Đánh giá rủi ro kiểm toán trong thiết kế mô hình rủi ro hợp đồng

MỤC LỤC

ĐÁNH GIÁ RỦI RO CHẤP NHẬN HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN

- Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán là bình thường thì Giám đốc nghề nghiệp phụ trách và trưởng nhóm kiểm toán đại diện cho Deloitte Việt Nam sẽ xem xét chấp nhận hợp đồng kiểm toán với khách hàng và thảo luận, thiết lập các điều khoản trong hợp đồng. Như vậy, dù trong các năm kiểm toán trước, KTV đã xác nhận tính trung thực và hợp lý của BCTC công ty Y nhưng do năm nay công ty Y niêm yết trên thị trường chứng khoán nên để đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp, KTV Doloitte VN vẫn phải đánh giá rủi ro kiểm toán chấp nhận hợp đồng đối với công ty Y ở mức cao hơn bình thường.

ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRÊN BẢNG KHAI TÀI CHÍNH

Tuy nhiên , trong thực tế điều này rất khó xảy ra vì bản thân hệ thống kiểm soát nội bộ luôn tồn tại những hạn chế tiềm tàng như: chi phí của hệ thống kiểm soát nội bộ không được vướt quá mức lợi ích mà hệ thống đó mang lại; phần lớn các thủ tục kiểm soát được thiết lập cho những nghiệp vụ thường xuyên, các nghiệp vụ không thường xuyên ít được đề cập đến; hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện được những gian lận, thông đồng của các thành viên trong ban giám đốc, ban điều hành; cơ chế và yêu cầu quản lí thay đổi làm cho hệ thộng kiểm soát nội bộ bị lạc hậu…. Về hệ thống kế toán, cần hiểu biết về hệ thống kế toán và việc thực hiện công việc kế toán để xác định các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và nguồn gốc của các nghiệp vụ kinh tế phản ánh trên hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và BCTC; xem xét qui trình các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và các sự kiện từ khi phát sinh đến khi lập BCTC và bộ máy kế toán. Phương pháp tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV với đơn vị (nếu có); phỏng vấn nhà quản lí, giám sát viên và những nhân viên khác của đơn vị; xem xét các sổ tay về chế độ và thủ tục của công ty khách hàng; kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã hoàn thành; quan sát các mặt hoạt động và quá trình vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ trong thực tiễn.

Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 “ đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” có qui định : “ Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là việc đánh giá hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu. Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” có ghi: “ dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ , KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho số dư tài khoản hoặc các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu”. Ngoài việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTV có thể thực hiện bổ sung các thủ tục kiểm toán khác để đánh giá xác đáng về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ như phép thử “walk-through” bao gồm “walk- through” theo thủ tục và “walk-through” theo chứng từ.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, mục 41 qui định: “Trước khi rút ra kết luận kiểm toán, kiểm toán viên dựa vào kết quả các thử nghiệm cơ bản và những bằng chứng kiểm toán khác để khẳng định lại quá trình đánh giá của mình về rủi ro kiểm soát ”.

Sơ đồ : Khái quát quá trình tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội   bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát
Sơ đồ : Khái quát quá trình tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro kiểm soát

ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRÊN SỐ DƯ KHOẢN MỤC VÀ LOẠI HÌNH NGHIỆP VỤ

Nếu là khách hàng trong năm kiểm toán đầu tiên, thì kiểm toán viên có thể sử dụng số liệu của công ty kiểm toán cũ (nếu khách hàng đã từng được kiểm toán trong năm trước) hoặc xem xét cơ sở lập dự toán của khách hàng nhằm thiết lập độ tin cậy vào dự toán đó và kiểm toán viên sẽ dùng nó làm cơ sở so sánh với số liệu trong năm hiện hành để phân tích. Nếu loại nghiệp vụ có mức rủi ro kiểm soát cao trên mức trung bình nhưng bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên cho rằng có thể giảm mức rủi ro này xuống thì kiểm toán viên sẽ tăng số lượng chọn mẫu thích hợp để có thể giảm rủi ro kiểm soát và thiết lập độ tin cậy hợp lý đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Mặt khác, hệ thống kiểm soát nội bộ không thể được đánh giá là hiệu quả nếu tồn tại một hay nhiều khuyết điểm trọng yếu ( material weakness), nên để có cơ sở đưa ra ý kiến, kiểm toán viên nên lập kế hoạch và tiến hành đánh giá rủi ro để thu thập số lượng các bằng chứng đầy đủ và phù hợp để đưa ra ý kiến.

CDIR ( control design and implementation risk ) = rủi ro thiết kế và thực hiện kiểm soát là rủi ro đánh giá của kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ không được thiết kế và thực hiện phù hợp ( khi đã sáng tỏ về IR) để ngăn chặn hoặc phát hiện và sửa chữa các tập hợp khuyết điểm trọng yếu. Kiểm toán viên có thể mở rộng mô hình và phân tích sâu hơn với nhiều yếu tố thành phần trong đó cần đặc biệt quan tõm tới mụi trường kiểm soỏt (được thể hiện rất rừ trong ISA 315 – identifying and assesing the risks of material misstatement through understanding the entity and its environment – xác định và đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu thông qua hiểu biết về thực thể và môi trường của nó). Mặc dù, có những khó khăn thực tế trong việc thực hiện và những phê bình về cơ sở lý thuyết của nó, nhưng công bằng mà nói thì mô hình 2.1 có hiệu quả trong việc giúp các kiểm toán viên phân tích rủi ro và sử dụng các phân tích đó để xây dựng nội dung, lịch trình và phạm vi thực các thủ tục kiểm toán trong kiểm toán tài chính.

ISA 315 – Kiểm toán viên nên có được sự hiểu biết về thực thể và môi trường của khách thể…một cách đầy đủ để xác định và đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu trong các bảng khai tài chính… ( auditor should obtain an understanding of the entity and its environment…sufficient to identify and assess the risk of material misstatement in the financial statements).

Bảng : Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty Y
Bảng : Bảng phân tích sơ bộ Bảng Cân đối kế toán của công ty Y

Một số ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng và mở rộng các mô hình rủi ro kiểm toán

Mặc dù, còn một số thiếu sót, khuyết điểm và sự phân tích còn ở mức độ cơ bản, nhưng nhóm nghiên cứu chúng tôi tin tưởng rằng mô hình này trong tương lai sẽ được sử dụng rỗng rãi và có những đóng góp, thay đổi để đưa ra một mô hình hoàn chỉnh hơn nữa. Đến nay, Bộ tài chính đã ban hành một hệ thống chuẩn mực khá đầy đủ cho thấy sự vận động không ngừng của Nhà nước và các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, để kiểm toán hoạt động có được một nền tảng hoạt động thống nhất. Theo kinh nghiệm của các công ty kiểm toán trên thế giới, hoạt động kiểm toán chỉ có thể phát triển nhanh chóng và toàn diện trong một môi trường pháp lý đã đầy đủ bao gồm các quy định mang tính pháp lý về quản lý hoạt động kiểm toán và những quy định mang tính chuẩn mực nghề nghiệp.Do đó, Chính phủ cũng như Bộ tài chính cần ban hành những văn bản pháp lý về quản lý để đảm bảo hoạt động thành lập công ty kiểm toán, quản lý cỏc cụng ty kiểm toỏn, hoạt động kiểm toỏn được quy định rừ ràng, đầy đủ.

Chính vì vậy, các Hiệp hội ở Việt Nam nên phát huy tích cực vai trò của mình hơn nữa trong việc hướng dẫn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các kiểm toán viên, điều tra, soát xét chất lượng kiểm toán…đối với các công ty kiểm toán. Bộ tài chính nên xem xét việc chuyển giao một số chức năng quản lý hoạt động nghề nghiệp kiểm toán cho Hội kế toán Việt Nam và Hội KTV hành nghề Việt Nam như: Quản lý thống nhất và chặt chẽ danh sách KTV hành nghề, danh sách Công ty kiểm toán và hoạt động nghề nghiệp của KTV; thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp.