1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro

84 708 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 785,5 KB

Nội dung

113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Tháng 11 năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mạithế giới WTO, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền kinh tế ViệtNam Sự hội nhập thế giới mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội cũng như tháchthức Nền kinh tế Việt Nam được đón nhận sự đầu tư nhiều hơn của các tổchức và các khu vực kinh tế cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bêncạnh đó nước ta phải có những điều chỉnh trong chính sách pháp luật đầu tư,kinh doanh cho phù hợp với môi trường quốc tế, và đón nhận sự có mặt củacác doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh nước ngoài trên thị trường ViệtNam Điều đó đặt ra cho các cá nhân, các doanh nghiệp, và các tổ chức kinh

tế nước ta một bài toán lớn Chúng ta phải đi tìm lời giải cho sự tồn tại, conđường phát triển đúng đắn, toàn diện Sự hình thành và lớn mạnh của cácdoanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong và ngoài nước sau gần 3 năm gia nhậpWTO và môi trường kinh doanh mới đã tạo nên nhiều kênh thông tin kinh tếkhác nhau, và kéo theo đó nhu cầu sử dụng thông tin tài chính cũng ngày càng

đa dạng và trở nên quan trọng hơn, đòi hỏi thông tin phải được cung cấp kịpthời,độ chính xác ngày càng tăng Trong xu thế phát triển tất yếu đó, dịch vụkiểm toán là có uy tín nhất trong việc thẩm định thông tin tài chính của cácdoanh nghiệp Những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanhnghiệp coi báo cáo kiểm toán là ý kiến cuối cùng trong việc thẩm định, xácminh tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính Dịch vụ kiểm toán đã pháttriển từ rất lâu trên thế giới, song tại Việt Nam mới bắt đầu hình thành từ năm

1991 Ra đời muộn nhưng sau gần 20 năm phát triển kiểm toán Việt Nam đãtạo một vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc tăng cường, nâng caohiệu quả quản lí, lành mạnh hóa nền tài chính Việt Nam Với chức năng xácminh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động của đơn vị được kiểm toán,

Trang 2

kiểm toán tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanh nghiệp,khách hàng và những người quan tâm góp phần hướng dẫn nghiệp vụ vàcủng cố nền nếp hoạt động tài chính, kế toán nói riêng và hoạt động quản línói chung Hơn hết, nó góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lí, từ đóđóng góp vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển nềnkinh tế.

Tuy nhiên, cũng như bất cứ một ngành nghề lĩnh vực kinh tế, kiểm toánkhông thể tránh khỏi những rủi ro Việc đánh giá đúng đắn rủi ro kiểm toán

có vai trò đặc biệt quan trọng đối với một cuộc kiểm toán Qui trình đánh giátrọng yếu và rủi ro góp một phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả củacuộc kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán tài chính (KTTC) Một qui trình đánhgiá trọng yếu và rủi ro hiệu quả sẽ giúp kiểm toán viên (KTV) xây dựng đượcmột kế hoạch kiểm toán tốt nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện kiểm toánđược tiến hành hiệu quả, có khả năng phát hiện được các sai phạm trọng yếu

và trên cơ sở đó, KTV có thể đưa ra ý kiến thích hợp nhất đối với báo cáo tàichính (BCTC) Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tếthị trường nói chung và trong lĩnh vực kiểm toán nói riêng, việc xây dựng quitrình đánh giá rủi ro và trọng yếu ngày càng có ý nghĩa đối với sự hoạt độngcủa các công ty kiểm toán

Nhận thức được tầm quan trọng của qui trình đối với toàn bộ cuộc kiểm

toán, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro” Từ những kiến thức đã học, tham khảo các tài

liệu chuyên ngành và sự hướng dẫn của cô giáo Ths Tạ Thu Trang, chúngtôi đã hoàn thành Đề tài nghiên cứu của mình

Trang 3

I RỦI RO KIỂM TOÁN

1.1 Khái quát về “ rủi ro”

Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều sự kiện xảy ra mà chúng takhông thể dự đoán hết được và nếu có dự đoán được khả năng xảy ra củachúng thì cũng không thể biết chắc chắn hậu quả sẽ ra sao Chẳng hạn, khibạn đầu tư một khoản tiền để mua chứng khoán, nhưng không chắc chắn là sẽthu được một khoản lãi hay bị lỗ trong tương lai Chúng ta chỉ có thể dự báomột số khả năng có thể xảy ra dựa trên những phân tích nào đó, nhưng nhữngkhả năng đó không thể nào đoán đúng 100% được Những vấn đề trên thườnggắn với khái niệm - được gọi là rủi ro

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro Các học giả người Phápđơn thuần coi rủi ro chỉ liên quan đến các thiệt hại Quan điểm của Mỹ thì chorằng rủi ro liên quan đến thiệt hại và may mắn Và có những quan điểm chorằng rủi ro là khả năng xảy ra một số sự cố không may, hay là sự kết hợp cácnguy cơ, là sự không chắc chắn về tổn thất, là khả năng xảy ra tổn thất.Tuycác quan điểm có thể xuất phát từ những khía cạnh khác nhau nhưng đều đưa

ra kết luận rằng: Rủi ro là khái niệm chỉ khả năng không chắc chắn về một sựkiện nào đó sẽ xảy ra Rủi ro được nhắc đến để ám chỉ một điều không chắcchắn, một hậu quả với những tình huống không lường trước được có thể xảy

ra, nếu xảy ra có thể không như chúng ta mong đợi Rủi ro ứng với sai lệchgiữa dự kiến với thực tế

Có một câu hỏi được đặt ra lúc này là: Tại sao chúng ta phải tìm hiểu

về ‘rủi ro’? Rủi ro đem lại những ích lợi hay bất lợi gì cho cuộc sống củachúng ta?

Trang 4

Tất nhiên, khi đứng trước những sự lựa chọn, quyết định hay một sựkiện, công việc nào đó, bạn luôn tư duy phân tích dù ít hay nhiều về vấn đềbạn đang quan tâm Với nhiều công việc để đạt được kết quả mong muốn cầnthiết phải lập kế hoạch cho nó, trong đó, bước đánh giá rủi ro là một yếu tốquan trọng Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có thể và sẽ liênquan tới công việc và chỉ ra cụ thể những rủi ro có thể gặp Xây dựng nhữngbiện pháp kiểm soát để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toànnhất nhằm tránh gây ra những hậu quả không mong đợi Như vậy, hiểu đượcbản chất của rủi ro, ta sẽ có thể giải quyết được nhiều vấn đề.

Theo lối tư duy thông thường mọi người thường cho rằng rủi ro là khảnăng xảy ra sự việc đưa đến hậu quả bất lợi Tuy nhiên lối tư duy này khôngcòn phù hợp nữa khi mà trình độ phát triển và nền kinh tế đang vận động mộtcách nhanh chóng và phức tạp hơn Do đó, chúng ta cần đánh giá rủi ro gắnvới nhiều khía cạnh hơn như xác suất, nguy cơ, cơ hội và kết quả

Rủi ro với xác suất

Trong khi một vài định nghĩa về rủi ro chỉ tập trung vào xác suất (khảnăng) xảy ra sự kiện thì có khá nhiều định nghĩa đã bao hàm toàn diện hơnkhi kết hợp chặt chẽ cả xác suất xảy ra và hậu quả của sự kiện đó Ví dụ, xácsuất của một trận động đất lớn ở Việt Nam được đánh giá là rất thấp ( vì trongthực tế, ở Việt Nam rất ít khi có động đất) Tuy nhiên khi đánh giá về hậu quả

mà nó gây ra thì rất lớn – một hiểm họa Do vậy, sự kiện này nên được đánhgiá là có rủi ro cao ( rủi ro và trọng yếu )

Rủi ro với nguy cơ

Rõ ràng có sự tương phản giữa khái niệm rủi ro và nguy cơ.Nguy cơthường có khả năng xảy ra thấp nhưng để lại hậu quả lớn và chưa có đủ thôngtin để đánh giá về khả năng xảy ra.Trái lại, rủi ro thường có khả năng xảy racao và có đủ thông tin để đánh giá cả về khả năng xảy ra và kết quả của nó

Trang 5

Tuy nhiên, hai khái niệm này có mối quan hệ biện chứng với nhau Chẳng hạnmột dự án kinh doanh: nhập khẩu ô tô về phân phối ở thị trường trong nướcđược phân tích là có tiềm năng rất lớn vì nhu cầu mua người dân đang lên rấtcao và được đánh giá rủi ro thất bại là thấp Tuy nhiên, một nguy cơ được dựbáo có thể xảy ra liên quan đến luật pháp: tăng thuế nhập khẩu gấp 2 lần Nhưvậy nếu nguy cơ này xảy ra thì rủi ro thất bại của dự án này là rất lớn Vì vậy,rủi ro trong tình huống này vẫn được đánh giá là cao.

Rủi ro với kết quả để lại

Nhiều định nghĩa có xu hướng đánh giá rủi ro chỉ tập trung vào nhữngtình huống bất lợi, trong khi có những định nghĩa khác thì mở rộng hơn vàxem xét tất cả sự thay đổi đều liên quan đến rủi ro Ví dụ định nghĩa về rủi rotrong xây dựng là sự kết hợp của khả năng

xảy ra một tai nạn và hậu quả gây thiệt hại về con người hay tiền của

Ngược lại, rủi ro trong tài chính được định nghĩa là sự thay đổi kết quảthực tế của việc đầu tư xung quanh lợi ích mong đợi, thậm chí khi những thayđổi này theo chiều hướng tốt Như vậy khi đánh giá rủi ro, có thể đánh giá cảmặt tích cực và tiêu cực để đưa ra cái nhìn tổng quan về rủi ro tiêu cực khôngmong muốn gặp phải

Rủi ro với cơ hội

Hai khái niệm này thường có ảnh hưởng trái chiều lên nhau Cơ hội caothì rủi ro thấp và ngược lại Ví dụ, khi chọn ngành kiểm toán để theo học ởtrường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, cơ hội sau này về cơ hội việc làm

Rủi ro = khả năng xảy ra một tai nạn x thiệt hại

Trang 6

và thu nhập là khá cao Tuy nhiên điểm thi đầu vào của ngành này cũng cao.

Do đó rủi ro có thể thi trượt được đánh giá là cao

Như vậy, với những nét khái quát chung nhất về “ rủi ro” trên đây sẽlàm cơ sở cho vấn đề cần nghiên cứu trong phạm vi đề tài này Đó là rủi rokiểm toán và các mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán

1.2 Rủi ro kiểm toán

Trong kiểm toán nói chung và kiểm toán tài chính nói riêng rủi ro kiểmtoán là khái niệm quen thuộc gắn liền với trách nhiệm của kiểm toán viên.Theo Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế (IAG25) về “Trọng yếu và rủi ro kiểm

toán” thì rủi ro kiểm toán được định nghĩa: “Rủi ro kiểm toán là những rủi ro

mà kiểm toán viên có thể mắc phải khi đưa ra những nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai phạm nghiêm trọng Ví dụ, kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ một báo cáo tài chính

mà không biết rằng các báo cáo này vẫn còn những sai phạm nghiêm trọng”.

Nguyên tắc này chỉ rõ bản chất và nguyên nhân của rủi ro kiểm toán Phù hợpvới IAG 25 , Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400( VSA400 ) “Đánh giá

rủi ro và kiểm soát nội bộ ” đưa ra định nghĩa về rủi ro kiểm toán như sau:

“Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn

có những sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm toán bao gồm 3 bộ phận ; rủi ro tiềm tàng , rủi ro kiểm soát, và rủi ro phát hiện” Định nghĩa này không những chỉ

ra bản chất mà còn chỉ ra các bộ phận của rủi ro kiểm toán

Như vậy, rủi ro kiểm toán là khả năng mà kiểm toán viên đưa ra ý kiếnkhông chính xác về đối tượng được kiểm toán Trong thực tế, rủi ro kiểm toán

Trang 7

xuất phát từ các sai lệch tiềm ẩn trong bảng khai tài chính đã vượt qua hệthống kiểm soát nội bộ và không bị các thử nghiệm cơ bản trong quá trìnhkiểm toán phát hiện Rủi ro kiểm toán luôn tồn tại ngay cả khi kiểm toán viên( KTV) đã lập kế hoạch kiểm toán một cách chu đáo KTV chỉ có thể kỳvọng một mức độ rủi ro kiểm toán chấp nhận được để đảm bảo hợp lý các saisót trọng yếu không xảy ra Do đó khái niệm rủi ro kiểm toán mong muốnthường được sử dụng nhiều hơn khái niệm rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán tồn tại do mỗi cuộc kiểm toán bao giờ cũng bị giớihạn về nhiều mặt như phạm vi kiểm toán , thời gian kiểm toán , chi phí kiểmtoán… do đó xác định rủi ro kiểm toán mong muốn là việc cần thiết và quantrọng của mọi cuộc kiểm toán Việc xác định rủi ro mong muốn đồng thời là

cơ sở để KTV xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được

Trên cở sở nhận thức về rủi ro và rủi ro kiểm toán trình bày ở trênchúng tôi đưa ra một số mô hình rủi ro kiểm toán cụ thể đã được áp dụng và

có những mô hình còn đang được xây dựng và hoàn thiện để đưa vào ứngdụng trong thực tế Nhận thấy rõ nhu cầu kiểm toán độc lập, kiểm toán hệthống kiểm soát nội bộ và loại hình kiểm toán liên kết đang rất lớn không chỉtrên thế giới mà ngay tại Việt Nam, chúng tôi đi sâu phân tích 4 mô hình rủi

ro kiểm toán sau:

Mô hình rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính ( xem mục 2.1) – môhình 2.1

Mô hình rủi ro kiểm toán trong kiểm toán kiểm soát nội bộ ( xem mục2.2 ) – mô hình 2.2

Mô hình rủi ro kiểm toán trong kiểm toán liên kết ( xem mục 2.3 ) – môhình 2.3

Mô hình rủi ro kiểm toán ứng dụng mô hình phân tích SWOT ( xem mục2.4 ) – mô hình 2.4

Trang 8

Tại sao kiểm toán kiểm soát nội bộ ngày càng đóng vai trò quan trọng ?Nếu như kiểm toán độc lập đã có mặt ở Việt Nam được hơn 10 năm thìcho đến nay, khái niệm kiểm toán kiểm soát nội bộ vẫn còn xa lạ với nhiềunhà quản lý Tuy nhiên, yêu cầu hội nhập WTO, sự phát triển nhanh chóngcủa thị trường chứng khoán và những vụ bê bối về quản trị ở một số doanhnghiệp lớn của Nhà nước gần đây cho thấy sự cần thiết của kiểm toán soátnội bộ ở doanh nghiệp Trên thế giới, kiểm toán kiểm soát nội bộ đã ra đời từlâu nhưng chỉ phát triển từ sau các vụ gian lận tài chính ở Công ty Worldcom

và Eron (Mỹ) những năm 2000-2001 và đặc biệt là khi Luật Sarbanes-Oxleycủa Mỹ ra đời năm 2002 Luật này quy định các công ty niêm yết trên thịtrường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội

bộ của công ty

II CÁC MÔ HÌNH RỦI RO KIỂM TOÁN

2.1 Mô hình rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính

2.1.1 Mô hình rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính

Trong thực tiễn công tác kiểm toán , mối quan hệ giữa các loại rủi rokiểm toán được biểu diễn qua hai mô hình rủi ro sau:

Mô hình (2.1.1): AR

Trong đó: AR là rủi ro kiểm toán ( Audit risk )

IR là rủi ro tiềm tàng ( Inherent risk )

Trang 9

CR là rủi ro kiểm soát ( Control risk )

DR là rủi ro phát hiện ( Detection risk )

Mô hình này được KTV sử dụng để đánh giá tính hợp lí của kế hoạchkiểm toán KTV có thể sử dụng mô hình này để điều chỉnh rủi ro phát hiện( DR) dựa trên các loại rủi ro khác đã được đánh giá nhằm đạt được rủi rokiểm toán ở mức thấp mà KTV kỳ vọng Mô hình trên có thể minh họa qua ví

dụ sau: KTV kỳ vọng rủi ro kiểm toán khi tiến hành 1 cuộc kiểm toán ở mứctương đối thấp , khoảng 0,05 ( có nghĩa là trung bình có khoảng 5% cácquyết định của kiểm toán viên là không xác đáng ) Rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát được KTV đánh giá dựa trên kinh nghiệm , óc phán xét nghềnghiệp và các bằng chứng cụ thể thu thập được Giả sử KTV cho rằng lĩnhvực kinh doanh của khách hàng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao nên rủi rotiềm tàng ( IR) được đánh giá ở mức cao là 0,9 nhưng hệ thống kiểm soát nội

bộ của doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên với thái độ nghi ngờ thíchđáng KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức 0,08 Khi đó KTV phải điềuchỉnh sao cho rủi ro phát hiện ( DR) không vượt quá mức 0,07 để đảm bảorủi ro kiểm toán ở mức 0.05 như kỳ vọng Nếu như KTV nhận thấy rủi rophát hiện ở mức 0,07 là cao và muốn điều chỉnh cho mức rủi ro phát hiệngiảm xuống , khi đó KTV phải tiến hành điều chỉnh rủi ro kiểm toán mongmuốn giảm xuống

Mô hình (2.1.1) ít được sử dụng vì rủi ro kiểm toán thường được KTVxác định trước và khó thay đổi trong một cuộc kiểm toán Do vậy, KTV mongmuốn xác định rủi ro phát hiện để lập kế hoạch kiểm toán hơn là điều chỉnhrủi ro phát hiện theo rủi ro kiểm toán Mặt khác , rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát luôn có tính chất cố hữu , KTV chỉ có thể đánh giá chứ không thểtác động điều chỉnh, trong khi đó KTV có thể điều chỉnh rủi ro phát hiện nhưmong muốn Do đó để phục vụ tốt hơn cho việc lập kế hoạch kiểm toán và xét

Trang 10

trong mối quan hệ với bằng chứng kiểm toán , mô hình rủi ro thường đượccác KTV sử dụng có dạng sau:

Mô hình (2.1.2) DR

Với mô hình (2.1.2), rủi ro phát hiện (DR) là mối quan tâm trước tiêncủa KTV Thông qua việc tính toán DR, kiểm toán viên sẽ xác định thủ tụckiểm toán và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập để rủi ro phát hiệnkhông vượt quá mức mong muốn

Xét ví dụ ở mô hình (2.1.1) với giả thiết rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát như trên, KTV có thể chấp nhận mức rủi ro mong muốn (AR) ở mức 0,04khi đó rủi ro phát hiện (DR) được tính theo mô hình (2.1.2) như sau:

DR = 0,063 có nghĩa là để đạt mức rủi ro kiểm toán mong muốn là 0,04thì KTV phải xây dựng thủ tục kiểm toán thích hợp và thu thập số lượng bằngchứng kiểm toán hợp lí để mức rủi ro phát hiện không vượt quá 0,063

Với mô hình (2.1.2) rủi ro kiểm toán thường được xác định trước cuộckiểm toán theo tiêu chuẩn của từng công ty và được gọi là rủi ro kiểm toánmong muốn ( DAR – Designed Audit Risk ), vì vậy mô hình (2.1.2) thườngđược viết dưới dạng :

Trang 11

DR

DAR: rủi ro kiểm toán mong muốn – designed auditrisk

Với một mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho trước , từ mô hình (2.1.2)

có thể rút ra kết luận : rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với rủi rotiềm tàng , rủi ro kiểm soát và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập, tỉ

lệ thuận với rủi ro kiểm toán Nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đượcđánh giá cao thì rủi ro phát hiện được tính toán sẽ thấp, số lượng bằng chứngkiểm toán cần thu thập nhiều Ngược lại, khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát được đánh giá thấp thì rủi ro phát hiện là cao, khi đó với số lượng bằngchứng kiểm toán nhỏ hơn KTV có thể đưa ra được kết luận hợp lí Mối quan

hệ giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, và bằng chứng kiểm toán với rủi rophát hiện được thể hiện qua các bảng dưới đây:

Trang 12

Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình

Hai mô hình trên đều biểu thị mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểmtoán Theo phương diện toán học thì mô hình 2.1.2 được rút ra từ mô hình2.1.1, do đó để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi sẽ gọi chung hai mô hình này

là mô hình 2.1 Mô hình 2.1 tuy đơn giản nhưng có vai trò rất quan trọng đốivới KTV trong mọi cuộc kiểm toán Khi áp dụng các mô hình trên KTV cầnlưu ý:

Thứ nhất, KTV không được giả sử mức rủi ro tiềm tàng bằng không (IR

= 0 ) , để không cần đến các bước thu thập bằng chứng kiểm toán

Trang 13

AR = IR ( = 0 )

Thứ hai, KTV không nên đặt sự tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống kiểm

soát nội bộ của doanh nghiệp ( tức là đánh giá CR = 0) để không cần đến cácbước thu thập bằng chứng kiểm toán

AR = IR

Thứ ba, KTV không thể để rủi ro tồn tại các sai phạm trọng yếu đối với

đối tượng kiểm toán ở mức cao

Trong một cuộc kiểm toán rủi ro không bao giờ được loại trừ một cáchtuyệt đối , khái niệm rủi ro mong muốn thể hiện mức độ kỳ vọng của kiểmtoán viên đối với một mức rủi ro có thể chấp nhận được Rủi ro kiểm toánmong muốn được xác định một cách chủ quan theo kinh nghiệm và óc phánxét nghề nghiệp của KTV, và thông thường các công ty kiểm toán thường đặtmột mức rủi ro mong muốn xác định có thể chấp nhận cho mọi cuộc kiểmtoán mà công ty thực hiện Khi KTV cho rằng rủi ro mong muốn bằng 0 cónghĩa là KTV tin tưởng báo cáo tài chính của khách hàng không tồn tại bất cứsai phạm trọng yếu nào Tuy nhiên đó là trường hợp lí tưởng không bao giờxảy ra đối với mọi cuộc kiểm toán Kiểm toán là một lĩnh vực mang tínhtương đối hơn tuyệt đối, vì vậy KTV chỉ có thể kết luận rằng báo cáo tài chínhcủa khách hàng đã được trình bày trung thực , hợp lí xét trên các khía cạnhtrọng yếu, chứ không thể khẳng định rằng báo cáo tài chính hoàn toàn trungthực hợp lí xét trên mọi khía cạnh Ngược lại, khi KTV xác định rủi ro kiểmtoán ở mức 1 ( hay 100%) KTV có thể kết luận rằng báo cáo tài chính củakhách hàng đã bị sai lệch nghiêm trọng trên mọi khía cạnh trọng yếu

Trang 14

Việc đưa ra mức rủi ro kiểm toán mong muốn mang tính chủ quan củaKTV, nhưng KTV phải đưa ra mức rủi ro kiểm toán mong muốn đủ thấp đểnhững người quan tâm có thể sử dụng báo cáo tài chính của khách hàng là cơ

sở ra các quyết định, hạn chế các rủi ro trong kinh doanh Vì vậy, để xác địnhmức rủi ro mong muốn thích hợp, KTV cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, KTV phải xem xét mức độ mà người sử dụng bên ngoài tin

tưởng vào báo cáo tài chính của khách hàng Khi người sử dụng thông tin đặtniềm tin vào báo cáo tài chính được kiểm toán thì rủi ro kiểm toán phải đượcgiảm xuống mức thấp thích hợp Tuy nhiên, rủi ro kiểm toán mong muốncàng giảm xuống mức thấp thì chi phí cho cuộc kiểm toán càng tăng lên Dovậy , để cân nhắc một mức rủi ro kiểm toán mong muốn hợp lí đáp ứng lòngtin của công chúng vào báo cáo tài chính được kiểm toán mà vẫn đảm bảomức chi phí kiểm toán ở mức chấp nhận được , KTV cần xem xét các yếu tốsau:

Quy mô của công ty khách hàng : Sử dụng một số chỉ tiêu như tổng sảnlượng , tổng thu nhập , hay tổng tài sản để đo lường quy mô hoạt động củakhách hàng Quy mô của khách hàng càng lớn, hoạt động kinh doanh càngrộng rãi thì lượng người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của công ty

để làm cơ sở ra các quyết định đầu từ càng nhiều, và nếu có xảy ra sai phạmtrong việc trình bày báo cáo tài chính của công ty ở một quy mô tương đốinhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng tới một quy mô tuyệt đối lớn Do vậy , rủi rokiểm toán mong muốn phải càng giảm khi quy mô của khách hàng càng tăng

Sự phân phối quyền sở hữu : khi quyền sở hữu công ty thuộc về nhiềungười thì các gian lận sai phạm khó xảy ra Những người sử dụng thông tinbên ngoài tin tưởng vào báo cáo tài chinh của công ty sở hữu tập thể hơn làcông ty sở hữu cá nhân Vì vậy, trong quá trình kiểm toán, KTV có thể đặt

Trang 15

một mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn đối với công ty sở hữu tập thể caohơn so với các công ty sở hữu cá nhân

Bản chất và quy mô công nợ : bản chất và quy mô công nợ có liên quanđến tính hoạt động liên tục của công ty khách hàng Khi báo cáo tài chínhchứa một số lượng lớn các khoản công nợ thì chúng có khả năng được sửdụng rộng rãi hơn bởi những chủ nợ thực tế Về bản chất, các khoản nợ nhàcung cấp thường ít nghiêm trọng hơn các khoản nợ vay Do đó khi kiểm toánkhách hàng có quy mô các khoản nợ vay quá lớn , KTV phải đặt mức rủi rokiểm toán mong muốn ở mức thấp hơn khi kiểm toán khách hàng có quy môcác khoản nợ nhà cung cấp là nhỏ

Sơ đồ: Quan hệ giữa rủi ro kiểm toán với chi phí kiểm toán

Thứ hai, KTV phải xem xét khả năng khách hàng gặp khó khăn về tài

chính sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành Nếu KTV thu thập đượcthông tin chứng minh khách hàng gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáokiểm toán phát hành thì rủi ro kiểm toán mong muốn dự kiến phải đặt ở mứcthấp để có thể bù đắp các rủi ro kinh doanh phát sinh sau này Để dự đoán

Mức rủi ro

kiểm toán

Rủi ro đạt tới

Rủi ro mong muốn

Chi phí kiểm toán 0

(Bằng chứng kiểm toán)

Trang 16

được khả năng gặp khó khăn của khách hàng , KTV phải đánh giá tổng hợptrên các mặt trọng yếu và tập trung vào các yếu tố sau :

Khả năng thanh toán của khách hàng đặc biệt là khả năng thanh toánnhanh và thanh toán tức thời có liến quan đến tính hoạt động liên tục của công

ty khách hàng Khi một khách hàng thường xuyên thiếu tiền mặt và các tàisản có tính lỏng cao trong thanh toán , KTV phải đánh giá khả năng thanhtoán nhanh và thanh toán tức thời của khách hàng là xấu Và đây cũng là mộtdấu hiệu cho thấy tình trạng khó khăn về tài chính của khách hàng sau khi báocáo kiểm toán phát hành Khi đó rủi ro kinh doanh của khách hàng tăng lên vàrủi ro kiểm toán mong muốn phải để ở mức thấp

Các khoản lỗ / lãi trong năm trước của khách hàng : KTV cần xem xét

xu hướng biến động của các khoản lỗ / lãi để dự đoán khả năng hoạt động củakhách hàng trong tương lai Nếu trong nhiều năm liên tiếp gần đây lợi nhuậncủa khách hàng luôn tăng, nhưng tại năm kiểm toán hiện hành, doanh nghiệp

có kết quả làm ăn thua lỗ thì KTV dự đoán hai khả năng có thể xảy ra : hoặc

là có gian lận kế toán nghiêm trọng trong quá trình lập báo cáo tài chính hoặccông ty đang thực sự gặp khó khăn trong kinh doanh Nếu có gian lận kế toánxảy ra thường chỉ làm giảm tốc độ tăng lợi nhuận chứ không làm thay đổihoàn toàn kết quả kinh doanh, KTV cần kết hợp với tình hình kinh tế nóichung và của ngành nói riêng tại năm hiện hành để đánh giá tình trạng củadoanh nghiệp cho hợp lí

Các phương pháp làm gia tăng quá trình tài trợ : gia tăng nợ là một trongnhững cách thức làm gia tăng quy mô vốn của các công ty Nếu công ty sửdụng cơ cấu nợ quá cao thì khả năng thanh toán sẽ gặp khó khăn, đe dọa khảnăng hoạt động liên tục của công ty trong tương lai Đặc biệt, nếu công ty giatăng quá nhanh các khoản nợ ngắn hạn thì KTV phải dự đoán tình trạng của

Trang 17

công ty sau khi phát hành báo cáo kiểm toán để giảm rủi ro kiểm toán mongmuốn xuống mức thích hợp.

Bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng : do tính chất và đặc thùriêng nhiều lĩnh vực kinh doanh tồn tại những rủi ro tiềm ẩn KTV cần xemxét đánh giá mức độ rủi ro kinh doanh của công ty khách hàng để đặt mức rủi

ro kiểm toán mong muốn thích hợp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcrủi ro kinh doanh cao hơn có mức rủi ro kiểm toán mong muốn thấp hơn.Năng lực và đạo đức kinh doanh của ban giám đốc : ban giám đốc cóđạo đức kinh doanh và khả năng đối phó với các rủi ro kinh doanh tiềm tàngthì tình trạng khó khăn của doanh nghiệp sẽ giảm xuống Ngược lại, nếu bangiám đốc phẩm chất đạo đực không tốt và năng lực điều hành yếu kém thìKTV phải dự đoán trước tình trạng khó khăn của doanh nghiệp Nếu có sựthay đổi ban giám đốc, KTV phải xem xét nguyên nhân của sự thay đổi đó vàđánh giá khả năng thích ứng của ban giám đốc mới với công việc

Như vậy, bên cạnh kinh nghiệm và óc xét đoán nghề nghiệp, KTV phảixem xét mức độ mà theo đó người sử dụng thông tin bên ngoài tin vào báocáo tài chính và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn sau khi báo cáo kiểmtoán phát hành để có thể dự kiến mức rủi ro kiểm toán hợp lí

2.1.2 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán trong mô hình rủi ro kiểm toán 2.1

Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thường biến đổi cùng chiều vớinhau và có quan hệ cùng chiều với số lượng bằng chứng kiểm toán cần thuthập, thường được đánh giá chung khi đánh giá rủi ro kiểm toán Nếu doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mang tính mạo hiểm cao thì rủi

ro tiềm tàng lớn, mặc dù hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp hoạtđộng hiệu quả nhưng rủi ro kiểm soát luôn phải được đánh giá ở mức trung

Trang 18

bình trở lên vì những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ và vì rủi

ro kiểm soát luôn tồn tại

Do tồn tại độc lập, khách quan với các thông tin tài chính, với các thửnghiệm của KTV nên rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát khác biệt với rủi rophát hiện Nói cách khác cho dù có tiến hành kiểm toán hay không, rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát vẫn tồn tại trong hoạt động và môi trường kinh doanhcủa đơn vị cũng như nằm trong bản chất của những số dư tài khoản hay loạihình nghiệp vụ Ngược lại, KTV có thể kiểm soát được rủi ro phát hiện thôngqua việc điều chỉnh nội dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm Dovậy cần phải thiết kế các thủ tục kiểm toán hợp lí để giảm thấp rủi ro kiểmtoán như mức mong muốn với chi phí hợp lí Mối quan hệ giữa rủi ro kiểmtoán và các bộ phận rủi ro cấu thành được khái quát trên sơ đồ dưới đây ( ởtrang sau

Sơ đồ : Rủi ro kiểm toán và các bộ phận cấu thành

Phát hiện bằng kiểm toán củaKhông Không

Phát hiện bằng các thủ tục kiểm soát

Trang 19

2.1.3 Vai trò của đánh giá rủi ro trong kiểm toán tài chính

VSA số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” cho thấy vai trò của việc đánh

giá rủi ro kiểm toán trong quá trình lập kế hoạch: “Kế hoạch kiểm toán phảiđược lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọngyếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; vàđảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn” và “khi xây dựngchương trình kiểm toán, KTV phải xem xét các đánh giá về rủi ro tiềm tàng,rủi ro kiểm soát, cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua thửnghiệm cơ bản”

VSA 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác” quy định

về cỡ mẫu như sau: “Kiểm toán phải đảm bảo rủi ro kiểm toán do áp dụngphương pháp lấy mẫu giảm xuống mức có thể chấp nhận được khi xác định

cỡ mẫu Cỡ mẫu chịu ảnh hưởng bởi mức rủi ro kiểm toán Rủi ro kiểm toán

có thể chấp nhận được càng thấp, thì cỡ mẫu cần thiết sẽ càng lớn.” Như vậyrủi ro kiểm toán có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến cỡ mẫu đồng thời ảnhhưởng tới quá trình thu thập bằng chứng, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tớihiệu quả của cuộc kiểm toán Trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán,KTV phải sử dụng khả năng xét đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro tiềmtang thấp đến mức có thể chấp nhận được

VSA 240 “Gian lận và sai sót” cũng quy định: “Khi lập kế hoạch và

khi thực hiện kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro vềnhững gian lận và sai sót có thể có, làm ảnh hưởng trọng yếu đến bảng khaitài chính và phải trao đổi với Giám đốc (hoặc người đứng đầu đơn vị) về mọigian lận hoặc sai sót quan trọng phát hiện được.”

Trang 20

Như vậy có thể thấy đánh giá rủi ro kiểm toán được đề cập đến trongsuốt cuộc kiểm toán, cho thấy tầm quan trọng và mức ảnh hưởng của nó tớicông việc kiểm toán bảng khai tài chính.

Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính là thực sự cần thiết.Thông qua đánh giá rủi ro kiểm toán sẽ đánh giá được rủi ro phát hiện, nhómkiểm toán viên sẽ xác định được kế hoạch kiểm toán, xây dựng chương trìnhkiểm toán phù hợp Từ đó kiểm toán viên sẽ xác định số lượng bằng chứngkiểm toán cần thu thập và tiến hành thu thập những bằng chứng kiểm toán cóhiệu lực Đây là một công việc rất quan trọng giúp kiểm toán viên cũng nhưcông ty kiểm toán giữ được uy tín nghề nghiệp, đạt được hiệu quả kiểm toánmong muốn, giảm thiểu khả năng sai sót, nghĩa vụ pháp lý và có được nhữngthuận lợi để phát triển tốt trong tương lai

Chính vì vậy mà công việc đánh giá rủi ro kiểm toán là rất quan trọng

và cần được thực hiện bởi các kiểm toán viên có trình độ cao

2.1.4 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính

Hiện nay, mô hình rủi ro kiểm toán 2.1 đang được sử dụng rộng rãi trongkiểm toán tài chính ( mô hình 2.1.2 được nhiều công ty kiểm toán áp dụng )

Mô hình này được sử dụng trong quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán đượcthực hiện trong bước lập kế hoạch kiểm toán Để hiểu rõ hơn về ứng dụng của

mô hình 2.1 vào thực tế, chúng tôi đưa ra một quá trình đánh giá rủi ro kiểmtoán của một công ty kiểm toán độc lập – Deloitte Việt Nam Quy trình nàygồm ba bước cơ bản:

Đánh đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán ( xem 2.1.4.1)Đánh giá rủi ro kiểm toán trên bảng khai tài chính ( xem 2.1.4.2 )Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư các khoản mục và nghiệp vụ ( xem2.1.4.3)

Trang 21

2.1.4.1 ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHẤP NHẬN HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN

Đây là công việc tiền kiểm toán với mục đích xác định có thể tiếp tụckiểm toán cho một khách hàng cũ hoặc thực hiện một hợp đồng kiểm toán vớikhách hàng mới, trên cơ sở đó sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm toán phùhợp Các tài liệu và thông tin thu thập được trong giai đoạn này sẽ được lưulại Trước khi kí kết hợp đồng kiểm toán, KTV phải thu thập những thông tinchung nhất về khách hàng kiểm toán để có thể đưa ra những nhận định banđầu về rủi ro của hợp đồng và đưa đến kết luận có thực hiện kiểm toán chokhách hàng đó hay không Những thông tin này thường tập trung vào: đặcđiểm, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, hình thức

sở hữu, quy mô của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, cơ cấu tổ chức bộmáy quản lý,…và thường được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung

Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng có thể xảy ra rủi ro Deloitte ViệtNam quy định có thể đánh giá rủi ro của cuộc kiểm toán ở một trong các mứcsau:

- Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán là bình thường thì Giám đốcnghề nghiệp phụ trách và trưởng nhóm kiểm toán đại diện cho Deloitte ViệtNam sẽ xem xét chấp nhận hợp đồng kiểm toán với khách hàng và thảo luận,thiết lập các điều khoản trong hợp đồng

- Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán cao thì Giám đốc phải xemxét để đưa ra kết luận cuối cùng Nếu có nghi ngờ về khả năng chấp nhận haytiếp tục với khách hàng thì công ty cần thu thập ý kiến của các chuyên gia tưvấn

Trang 22

- Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng là rất cao thì công ty không chấp nhậnhợp đồng kiểm toán vì khi đó chất lượng của cuộc kiểm toán không đảm bảotheo đúng tiêu chuẩn của Deloitte Touche Tohmatsu.

Để thu thập được các nguồn thông tin đánh giá rủi ro chấp nhận hợpđồng kiểm toán, KTV dựa vào các cách thức sau:

- Kinh nghiệm và sự hiểu biết của kiểm toán viên về công ty khách hàng

và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nếu trong các năm kiểm toán trướcKTV đã thực hiện kiểm toán cho khách hàng

- Trao đổi với KTV tiền nhiệm đối với khách hàng truyền thống củaDeloitte Việt Nam song năm nay có thể thay đổi nhóm kiểm toán thực hiệnhợp đồng kiểm toán đó

- Xem xét hồ sơ kiểm toán các năm trước

- Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan

- Trao đổi với ban giám đốc, kế toán trưởng công ty khách hàng

Trong năm 2007, Doloitte Việt Nam đã tiến hành kiểm toán cho doanhnghiệp Y Đây là khách hàng truyền thống của công ty Qua quá trình tìmhiểu và thu thập thông tin để đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán,thì KTV đã thu được kết quả sau:

Công ty Y là một công ty cổ phần được thành lập theo Quyết định số 54/BXD/TCLĐ ngày 28 tháng 01 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Theoquyết định số 1007/QĐ-BXD ngày 18/02/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng vềviệc thực hiện cổ phần hoá các công ty thành viên hạch toán độc lập thuộcTổng Công ty xi măng Việt Nam, công ty Y đã được tiến hành cổ phần hoá.Ngày 01/05/2006, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số 0603000105, công ty Y chính thức trở thành công ty

cổ phần và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần Vốn điều lệ của công ty

là 900 tỷ VND Trụ sở chính: Thanh Sơn, Kim Bảng, Hà Nam

Trang 23

Ngành nghể kinh doanh: sản xuất và kinh doanh xi măng và các sảnphẩm từ xi măng; sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác;kinh doanh các ngành nghể phù hợp với quy định của pháp luật

Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên và ban giám đốc gồm 6 thànhviên do ông Bùi Văn Tròn làm giám đốc

Công ty Y là khách hàng kiểm toán lâu năm của Deloitte Việt Nam,nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán cho công ty Y không thay đổi Thực tếcho thấy trong các năm kiểm toán trước đây, khi kiểm toán cho công ty Y,kiểm toán viên không thấy tồn tại các sai phạm nghiêm trọng Nhưng trongnăm 2007, công ty Y tiến hành bán đấu giá cổ phần ra thị trường, do đó cókhả năng sẽ xảy ra nhiều sai phạm Mặt khác, có rất nhiều cổ đông và các nhàđầu tư quan tâm đến thông tin chính xác của kiểm toán viên Từ thực tế trên,kiêm toán viên đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán với công ty Y ởmức cao hơn bình thường Deloitte Việt Nam chấp nhận hợp đồng kiểm toánvới công ty Y cho năm kiểm toán 2007

Sau khi có quyết định thực hiện hợp đồng kiểm toán và phân côngnhóm kiểm toán thì các kiểm toán viên phải cam kết về tính độc lập của mìnhtrong quá trình thực hiện kiểm toán Bản cam kết này được coi là cơ sở chắcchắn và ràng buộc về tính độc lập của kiểm toán viên Mặt khác, do Doloitte

VN là một phần của Doloitte Touche Tohmatsu nên hàng năm DTT đều cửcác chuyên gia sang Deloitte VN để rà soát lại tính độc lập của KTV trong cáccuộc kiểm toán Nếu phát hiện có sự vi phạm quy chế về tính độc lập củaKTV, DTT có quyền bác bỏ vị trí thành viên của Deloitte Việt Nam tronghãng kiểm toán DTT Do vậy, để đảm bảo danh tiếng và sự phát triển bềnvững của công ty, Deloitte Việt Nam luôn yêu cầu các nhân viên phải tuyệtđối tuân thủ quy chế về tính độc lập của KTV Sau đây là bảng cam kết về

Trang 24

tính độc lập đối với công ty Y và bảng câu hỏi mà KTV phải trả lời để khẳngđịnh cho tính độc lập mà KTV cam kết:

Số 8 Phạm Ngọc Thạch

Đống Đa – Hà Nội

CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM

CÂU HỎI VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

Khách hàng: Công ty cổ phần Y Kỳ kế toán kết thúc:31/12/2007

1 Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần trong công ty sắp tiến hành

2 Kiểm toán viên có vay vốn của khách hàng không? x

3 Kiểm toán viên có là cổ đông chi phối của công ty khách hàng

4 Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn không? x

5 Kiểm toán viên có ký kết hợp đồng gia công sản phẩm với công ty

6 Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ cho

7 Kiểm toán viên có quan hệ họ hàng thân thích với những người

trong bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các

trưởng phó phòng và những người tương đương) của khách hàng

không?

x

8 Kiểm toán viên có làm đại lý bán sản phẩm cho khách hàng

9 Kiểm toán viên có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kế toán, giữ sổ

kế toán và lập báo cáo tài chính cho khách hàng không? x

Trang 25

10 Kết luận: Kiểm toán viên sẽ tham gia kiểm toán đã đảm bảo

tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán về tính

V/v : Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên

Chúng tôi đã đọc và hiểu rõ quy chế độc lập của kiểm toán viên nêutrong Bản quy chế nhân viên của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam và theođúng yêu cầu của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 Trên cơ sở đó,chúng tôi xin cam đoan, với sự trung thực tuyệt đối của mình là:

Trang 26

Thành viên nhóm

kiểm toán

Vị trí trong nhóm Chữ ký Ngày tháng

Trần Ngọc Anh Chủ nhiệm kiểm toán

Trần Minh Tuấn Kiểm toán viên

Nguyễn Văn Long Kiểm toán viên

Lê Quang Dũng Kiểm toán viên

Bùi Thị Hằng TL Kiểm toán viên

Sau khi đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán và cam kết về tínhđộc lập của KTV đối với khách hàng, chủ nhiệm kiểm toán sẽ lập biên bảntiếp tục cung cấp dịch vụ cho công ty cổ phần Y Bản hợp đồng này sẽ đượcgiám đốc Doloitte VN ký duyệt Trong bản hợp đồng sẽ có bảng đánh giá rủi

ro và đánh giá rủi ro bổ sung (nếu có) Dưới đây là bảng đánh giá rủi ro củaKTV đối với công ty Y

Bảng đánh giá rủi ro của KTV đối với công ty Y:

Chỉ tiêu Giải thích tóm tắt (Rủi ro đã

được xác định phải được trìnhbày chi tiết theo từng mục)

Đối chiếu chi tiết trongMục 1210

Loại hình kinh doanh Không có vấn đề gì Số 10

Môi trường kinh

doanh

Kết quả tài chính Không có vấn đề gì Số 12 và 13

Trang 27

Đặc thù của công tác

kiểm toán

Nhằm mục đích xác nhận tínhtrung thực và hợp lý của BCTCkết thúc ngày 31/12/2007

Số 14, 15,16

Các mối quan hệ kinh

doanh và các bên liên

Cuối cùng KTV đã đánh giá chung về rủi ro kiểm toán đối với công ty Y

là cao hơn bình thường Như vậy, dù trong các năm kiểm toán trước, KTV đãxác nhận tính trung thực và hợp lý của BCTC công ty Y nhưng do năm naycông ty Y niêm yết trên thị trường chứng khoán nên để đảm bảo tính thậntrọng nghề nghiệp, KTV Doloitte VN vẫn phải đánh giá rủi ro kiểm toán chấpnhận hợp đồng đối với công ty Y ở mức cao hơn bình thường

2.1.4.2 ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRÊN BẢNG KHAI TÀI CHÍNH:

Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Xét trong mối quan hệ với tính trọng yếu, quá trình đánh giá rủi ro tiềmtàng có ý nghĩa rất quan trọng trong khi lập kế hoạch kiểm toán Mức độ rủi

Trang 28

ro tiềm tàng là cơ sở để KTV lựa chọn các thủ tục kiểm toán, xác định khốilượng công việc, thời gian, nhân lực và chi phí cần thiết cho cuộc kiểm toán.Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 400 “ Đánh giá rủi ro và kiểm soátnội bộ” qui định: “Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV và công ty kiểm toánphải đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC của công ty khách hàng Khilập chương trình kiểm toán, KTV phải xác định cụ thể mức rủi ro tiềm tàngcho các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng đến từng cơ sở dẫn liệu Trườnghợp không thể xác định cụ thể thì KTV phải giả định rằng rủi ro tiềm tàng làcao cho cơ sở dẫn liệu đó Căn cứ vào mức độ đánh giá rủi ro tiềm tàng để dựkiến công việc, thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện cho các nghiệp vụ, cáckhoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính, hoặc các nghiệp vụ, các khoảnmục mà KTV cho là có rủi ro tiềm tàng cao.”

Sự đánh giá và phân tích rủi ro tiềm tàng được thực hiện hàng năm nhưmột bộ phận tất yếu của quá trình lập kế hoạch kiểm toán Khi tiến hành đánhgiá rủi ro tiềm tàng, KTV sẽ đánh giá ở từng bộ phận và tổng thể để đảm bảotính toàn diện và đáng tin cậy của kết quả đánh giá Thông thường có haiphương pháp đánh giá rủi ro tiềm tàng:

Thứ nhất, đánh giá theo phương pháp “ từ đỉnh đến đáy ” Theo phương

pháp này KTV tiến hành công việc từ trên xuống, tức là phải đánh giá rủi rotiềm tàng của một đơn vị tổng thể sau đó mới phân tích, đánh giá rủi ro tiềmtàng cho từng bộ phận, khoản mục Phương pháp này thường do các công tykiểm toán lớn danh tiếng trên thế giới thực hiện cho các khách hàng có môhình công ty mẹ - con, hoặc các công ty đa quốc gia

Sơ đồ: Trình tự phân tích rủi ro tiềm tàng từ đỉnh đến đáy

CÔNG TY MẸ ABC

Trang 29

Theo sơ đồ trên, KTV sẽ đánh giá rủi ro tiềm tàng ở công ty ABC, sau

đó mới thực hiện đánh giá ở các công ty con X, Y, Z, từ đó KTV có cơ sở banđầu để đánh giá cho các khoản mục tiền, khoản phải thu, tồn kho, và đánh giáchi tiết cho từng tiểu khoản cũng như từng khách hàng

Thứ hai, đánh giá rủi ro theo phương pháp “từ đáy đến đỉnh” Theo

phương pháp này, KTV thực hiện đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với các bộphận, khoản mục, sau đó đánh giá tổng hợp đối với toàn bộ BCTC Nếu kháchhàng kiểm toán là công ty đa quốc gia hoặc công ty có mô hình công ty me –công ty con, KTV sẽ đánh giá rủi ro tiềm tàng ở các đơn vị thành viên, sau đómới thực hiện đánh giá đối với tổng công ty mẹ

Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính là quá trình xem xétnguy cơ xảy ra những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình lập báo cáo tàichính của khách hàng Nguyên tắc Kiểm toán Quốc tế số 29 qui định: “KTVcần có một sự hiểu biết về các nhân tố rủi ro tiềm tàng ở giai đoạn lập BCTCtrong quá trình xác định một chiến lược kiểm toán toàn diện KTV cần xemxét các vấn đề sau:

- Tính liêm khiết của ban giám đốc;

Các khoản phải thu

bên ngoài

Các khoản phải thu nội bộ

Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Trang 30

- Kinh nghiệm, trình độ, và những thay đổi của ban giám đốc trong niên

độ kế toán;

- Sức ép không bình thường đối với ban giám đốc;

- Công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

- Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, nghề mà doanh nghiệp đang hoạtđộng;”

Như vậy, việc đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện BCTC mangtính chất khái quát KTV không chỉ thu thập các thông tin bên trong doanhnghiệp mà còn tìm hiểu thêm về các thông tin bên ngoài có ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động của doanh nghiệp Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400

“Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” có qui định: “đánh giá rủi ro tiềm tàngtrên phương diện BCTC, KTV cần phải tìm hiểu các thông tin sau:

- Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của ban giám đốc cũng như sựthay đổi thành phần ban quản lí trong niên độ kế toán ;

- Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của nhânviên kế toán chủ yêu, của kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi của họ ( nếu có)

- Những áp lực bất thường đối với ban giám đốc, đối với kế toán trưởng,nhất là trong hoàn cảnh thúc đẩy ban giám đốc, kế toán trưởng phải trình bàyBCTC không trung thực ;

- Đặc điểm hoạt động của đơn vị, như : qui trình công nghệ, cơ cấu vốn,các đơn vị phụ thuộc, phạm vĩ địa lí, hoạt động theo mùa vụ ;

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị, như : biếnđộng về kinh tế, về cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua, thị trường bán,

và sự thay đổi của hệ thống kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị ;”

KTV của Doloitte VN cũng tuân theo những quy định của các chuẩnmực và nguyên tắc trên, và tất cả các thông tin KTV thu thập được lưu trong

Trang 31

Chỉ mục 1410 “ Tìm hiểu khách hàng và môi trường kiểm soát” trong Hồ sơkiểm toán Quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng của KTV đối với công ty Ythông qua bảng sau:

Tính chính trực của Ban

Giám đốc

Ban Giám đốc của công ty đều là những người cótrình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnhvực kinh doanh của khách hàng

Ban giám đốc cam kết đã trình bày trung thực và hợp

lý tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp trong năm 2007

trước

Ý kiến chấp nhận toàn phần

Tuy công ty Y là khách hàng lâu năm của Deloitte Việt Nam, kiểm toánviên đã có những kinh nghiệm nhất định và Ban Giám đốc cũng đã cam kết về

Trang 32

tính chính trực của mình, tuy nhiên nhóm kiểm toán của Doloitte Việt Namvẫn đánh giá rủi ro tiềm tàng có khả năng xảy ra cao hơn mức bình thường.

Đánh giá rủi ro kiểm soát

Đánh giá rủi ro kiểm soát là một bước trong công việc đánh giá hệthông kiểm soát nội bộ của khách hàng Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số

400 “ Đánh giá rủi ro và kiểm soat nội bộ” có qui định : “KTV phải có đủhiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểmtoán tổng thế và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả KTV phải sửdụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm toán vàxác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp tớimức có thể chấp nhận được.”

Hệ thống kiểm soát nội bộ có mối quan hệ rất chặt chẽ với rủi ro kiểmsoát : Mức độ hiệu quả của việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội

bộ quyết định mức rủi ro kiểm soát Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết

kế và vận hành hiệu quả, ngăn ngừa được những sai sót trọng yếu có thể xảy

ra thì rủi ro kiểm soát bằng hoặc gần bằng không Tuy nhiên , trong thực tếđiều này rất khó xảy ra vì bản thân hệ thống kiểm soát nội bộ luôn tồn tạinhững hạn chế tiềm tàng như: chi phí của hệ thống kiểm soát nội bộ khôngđược vướt quá mức lợi ích mà hệ thống đó mang lại; phần lớn các thủ tụckiểm soát được thiết lập cho những nghiệp vụ thường xuyên, các nghiệp vụkhông thường xuyên ít được đề cập đến; hệ thống kiểm soát nội bộ khôngphát hiện được những gian lận, thông đồng của các thành viên trong ban giámđốc, ban điều hành; cơ chế và yêu cầu quản lí thay đổi làm cho hệ thộng kiểmsoát nội bộ bị lạc hậu…

Kiểm soát nội bộ trong hệ thống kế toán nhằm đảm bảo các yêu cầu cơbản như : Nghiệp vụ kinh tế, tài chính được thực hiện sau khi đã có sự chấpnhận của những người có thẩm quyền; Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã

Trang 33

được ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác vào các tài khoản kế toán phùhợp, làm cơ sở để lập BCTC theo chế độ kế toán đang có hiệu lực Các tài sảnghi trong sổ kế toán được đối chiếu với tài sản trên thực tế ở những thời điểmthích hợp để xử lí chênh lệch nếu có.

Sơ đồ : Khái quát quá trình tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội

bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát

Đánh giá ban đầu về thử nghiệm kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản

dự kiến Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Có thể hạ thấp mức rủi ro kiểm soát trong thực tế

Bước 1

Bước 2

Bước 3

không

Trang 34

Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ.

KTV cần tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ trên hai mặt :

-Thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm thiết kế về quy chế kiểmsoát, bộ máy kiểm soát

-Tính liên tục, hiệu lực trong hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.Trên cơ sở hiểu biết đó, KTV nhận diện các rủi ro tiềm tàng, đánh giámức rủi ro kiểm soát, các nhân tố ảnh hưởng gây ra sai lệch trên báo cáo tàichính, từ đó xác định khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xây dựngcác thủ tục kiểm toán thích hợp

Tìm hiểu về thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn

vị được kiểm toán, cần có sự hiểu biết đầy đủ về các bộ phận hợp thành của

Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Bước 4

Trên cơ sở kết quả của thử nghiệm kiểm soát, đánh giá lại rủi ro kiểm soát

Mức rủi ro kiểm soát được đánh

có như dự kiến ban đầu không

Thay đổi những thử nghiệm cơ bản đã dự kiến Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

không

Trang 35

hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm : Môi trườngkiểm soát; Hệ thống kế toán; Các thủ tục kiểm toán và kiểm toán nội bộ (nếucó).

Tìm hiểu về môi trường kiểm soát, KTV cần có sự hiểu biết để đánh giánhận thức, quan điểm, sự quan tâm của thành viên Hội đồng quản trị và Bangiám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ Các nhân tố chủ yếu để đánh giámôi trường kiểm soát bao gồm :

Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các phòngban chức năng của đơn vị;

Tư duy quản lí, phong cách điều hành của bộ máy lãnh đạo; Cơ cấu tổchức và quyền hạn trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu đó;

Chính sách nhân sự của đơn vị;

Công tác kế hoạch, bao gồm các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, thu - chiquĩ, kế hoạch hay dự toán đầu tư, sưả chữa tài sản cố định…

Uỷ ban kiểm soát và các yếu tố của môi trường bên ngoài;

Về hệ thống kế toán, cần hiểu biết về hệ thống kế toán và việc thực hiệncông việc kế toán để xác định các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và nguồngốc của các nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên hệ thống chứng từ kế toán, tàikhoản kế toán, sổ kế toán và BCTC; xem xét qui trình các nghiệp vụ kinh tếchủ yếu và các sự kiện từ khi phát sinh đến khi lập BCTC và bộ máy kế toán.-Về thủ tục kiểm soát, cần phải hiểu biết về các thủ tục kiểm soát củađơn vị , xác định những thủ tục kiểm soát đơn vị đã thiết lập và những thủ tụckiểm soát còn thiếu cần phải bổ sung Các thủ tục kiểm soát chủ yếu baogồm : Lập , kiểm tra , so sánh, và phê duyệt các số liệu , nghiệp vụ liên quanđến đơn vị Khi xem xét các thủ tục kiểm soát cần xác định rõ hững thủ tụcnày có được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản như : chế độ thủ

Trang 36

trưởng, nguyên tắc phân công , phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm,nguyên tắc phân cấp, ủy quyền…

Phương pháp tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là dựa vào kinh nghiệmtrước đây của KTV với đơn vị (nếu có); phỏng vấn nhà quản lí, giám sát viên

và những nhân viên khác của đơn vị; xem xét các sổ tay về chế độ và thủ tụccủa công ty khách hàng; kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã hoàn thành; quansát các mặt hoạt động và quá trình vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộtrong thực tiễn

Sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ cần lập hồ sơ về nhữngthông tin đã thu thập để chứng minh việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ.Lập hồ sơ kiểm toán để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ, thường được thựchiện dưới dạng bảng tường thuật, bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ, lưu đồhoặc kết hợp các hình thức đó

Trong bước này, kết quả thông tin tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ được kiểm toán viên trình bày trong bảng sau:

Bảng : Bảng tìm hiểu hệ thống và chu trình kế toán của KTV Deloitte Việt Nam đối với công ty Y

Chế độ kế toán áp dụng Tuân theo quyết định số 1849/QĐ – BXD ngày

27/09/2005

Cơ sở lập báo cáo tài chính Báo cáo tài chính được trên cơ sở giá gốc

Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam(VNĐ) phù hợp với chế độ kế toán được ban hành.Hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ

Niên độ kế toán 1/1 đến 31/12 hàng năm

Luật kế toán và Chuẩn mực Kế

toán

Công ty tuân thủ Luật kế toán và các Chuẩn mực Kếtoán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế

Trang 37

toán tại Việt Nam.

Ghi nhận doanh thu Doanh thu được ghi nhận trên cơ sở giá gốc và được

ghi nhận theo thời điểm khách hàng chấp nhận thanhtoán

Chênh lệch tỉ giá Các giao dịch được thực hiện bằng VND, không sử

dụng ngoại tệ

Hàng tồn kho HTK được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá

gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được Giá gốchàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuấtchung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở địa điểm

và trạng thái hiện tại Phương pháp hạch toán kê khaithường xuyên Nhập kho theo giá thành sản phẩmsản xuất Xuất kho theo giá đích danh

Bảng : Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với công ty Y

Y

1 Các chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong công ty có được phân

công, phân nhiệm rõ ràng? Sự phân công, phân nhiệm có được thể hiện

bằng văn bản không?

2 Có sự phân chia nhiệm vụ và công việc trong công ty một cách hợp

3 Sự phân công trách nhiệm và quyền lợi trong công ty có đảm bảo

4 Quyền hạn của các cá nhân trong công ty có được phân quyền hợp lý

6 Mọi nghiệp vụ có được phê chuẩn hợp lý không? Có

Trang 38

Đánh giá tổng hợp thủ tục kiểm soát

Trung bình

Bước 2: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát.

Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là việc đánh giá hiệu quả của hệthống kế toán, và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc ngăn ngừahoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu Chuẩn mực Kiểm toán ViệtNam số 400 “ đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” có qui định : “ Đánh giában đầu về rủi ro kiểm soát là việc đánh giá hiệu quả của hệ thống kế toán và

hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện vàsửa chữa các sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm soát thường không hoàn toàn đượcloại trừ do sự hạn chế tiềm tàng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soátnội bộ”

Để đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát, KTV phải thu thập thôngtin về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả trên giấy tờ làm việc của mình.Bằng phương pháp tiếp cận theo khoản mục và tiếp cận theo chu trình, KTVphải tìm hiểu các thông tin nhằm đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trên 3phương diện: tính hiện hữu, tính liên tục, và tính hữu hiệu

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểmsoát nội bộ” có ghi: “ dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ , KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi rokiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho số dư tài khoản hoặc các nghiệp vụ kinh

tế chủ yếu”

Cơ sở dẫn liệu là những cam kết, giải trình ( hoặc khẳng định ) của cácnhà quản lí để chứng minh về các dữ liệu được trình bày trên bảng khai tàichính

Trang 39

Sau khi nhận diện các vấn đề trên, KTV dựa vào thông tin đạt được đểđưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát Hướng dẫn các bước công việcnày, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soátnội bộ” có ghi :

“ KTV thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao đối với cơ sở dẫnliệu của bảng khai tài chính trong trường hợp :

- Hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ không đầy đủ;

- Hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ không hiệu quả;

- KTV không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ và hiệuquả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng; ”

“ KTV thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ không cao đối với cơ

sở dẫn liệu của BCTC trong trường hợp:

- KTV có đủ cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộđược thiết kế có thể ngăn ngừa, phát hiện, và sửa chữa các sai sót trọng yếu;

- KTV có kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm soát là cơ sở cho việcđánh giá rủi ro kiểm soát”

Tuy nhiên trong quá trình đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát, KTVphải xem xét đến các hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ Các hạnchế này bao gồm:

- Ban giám đốc của công ty khách hàng luôn yêu cầu chi phí cho hệthống kiểm soát nội bộ phải thấp hơn lợi ích mà hệ thống mang lại Vì vậy,KTV dễ dàng nhận thấy các doanh nghiệp nhỏ thường không thiết kế và duytrì hệ thống kiểm soát nội bộ nên rủi ro kiểm soát ban đầu luôn được đánh giá

ở mức cao

- Phần lớn các thủ tục kiểm soát thường được thiết lập cho các nghiệp vụthường xuyên hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên Do vậy, KTV có thể

Trang 40

dự kiến ngay mức rủi ro kiểm soát ban đầu cao cho các nghiệp vụ khôngthường xuyên của công ty khách hàng.

- Sai sót bởi con người thiếu chú ý trong quá trình thực hiện những chứcnăng nhiệm cụ của quá trình kiểm soát, vì vậy để đảm bảo tính thận trọngKTV thường đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức 50% - 100%

- Khả năng hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện hết được sự thôngđồng giữa những người trong Ban giám đốc hoặc nhân viên với những cánhân khác trong hay ngoài đơn vị

- Khả năng người chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm soát đãlạm dụng trách nhiệm hay quyền hạn của mình

- Những thay đổi cơ chế hay yêu cầu quản lí đã làm cho các thủ tục kiểmsoát bị lạc hậu hoặc bị vi phạm so với yêu cầu

Qua các hạn chế nói trên cho thấy KTV vẫn phải thực hiện các thủ tụckiểm toán và các thử nghiệm cơ bản ngay cả khi rủi ro kiểm soát được đánhgiá ở mức thấp

Bảng : Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty Y do KTV Deloitte Việt Nam thực hiện

Quan điểm về tính chính trực của Ban quản trị

Câu 1: Có lý do nào cần phải đặt câu hỏi đối với quan điểm về tính

chính trực của Ban quản lý cũng như có thể tin tưởng vào những

thông tin mà họ cung cấp không?

x

Cam kết về tính chính xác và hợp lý của báo cáo tài chính

Câu 2: Có lý do nào để băn khoăn với những cam kết về sự hợp

Cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin và kế

toán đáng tin cậy?

Câu 3: Có lý do nào để băn khoăn tới những cam kết của Ban x

Ngày đăng: 23/03/2013, 17:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô hình (2.1.2) DR - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
h ình (2.1.2) DR (Trang 10)
Với một mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho trước, từ mô hình (2.1.2) có thể rút ra kết luận : rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với rủi ro  tiềm tàng , rủi ro kiểm soát và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập, tỉ  lệ thuận với rủi ro kiểm - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
i một mức rủi ro kiểm toán mong muốn cho trước, từ mô hình (2.1.2) có thể rút ra kết luận : rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng , rủi ro kiểm soát và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập, tỉ lệ thuận với rủi ro kiểm (Trang 11)
Bảng: Mối quan hệ giữa các loại rủi ro với số lượng bằng chứng kiểm toán - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
ng Mối quan hệ giữa các loại rủi ro với số lượng bằng chứng kiểm toán (Trang 12)
tính độc lập đối với công ty Y và bảng câu hỏi mà KTV phải trả lời để khẳng định cho tính độc lập mà KTV cam kết: - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
t ính độc lập đối với công ty Y và bảng câu hỏi mà KTV phải trả lời để khẳng định cho tính độc lập mà KTV cam kết: (Trang 24)
Bảng đánh giá rủi ro của KTV đối với công ty Y: - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
ng đánh giá rủi ro của KTV đối với công ty Y: (Trang 26)
Loại hình kinh doanh Không có vấn đề gì Số 10 - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
o ại hình kinh doanh Không có vấn đề gì Số 10 (Trang 26)
2.1.4.2 ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRÊN BẢNG KHAI TÀI CHÍNH: - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
2.1.4.2 ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRÊN BẢNG KHAI TÀI CHÍNH: (Trang 27)
Sơ đồ : Khái quát quá trình tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội   bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
h ái quát quá trình tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát (Trang 33)
Bảng: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với công ty Y - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
ng Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với công ty Y (Trang 37)
Bảng: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty Y do KTV Deloitte Việt Nam thực hiện - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
ng Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty Y do KTV Deloitte Việt Nam thực hiện (Trang 40)
Bảng : Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty Y do KTV   Deloitte Việt Nam thực hiện - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
ng Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty Y do KTV Deloitte Việt Nam thực hiện (Trang 40)
Câu 4: Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mô và hình thức - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
u 4: Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mô và hình thức (Trang 41)
Câu 8: Hình thức và phạm vi sử dụng máy tính có bất hợp lý với - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
u 8: Hình thức và phạm vi sử dụng máy tính có bất hợp lý với (Trang 41)
Bảng: Ma trận kiểm tra định hướng - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
ng Ma trận kiểm tra định hướng (Trang 49)
Bảng: Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty Y - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
ng Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty Y (Trang 50)
Bảng : Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty Y - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
ng Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty Y (Trang 50)
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn (Trang 51)
Bảng 9: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Y - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
Bảng 9 Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Y (Trang 51)
Bảng 9: Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Y - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
Bảng 9 Bảng phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Y (Trang 51)
Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ được kiểm toán viên thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
u á trình đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ được kiểm toán viên thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán (Trang 52)
Bảng: Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát đối với các khoản mục Công ty Y - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
ng Bảng câu hỏi đánh giá kiểm soát đối với các khoản mục Công ty Y (Trang 53)
Bảng: Bảng đánh giá rủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty Y - 113 Rủi ro kiểm toán gắn với việc thiết kế các mô hình rủi ro
ng Bảng đánh giá rủi ro phát hiệnđối với từng khoản mục của Công ty Y (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w