũng Áng cao 175,6m

Trang 12

Ống khói nhiệt điện Mông Dương 1 cao 205m

Trang 13

Cụm 6 xi lô Nhà máy Xi măng Lam sơn – Ninh Bình

Trang 14

Lõi tòa nhà Keangnam sử dụng cốp pha trượt

Trang 15

I.3.Tình hình tổ chức thi công trên công trường.

Tổ chức thi công xây dựng là một tổng hợp ba hệ thống cơ bản: tổchức lao động, tổ chức thời gian, tổ chức không gian (tổ chức tổng mặt bằngxây dựng)

I.3.1.Tổ chức nhân lực trên công trường.

Tổ chức lao động trên công trường là việc bố trí đội ngũ: người quản

lý, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, người lao động… để thi công công trình Trong

đó quan trọng nhất là tổ chức đội ngũ lao động là các công nhân hay thợ làmviệc trực tiếp trên công trường xây dựng

Hiện nay tại các công trường xây dựng cao tầng thường bố trí các tổđội công nhân chính là: tổ đội cốp pha (cốp pha truyền thống và cốp phatrượt), tổ đội cốt thép, tổ bê tông Đây là cách tổ chức theo mô hình chuyênmôn hoá, mỗi tổ đội sẽ làm các công việc chuyên môn của mình là thi côngcốp pha, thi công cốt thép, thi công bê tông trên công trường Với mô hìnhnày nếu tổ chức tốt thì năng suất lao động sẽ rất cao, tay nghề công nhânluôn đảm bảo và tích lũy được nhiều trong quá trình thi công

Tuy nhiên, do nhu cầu lao động trong lĩnh vực xây dựng là rất lớn, sốcông nhân qua đào tạo ở các trường công nhân kỹ thuật xây dựng chỉ đápứng được một phần nhu cầu này, nên thực tế rất ít tổ đội công nhân làm việctrên công trường đã qua đào tào nghề mà chủ yếu là các tổ đội gồm nhữngngười nông dân, những người ở các vùng nông thôn trên thành phố chưa quađào tạo nghề và chỉ có rất ít công nhân kỹ thuật Ngoài ra, việc bố trí sốlượng người, thành phần bậc thợ trong các tổ đội cũng chưa thật hợp lý màchỉ bố trí theo kinh ngiệm, theo cảm tính và theo từng công việc Do đó, cóthể nói rằng, tổ chức lao động trên công trường còn lộn xộn không mangtính chuyên nghiệp, trình đông nhân trong các tổ đội thấp dẫn đến năng suấtlao động chưa cao, lãng phí nhân công, không đảm bảo được chất lượng

Trang 16

công trình theo yêu cầu và chưa thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng caotrong lĩnh vực thi công các công trình cao có tính phức tạp.

I.3.2 Tổ chức không gian.

Tổ chức không gian xây dựng về cơ bản là một tập hợp các mặt bằng

mà trên đó ngoài việc xây dựng các công trình đã được thiết kế, còn phải bốtrí và xây dựng các công trình tạm, công trình phụ trợ, máy móc, thiết bị xâydựng, các kho bãi, xưởng sản xuất, các nhà làm việc, nhà ở và sinh hoạt,mạng lưới giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước… dùng để phục vụ choquá trình xây dựng và đời sống của con người trên công trường

Với kinh nghiệm đã dần tích lũy được thì việc thiết kế và tổ chứckhông gian xây dựng luôn được các nhà thầu chú trọng và phần nào đã đượcđáp ứng được yêu cầu trong quá trình thi công xây dựng công trình

I.3.3 Tổ chức thời gian.

Tổ chức thời gian trong xây dựng thực chất là sử dụng thời gian hợp

lý để xây dựng công trình, nhiệm vụ chủ yếu của công tác này là:

- Lập kế hoạch về thời gian ( hay tiến độ thi công ) để thực hiện các

dự án xây dựng sao cho hợp lý nhất để đạt được các mục tiêu tối ưu

- Quản lý tiến độ đó trong suốt quá trình xây dựng bằng các công cụ

và kỹ thuật, sao cho quá trình điều khiển có thể kiểm soát được tiến độ, đểđạt được các mục tiêu mong muốn như hoàn thành đúng kế hoạch hoặc rútngắn thời gian kế hoạch

Lập kế hoạch là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi người lập kế hoạchkhông những am hiểu về các phương pháp khoa học để lập kế hoạch mà cònphải có rất nhiều kinh nghiệm từ thực tế sản xuất, tức là cần phải có kiếnthức sâu rộng về rất nhiều lĩnh vực như công nghệ xây dựng, kinh tế, tinhọc…Thực tế trong thời gian qua, có rất nhiều công trình cao tầng, phứctạp…khi tiến hành xây dựng đã không đạt được tiến độ như đã vạch ra, điều

Trang 17

này chủ yếu là do trình độ quản lý còn thấp và chưa có kinh nghiệm dẫn đếnviệc không bao quát và dự báo những công việc phải thực hiện, bên cạnh đócũng cần phải nói đến các yếu tố rủi ro mà không ai có thể lường trướcđược.

Qua những vấn đề như đã trình bày như ở trên, có thể tóm tắt lại rằng:trình độ tổ chức thi công xây lắp của các nhà thầu thi công trong nước nóichung chưa đạt yêu cầu, còn thiếu tính toán khoa học, chưa mang tính sảnxuất công nghiệp, việc tổ chức công trường xây dựng còn mang tính tự phát,

có đâu dùng đó, gặp đâu làm vậy, chưa có sự đầu tư nghiên cứu đầy đủ.Triển khai thi công chưa mang tính dự án trong cơ chế thì trường, có nghĩa

là chưa xác định được kế hoạch chi phí, thời gian thi công một cách chínhxác, chưa lường trước các vấn đề sẽ gặp phải trong quá trình thi công Muốnđạt được điều này người quản lý cần phải làm tốt khâu chuẩn bị như:

- Tìm hiểu các yếu tố như cơ sở hạ tầng, con người, xã hội, thị trườngxung quanh địa điểm xây dựng công trình;

- Làm rõ các thông số như: khả năng cung cấp tài chính, nguồn cungứng vật tư, thiết bị nhân công;

- Căn cứ vào các số liệu thu được cần phân tích, để đánh giá lựa chọnphương án thi công tối ưu (bao gồm cả phương án vận chuyển, lựa chọnthiết bị thi công …)

- Sau khi lựa chọn được phương án thi công tối ưu, dựa vào khả năngcung ứng nguồn vật liệu, nhân công, thiết bị tại từng thời điểm, người quản

lý cần phải xây dựng một tiến độ thi công tổng thể, tiến độ cung ứng vật tư,thiết bị, nhân công một cách hợp lý đảm bảo cho thời gian thi công là ngắnnhất, có độ tin cậy cao nhất

- Tìm và lựa chọn nhân sự có đủ năng lực để tổ chức bộ máy quản lý

và điều hành công trường

Trang 18

I.4 Ưu, nhược điểm của tổ chức và công nghệ thi công cốp pha trượt I.4.1 Ưu điểm.

- Tổ chức thi công bê tông cốp pha trượt rút ngắn được tối đa thời hạnhoàn thành công trình do quá trình thi công liên tục cả ngày lẫn đêm So với

bê tông toàn khối khác, đây là một tổ chức có thời gian thi công ngắn nhất

- Không cần nhiều cốp pha và đặc biệt, không cần một hệ thống giáochống quy mô như các phương pháp thông thường Điều này cho phép giảmđáng kể chi phí vật liệu, chi phí nhân công cho việc lắp dựng và tháo dỡ cốppha

- Tính liền khối của bê tông rất cao do quá trình thi công được tiếnhành liên tục Chất lượng công trình do đó được đảm bảo vì không để lạimạch ngừng (hoặc rất ít mạch ngừng)

- Tổ chức thi công cốp pha trượt đòi hỏi bố trí đội ngũ lao động đúng

vị trí trên công trình Trong quá trình thi công, các công trình kỹ thuật đượcphối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, uyển chuyển; các quá trình theodõi, kiểm tra, nghiệm thu cũng được tiến hành liên tục cùng với quá trìnhtrượt nâng … nên đem lại chất lượng tốt cho công trình

- Công nghệ cốp pha trượt có thể được dùng để thi công các côngtrình cao hàng trăm mét một cách rất hiệu quả Bảo dưỡng và hoàn thiệnđược tiến hành đồng thời với quá trình thi công bê tông nên giảm được chiphí thi công khá nhiều Khi hoàn thiện chỉ cần xoa nhẵn mặt tường với lớpphủ 3-7mm thay cho lớp trát dày 25mm, vì mặt tường ra khỏi cốp pha đãkhá phẳng

- Tổ chức thi công bằng cốp pha trượt khắc phục tương đối tốt các khókhăn do mặt bằng thi công chật hẹp, bởi hệ thống cốp pha trượt tự bám vàocông trình mà leo lên Do đó có thể áp dụng tổ chức thi công này để thi côngcác công trình cao trong vùng xây chen chật chội

Trang 19

- Việc lắp dựng, tháo dỡ tổng thể hệ thống cốp pha trượt chỉ phải tiếnhành duy nhất một lần trong toàn bộ quá trình thi công Công nghệ cốp phatrượt có trình độ cơ giới hoá tương đối cao, do đó giảm được lao động vất vảcủa công nhân và làm tăng tốc độ thi công.

- Các bộ phận thiết bị cốp pha trượt có độ luân lưu cao Ngoài ty kích,Kích thuỷ lực…, hầu hết các bộ phận có thể sử dụng đến hàng trăm lần

I.4.2 Nhược điểm.

- Công nghệ cốp pha trượt đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, do hầu hếtcác bộ phận của công nghệ phải đi mua (như kích thuỷ lực, hệ thống điềukhiển thuỷ lực, tời điện, thiết bị đo và quan trắc để khống chế đảm bảo độchính xác thi công…) Các bộ phận khác có thể tự gia công được nhưng giáthành đầu tư vấn khác cao như bộ cốp pha, giá nâng, hệ thống sàn côngtác…

- Việc tổ chức thi công bằng cốp pha trượt khá phức tạp, đòi hỏi độingũ lao động phải có kiến thức về công nghệ, có kinh nghiệm, có ý thức tựgiác chấp hành các nguyên tắc, nội quy đặt ra trong quá trình thi công; linhhoạt xử lý kịp thời những sự cố kỹ thuật phát sinh

- Thi công sử dụng cốp pha trượt là một quá trình liên tục cả ngày lẫnđêm nên đòi hỏi phải có nhân lực, nguyên vật liệu cung cấp kịp thời cho cácdây chuyền thi công Công tác lấy mẫu thí nghiệm phải được tiến hànhthường xuyên; công tác nghiệm thu phải được tiến hành một cách liên tục …Người lao động phải làm việc theo ca, theo một thời gian biểu không cốđịnh, do đó làm thay đổi chu kỳ sinh lý của cơ thể dẫn đến giảm năng suất,tăng nguy cơ mất an toàn lao động

- Việc theo dõi, kiểm tra và chỉnh sửa hệ thống thiết bị phải được tiếnhành liên tục và nghiêm ngặt Các sự cố nếu phát hiện và xử lý chậm sẽ gây

Trang 20

hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng, tiến độ vàchi phí thi công công trình.

I.5 An toàn lao động cho ván khuôn trượt.

Để đảm bảo thi công ván khuôn trượt an toàn trong thi công, ngoàiviệc phải tuân theo những quy định kỹ thuật an toàn có liên quan đề phòngvật rơi từ trên cao, còn phải tôn trọng các yêu cầu kỹ thuật an toàn dưới đây:

- Cùng với việc lập phương án thi công ván khuôn trượt, còn phải dựavào đặc điểm cấu kiện công trình và điều kiện thi công, lập biện pháp kỹthuật an toàn tương ứng

- Thiết kế trang bị ván khuôn trượt, phải có độ cứng tổng thể tương đốitốt, an toàn và có tính vận hành tốt Trên tổng thể, đảm bảo thiết bị vánkhuôn trượt vận hành ổn định và an toàn Khi dùng phương án thi công trượtkhông toàn bộ phải có biện pháp đảm bảo độ tin cậy của sàn và hệ thống vánkhuôn trượt đảm bảo ổn định của hệ thống sàn

- Bố trí xung quanh sàn thao tác trượt chính, phải bố trí lan can bảo vệcao hơn phần trên của giá nâng 1,2m ( ở vị trí ty kích ) Lan can có không íthơn 4 thanh ngang và có treo lưới an toàn, chân của lan can phải bố trí tấmchắn Tấm lát của sàn thao tác chính và giá treo trong, ngoài phải khít và cốđịnh

- Sàn thao tác giá ngoài: Mặt ngoài phải bố trí hai hàng thanh chắn vàmột tấm chắn dưới chân ở vị trí cao 1m phía trong của nó phải lắp đặt mộthàng thanh chắn và thêm một tấm chắn dưới chân Lưới an toàn treo vào giáphải treo chắc vào mặt ngoài của giá, đồng thời vòng qua đáy của sàn đếnlan can phía trong và bọc chắc

- Bốn xung quanh từ giá đến sàn thao tác, phải bố trí thang để lênxuống đáp ứng yêu cầu an toàn thi công, miệng thang phải bố trí tấm đậy diđộng Nếu dùng hai lớp giá ngoài thì thang lên xuống lên đặt lệch nhau

Trang 21

- Ván khuôn trượt đến tầng hai hoặc độ cao quy định, giá trong ngoài

và lưới an toàn đều phải kịp thời lắp đặt đầy đủ Sau khi trượt đến đáy giáotreo cách mặt đến 6m phải kịp thời dựng lưới an toàn ngang rộng 6m ở tầngđầu Nếu vì lưới ngang lắp dựng không theo kịp yêu cầu tiến độ thi công vánkhuôn trượt, cũng có thể dùng biện pháp phòng hộ an toàn hữu hiệu khác

- Các lỗ đứng để sẵn của kết cấu như ban công, giếng, thang máy,giếng trời, cùng với ván khuôn trượt lên đáy của giá nâng ở vị trí lỗ phải có

cơ cấu phòng hộ di động tạm thời, đợi kết thúc trượt kết cấu tầng xây lạitheo quy định dùng cơ cấu phòng hộ cố định thay cơ cấu phòng hộ di động

để giữa phòng liên tục phòng hộ an toàn của lỗ trong quá trình thi côngtrượt Lỗ ngang của kết cấu phải kịp thời bố trí cơ cấu phòng hộ

- Tháo dỡ thiết bị ván khuôn trượt, phải lập phương án thi công tháo

dỡ, lập trình tự tháo dỡ, phương pháp tháo dỡ và biện pháp kỹ thuật an toàn.Trước khi tháo dỡ thiết bị ván khuôn trượt, bốn xung quanh phía ngoài tầngliền kề ở gần phía dưới giá ngoài phải dựng lưới an toàn ngang rộng 3m.Trong quá trình tháo dỡ hệ thống ván khuôn xung quanh, cùng với việc tháo

dỡ ván khuôn, dựng hệ thống phòng hộ an toàn dọc bên ngoài Trong quátrình tháo dỡ ván khuôn phải phải đảm bảo tính liên tục phòng hộ dọc bênngoài

- Trong quá trình thi công trượt, nếu gặp gió cấp 6 trở lên hoặc thờitiết có mây mù lớn, phải dùng công tác trượt Sau khi hết gió, mây mù đầutiên phải kiểm tra thiết bị ván khuôn trượt và biện pháp phòng chống cháyxong mới có thể tiếp tục công việc

- Trong quá trình nâng ván khuôn trượt, phải thường xuyên quan sát

và kiểm tra cường độ bên tông sau khi ra khỏi ván khuôn, trạng thái làm việccủa hệ thống chống đỡ và sàn thao tác, sự thay đổi độ lệch phương đứng củakết cấu công trình, nếu thấy khác thường phải kịp xử lý

Trang 22

- Một số tổ đội cùng làm công việc một lúc, không tổ nào quan tâmđến tổ nào làm cho công việc bị chồng chéo nhau và gián đoạn Đòi hỏi dựtập trung sản xuất cao, nhu cầu tài nguyên lớn, dễ gây ra sai phạm hàng loạtrất lãng phí.

- Mà trong thi công dây chuyền đối với cốp pha trượt ba công việcchính là ván khuôn, cốt thép, bê tông nó phải nhịp nhàng và tạo thành ba dâychuyền chuyên môn trong thi công cốp pha trượt Nhưng đến những phần cókết cấu ngang thì ba dây chuyền này sẽ chuyển từ phân đoạn theo chiềuđứng sang phân đoạn chiều ngang Phân đoạn thi công cốp pha trượt đượcquy ước theo chiều cao công trình và được tính bằng vận tốc nhân thời giantrượt ván khuôn

Trang 23

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC THI CÔNG CỐP

PHA TRƯỢT II.1 Công nghệ cốp pha

II.1.1 Công nghệ thi công cốp pha trượt.

Hệ kết cấu nhà cao tầng thường sử dụng kết cấu khung, khung –váchcứng hoặc kết cấu ống Công nghệ thi công trượt các kết cấu nói trên bao gồmcác quá trình:

- Công tác chuẩn bị thi công

- Phóng tuyến

- Lắp đặt giá nâng, vòng găng

- Lắp đặt một mặt ván khuôn

- Buộc cốt thép, đặt các đường ống chôn sẵn

- Lắp đặt mặt ván khuôn còn lại và ván khuôn các lỗ cửa

- Lắp đặt sàn thao tác

- Lắp đặt hệ thống áp lực dầu: kích, đường dầu, bộ phận điều khiển

- Lắp đặt các thiết bị điện khí động lực, chiếu sáng thi công

- Cắm ty kích

- Đổ bêtông vào các cấu kiện và bắt đầu trượt

- Lắp đặt ván khuôn các lỗ cửa, buộc cốt thép ngang, đặt các chi tiếtchôn sẵn, phối hợp đổ bêtông để tiến hành trượt bình thường

- Trượt đến độ cao nhất định, lắp đặt các giá treo trong ngoài và các biệnpháp phòng hộ an toàn

- Sau khi trượt đến bộ phận yêu cầu, tháo ván khuôn dừng trượt

- Cài kết cấu sàn

- Lắp lại tuần hoàn cho đến khi kết thúc thi công toàn bộ kết cấu, tháo dỡthiết bị ván khuôn

Trang 24

Trong quá trình trượt phải luôn kiểm tra kích thước tim ván khuôn, timkết cấu, độ ngang bằng, độ thẳng đứng, vị trí ván khuôn, vị trí kích, độ phẳngmặt ván khuôn, độ ngang bằng của sàn thao tác, sai lệch phương ngang của vịtrí vòng găng đường kính ván khuôn tròn hoặc chiều dài ván khuôn chữ nhật.

II.1.2 Các hệ thống ván khuôn

II.1.2.1 Hệ thống ván khuôn

Mảng ván khuôn trượt có chiều cao không lớn, thường từ 1,0-1,2m cábiệt có thể đến 2m Ván khuôn được phép bao quanh bề mặt kết cấu trên toàn

bộ mặt cắt ngang của công trình

Các bộ phận của ván khuôn trượt bình thường

Trang 25

- Cao trình dưới được liên kết với sàn thao tác trên bởi xích hoặc dâytreo và gọi là sàn treo Sàn treo dung để kiểm tra chất lượng bê tông, hoànthiện bề mặt ngoài và tháo dỡ hộp khuôn các lỗ nếu có.

II.1.2.3 Hệ thống nâng trượt:

Hệ thống nâng thông thường hiện nay là kích thuỷ lực Nhờ áp lực dầu,kích nâng đưa toàn bộ kết cấu ván khuôn và sàn nâng trượt lên dọc theo cácthanh trụ kích Hệ thống nâng gồm 3 bộ phận:

- Khung kích: được chế tạo bằng gỗ hay kim loại Khung kích giữ chocác tấm ván khuôn ép sát vào kết cấu và không bị biến dạng khi có lực xôngang Khung kích có dạng chữ Л, khi được nâng lên nó kéo theo các mảngván khuôn trượt Khoảng cách giữa các khung kích được xác định theo tínhtoán, nhưng thường là khoảng 1,5-2,0m Hệ khung kích tiếp nhận toàn bộ tảitrọng của ván khuôn, kích, sàn nâng, các tải trọng của vữa bê tông và các tảitrọng quá trình thi công

- Thanh trụ kích( hay còn gọi là ty kích): là nhiệm vụ tỳ kích và tiếpnhận toàn bộ tải trọng tác động từ khung kích và truyền lực xuống kết cấu Tykích làm bằng thép, kích thước thường là Ф25-50mm có thể dài đến 6m, mộtđầu được chôn ngầm chặt trong bê tông, đầu kia xuyên qua lỗ tỳ kích Ty kích

có thể nằm lại hoặc rút ra khỏi kết cấu sau khi thi công

Trang 26

-Kích: có nhiệm vụ đưa toàn bộ ván khuôn và sàn nâng trượt lên dọctheo các ty kích Khi thi công trượt, sử dụng kích có công suất lớn ( thôngthường từ 10 tấn trở lên) Các loại kích này cho phép tăng khoảng cách bố tríkhung kích tạo sự thuận lợi cho thi công xây dựng, dễ dàng đổ bê tông, lắpcốt thép, tạo điều kiện tăng năng xuất lao động và hạ giá thành công trình.Hiện nay có rất nhiều loại kích như: kích thuỷ lực, kích cơ điện, kích bàn ren,kích kẹp, kích khí nén…

Kích thuỷ lực là loại kích nhỏ nhưng công suất lớn, sử dụng đơn giản

và tiện lợi nên được sử dụng phổ biến Nguyên lý của kích thuỷ lực là chấtlỏng không nén được Kích thuỷ lực tạo ra thiết bị động lực tiếp xúc tốt, sửdụng dễ dàng, có thể đảo chiều chuyển động, ngăn ngừa sự quá tải, dễ bố trímạng cung cấp dầu và thuận lợi cho việc tự động hoá

Kích cơ điện: nguồn cung cấp đơn giản, chuyển năng lượng và cácxung lực trong quá trình vận hành rất nhanh Do dẫn truyền bằng điện nên đòihỏi phải có mô tơ và hộp giảm tốc nên trọng lượng và kích thước của kíchlớn

Kích khí nén: là loại kích có hệ thống truyền dẫn bằng khí nén khôngphụ thuộc vào nhiệt độ không khí môi trường và không gây xung lực làm ảnhhưởng đến thiết bị máy móc Nhưng kích loại này có kết cấu phức tạp, chỗnối phải thật kín khít và khó bảo dưỡng bôi trơn thiết bị nên áp dụng khôngđược rộng rãi

Trang 27

Các bộ phận của ván khuôn trượt không cần ty kích

II.1.2.4 Giải pháp kỹ thuật thi công trượt cho công trình cần có các nội

dung sau:

- Bản vẽ thiết kế thi công của công trình

- Bản vẽ thiết kế thi công chế tạo, gia cường, xử lý các bộ phận của hệthống thiết bị trượt cho công trình;

- Chọn quy cách và số lượng kích Xác định vị trí đặt kích, ống dẫn dầu

và trạm bơm dầu;

Trang 28

- Xác định biện pháp khống chế đảm bảo chất lượng thi công theo yêucầu thiết kế Xác định các điểm đo và điểm đặt thiết bị đo và theo dõi trongkhi thi công, đưa ra quy cách và số lượng của các loại thiết bị đó;

- Bản vẽ thiết kế thi công lắp đặt các bộ phận của hệ thống thiết bị trượtcho công trình (cốp pha, vành gông, giá nâng, sàn thao tác, kích, ty kích, trạmbơm dầu, hệ thống vận tải cung cấp vật liệu…);

- Xác định cấp phối bê tông, tốc độ ninh kết của bê tông và các biệnpháp thi công của bê tông trong các điều kiện thời tiết đặc biệt (nhiệt độ thấphoặc cao quá, có mưa, sét, gió to, khô nóng…) Xác định phương thức và nănglực cung ứng bê tông, lựa chọn thiết bị vận chuyển bê tông;

- Xác định phương thức và năng lực vận chuyển đứng và vận chuyểnngang, lựa chọn thiết bị vận chuyển;

- Lập biểu thống kê vật liệu, thiết bị và các cấu kiện phục vụ cho thicông công trình;

- Xác định trình tự thi công, chế độ trượt và tốc độ trượt, trình tự đổ bêtông Xác định các biện pháp kỹ thuật để ổn định kết cấu công trình, ổn địnhsàn công tác và các biện pháp xử lý khi có sự cố trong khi thi công;

-Xác định biện pháp thi công tháo dỡ các bộ phận của hệ thống thiết bịcốp pha trượt

II.1.2.5 Tiêu chuẩn Việt Nam 9342-2012 về trượt ván khuôn.

- Sau khi thực hiện bước nâng đầu tiên cần tiến hành chọn chế độ trượt

và tốc độ trượt hợp lý cho công trình Tốc độ trượt có ảnh hưởng lớn đến chấtlượng công trình và phụ thuộc vào các yếu tố: sự phát triển cường độ ban đầucủa bê tông, nhiệt độ môi trường, chiều cao của cốp pha trượt

Tốc độ trượt xác định theo công thức sau:

V = HT ha

Trang 29

trong đó:

V là tốc độ trượt của cốp pha, tính bằng centimét trên giờ (cm/h);

H là chiều cao của cốp pha, tính bằng centimét (cm);

h là chiều dày của mỗi lớp đổ bê tông, tính bằng centimét (cm);

a là khoảng cách từ mặt lớp bê tông mới đổ đến mép trên của cốp pha thườnglấy là 5 cm hoặc 10 cm;

T là thời gian cần thiết để bê tông đạt được cường độ ra khuôn, tính bằng giờ(h)

- Cường độ ra khuôn của bê thông nên khống chế trong phạm vi từ 0,2MPa đến 0,4 MPa

- Trong điều kiện thi công bình thường tốc độ trượt thích hợp là từ 15cm/h đến 20 cm/h Trong mọi trường hợp tốc độ trượt tối thiểu không nên nhỏhơn 5 cm/h và tốc độ trượt tối đa không nên lớn hơn 60 cm/h

- Lúc bắt đầu nâng trượt cần kiểm tra trạng thái ninh kết của bê tông vàtình trạng làm việc của toàn bộ hệ thống thiết bị trượt

- Trong quá trình nâng trượt, thời gian giãn cách giữa hai lần kích nângcốp pha không nên lâu hơn 1,5h

- Cần bố trí người có chuyên môn cao điều khiển trạm bơm dầu Khinâng dầu ở tất cả các kích đều phải vào hoặc ra hết mức Trong quá trình nângnếu phát hiện áp lực dầu tăng đến 1,2 lần trị số áp lực dầu nâng trượt bìnhthường mà vẫn chưa làm cho tất cả các kích chạy hết hành trình, thì phảingừng nâng để kiểm tra và xử lý

- Trong quá trình trượt sàn công tác phải luôn đảm bảo cân bằng Cầnkhống chế sai lệch cao độ giữa hai kích bất kỳ không vượt quá 40 mm và sailệch cao độ giữa hai kích kề nhau không vượt quá 20 mm

- Trong trường hợp một kích nào đó có sự cố hoặc không được thỏamãn thì cần ngưng trượt để sửa chữa và hiệu chỉnh hệ thống kích Chỉ tiếp tục

Trang 30

trượt trở lại khi đã hiệu chỉnh hoặc sửa chữa xong sự cố Nếu thời gian hiệuchỉnh sửa chữa sự cố kéo dài quá 15 min thì cứ 15 min lại trượt "không" cốppha lên cao 10 mm để chống bê tông bám dính vào cốp pha.

- Để tránh sự cố ty kích bị cong không nên hiệu chỉnh nâng cốp pha ởmột kích nào đó lên cao một khoảng lớn hơn 25 mm ngay trong một lần, mànên hiệu chỉnh nâng làm nhiều lần chia ra trong khoảng thời gian từ 4 h - 5 h

- Đối với kết cấu có tiết diện thay đổi liên tục thì lượng thu cốp phatrong mỗi lần không nên quá 10 mm

- Trong quá trình nâng trượt phải thường xuyên kiểm tra chất lượng lắpđặt cốt thép, và các chi tiết chôn sẵn, kiểm tra tình trạng làm việc của sàncông tác, ty kích, kiểm tra tình trạng ninh kết của bê tông, kiểm tra và ghichép độ thẳng đứng, nghiêng, xoay của công trình và các sai số về kích thướcmặt cắt kết cấu, theo như quy định của mục 10 Qua kết quả kiểm tra nếu pháthiện ra có sự cố, thi công sai thiết kế hoặc phát hiện ra có các sai lệch vượtquá quy định cho phép của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác có liên quanthì phải lập thành văn bản để lưu giữ vào hồ sơ xây dựng công trình và đồngthời phải tiến hành xử lý, khắc phục ngay

- Trong quá trình nâng trượt, cần làm trượt ngay vữa bám dính trên cốppha và vữa kẹt ở giữa cốp pha thu phân và cốp pha cố định

- Quá trình đổ bê tông bằng cốp pha trượt đòi hỏi phải liên tục, nhưng

do yêu cầu của thi công do sửa chữa khắc phục sự cố, sai lệch hoặc do mộtnguyên nhân nào đó mà không thể liên tục được, thì cần áp dụng các biệnpháp ngừng trượt sau:

+ Lớp bê tông mới đổ sau cùng cần san đều ra cho cùng cao độ;

+ Cứ cách một khoảng thời gian nhất định thì cốp pha cần được "trượtkhông" lên một hành trình của kích, cho đến khi cốp pha không dính với bê

Trang 31

tông Lượng "trượt không" tối đa không nên lớn hơn 1/2 chiều cao của cốppha.

- Khi tiếp tục thi công trở lại sau khi ngừng trượt cần tiến hành kiểm tratoàn bộ hệ thống thiết bị trượt đặt biệt là hệ thống thiết bị nâng và phải cóbiện pháp xử lý bề mặt bê tông cũ trước khi đổ bê tông mới theo quy định củaTCVN 4453:1995

- Khi thi công đến cao trình thiết kế (kết thúc công tác đổ bê tông trượt)cần tiếp tục duy trì chế độ "trượt không" để chống dính cốp pha với bê tông

và tạo thuận lợi cho việc thi công tháo dỡ

- Trong quá trình thi công công trình bằng cốp pha trượt việc xử lý liênkết tường hoặc vách với sàn (dầm hoặc con sơn) có thể thực hiện theo cácphương án sau:

+ Để thép chờ trong tường hoặc vách cho sàn (dầm hoặc con sơn);+ Tạo lỗ chờ trong tường hoặc vách cho sàn (dầm hoặc con sơn);

+ Thi công trượt tường hoặc vách tới cao độ sàn (dầm hoặc con sơn)tạm ngừng trượt, ghép cốp pha để đổ bê tông sàn (dầm hoặc con sơn) sau đólại tiếp tục thi công trượt tường hoặc vách của tầng tiếp theo

II.2 Các sự cố thường gặp và cách sử lý.

II.2.1 Sự cố bê tông.

II.2.1.1 Bê tông bị sụt cục bộ.

Bê tông bị sụt cục bộ khi cốp pha trượt qua thường phát sinh trong giaiđoạn trượt nâng ban đầu Nguyên nhân chính là do nâng quá sớm, hay bê tôngkhông được đổ tuần tự theo lớp như quy định Do đó khi bắt đầu trượt nângcốp pha, phần lớn bê tông đã bắt đầu đông kết nhưng chỗ bê tông đổ cuốicùng vẫn ở trạng thái chảy hay nửa chảy

Khi gặp sự cố trên, lập tức làm sạch chỗ lún sụt, đổ bù vào vị trí đóbằng bê tông mác cao hơn mác thiết kế một cấp sau đó chỉnh sửa và làm

Trang 32

nhẵn bề mặt, để màu sắc và độ phẳng đồng nhất với bê tông cũ Trường hợpphạm vi trượt tương đối lớn hoặc tạo thành lỗ, lên dùng cốp pha để tạo khuôn

và đổ bê tông bù

II.2.1.2 Bê tông bị phình.

Hiện tượng bê tông bị phình có thể do các nguyên nhân sau:

- Độ nghiêng cốp pha lớn hay độ cứng phần đáy cốp pha kém, dấn đến

bê tông ở dưới bị phình

- Chiều cao lớp đổ bê tông lớn, hoặc đầm quá lâu, hoặc đầm tại những

vị trí gần nhau khiến cốp pha bị nghiêng ra ngoài

Khắc phục sự cố này như sau: Điều chỉnh độ nghiêng của cốp pha cầncăn cứ độ cứng của cốp pha khi ở tư thế nghiêng Nghiêng khắc tuân thủchiều dày lớp bê tông (thường không quá 30cm/lớp đổ) và nguyên tắc đầm

bê tông Nên dùng đầm có lực xung nhỏ để giảm áp lực ngang lên vánkhuôn

II.2.1.3 Bê tông bị khuyết, sứt góc.

Các nguyên nhân gây ra sự cố này có thể là:

- Độ nghiêng của cốp pha quá lớn

- Khi nâng cốp pha trượt, lực ma sát tại các góc lồi lớn hơn tại các vị tríkhác Khi dùng cốp pha gỗ, điều này càng được thể hiện rõ

- Do cốp pha nâng không đều, lớp bê tông bảo vệ có chỗ quá dầy, dễ bịrơi xuống

- Khi đầm bê tông, mũi đầm va vào thép chủ làm một phần bê tông đãđông kết bị tách ra, rơi xuống

Biện pháp khắc phục như sau:

- Dùng cốp pha thép hoặc cốp pha gỗ có bề mặt nhẵn, phẳng Chỗ góclồi của cốp pha nên có độ vát tròn

Trang 33

- Nghiêm khắc tuân thủ độ nghiêng cho phép của cốp pha (thôngthường là 0.3-0.5%) để giảm ma sát tác dụng lên cốp pha trong khi trượt.

- Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc đầm Khi đầm không được để dùi đầm

va vào thép chủ và cắm sâu vào lớp bê tông trước (chỉ được đầm sâu vào lớptrước tối đa 5cm

II.2.1.4 Bê tông bị rỗ.

Bê tông có thể bị rỗ do:

- Đầm bê tông không kỹ hoặc không đều

- Kích cỡ quá to, thép quá dầy hay độ dẻo vữa bê tông không đạt, tắc đálên không đưa được mũi đầm đến được vị trí cần đầm …

- Thời gian ngừng nghỉ quá dài mà không có biện pháp sử lý mạchngừng trước khi tiếp tục trượt

Biện pháp sử lý như sau:

- Cải thiện chất lượng đầm Nghiêm khắc tuân thủ cấp phối bê tông đãđược thống nhất Cần đảm bảo độ sụt bê tông hợp lý (Độ sụt của bê tông cóthể giảm do quãng đường vận chuyển dài, nhiệt độ cao…)

- Khi bê tông lộ ra khỏi cốp pha mà thấy hiện tượng rỗ tổ ong, sùibọt… ngay lập tức dùng vữa xi măng chát phủ, xoa phẳng đều và chất lượngcủa công trình

II.2.1.5 Độ dày lớp bảo vệ không đều.

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng lớp bê tông chỗ dày chỗ mỏng làdo:

Buộc nối thép không chuẩn

- Khi đổ bê tông vào cốp pha, chỉ đổ từ một bên là cho cốp pha bịnghiêng về phía bên kia, gây cho lớp bê tông bảo vệ cốt thép bên này dày, bênkia mỏng

Xử lý sự cố này như sau:

Trang 34

- Khi đổ bê tông, đổ đồng thời từ hai bên cốp pha Đặc biệt chú ýkhông đổ từ một phía vào cốp pha từ thùng chứa bê tông.

- Thường xuyên kiểm tra và đảm bảo đúng vị trí nối cốt thép

II.2 Sự cố về cốt thép.

Cốt thép hở ra ngoài bê tông

- Nguyên nhân: Là do không có biện pháp đảm bảo chiều dày bê tôngbảo vệ cho cốt thép và giữ cho khoảng cách giữa các cốt thép trong lúc trượt

- Biện pháp khắc phục: Trát thêm ra ngoài cốt thép một lớp vữa ximăng, có độ dày bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ Chỉnh lại vị trí đặt cốtthép, có biện pháp hữu hiệu để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ và giữđược khoảng cách cốt thép cố định trong lúc trượt

II.2.3 Sự cố về thiết bị.

II.2.3.1 Sàn công tác bị nghiêng.

Trong quá trình trượt nâng, sàn công tác có thể bị nghiêng do nguyênnhân sau đây:

- Hành trình của các kích không đều nhau (do sai lệch hành trình tíchlũy của các kích hoặc áp lực dầu phân phối cho các kích không đều)

- Tải trọng tác dụng lên các kích chênh lệch lớn

- Một số kích không hoạt động hoặc hoạt động không bình thường (bộphận khóa kẹp hoạt động không bình thường)

Trang 35

khi sàn trở về trạng thái cân bằng rồi kiểm tra lại hệ thống cốp pha trượt mộtlần nữa trước khi tiếp tục trượt nâng.

II.2.3.2 Kích không xả dầu.

Kích không xả dầu làm cho kích không trở lại vị trí ban đầu được, dẫnđến việc kích không bám vào ty kích mà trượt lên được Nguyên nhân là do lò

xo đẩy piston không đàn hồi hoặc cơ cấu kẹp làm việc không bình thường

Khi gặp sự cố này cần ngừng trượt để thay kích mới

II.2.3.3 Quá tải động cơ, dầu trở lên nóng.

Nguyên nhân là do độ nhớt của dầu không đảm bảo, các van làm việckhông bình thường

Biện pháp khắc phục: Kiểm tra và hiệu chỉnh độ nhớt của dầu Hiệuchỉnh các van cao áp và van hạ áp chỉ chênh nhau 10 at

II.3 Sàn công tác bị xoay, vặn.

Trong thi công các công trình dạng ống bằng cốp pha trượt, đặc biệt lànhững công trình có tiết diện ngang hình tròn, hiện tượng sàn công tác bịxoay, vặn xảy ra khá phổ biến Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra hiệntượng này là do đường kính sàn lớn, hành trình kích nâng không đều, độ dàilưu không của ty kích tương đối lớn, kỹ thuật đổ bê tông không đúng (đổ mộthướng theo chu vi), kỹ thuật điều chỉnh và thu cốp pha không đúng, chịu ảnhhưởng của sức gió… Các nguyên nhân trên gây hiện tượng chuyển vị và xoayvặn sàn công tác trong từng hành trình nâng Để đưa sàn công tác về trạngthái làm việc bình thường có thể sử dụng các biện pháp sau:

- Phương pháp tác dụng ngoại lực: Khi công trình xuất hiện hiện tượngxoay vặn, có thể tác dụng một ngoại lực theo chiều ngược lại với chiều xoayvặn, để sàn trong quá trình trượt nâng dần dần tự điều chỉnh thẳng và đạt đượcmức độ yêu cầu

Trang 36

Phương pháp cụ thể là: Dùng pa lăng xích (3-5 tấn), một đầu cố định ởphần kết cấu đã có cường độ phía dưới, một đầu nối với ty kích Khi kéo palăng xích cần chú ý phải tạo được ngẫu lực đối xứng nằm trên chu vi côngtrình theo chiều ngược lại chiều xoay vặn để kéo dần sàn công tác về vị trílàm việc bình thường.

Khi dùng phương pháp tác dụng ngoại lực để khắc phục sự cố xoay vặnsàn công tác, lực kéo pa lăng không cần quá mạnh, mỗi lần điều chỉnh khôngcần quá nhiều Cần chọn vị trí cố định xích phù hợp để giảm lực dọc phát sinhtác dụng lên ty kích

- Phương pháp dùng kích kép

II.4.Tổ chức các thiết bị vận chuyển lên cao.

Đặc điểm của thi công công trình dạng đứng là: lượng bê tông lớn, cốtthép nhiều, lượng vận chuyển thẳng đứng lớn, cự ly vận chuyển dài Trong

đó lượng bê tông vận chuyển thẳng đứng chiếm khoảng 75% tổng lượng vậnchuyển thẳng đứng Vì thế, trong thi công ngoài việc cần chiếu theo yêu cầuquy phạm, quy trình, đảm bảo chất lượng thi công ra thì việc chọn máy thicông là rất quan trọng, làm sao cho ca máy hoạt động một cách hiệu quả…

II.4.1Thang tải và thang máy.

Đối với các công trình cao tầng, ngoài cần trục vẫn cần có thang tải đểvận chuyển lên cao Với những công trình nhỏ hoặc mặt bằng thi công chậthẹp không bố trí được cần trục thì thang tải là thiết bị chủ yếu để vận chuyểnlên cao Việc bố trí vận chuyển lên cao phụ thuộc vào:

- Nếu mặt bằng rộng, thường bố trí thang tải ở phía không có cần trụctháp hoạt động

- Nếu không có mặt bằng để bố trí thì cũng có thể bố trí cùng phía vớicần trục Khi khoảng cách từ cần trục tới mép công trình cần tính thêm kíchthước thang tải, khoảng cách an toàn cho người làm việc

Trang 37

- Nếu có một thang tải thường bố trí ở giữa công trình Nếu có nhiềuthang tải thì chia ra thàng từng đoạn để mỗi đoạn có một thang tải phụ vụ.

- Với các công trình cao tầng thường bố trí thêm thang máy dành chongười

- Thang tải và thang máy cần bố trí sát mép công trình và được giằngvào công trình ở các mặt sàn để tăng sự ổn định

Cần trục tự hành được sử dụng rộng rãi để xếp dỡ vật liệu vào kho,bãi hoặc vận chuyển vật liệu đến các vị trí có cự ly chiều cao không lớn(thích hợp với các công trình có chiều cao nhỏ) Tùy theo kết cấu phần dichuyển mà chia thành các loại như cần trục ô tô, cần trục bánh lốp, cần trụcxích, cần trục đường sắt và cần trục máy kéo

- Cần trục ô tô: có tính cơ động cao, có khả năng di chuyển trongthành phố hoặc khu dân cư, có tải trọng nâng từ 4-16 tấn Thiết bị cẩu đượcđặt trên khung gầm của ô tô hai hoặc ba cầu, tất cả các cơ cấu của cần trụcđược dẫn động từ động cơ của ô tô Ngoài hệ cần cơ bản, người ta còn trang

bị thêm hệ cần cẩu trung gian, cần phụ, hệ tháp để nối dài hoặc cần được cấutạo từ các hộp lồng vào nhau theo kiểu ăng ten Cần trục ô tô có thể dichuyển khi có tải với tải trọng nhỏ, với tải trọng lớn khi làm việc cần trụccần có các chân tựa để nâng tăng độ ổn định

Trang 38

- Cần trục bánh lốp: Có khả năng tự di chuyển đến các địa bàn thicông hoặc vận chuyển bằng các thiết bị vận chuyển chuyển dụng loại này

có tải trọng nâng từ 25-100 tấn, chiều cao nâng có thể đạt 55m, tầm với tới38m, có khả năng cơ động cao trong công trường Cơ cấu di chuyển của cầntrục bánh lốp được đặt trên hệ khung chuyên dùng, phần quay của cần trụctựa trên hệ di chuyển qua thiết bị tựa quay, trên phần quay đặt các thiết bịđộng lực, cơ cấu nâng chính, phụ, cơ cấu thay đổi tầm với, cơ cấu quay vàcabin điều khiển Cần của cần trục bánh lốp thường là dàn không gian vớicác đoạn cần trung gian để thay đổi chiều dài cần, trên đỉnh cần có cần phụ.Các cơ cấu cung cấp lực của cần trục bánh lốp thường là tời điện dùng dòngđiện 1 chiều Thiết bị động lực gồm động cơ đizen quay các máy phát điện 1chiều để dẫn động các cơ cấu hoặc bơm để dẫn động hệ thống thủy lực củacần trục Khi làm việc với tải trọng lớn cần dùng để nâng đỡ để tăng độ ổnđịnh

- Cần trục bánh xích: có khả năng làm việc trên mọi địa hình (khôngcần làm đường tạm phục vụ), khi làm việc không cần hệ chân tựa, có tảitrọng lớn (25-250 tấn), vận tốc di chuyển không lớn, có cơ chế dẫn độngriêng cho tất cả các thiết bị công tác, có khoảng không gian phục vụ khá lớn.Cần của loại cần trục này là hệ dàn không gian có kèm theo các loại cầntrung gian với các loại cần phụ hoặc hệ tháp- cần Cần trục bánh xích đượcvận chuyển đến công trường bằng các thiết bị vận tải chuyên dụng hạngnặng

II.4.3 Cần trục tháp.

Việc vận chuyển vật liệu lên độ cao lớn được thực hiện bằng nhiềuthiết bị như cần cẩu tháp, máy giá tời, giá tháp vận chuyển thẳng đứng, máynâng cáp trượt… trong đó cần cẩu tháp được dùng phổ biến trong xây dựnghiện nay, nhất là đối với các công trình cao tầng Đặc điểm của cần cẩu tháp

Trang 39

là có tay cần dài, diện công tác rộng (bình thường từ 30-40m, lớn từ 70m), chiều cao hoạt động lớn (bình thường từ 70-80m), năng lực cẩu khálớn tốc độ nâng nhanh (100m/phút, loại nhanh có thể 200m/phút) Có một sốloại cần cẩu tháp sau:

50 Loại đứng cố định một chỗ: Thường được đặt trên móng cố định,ngoài ra thân cẩu còn được neo vào kết cấu công trình nên cẩu có độ ổn địnhcao Loại này có hạn chế là việc lấp dựng và tháo dỡ phải do một cần cẩukhác thực hiện nên chiều cao thường bị hạn chế Một số loại thường dùngnhư: BKCM 7-5; KP573; KB180…

- Cẩu tự nâng: Lọa cẩu này có nhiều ưu điểm và được sử dụng nhiềunhư cẩu Potain CBK-10 (Pháp); QT4-10A (Trung Quốc); Sk106; SK135;SK280; (Peiner- LB Đức)… Loại này cũng giống như cẩu tháp cố địnhnhưng có ưu điểm ở chỗ lắp ráp ban đầu chỉ cần sử dụng một loại cần cẩunhỏ để lắp với số đốt thân cẩu tối thiểu, sau đó cẩu tự nâng lên bằng cách tựcẩu và lắp thêm số đốt thân cẩu cần thiết thông qua một thiết bị thủy lực (đicùng với cẩu), việc tháo dỡ cũng diễn ra tương tự Nó có độ ổn định cao dođược cố định thêm vào công trình, nó có thể lắp tới độ cao 200m với tảitrọng mút cần từ 1-5 tấn Loại này thường được bố trí ở giữa công trình đểtận dụng tầm với

- Loại di động: thường được đặt trên đường ray, có khả năng cơ độngtheo một phương thích hợp cho các công trình có chiều dài lớn theo mộthướng hoặc cụm công trình Đối trọng của cần trục này được đặt phía dướithấp nên việc tháo lắp đối trọng được tiến hành khá dễ dàng, nhưng cũng vìvậy có nhược điểm là chiếm dụng không gian phía dưới Loại này có độ ổnđịnh không lớn, thường chỉ sử dụng cho công trình có độ cao dưới 100m.Một số loại thường như: BK300, KB765, CKY101…

Ngày đăng: 13/08/2014, 07:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] TS. Nguyễn Đình Thám, Ths. Nguyễn Ngọc Thanh (2004), Tổ chức xây dựng 1_Lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thi công, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức xâydựng 1_Lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thi công
Tác giả: TS. Nguyễn Đình Thám, Ths. Nguyễn Ngọc Thanh
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹthuật
Năm: 2004
[2] PGS.TS. Trịnh Quốc Thắng (2004), Tổ chức xây dựng 2_Thiết kế tổng mặt bằng và tổ chức công trường xây dựng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức xây dựng 2_Thiết kế tổngmặt bằng và tổ chức công trường xây dựng
Tác giả: PGS.TS. Trịnh Quốc Thắng
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2004
[3] Ths. Nguyễn Văn Ngọc (2000), Hướng dẫn đồ án môn học Tổ chức thi công xây dựng, Trường Đại học bách khoa Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn đồ án môn học Tổ chức thicông xây dựng
Tác giả: Ths. Nguyễn Văn Ngọc
Năm: 2000
[4] GS. Trần Trung Ý (1991), Tổ chức xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức xây dựng
Tác giả: GS. Trần Trung Ý
Năm: 1991
[5] GS.TS. Nguyễn Huy Thanh (2003), Tổ chức xây dựng công trình, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức xây dựng công trình
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Huy Thanh
Nhà XB: NXBXây dựng
Năm: 2003
[6] Bộ xây dựng, Giáo trình tổ chức thi công, NXBXD. Hà Nội – 2000 Khác
[7] Bộ xây dựng, Giáo trình tổ chức thi công xây dựng, NXBXD. Hà Nội - 2003 Khác
[8] Nguyễn Duy Thiện, Tổ chức công trường xây dựng, NXBXD, Hà Nội – 2004 Khác
[9] Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9342- 2012 Công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt – thi công và nghiệm thu Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình vẽ 3.1 - tổ chức thi công cốp pha trượt cho các công trình đứng theo phương pháp dây chuyền
Hình v ẽ 3.1 (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w