II.2 Các sự cố thường gặp và cách sử lý
II.2.1 Sự cố bê tông
Bê tông bị sụt cục bộ khi cốp pha trượt qua thường phát sinh trong giai đoạn trượt nâng ban đầu. Nguyên nhân chính là do nâng quá sớm, hay bê tông không được đổ tuần tự theo lớp như quy định. Do đó khi bắt đầu trượt nâng cốp pha, phần lớn bê tông đã bắt đầu đông kết nhưng chỗ bê tông đổ cuối cùng vẫn ở trạng thái chảy hay nửa chảy.
Khi gặp sự cố trên, lập tức làm sạch chỗ lún sụt, đổ bù vào vị trí đó bằng bê tông mác cao hơn mác thiết kế một cấp. sau đó chỉnh sửa và làm
nhẵn bề mặt, để màu sắc và độ phẳng đồng nhất với bê tông cũ. Trường hợp phạm vi trượt tương đối lớn hoặc tạo thành lỗ, lên dùng cốp pha để tạo khuôn và đổ bê tông bù.
II.2.1.2 Bê tông bị phình.
Hiện tượng bê tông bị phình có thể do các nguyên nhân sau:
- Độ nghiêng cốp pha lớn hay độ cứng phần đáy cốp pha kém, dấn đến bê tông ở dưới bị phình.
- Chiều cao lớp đổ bê tông lớn, hoặc đầm quá lâu, hoặc đầm tại những vị trí gần nhau khiến cốp pha bị nghiêng ra ngoài.
Khắc phục sự cố này như sau: Điều chỉnh độ nghiêng của cốp pha cần căn cứ độ cứng của cốp pha khi ở tư thế nghiêng. Nghiêng khắc tuân thủ chiều dày lớp bê tông (thường không quá 30cm/lớp đổ) và nguyên tắc đầm bê tông. Nên dùng đầm có lực xung nhỏ để giảm áp lực ngang lên ván khuôn.
II.2.1.3 Bê tông bị khuyết, sứt góc.
Các nguyên nhân gây ra sự cố này có thể là: - Độ nghiêng của cốp pha quá lớn.
- Khi nâng cốp pha trượt, lực ma sát tại các góc lồi lớn hơn tại các vị trí khác. Khi dùng cốp pha gỗ, điều này càng được thể hiện rõ.
- Do cốp pha nâng không đều, lớp bê tông bảo vệ có chỗ quá dầy, dễ bị rơi xuống.
- Khi đầm bê tông, mũi đầm va vào thép chủ làm một phần bê tông đã đông kết bị tách ra, rơi xuống.
Biện pháp khắc phục như sau:
- Dùng cốp pha thép hoặc cốp pha gỗ có bề mặt nhẵn, phẳng. Chỗ góc lồi của cốp pha nên có độ vát tròn.
- Nghiêm khắc tuân thủ độ nghiêng cho phép của cốp pha (thông thường là 0.3-0.5%) để giảm ma sát tác dụng lên cốp pha trong khi trượt.
- Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc đầm. Khi đầm không được để dùi đầm va vào thép chủ và cắm sâu vào lớp bê tông trước (chỉ được đầm sâu vào lớp trước tối đa 5cm.
II.2.1.4 Bê tông bị rỗ.
Bê tông có thể bị rỗ do:
- Đầm bê tông không kỹ hoặc không đều.
- Kích cỡ quá to, thép quá dầy hay độ dẻo vữa bê tông không đạt, tắc đá lên không đưa được mũi đầm đến được vị trí cần đầm …
- Thời gian ngừng nghỉ quá dài mà không có biện pháp sử lý mạch ngừng trước khi tiếp tục trượt.
Biện pháp sử lý như sau:
- Cải thiện chất lượng đầm. Nghiêm khắc tuân thủ cấp phối bê tông đã được thống nhất. Cần đảm bảo độ sụt bê tông hợp lý. (Độ sụt của bê tông có thể giảm do quãng đường vận chuyển dài, nhiệt độ cao…)
- Khi bê tông lộ ra khỏi cốp pha mà thấy hiện tượng rỗ tổ ong, sùi bọt… ngay lập tức dùng vữa xi măng chát phủ, xoa phẳng đều và chất lượng của công trình.
II.2.1.5 Độ dày lớp bảo vệ không đều.
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng lớp bê tông chỗ dày chỗ mỏng là do:
Buộc nối thép không chuẩn.
- Khi đổ bê tông vào cốp pha, chỉ đổ từ một bên là cho cốp pha bị nghiêng về phía bên kia, gây cho lớp bê tông bảo vệ cốt thép bên này dày, bên kia mỏng.
- Khi đổ bê tông, đổ đồng thời từ hai bên cốp pha. Đặc biệt chú ý không đổ từ một phía vào cốp pha từ thùng chứa bê tông.
- Thường xuyên kiểm tra và đảm bảo đúng vị trí nối cốt thép.
II.2. Sự cố về cốt thép.
Cốt thép hở ra ngoài bê tông
- Nguyên nhân: Là do không có biện pháp đảm bảo chiều dày bê tông bảo vệ cho cốt thép và giữ cho khoảng cách giữa các cốt thép trong lúc trượt.
- Biện pháp khắc phục: Trát thêm ra ngoài cốt thép một lớp vữa xi măng, có độ dày bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ. Chỉnh lại vị trí đặt cốt thép, có biện pháp hữu hiệu để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ và giữ được khoảng cách cốt thép cố định trong lúc trượt.
II.2.3 Sự cố về thiết bị.
II.2.3.1 Sàn công tác bị nghiêng.
Trong quá trình trượt nâng, sàn công tác có thể bị nghiêng do nguyên nhân sau đây:
- Hành trình của các kích không đều nhau (do sai lệch hành trình tích lũy của các kích hoặc áp lực dầu phân phối cho các kích không đều)
- Tải trọng tác dụng lên các kích chênh lệch lớn.
- Một số kích không hoạt động hoặc hoạt động không bình thường (bộ phận khóa kẹp hoạt động không bình thường)
Biện pháp khắc phục:
- Kiểm tra sự vận hành của hệ thống bơm dầu và các kích để sửa chữa hoặc thay thế nếu cần.
- Kiểm tra và điều chỉnh sự phân bố tải trọng trên sàn cho đều. Không tập trung cốt thép hoặc xe goòng chứa bê tông ở cùng một chỗ.
- Dùng máy thủy bình để kiểm tra kích ở vị trí cao nhất để tiến hành nâng các kích còn lại. Tiến hành nâng độc lập một hoặc một số kích cho đến
khi sàn trở về trạng thái cân bằng rồi kiểm tra lại hệ thống cốp pha trượt một lần nữa trước khi tiếp tục trượt nâng.
II.2.3.2 Kích không xả dầu.
Kích không xả dầu làm cho kích không trở lại vị trí ban đầu được, dẫn đến việc kích không bám vào ty kích mà trượt lên được. Nguyên nhân là do lò xo đẩy piston không đàn hồi hoặc cơ cấu kẹp làm việc không bình thường.
Khi gặp sự cố này cần ngừng trượt để thay kích mới.
II.2.3.3 Quá tải động cơ, dầu trở lên nóng.
Nguyên nhân là do độ nhớt của dầu không đảm bảo, các van làm việc không bình thường.
Biện pháp khắc phục: Kiểm tra và hiệu chỉnh độ nhớt của dầu. Hiệu chỉnh các van cao áp và van hạ áp chỉ chênh nhau 10 at.
II.3 Sàn công tác bị xoay, vặn.
Trong thi công các công trình dạng ống bằng cốp pha trượt, đặc biệt là những công trình có tiết diện ngang hình tròn, hiện tượng sàn công tác bị xoay, vặn xảy ra khá phổ biến. Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do đường kính sàn lớn, hành trình kích nâng không đều, độ dài lưu không của ty kích tương đối lớn, kỹ thuật đổ bê tông không đúng (đổ một hướng theo chu vi), kỹ thuật điều chỉnh và thu cốp pha không đúng, chịu ảnh hưởng của sức gió… Các nguyên nhân trên gây hiện tượng chuyển vị và xoay vặn sàn công tác trong từng hành trình nâng. Để đưa sàn công tác về trạng thái làm việc bình thường có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Phương pháp tác dụng ngoại lực: Khi công trình xuất hiện hiện tượng xoay vặn, có thể tác dụng một ngoại lực theo chiều ngược lại với chiều xoay vặn, để sàn trong quá trình trượt nâng dần dần tự điều chỉnh thẳng và đạt được mức độ yêu cầu.
Phương pháp cụ thể là: Dùng pa lăng xích (3-5 tấn), một đầu cố định ở phần kết cấu đã có cường độ phía dưới, một đầu nối với ty kích. Khi kéo pa lăng xích cần chú ý phải tạo được ngẫu lực đối xứng nằm trên chu vi công trình theo chiều ngược lại chiều xoay vặn để kéo dần sàn công tác về vị trí làm việc bình thường.
Khi dùng phương pháp tác dụng ngoại lực để khắc phục sự cố xoay vặn sàn công tác, lực kéo pa lăng không cần quá mạnh, mỗi lần điều chỉnh không cần quá nhiều. Cần chọn vị trí cố định xích phù hợp để giảm lực dọc phát sinh tác dụng lên ty kích.
- Phương pháp dùng kích kép
II.4.Tổ chức các thiết bị vận chuyển lên cao.
Đặc điểm của thi công công trình dạng đứng là: lượng bê tông lớn, cốt thép nhiều, lượng vận chuyển thẳng đứng lớn, cự ly vận chuyển dài. Trong đó lượng bê tông vận chuyển thẳng đứng chiếm khoảng 75% tổng lượng vận chuyển thẳng đứng. Vì thế, trong thi công ngoài việc cần chiếu theo yêu cầu quy phạm, quy trình, đảm bảo chất lượng thi công ra thì việc chọn máy thi công là rất quan trọng, làm sao cho ca máy hoạt động một cách hiệu quả…
II.4.1Thang tải và thang máy.
Đối với các công trình cao tầng, ngoài cần trục vẫn cần có thang tải để vận chuyển lên cao. Với những công trình nhỏ hoặc mặt bằng thi công chật hẹp không bố trí được cần trục thì thang tải là thiết bị chủ yếu để vận chuyển lên cao. Việc bố trí vận chuyển lên cao phụ thuộc vào:
- Nếu mặt bằng rộng, thường bố trí thang tải ở phía không có cần trục tháp hoạt động.
- Nếu không có mặt bằng để bố trí thì cũng có thể bố trí cùng phía với cần trục. Khi khoảng cách từ cần trục tới mép công trình cần tính thêm kích thước thang tải, khoảng cách an toàn cho người làm việc.
- Nếu có một thang tải thường bố trí ở giữa công trình. Nếu có nhiều thang tải thì chia ra thàng từng đoạn để mỗi đoạn có một thang tải phụ vụ.
- Với các công trình cao tầng thường bố trí thêm thang máy dành cho người.
- Thang tải và thang máy cần bố trí sát mép công trình và được giằng vào công trình ở các mặt sàn để tăng sự ổn định.
II.4.2 Cần trục tự hành.
Cần trục tự hành có ưu điểm là không cần cung cấp năng lượng từ bên ngoài trong quá trình làm việc, có khả năng thông qua và tính cơ động cao, nó có thể làm việc độc lặp ở bất cứ nơi nào, quá trình làm việc ít nguy hiểm, phạm vi nguy hiểm nhỏ, chỉ cần xác định đường đi của cần trục trên công trường để bố trí các công trình tạm không làm ảnh hưởng tới quá trình làm việc của cần trục.
Cần trục tự hành được sử dụng rộng rãi để xếp dỡ vật liệu vào kho, bãi hoặc vận chuyển vật liệu đến các vị trí có cự ly chiều cao không lớn (thích hợp với các công trình có chiều cao nhỏ). Tùy theo kết cấu phần di chuyển mà chia thành các loại như cần trục ô tô, cần trục bánh lốp, cần trục xích, cần trục đường sắt và cần trục máy kéo.
- Cần trục ô tô: có tính cơ động cao, có khả năng di chuyển trong thành phố hoặc khu dân cư, có tải trọng nâng từ 4-16 tấn. Thiết bị cẩu được đặt trên khung gầm của ô tô hai hoặc ba cầu, tất cả các cơ cấu của cần trục được dẫn động từ động cơ của ô tô. Ngoài hệ cần cơ bản, người ta còn trang bị thêm hệ cần cẩu trung gian, cần phụ, hệ tháp để nối dài hoặc cần được cấu tạo từ các hộp lồng vào nhau theo kiểu ăng ten. Cần trục ô tô có thể di chuyển khi có tải với tải trọng nhỏ, với tải trọng lớn khi làm việc cần trục cần có các chân tựa để nâng tăng độ ổn định.
- Cần trục bánh lốp: Có khả năng tự di chuyển đến các địa bàn thi công hoặc vận chuyển bằng các thiết bị vận chuyển chuyển dụng. loại này có tải trọng nâng từ 25-100 tấn, chiều cao nâng có thể đạt 55m, tầm với tới 38m, có khả năng cơ động cao trong công trường. Cơ cấu di chuyển của cần trục bánh lốp được đặt trên hệ khung chuyên dùng, phần quay của cần trục tựa trên hệ di chuyển qua thiết bị tựa quay, trên phần quay đặt các thiết bị động lực, cơ cấu nâng chính, phụ, cơ cấu thay đổi tầm với, cơ cấu quay và cabin điều khiển. Cần của cần trục bánh lốp thường là dàn không gian với các đoạn cần trung gian để thay đổi chiều dài cần, trên đỉnh cần có cần phụ. Các cơ cấu cung cấp lực của cần trục bánh lốp thường là tời điện dùng dòng điện 1 chiều. Thiết bị động lực gồm động cơ đizen quay các máy phát điện 1 chiều để dẫn động các cơ cấu hoặc bơm để dẫn động hệ thống thủy lực của cần trục. Khi làm việc với tải trọng lớn cần dùng để nâng đỡ để tăng độ ổn định.
- Cần trục bánh xích: có khả năng làm việc trên mọi địa hình (không cần làm đường tạm phục vụ), khi làm việc không cần hệ chân tựa, có tải trọng lớn (25-250 tấn), vận tốc di chuyển không lớn, có cơ chế dẫn động riêng cho tất cả các thiết bị công tác, có khoảng không gian phục vụ khá lớn. Cần của loại cần trục này là hệ dàn không gian có kèm theo các loại cần trung gian với các loại cần phụ hoặc hệ tháp- cần. Cần trục bánh xích được vận chuyển đến công trường bằng các thiết bị vận tải chuyên dụng hạng nặng.
II.4.3 Cần trục tháp.
Việc vận chuyển vật liệu lên độ cao lớn được thực hiện bằng nhiều thiết bị như cần cẩu tháp, máy giá tời, giá tháp vận chuyển thẳng đứng, máy nâng cáp trượt… trong đó cần cẩu tháp được dùng phổ biến trong xây dựng hiện nay, nhất là đối với các công trình cao tầng. Đặc điểm của cần cẩu tháp
là có tay cần dài, diện công tác rộng (bình thường từ 30-40m, lớn từ 50- 70m), chiều cao hoạt động lớn (bình thường từ 70-80m), năng lực cẩu khá lớn tốc độ nâng nhanh (100m/phút, loại nhanh có thể 200m/phút). Có một số loại cần cẩu tháp sau:
- Loại đứng cố định một chỗ: Thường được đặt trên móng cố định, ngoài ra thân cẩu còn được neo vào kết cấu công trình nên cẩu có độ ổn định cao. Loại này có hạn chế là việc lấp dựng và tháo dỡ phải do một cần cẩu khác thực hiện nên chiều cao thường bị hạn chế. Một số loại thường dùng như: BKCM 7-5; KP573; KB180…
- Cẩu tự nâng: Lọa cẩu này có nhiều ưu điểm và được sử dụng nhiều như cẩu Potain CBK-10 (Pháp); QT4-10A (Trung Quốc); Sk106; SK135; SK280; (Peiner- LB Đức)… Loại này cũng giống như cẩu tháp cố định nhưng có ưu điểm ở chỗ lắp ráp ban đầu chỉ cần sử dụng một loại cần cẩu nhỏ để lắp với số đốt thân cẩu tối thiểu, sau đó cẩu tự nâng lên bằng cách tự cẩu và lắp thêm số đốt thân cẩu cần thiết thông qua một thiết bị thủy lực (đi cùng với cẩu), việc tháo dỡ cũng diễn ra tương tự. Nó có độ ổn định cao do được cố định thêm vào công trình, nó có thể lắp tới độ cao 200m với tải trọng mút cần từ 1-5 tấn. Loại này thường được bố trí ở giữa công trình để tận dụng tầm với.
- Loại di động: thường được đặt trên đường ray, có khả năng cơ động theo một phương thích hợp cho các công trình có chiều dài lớn theo một hướng hoặc cụm công trình. Đối trọng của cần trục này được đặt phía dưới thấp nên việc tháo lắp đối trọng được tiến hành khá dễ dàng, nhưng cũng vì vậy có nhược điểm là chiếm dụng không gian phía dưới. Loại này có độ ổn định không lớn, thường chỉ sử dụng cho công trình có độ cao dưới 100m. Một số loại thường như: BK300, KB765, CKY101…
Bố trí cẩu: Vị trí đặt cần trục phải căn cứ vào chiều dài cần để xác định tâm quay (với cần trục cố định) hoặc vị trí đường ray (nếu là cần trục chạy trên ray) sao cho bao quát được toàn bộ mặt bằng thi công và đảm bảo an toàn lao động cho công trình. Phải xác định bán kính hoạt động của cần trục để quy định khu vực nguy hiểm, cấm người không có phận sự qua lại.
II.4.4 Bơm đẩy bê tông.
Bơm bê tông là thiết bị dùng áp lực đẩy dọc theo đường ống và đưa bê tông đến chỗ đổ, có thể cùng một lúc hoàn thành việc vận chuyển nằm ngang và thẳng đứng, đổ bê tông với hiệu suất cao, tiết kiệm sức lao động, chi phí thấp, nhất là dùng trong thi công kết cấu cao tầng thì càng thể hiện rõ ưu việt. Bơm bê tông có hai loại: loại tự hành ( thiết bị bơm được đặt trên xe