¬ t1 Z=—_) ` x — Cg i Nae SS TRUONG DAI HOC CAN THO eo KHOA LUAT 3Š» G ⁄ ubI)DI)2)00E1G)00010U1301300)11)0)3)2)3)205)15)0)10)0)2)0/015)1010) GI9]]IIIDI)10I0)10]0)10]0)1n]D]io]0]In]lin]lfn]5IinIllfn])fnIifnilfnl9lnt9JnI)0]0)19)01|n]D)l9)0119)016) vàn LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHOA 33 (2007 — 2011) DE TAI: VAN DE GIAI QUYET VIEC LAM DOI VOI LAO DONG NONG THON
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Trang 2NHAN XET CUA HOI DONG CHAM LUAN VAN
Trang 3
MỤC LỤC
09080067000 1
CHUONG 1 KHAI QUAT CHUNG VE VAN DE LAO DONG VA VIEC LAM O NONG THON NƯỚC TA HIỆỆN NA VY . G- G1111 TT 1H T11 TT TT TT TT TT TH Hư 4 1.1 Một số vẫn đề chung về lao động nông thôn nước ta hiện nay - 4
1.1.1 Khái niệm chung về lao động, nguồn nhân lực và nguồn lao động -. 5
1.1.2 Khái quát chung về lao động nông thôn nước ta hiện nay -.- 52-5 55525555: 6 1.1.2.1 Khái niệm nông thôn, lao động nông thôn, nguồn nhân lực nông thôn và nguồn IsSslit-gi10i1301i10:010727272727077.— 7
1.1.2.2 Đối tượng, đặc điểm va co cau lao Ong nOng thOn ccccsssssccccccccccccceceeeeeeees 9 1.1.2.3 Vai trò của lao động nông thôn nước ta hiện nayy -Ă 5S S139 52 12 1.1.2.4 Nhận xét chunng - + - << s 999000 90900 0 c0 nh 13 1.2 Một số vẫn đề chung về việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay 14
1.2.1 Khái niệm về việc làm, việc làm nông thôn nước ta hiỆn nay - «555555 <ss52 15 1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn về vẫn đề việc làm ở nông thôn -. .- 2 5- 19 1.2.3 Vẫn đề giải quyết việc làm đối với ở nông thôn nước ta hiện nay -. - 21
1.2.3.1 Tình trạng mất cân đối về việc làm giữa nông thôn và thành thị 24
1.2.3.2 Vai trò của vẫn đề giải quyết việc làm đối với lao nông thôn 26
1.2.3.3 Nhan x€t CHUNG 28
CHUONG 2 CO CHE PHAP LY VE VAN DE GIAI QUYET VIEC LAM DOI VOI LAO DONG NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NA.Y - - (<< 3S HH ngưng dư 30 2.1 Vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 31
2.1.1 Khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn - 2-2: + 2 2 +*+s£S E22 s2 2£: 32 2.1.2 Chính sách hỗ trợ đạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn - 34
2.1.3 Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn 2-2 + E£EeE£E + zxeed 36 2.2 Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo quy định của pháp luật - - - - - < G S 11319030 v0 v9 g1 ng re 37 2.2.1 Tô chức tuyên 3/1581 21984/0 5008000777 39
2.2.2 Tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị mắt việc 41
2.3 Trách nhiệm của lao động nông thôn trong việc tự tạo việc làm 42
2.3.1 Yêu cầu dạy nghề gắn với tạo việc làm phù hợp với nghề đã chọn -.- 44
2.3.2 Liên hệ với trung tâm dịch vụ việc làm để yêu cầu môi giới việc làm 46
2.4 Tổ chức dịch vụ việc làm với vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn 48 2.4.1 Tư vẫn việc làm, hướng nghiệp và đảo tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy 0109:8978: 0101017 49
Trang 4
2.4.2 Hợp tác xuất khâu lao động theo quy định của pháp luật -.- -ccccccc.ec ÕT
2.4.3 Giới thiệu việc làm và học nghề phù hợp cho lao động nông thôn - - 53 2.4.4 Nhitng giai phap co ban nham gidi quyét viéc lam cho người lao động nông thôn trong thời Ø14T1 ẲỚI - << + 5 s9 HT cọ ch Gv nh 55
CHUONG 3
THUC TRANG VA GIAI PHAP VE VAN DE LAO DONG - VIEC LAM O NONG
THÔN NƯỚC TA HIỆN NA Y G-G- << E199 ng ve 58
3.1 Thực trạng về vẫn đề lao động và việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay 58
3.1.1 Thực trạng về lao động nông thôn nước ta hiện nay . 5555 **35555555+2 59 3.1.1.1 Việc làm và vẫn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn 60 3.1.1.2 Ty lệ lao động nông thôn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp 62 3.1.1.3 Thực trạng việc đào tạo lại nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp nhằm
giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn của doanh nghiệp . - 63
3.1.1.4 Thực tiễn pháp lý về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, góp phần giải quyết
việc làm cho lao động nơng thƠn - - - - S531 300301 88888199198 903931 0 101 vn e® 64
3.1.2 Thực trạng về việc làm ở nông thôn nước ta hiỆn n\4y .- 5555555 5555553 sssss2 ó6
3.1.2.1 Việc làm và vẫn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn nước ta trong thời kỳ trước khi có Bộ luật Lao động .- - - S0 900111 90 0301 1 1 1 1 00231 kg 66 3.1.2.2 Việc làm và vẫn đề giải quyết việc làm đối với lao động nơng thơn nước ta theo ;§0:88; 0i) 0100707757 68
3.1.3 Nhận xét chung về vẫn đề lao động và việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay 69
3.2 Một số kiến nghị nhằm giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn nước ta hiện 3.2.1 Đây mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường hợp tác xuất khâu lao đỘNg - - E113 TT Tư cư ng ve 70 3.2.2 Mở rộng các hình thức sản xuất thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các khu công
nghiệp ở địa phương nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn - 5-5 5552 73
3.2.3 Nâng cao chất lượng đào tạo nghè phải gắn liền với giải quyết việc làm 74 3.2.4 Mở thêm nhiều trung tâm giới thiệu việc làm, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ MS vi 0089: L9 Nsi0s1sg:10):1501i10:000Ẽ2020077 76
3.2.5 Đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của người lao động nông thôn 78
3.2.6 Tạo điều kiện để lao động nông thơn được học nghề ¬ 79
KET LUAN G-G-G- 111111 ST TT TT nh ng re 82
Trang 5
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một vẫn đề kinh tế - xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới Ngày nay, quan niệm về phát triển được hiểu đây đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiễn bộ, công bằng xã hội; phải xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được am no và được sống một đời hạnh phic” Tư tưởng của Người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho người lao động Ở nước ta hiện nay,
nông thôn chiếm 74,37% dân số và 75,6% lực lượng lao động (32,7 triệu trong 43 triệu
lao động cả nước) và gần 90% số người nghèo của cả nước vẫn đang sống ở nông thôn
Tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn chiếm 19,3%, thất nghiệp ở thành thị 5,1% Văn kiện
Đại hội Đại biêu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhận định: "Tỷ trọng trong nông nghiệp còn quá cao Lao động thiếu việc làm và không có việc làm còn nhiều Tỷ lệ qua đào tạo
rất thấp”
Tuy nhiên, tình trạng giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn ở nước ta hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế và vướng mắt cả về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn Vì vậy, làm thế nào để tạo việc làm cho người lao động nông thôn là vẫn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, địa phương và toàn xã hội Tạo điều kiện cho người lao động nông thôn có việc làm, một mặt, nhằm phát huy tiêm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội Mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản Bằng nhiều biện pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn Các thành phân
Gido trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Tái bản lần thứ hai có sửa chữa, bỗ sung) — Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội — 2006, tr 178
(Văn kiện Đại hôi Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 6 -
2006, tr.166
Trang 6
kinh tế mở mang các ngành nghẻ, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiêu
lao động Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghê nghiệp cho người lao động Khôi phục và phát triển các làng nghê, sớm xây dựng và thực hiện chính sách trợ cấp cho người lao động thất nghiệp.” Đây mạnh việc đào tạo nghẻ, nhất là cho lao động nông thôn Duy trì và phát trién làng nghè truyền thống, xây dựng các trường dạy nghề Đây mạnh công tác xuất khẩu lao động, xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn lao động, tích cực xuất khâu lao động để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Tạo điều kiện cho lao động nông
thôn có việc làm,
Xuất phát từ những lý do trên nên người viết lựa chọn đề tài: "Giđi quyết việc làm đổi với lao động nông thôn” là vẫn đề có tính cấp thiết cả trên phương diện lý luận và
thực tiễn, là một trong những vẫn đề quan trọng của khoa học pháp lý Việt Nam, rất cần được nghiên cứu một cách cơ bản ở nước ta hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Giải quyêt việc làm cho lao động nông thôn là vân đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đôi với nhiêu quôc gia Do vậy, cho đên nay đã có nhiêu công trình nghiên cứu vê lao động, việc làm nông thôn dưới các góc độ và mức độ khác nhau Tiêu biêu như:
- PGS Nguyễn Quang Hiên - Thị trường lao động, thực trạng và giải pháp, Nxb
Thống kê, Hà Nội, 1995
- PTS Nguyễn Hữu Dũng, PTS Trần Hữu Trung - Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997
- Th§ Nguyễn Thị Lan Hương - Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng và
phát triển, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội, 2002
Đã để cập đến những vấn đề lý luận chung về việc làm cho người lao động nông thon va dé ra các phương pháp tiếp cận tông quát về chính sách việc làm, hệ thống các
khái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thực trạng vân đề việc làm ở Việt Nam Nội
Trang 7Cũng đã có rât nhiêu bài báo, tạp chí nghiên cứu việt vê thực trạng lao động, vân đề giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta như:
+ Bùi Văn Quán - Thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho giai đoạn 2001-2005” - Tạp chí Lao động và Xã hội, số 3, năm 2001
+ Vũ Đình Thắng - Vấn để việc làm cho lao động nông thôn - Tạp chí Kinh tê và
Phát triển, số 3, năm 2002
+ Nguyễn Sinh Cúc - Giải quyết việc làm ở nông thôn và những vấn để đặt ra -
Tạp chí Con số và Sự kiện, số 8, năm 2003
+ Nguyễn Hữu Dũng - Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thôn - Tạp chí Lao động và Xã hội, số 247, năm 2004
Các công trình nghiên cứu đã phân tích một số vẫn đề lý luận và thực tiễn trong vẫn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn bằng những cách tiếp cận khác nhau Nhưng chưa có đề tài, công trình khoa học nào phân tích, đánh giá vẫn đề giải quyết việc làm ở nông thôn một cách toàn diện và bao quát được van dé Vi Vậy, người viết đã lựa chọn và kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã công bố, kết hợp khảo sát thực tiễn ở nông thôn đê phân tích Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế trên cơ sở những đường lỗi, quan điểm, chủ trương phát triên kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước dưới góc độ và phương pháp nghiên cứu của luật học
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Trên cơ sở nhận thức lý luận, chủ trương của Đảng và Nhà nước Luận văn hướng đến mục đích đánh giá thực trạng vẫn đề giải quyết việc làm đối với lao động ở nông thôn Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết việc làm đối với lao động ở nông thôn nước ta hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Khái quát những vân đê cơ bản lý luận về việc làm và các nhân tô ảnh hưởng đên vân đê giải quyêt việc làm, làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá tình hình giải quyêt việc làm đôi với lao động nông thôn
- Nhăm đánh giá đúng thực trạng về vân đê giải quyêt việc làm ở nông thôn nước ta, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng
Trang 8
- Trình bày căn cứ và nội dung những giải pháp chủ yêu nhăm giải quyêt việc làm cho lao động ở nông thôn nước ta hiện nay
4 Giới hạn của luận văn
Đê tài luận văn nhăm vào nghiên cứu về vân đê giải quyêt việc làm đôi với lao động nông thôn với nội dung rộng và phức tạp Trong khuôn khô chuyên ngành Luật Lao động, người việt chỉ tập trung phân tích và đánh giá thực trạng về vân đê giải quyêt việc làm đối với lao động nông thôn Trên cơ sở đó kiến nghị những giải pháp chủ yêu nhằm nâng cao hiệu quả trong vân đê giải quyêt việc làm đôi với lao động nông thôn nước ta hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở l luận:
Cơ sở lý luận của Luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hỗ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo của Dang cộng sản Việt Nam về vấn đề giải quyết việc làm thê hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng và các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như các văn bản pháp lý về lao động, việc làm và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài
* Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác — Lênin
- Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, so sánh, thống kê và tổng hợp, kết hợp lý luận dựa trên những tài liệu thực tiễn của các ngành có liên quan đến phạm vi nghiên cứu để làm rõ vẫn đề đặt ra trong luận văn
6 Kết cầu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về van đề lao động và việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay
Chương 2: Cơ chế pháp lý về vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn nước ta hiện nay
Chương 3: Thực trạng và giải pháp về vẫn lao động — việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay
Trang 9
CHƯƠNG 1
KHAI QUAT CHUNG VE VAN DE LAO DONG VA VIEC LAM O NONG THON NUOC TA HIEN NAY
aw LL x
Việc làm là mối quan tâm số một của người lao động và giải quyết việc làm là công việc quan trọng của tất cả các quốc gia, đặc biệt là vẫn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nước ta hiện nay Sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng gắn liền với tính hiệu quả của chính sách giải quyết việc làm Với tầm quan trọng như vậy,
việc làm được nghiên cứu dưới nhiều góc độ như kinh tế, xã hội học, lịch sử Tuy nhiên, ở đây người viết xin giới hạn đề tài nghiên cứu luận văn “Vấn đề giải quyết việc làm đối
với lao động nông thôn” dưới góc độ nghiên cứu pháp lý đề nhằm nêu lên thực trạng hiện nay trong việc giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn
Có thể nói, từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ đối mới, luật lao động đã có những thay đối căn bản Nhìn một cách tổng quát, luật lao động có những ưu điểm nhằm tập
trung pháp điển hóa Trong đó, Bộ luật Lao động là một điển hình Bộ luật Lao động 1994 (được sửa đôi bố sung năm 2002, 2006 và 2007) là sự pháp điển hóa pháp luật lao động
của Việt Nam nhằm phục vụ cho việc điều chỉnh quan hệ lao động và các quan hệ xã hội
trong lĩnh vực lao động trong nên kinh tế thị trường đã trở thành “văn bản gốc” của hệ
thống pháp luật lao động Trong những năm gân đây, mà tiêu biểu là vào các giai đoạn
2000 - 2005; 2006 - 2010 xu thế hội nhập ngày càng phát triển mạnh Vẫn đề thúc đây sự
phát triển của đất nước phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, khoa hoc kỹ thuật, một vẫn đề cũng rất quan trọng đó là vẫn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nông thôn đã được đề cập rất nhiều mà gần đây các phương tiện thông tin cũng đã nói đến
1.1.Một số vẫn đề chung về lao động nông thôn nước ta hiện nay
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước Lao động là hoạt động có ý thức, có mục đích Của con người nhằm tạo ra một gia tri su dung nhất định Nhờ có lao động mà con người tách mình ra khỏi thế giới động vật, đồng thời biết vận dụng quy luật của thiên nhiên để
Trang 10chinh phục lại thiên nhiên.® Nhà nước thơng nhật quản lý nguồn nhân lực và quản lý lao
động bằng pháp luật và có chính sách để phát triển, phân bố nguôn nhân lực, phát triển đa
dạng các hình thức sử dụng lao động và giới thiệu việc lam Trong tình hình chung hiện nay, có thể nói rằng vẫn để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn dang 1a van dé đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng Sự quan tâm không chỉ riêng một cá nhân hay một bộ phận lao động nông thôn được đề cập đến, mà vẫn đề lao động và việc làm ở nông thôn đang được cả xã hội quan tâm Nhưng đề làm rõ được vấn đề này trước hết chúng ta cần làm rõ một số vẫn dé co bản của lao động nông thôn Hiện nay chat
lượng lao động nông thôn còn thấp, có nơi rất thấp Giải được bài toán việc làm cho lao động nông thôn là điểm mẫu chốt để phát triên kinh tế - xã hội đất nước, góp phần hoàn
thành chương trình xây dựng nông thôn mới
1.1.1.Khái niệm chung về lao động, nguôn nhân lực và nguồn lao động
Khái niệm về lao động: Theo từ điển Tiếng Việt,® lao động là hoạt động có mục đích của con người nhắm tạo ra những sản phâm vật chat va tinh than cho xã hội
Theo quan niệm của kinh tế chính trị: Lao động là hoạt động có mục đích, có ý
thức của con người nhằm thay đôi các vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình Lao
động là sự vận dụng sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất; là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuat dé tao ra san pham hoặc dịch vụ
Tóm lại, lao động là hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cần thiết để thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân, của một nhóm người, của cả doanh nghiệp hoặc là nói chung của toàn xã hội Nên xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về đào tạo, trong đó cần quy định chỉ tiết hơn nữa về vấn dé lao động và việc làm nói chung và đối với người lao động nông thôn nói riêng Lao động mang tính tích cực và quyết định của quá trình sản xuất, nhờ có lao động mà con người ngày càng được phát triển hoàn thiện, thế giới tự nhiên được cải tạo, xã hội loài người tồn
tại và phát triển Nếu không có hoạt động lao động thì không có việc làm, yếu tổ lao động
trong việc làm khác với sự lao động thông thường ở điểm nó phải có tính hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp Nhà nước khuyến khích việc quản lý lao động dân chủ, công bằng, văn minh trong doanh nghiệp và mọi biện pháp, kế cả việc trích thưởng
ThS Diệp Thành Nguyên — Phần 1 - Tập Tài liệu hướng dân học tập Luật lao động - Khoa Luật Trường Dai
học Cần Thơ - năm 2009, tr 4
®) Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và 2007 6*Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học — Tác giả Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng — 2005, tr 545
Gido trinh kinh tế Chính trị của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Tái bản lần thứ hai có sửa chữa, bỗ sung) - Nxb.Chính trị
Quoc gia Ha N6i - 2006, tr.16
GVHD: ThS Diệp Thành Nguyên
Trang 11
từ lợi nhuận của doanh nghiệp, làm cho người lao động quan tâm đến hiệu quả hoạt động,
của doanh nghiệp, nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý lao động, sản xuất của doanh nghiệp.” Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước
Khái niệm nguồn lao động: Theo quan niệm của kinh tế chính trị:® Nguồn lao động là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ tuôi lao động và có khá năng lao động Là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội và là khả năng lao động của xã hội Ngoài ra, có thể hiệu nguôn lao động là tổng hợp cá nhân những con người cụ thê tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố vật chat va tinh than được huy động vào quá trình lao động Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuôi lao động trở lên (ở nước ta là đủ 15 tuổi)
Nguồn lao động nông thôn của nước ta rất dôi đào Theo điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lực lượng lao động năm 2006 là 37,4 triệu người Mặc dù mức
gia tăng dân số và nguồn lao động đã giảm, mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng 1,1% tỷ lệ lao
động nông thôn Lao động nông thôn Việt Nam cần cù, khéo tay, có những truyền thống, kinh nghiệm sản xuất (nhất là trong nông, lâm, ngư nghiệp và sản xuất tiêu thủ công nghiệp) được tích luỹ qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật Chất lượng nguồn lao động ngày càng cao do đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật là gần 5 triệu người, chiếm hơn 13% tong lực lượng lao động, trong đó số người có trình độ đại học và cao đăng trở lên chiếm 23%
1.1.2.Khái quát chung về lao động nông thôn nước ta hiện nay
Lao động giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử loài người, Ph.Ăngghen đã viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói rằng: Lao động đã tạo ra chính bản thân con người”
Bộ Luật Lao động 1994 sửa đối bô sung năm 2002, 2006 và 2007 được áp dụng
đối với mọi người lao động, mọi tô chức, cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao
®piéu 11 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đôi bỗ sung năm 2002, 2006 và 2007
f®Giáo trình kinh tế Chính trị của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Tái bản lần thứ hai có sửa chữa, bỗ sung) — Nxb.Chính trị
Quốc gia Hà Nội - 2006, tr.18
Ú9 ThS Phạm Thanh Sơn — Giải quyêt việc làm ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp - Tạp chí Quản lý Nhà nước, Học viện Hành chính Quộc gia - sô 162 (7/2009), tr 22
ĐC Mác — Ph.Ăngghen Tuyền tập, Tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội 1983, tr 491 GVHD: ThS Diệp Thành Nguyên
Trang 12
động, thuộc các thành phân kinh tê, các hình thức sở hữu.°? Từ 1/1/1995 - thời điêm Bộ luật Lao động có hiệu lực đến nay, một môi trường pháp luật về lao động mới đã được thiết lập Các quy định của Bộ luật Lao động năm 1994 (được sửa đôi bố sung các năm 2002, 2006 và 2007) và các văn bản pháp luật lao động hiện hành đã mang lại sức sống mới cho thị trường lao động Chỉ riêng trong lĩnh vực thiết lập quan hệ lao động toàn cầu, Việt Nam đã có sự tích cực khích lệ, nhất là trong việc tạo ra cơ chế pháp lý và các điều kiện căn bản để đưa khoảng nửa triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài và có quan hệ hợp tác lao động với gần 50 quốc gia và vùng lãnh thô trên thế giới.“2
Lực lượng dồi dào như vậy nhưng trình độ chuyên môn của lao động nông thôn chưa cao Hiện nay, lao động nông thôn có việc làm và kỹ năng chuyên môn chỉ chiếm 16,8%, còn lại 83,2% là lao động nông thôn chưa qua đào tạo, chưa có trình độ kỹ thuật chuyên môn Thêm vào đó, hầu hết các thị trường lao động vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở
các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và ở ba vùng kinh tế trọng
điểm Có thể thấy, nguồn cung lao động nông thôn dôổi dào nhưng chất lương chưa cao cả về văn hoá, kỹ năng chuyên môn cũng như hiểu biết về pháp luật và kỹ năng sống Từ đó ta có thê thấy với những yếu kém về chất lượng đào tạo, khả năng nhận thức và trình độ chuyên môn là rào cản trong vẫn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay.“
1.1.2.1.Khái niệm nông thôn, lao động nông thôn, nguồn lao động nông thôn và nguôn nhân lực nông thôn
Khái niệm nông thôn: Theo từ điển Việt Nam,°5 thì nông thôn Việt Nam là danh từ dùng để chỉ những vùng đất trên lãnh thô Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu băng nông nghiệp
Theo quan niệm của kinh tế chính trị:°® nơng thơn là khái niệm dùng để chỉ phần lãnh thổ của một nước hay của một đơn vị hành chính mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp
Ở Việt Nam, cho đến năm 2009, có đến 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào năm 1999 là 76,5%.” Con số đó những năm trước còn lớn hơn
02Đ¡iều 2 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi bố sung năm 2002, 2006 và 2007
03 TS, Lưu Bình Nhưỡng, Phó Chủ nhiệm khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội — Thực tiễn áp đụng Bộ luật
Lao động và hướng hoàn thiện pháp luật lao động — Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - số 5, (3/2009), tr 36
“Ths Pham Thanh Sơn — Giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp - Tạp chí Quản lý Nhà
nước, Học viện Hành chính Quốc gia - số 162 (7/2009), tr 22
Ú®*Từ điển Tiếng Việt của Học Viện Ngôn Ngữ - Tác giả Hoàng Phê — Nxb Đà Nẵng — 2005, tr 545
09Gáo trình Kinh tế chính trị của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Tái bản lần thứ hai có sửa chữa, bố sung) — Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội - 2006, tr.238
GVHD: ThS Diệp Thành Nguyên
Trang 13
nhiêu Chính vì thê cuộc sông và tô chức nông thôn ảnh hưởng rât mạnh mẽ đên toàn xã hội trong đó có vân đê việc làm cho lao động nông thôn
Khái niệm lao động nông thôn: theo quan niệm của người viết khi nói đến lao động nông thôn nước ta là nói đến lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào các hoạt động lao động chủ yếu ở nông thôn Chắng hạn như trực tiếp sản xuất nông nghiệp, hay trực tiếp tham gia lao động vào các công ty, xí nghiệp trên các địa bàn nông thôn,
Những năm qua trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn thay đổi không đáng kê, tình trạng thu nhập thấp và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn phô biến, trong khi đó lao động nông thôn có chuyên môn kỹ thuật từ các vùng nông thôn tới các thành thị để làm việc có thu nhập cao tăng đáng kế 5,94% Những vùng có trình độ học vẫn thấp cũng chính là những vùng có tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo chuyên môn thấp, vùng Tây Bắc chỉ có 2,3%, Tây Nguyên là 3,41% số lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề.“ Để lao động nông thôn có được trình độ chuyên môn cần điều chỉnh mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho phù hợp với yêu câu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng nông thôn Xây dựng một số cơ sở sản xuất nông nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao trong các vùng nông nghiệp trọng điểm nhằm kết hợp khuyến nông, đây mạnh hoạt động phô biến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân Trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn can chú trọng cả phương diện kỹ thuật và trình độ chuyên môn Bên cạnh đó không chỉ chú trọng các loại hình chính quy trên cơ sở phát triên hệ cao đăng, trung học chuyên nghiệp cho thanh niên nông thôn, mà đặc biệt cần quan tâm tới mô hình đào tạo cộng đồng Tăng cường đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp cho nông dân nói chung và lao động nông thôn nói riêng Nhằm giải quyết tốt vẫn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn hiện nay
Khái niệm nguồn nhân lực nông thôn: theo quan niệm của người viết, nguồn nhân lực nông thôn được hiêu là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn mà nông thôn có được, nhăm tạo ra được nguồn lao động phục vụ hoạt động sản xuât trong tương
lai
Chất lượng của nguồn nhân lực nông thôn như hiện nay ở khu vực nông thôn van còn thấp, cơ cấu đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu lao động theo trình độ, nghê nghiệp chuyên môn Thực tế trong thời gian qua, chúng ta thường chú ý đến đào tạo những ngành nghề kỹ thuật cho lao động nông thôn với chi phí đào tạo thấp, ngăn hạn
0” 08T aThanh Hà — Giải quyết việc làm cho người lao động tại các vùng kinh té trong điểm — Tạp chí Quản lý Nhà nước, Học viện Hành chính Quôc gia - sô 168 (1/2010), tr.45
Trang 14
Trong đó việc thực hiện Quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 về
chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, và việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010 theo Quyết định 101/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007, đã góp phần vào việc phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở các địa phương trong cả nước Tuy nhiên, với chất lượng của nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam như hiện nay sẽ hạn chế họ trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là khả năng tự tạo việc làm Đây mạnh phát triển nguồn nhân lực nông thôn có ý nghĩa quan trọng,
đặc biệt là trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, nguồn nhân lực nông thôn nước ta hiện nay
có sự cải thiện đáng kế về lượng và chất Nguôn nhân lực nông thôn nước ta đa số nhìn chung có trình độ chuyên môn, kỹ thuật thấp, việc làm thiếu bền vững, thích ứng chậm với sự biến đôi của thị trường lao động trong và ngoài nước, Từ khái niệm nguồn lao động ta có thể hiểu, nguồn lao động nông thôn bao gồm, những người đang hoạt động kinh tế trong độ tuôi lao động với những ngành nghề khác nhau ở khu vực nông thôn, mặt
khác, khi nói đến nguồn lao động nông thôn là nói đến cả những người làm việc nói chung tham gia tập trung sản xuất kinh tế nông thôn
1.1.2.2.Đối tượng, đặc điểm và cơ cấu lao động nông thôn nước ta
Re 7 A A A A ? A A A ` ` *
Đôi tượng của lao động nông thôn: Đôi tượng của lao động nông thôn mà người việt muôn đê cập đên trong vân đê giải quyêt việc làm đôi với lao động nông thôn đó là các công việc mà người lao động nông thôn có thê tham gia làm việc như: sản xuât nông — lam — ngư nghiệp, các ngành nghề truyền thống ở địa phương, dịch vụ, công nghiệp
Chủ thê của lao động nông thôn muốn nói đến trong bài viết này, đó là một bộ
phận nông dân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, lao động trực tiếp tham gia vào
các làng nghê truyền thống - tiêu thủ công nghiệp ở địa phương, công nhân tham gia lam
việc trong các nhà máy - xí nghiệp - doanh nghiệp và thanh niên nông thôn đang trong độ tuôi lao động
Phân loại lao động nông thôn: Lao động nông thôn có 2 loại đó là lao động nông thôn giản đơn và lao động nông thôn phức tạp
Lao động nông thôn giản đơn,°Đ là lao động không cần qua đào tạo, huấn luyện chuyên môn; là sự hao phí sức lao động của người không có trình độ chuyên môn, lao động không thành thạo Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, tất cả các loại lao động đều được quy thành lao động giản đơn Lao động giản đơn là đơn vị đo lường của các loại lao động phức tạp
Ty điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học — Tác giả Hoàng Phê — Nxb Đà Nẵng — 2005 tr 545
GVHD: ThS Diép Thanh Nguyên SVTH: Nguyễn Minh Trung
Trang 15
Lao động nông thôn phức tạp,“” là lao động của người đã qua huân luyện, đào tạo chuyên môn
Đặc điểm chung của lao động nông thôn nước ta
Trên tông thể hiện nay, nguồn nhân lực của Việt Nam có quy mô lớn Như chúng ta đã biết, Việt Nam là nước có tốc độ gia tăng dân số vào loại cao nhất thế giới, lực lượng lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng đều là dân số trẻ, đa phần họ đều nằm trong độ tuôi lao động Giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các ngành, các cấp, các tô chức xã hội và của mỗi người lao động Nhà nước tạo những điều kiện cần thiết thông qua cơ chế, chính sách, luật pháp và hỗ trợ một phan vé tai chinh dé khuyến khích các tô chức, đơn vị kinh tế và người lao động ở mọi thành phân kinh tế tự giải quyết việc làm và tạo việc làm mới.” Đặc điểm của lao động nông thôn hiện nay đồi hỏi người lao động nông thôn phải thay đôi hoạt động sản xuất của mình theo 3 hướng:
+ Tiếp tục làm việc trong lĩnh vưc nông nghiệp với việc áp dụng công nghệ kỹ thuât mới đê nang cao nang suat lao dong;
+ Chuyén dich sang lam viéc trong linh vuc phi nong nghiệp tại chỗ ở (ly nông bất ly huong);
+ Chuyén dịch sang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vu tai dia phương khác
Chính đặc điểm của người lao động nông thôn như trên làm cho vai trò của đào tạo nghệ càng trở nên quan trọng, quyết định sự thành công của việc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói chung và thành công của xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm cho lao động nông thôn nói riêng
Một đặc điểm quan trọng của thị trường lao động tác động đến phát triển nguồn nhân lực lao động nông thôn nước ta hiện nay là cung câu lao động bất cân đối Tình trạng thất nghiệp của lao động còn khá cao, tình trạng thừa nhân lực lao động phố thông nông thôn, lao động kỹ năng thấp và thiếu lao động nông thôn có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đang rất phố biến Giải quyết vẫn đề quan hệ giữa nhân lực lao động phố thông nông thôn và nhân lực lao động nông thôn có chuyên môn kỹ thuật cao phụ thuộc vào trình độ phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo nghề và tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hầu hết người lao động còn mang nặng thói quen, tập quán
'*Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học - Tác giả Hoàng Phê - Nxb Đà Nẵng — 2005 tr 545
Mục 1a Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về chủ trương và biện pháp
giải quyêt việc làm trong các năm tới
GVHD: ThS Diệp Thành Nguyên
Trang 16
kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm hạn chế, ngạy phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc Do đó, nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường là rất lớn khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế.??
Co cau lao động nông thôn: Cơ câu lao động và cơ câu việc làm đang có sự mat cân đối lớn xét theo ngành, vùng kinh tế, dẫn đến tình trạng một số ngành và vùng kinh tế có lao động đôi dư, tỷ lệ lao động thất nghiệp cao Lao động nước ta chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (54,47%), lao động ở khu vực nông thôn chiếm số lượng chủ
yếu (75%) gây sức ép lớn về giải quyết việc làm Hiện nay, thị trường lao động Việt Nam
đã bước đầu hình thành và phát triển nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phô lớn có
nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và 3 vùng kinh tế trọng điểm, ở các tỉnh khác mức
độ còn sơ khai Lao động phân bố không đồng đều, chủ yêu ở nông thôn và đồng bằng
thưa thớt ở miền núi Với tốc độ này thì để đạt mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản
là nước công nghiệp theo hướng hiện đại như định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của tất cả các cấp, các ngành
Cơ câu lao động nông thôn nước ta được xem là lao động trẻ, năng động và sáng tạo Tuy nhiên lực lượng lao động nông thôn hiện nay ở nước ta có sự chênh lệch giữa các vùng Nên từ đó dẫn đến việc ở một số nơi như Đồng bằng Sông Hông, Đồng bằng Sông Cửu Long lao động tập trung đông chủ yếu sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ Khả năng giải quyết việc làm cho số lao động dư thừa ở những nơi này vẫn là bài toán khó Nên vẫn đề đây mạnh chuyên dịch cơ câu lao động bằng nhiều hình thức, nhiều chính sách kêu gọi đầu tư nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn đang là vẫn đê cấp thiết Công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn mà mục tiêu cụ thê là đây mạnh chuyển đổi cơ cầu kinh tế có nhiều tiễn bộ Vi thé chuyển dịch cơ câu kinh tế khu vực nông thôn sẽ là yêu cầu cấp bách nhằm giải quyết tốt vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nước ta hiện nay
1.1.2.3.Vai trò của lao động nông thôn nước ta hiện nay
Ngày nay lao động nông thôn đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển của xã
hội Trong vẫn để giải quyết việc làm nếu giải quyết tốt sẽ thúc đây sự phát triển về kinh
tế của nước ta nói chung và của riêng vùng nông thôn Giải quyết được thực trạng lao
#2 ThS Phạm Thanh Sơn - Giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp - Tạp chí Quan ly Nhà
nước, Học viện Hành chính Quốc gia - số 162 (7/2009), tr 22
#3ThS Phạm Thanh Sơn - Giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp - Tạp chí Quản lý Nhà
nước, Học viện Hành chính Quốc gia - số 162 (7/2009), tr 23
Trang 17
động - việc làm nông thôn không những tạo ra được nhiêu công ăn việc làm cho lực lượng
lao động nông thôn, tạo sự cân bằng xã hội thu hẹp khoảng cách giữa vẫn đề lao động - việc làm giữa lao động nông thôn và thành thị Đồng thời, với sự phát triển của hệ thống các cơ sở dịch vụ việc làm cũng có đóng góp quan trọng đối với thúc đây phát triển nguồn nhân lực lao động nông thôn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn có vai trò to lớn góp phân vào sự phát triển chung của đất nước Là yếu tố cần thiết dé đáp ứng yêu câu của phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế 9
Tuy nhiên, để các hoạt động đào tạo nghệ cho lao động nông thôn thật sự đi vào "cuộc sông”, tạo được sự đồng thuận cao của người dân, cân lưu ý một sô vân đê sau:
Thứ nhất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thật sự của các doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân, chứ không phải là các hoạt động có tính phong trào, nhất thời Vì vậy, cần năm chắc được các nhu cầu (theo từng nghề, nhóm nghé, vị trí công việc, ) của người dân ở từng địa phương (xã, huyện) và của doanh nghiệp, thông qua
điêu tra khảo sát nhu câu
Thứ hai, cần phải có sự "vào cuộc” của cả hệ thống chính trị ở địa phương Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, ở địa phương nào có sự quan tâm của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyên và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, thì ở địa phương đó công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đạt được kết quả mong muốn
Việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đảo tạo, hình thức đào
tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt,
Thứ ba, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm góp phan bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo; gắn với xây dựng nông thôn mới Thực tế thời gian qua cho thấy, ở nơi nào có sự phối hợp tốt giữa các đối tác này thì đào tạo nghề đạt được kết quả rất tích cực, người dân có việc làm, năng suất lao động và thu nhập của người dân được nâng lên, giảm nghèo bên vững Đề thực hiện Đề án “Đảo tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đạt kết quả cao, góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sông cho lao động nông thôn, các địa phương cần đưa công tác dao tao nghé cho lao động nông thôn vào một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
(ThS Pham Thanh Sơn — Giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp - Tạp chí Quản lý Nhà nước, Học viện Hành chính Quôc gia — sô 162 (7/2009), tr.23
Trang 18
chiên lược phát triên kinh tê - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đên năm 2020;
ban hành chương trình hành động để chỉ đạo sâu sát đề án có quy mô lớn này
1.1.2.4.Nhận xét chung
Với tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn thì vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn Trong khi nhu cầu xã hội hiện nay đang đòi hỏi người lao động nông thôn mà muốn làm việc cho các công ty, xí nghiệp hoặc các doanh nhiệp đồi hỏi đến vẫn đề trình độ chuyên môn thì họ không đáp ứng được Vì thế, chúng ta không nên đồ lỗi hết cho doanh nghiệp tuyên dụng lao động mà một phân cũng là do nguồn nhân lực của nông thôn Với sự thiếu hụt lực lượng lao động nông thôn có trình độ chuyên môn như hiện nay, đã làm cho các doanh nhiệp không thê tuyên lao động vào làm việc ở các khâu mà đời hỏi trình độ chuyên môn Một số ít lao động nông thôn được tuyên dụng làm việc trong các doanh nghiệp thì hầu như họ phải làm các công việc nặng nhọc lương không cao, chỉ giải quyết một tỷ lệ nhỏ số lao động nông thôn có việc làm
Chính phủ lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đi dân phát triên vùng kinh tế mới gắn với chương trình giải quyết việc làm; lập quỹ quốc gia về việc làm từ ngân sách Nhà nước và các nguôn khác, phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm Hàng năm Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình
và quỹ quốc gia về việc làm.” Nhân tố di cư của lao động nông thôn lên thành thị đặc
biệt là bộ phận thanh niên nông thôn trong độ tuôi lao động cũng có tác động đến phát triên kinh tế - xã hội của đất nước Thực tế cho thấy, tác động của vẫn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đối với thị trường lao động thành thị và các vùng kinh tế trọng điểm, nơi có tăng trưởng kinh tế cao và nhanh chóng hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất đảm bảo được sự cân đối về nguồn nhân lực lao động Nguồn nhân lực lao động nông thôn qua đào tạo tuy đạt chỉ tiêu đề ra, nhưng chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các nhà tuyến dụng; hoạt động đào tạo lao động nông thôn của phân lớn các trường, cơ sở dạy nghề chưa thật sự gắn kết với doanh nghiệp nên một số cơ sở tuyến dụng phải đào tạo bố sung hoặc đào tạo lại
1.2.Một số vẫn đề chung về việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay
Ở nước ta, quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc liên quan đến việc làm nông thôn và chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Đây là tiên đề quan
Ó5'Khoảán 1 Điều 15 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi bỗ sung năm 2002, 2006 và 2007
GVHD: ThS Diép Thanh Nguyên SVTH: Nguyễn Minh Trung
Trang 19trong dé sử dụng có hiệu quả nguôn lực lao động nông thôn, góp phân tích cực vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thất nghiệp
và thiếu việc làm đối với lao động nông thôn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập của đại
bộ phận lao động nông thôn vẫn còn ở mức thấp Vì vậy,vẫn đề đặt ra là phải giải quyết tốt nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn
Bộ luật Lao động năm 1994 được sửa đổi bd sung nim 2002, 2006 và 2007 cũng
đã xác định trách nhiệm các bên trong việc giải quyết việc làm, bảo đảm việc làm tại các điều 14, 15, 17 Trong đó nêu rõ Nhà nước có trách nhiệm về giải quyết việc làm ở tầm vĩ mô, như định chỉ tiêu kế hoạch việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm có chính sách ưu đãi khuyến khích về giải quyết việc làm (hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc giảm miễn thuế, ); Chính phủ lập chương trình quốc gia về việc làm, lập quỹ quốc gia về việc làm, phát triển hệ thống dịch vụ dịch vụ về việc làm, có biện pháp tô chức day nghé, dao tao lai, ; Uy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố lập chương trình và giải quyết việc làm của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp
quyết định Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các đoàn thê nhân dân, các tô
chức xã hội có trách nhiệm tham gia thực hiện các chương trình quỹ giải quyết việc làm theo khoản 3 Điêu 15, bên cạnh quyền được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm, người lao động cũng có trách nhiệm: phải trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tô chức dịch vụ việc làm theo Điều 16; tự tạo việc làm bằng sự hỗ trợ của Nhà nước theo khoản 1 Điều 14; phải học nghê phù hợp với yêu cầu việc làm của mình theo Điều 20.9
Khi nói đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nước ta đã có một số ý kiến cho rằng: Trước tiên là cần đây mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn sao cho phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động: đào tạo phải gắn với công nghệ, đào tạo theo địa chỉ Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tăng tý lệ lao động nông nghiệp chuyên sang dịch vụ và công nghiệp ở các địa phương để tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn Và cuối cùng là kêu gọi sự hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các trường trường dạy nghề chất lượng cao để lao động nông thôn có trình độ chuyên môn để nhằm giải quyết tối ưu bài toán việc làm cho lao động nông thôn như hiện nay
Đê án đào tạo nghê cho lao động nông thôn là đê án có tính xã hội và nhân văn sâu sắc, không chỉ thê hiện "ý đảng" mà còn nhận được sự đông thuận rât cao của người dân
COTS Luat hoc Pham Céng Tritt - Mét s6 van dé pháp ý về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam — Tạp chí Quản lý Nhà nước, Học viện Hành chính Quôc gia, sô 164 (3/2010), tr 50
GVHD: ThS Diệp Thành Nguyên
Trang 20
Trong quá trình triên khai thực hiện, các cấp, các ngành, các tô chức chính trị - xã hội -
nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng và người dân đã "vào cuộc" cùng với Chính phủ Có thê nói đây là chương trình huy động được sự tham gia của cả hệ thông chính trị ở Trung ương và địa phương Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội, các ngành, các địa phương đã có những hoạt động thiết thực, sáng tạo, tạo ra nhiều mô hình dạy nghề và hình thức dạy nghề thích hợp Một số mô hình bước đầu triển khai có hiệu quả Hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn không chỉ huy động các cơ sở chuyên dạy nghề mà còn huy động được "chất xám" của các viện nghiên cứu, các trường đại học; huy động được sự tham gia giảng dạy của những lao động kỹ thuật từ các doanh nghiệp, những nghệ nhân trong các làng nghè, Bản thân người nông dân và lao động nông thôn là những đối tượng được thụ hưởng chính sách cũng đã tích cực ủng hộ chủ trương của Chính phủ, từ việc đưa ra nhu cầu học nghề của mình đến việc tham gia đầy đủ vào các
khóa đào tạo, bởi bọ thấy đây là những hoạt động thiết thực, đem lại lợi ích thật sự cho
bản thân và gia đình họ Những kết quả bước đầu này đã tạo động lực để thu hút những lao động nông thôn khác trong các làng, xã, tham gia các khóa đào tạo nghệ được tổ chức tại địa bàn
1.2.1.Khái niệm việc làm, việc làm nông thôn nước ta hiện nay
Khái niệm việc làm: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cầm đêu được thừa nhận là việc làm.”?
Trên thế gidi, quan niệm về việc làm được đưa ra dưới nhiều góc độ, với những phạm vi rộng, hẹp khác nhau Giáo sư N.Y.Asuda (Nhật Bán) cho rằng: “Việc iàm là những tác động của người lao động vào vật chất sinh ra lợi nhuận ”.2 Cô vẫn Văn phòng lao động Quốc tế Giăng Mutê đưa ra quan điểm: “Việc làm như một tình trạng, trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do có một sự tham gia tích cực có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất” Theo đó, việc làm phải có yếu tô trả công trong khi sự trả công thông thường chỉ được thực hiện trong quan hệ làm công
Dưới góc độ pháp ly, trước khi có Bộ luật lao động 1994, khái niệm việc làm ở Việt Nam được hiểu thông qua khái niệm người có việc làm Theo tài liệu của Tổng cuc thống kê, sử dụng cho việc điều tra dân số (1989) thì “Những người được coi là những người làm việc có thu nhập, không bị pháp luật cấm” Khái niệm này tương đối thông
#?Điều 13 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và năm 2007
Trang 21nhât với quan niệm việc làm trong Bộ luật lao động hiện nay: “Mọi hoạt động tạo ra
nguồn thu nhập, không bị pháp luật cắm đều được thừa nhận là viée Jam” Khái niệm việc làm dưới góc độ luật pháp bao gôm các yêu tô sau:
Thứ nhất, việc làm là những hoạt động lao động Có thể hiểu lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các giá trỊ vật chất và tỉnh thần trong xã hội Các
hoạt động này thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ Nếu không có hoạt động lao động thì không có việc làm nhưng hoạt động lao động chỉ là dâu hiệu cơ bản của việc làm mà không thể đồng nhất lao động với việc làm,
Thứ hai, các hoạt động đó phải tạo ra thu nhập Để thực hiện việc làm, người lao động phải sử dụng sức lao động của mình tác động vào các đối tượng lao động và sự tiêu hao sức lao động đó phải được bù đắp bằng lượng giá trị nhất định đủ để tái sản xuất lao động và duy trì cuộc sống Thu nhập chính là lý do, mục tiêu, động lực thúc đây người lao
động thực hiện và duy trì việc làm,
Thứ ba, các hoạt động lao động đó phải hợp pháp Hoạt động nói chung và lao động nói riêng là thuộc tính tự nhiên của con người, không đợi sự cho phép của pháp luật hay nhà quản lý Tuy nhiên, như Mác đã từng nói: “Bản chất con người là tông hòa các môi quan hệ xã hội”,°° Việc làm là vấn đề mang tính xã hội sâu sắc Với chức năng quản lý xã hội, để bảo đảm sự ốn định và phát triển chung, bất kỳ nhà nước nào cũng sử dụng pháp luật làm công cụ để giới hạn quyên tự do việc làm của mỗi cá nhân trong khuôn khô cần thiết Như Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Công Trứ đã nhận xét, quan điểm về việc làm trong Bộ luật Lao động đã “thể hiện được nguyên tắc quan trọng của một nhà nước pháp quyền là công dân có thê làm được tất cả những gì mà pháp luật không cắm, thay cho nguyên tắc trước kia là công dân chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”.”” Qua những phân tích trên, có thê hiểu việc làm là những hoạt động lao động hợp pháp, mang tính nghề nghiệp và tương đối ôn định, tạo ra thu nhập hoặc khả năng tạo ra thu nhập cho người
thực hiện
Ở®Đj¡ều 13 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi bỗ sung năm 2002, 2006 và 2007
3C, Mác và Ph ăngghen, toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 1995, tr.11 32Gáo trình luật lao động Việt Nam — Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 1999, tr.165
Trang 22Dưới góc độ ngôn ngữ học, việc làm được hiệu là: “Công việc được giao cho lam và được trả công”.°? Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học thì phải phân biệt: Việc làm là danh từ chung, chỉ đối tượng của hợp đồng lao động còn công việc thường có tính cụ thé, là một trong những nội dung cơ bản của hợp đồng đó Một trong những vẫn đề mang tính cấp thiết nhất hiện nay là giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, bảo đảm cho người lao động nông thôn có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội
Vài nét chung về việc làm cho lao động nông thôn ở nước ta hiện nay
Có thê nói, trong thời kỳ 1986 đến 1994, giai đoạn đầu thực hiện công cuộc đổi mới, vẫn đề việc làm đã được nhận thức lại phù hợp với tiễn trình đổi mới của đất nước Những biện pháp được thế giới đúc kết, đã được ghi nhận trong các công ước quốc tế về vẫn đề việc làm trong cơ chế thị trường từng bước đã được vận dụng ở Việt Nam, như: dịch vụ việc làm, di dân, làm việc ở nước ngoài (hợp tác lao động), trợ cấp thất nghiệp, các chương trình việc làm cho các đối tượng đặc thù Đồng thời, chúng ta cũng có những giải pháp sáng tạo đáp ứng trực tiếp những đời hỏi của thực tiễn đất nước, như: cho vay vốn, chuyên đôi cơ câu kinh tế, sắp xếp lao động, Tất cả điều này được thực hiện thông
qua một loạt những chính sách, pháp luật, trong đó Nghị quyết số 120/HĐBT là một đột
phá toàn diện từ chủ trương, phương hướng đến biện pháp thực hiện Chính những văn bản pháp quy trong lĩnh vực việc làm và những kinh nghiệm qua thực tiễn áp dụng đã là cơ sở để xây dựng chương “Việc làm” trong Bộ luật Lao động, được thông qua ngày 23/6/1994 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa IX.$ Việc làm cho lao động nông thôn đang là một vẫn đề kinh tế - xã hội gay gat ở nước ta, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn có mật độ dân sô cao
Phân bố lại dân cư và nguồn lao động nông thôn giữa các vùng, để vừa tạo thêm việc làm, vừa khai thác được tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng Đặc biệt trong vẫn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như hiện nay Phương hướng cơ bản là gắn việc
giải quyết việc làm với nhiệm vụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát huy
tiềm năng các thành phân kinh tế, gắn lao động với đất đai và tài nguyên của đất nước; kết hợp giữa giải quyết việc làm tại chỗ là chính với mở rộng hoạt động đê phát triển việc làm
#9 ThS Nguyễn Thị Kim Phụng — “Việc làm” dưới góc độ của pháp luật lao động — Tạp chí Luật học - số 134 (6/2004) — tr 64
Ö5}TS, Luật học Phạm Công Trit - Mét s6 van dé phdp lý về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam — Tạp chí
Quản lý Nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia — số 164 (3/2010), tr 49 GVHD: ThS Diệp Thành Nguyên
Trang 23
ngoài nước Tô chức đào tạo, đào tạo lại và phô cập nghê cho lao động xã hội đê họ tự tìm
việc làm, tự hành nghê.®9
Trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX, việc đây mạnh đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nông thôn nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được chú trọng nhiều Các nghề thủ công truyền thống, các hoạt động dịch vụ ở nông thôn được khôi phục và phát triển Lao động nông thôn mang tính thuần nông ngày càng giảm đi Nước ta đang đây mạnh công nghiệp hố nơng thơn, nhờ vậy vẫn đề việc làm cho lao động nông thôn sẽ được giải quyết vững chắc hơn Việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo (trong đó có các hình thức đào tạo từ xa, đào tạo mở rộng, ), đây mạnh hoạt động hướng nghiệp ở các nhà trường, hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm vừa giúp nâng cao chất lượng lao động nông thôn, vừa giúp cho người lao động nông thôn có thê tự tạo việc làm hoặc đề tìm việc làm hơn
Giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và của mỗi người lao động Nhà nước tạo những điêu kiện cân thiết thông qua cơ chế, chính sách, luật pháp và hỗ trợ một phân về tài chính để khuyến khích các tổ chức, đơn vị kinh tế và người lao động ở mọi thành phân kinh tế tự giải quyết việc làm và tạo việc làm mới.#? Đối với lao động nông thôn, việc làm là cái được quan tâm đầu tiên và đồng thời là điều quan tâm suốt cả cuộc đời lao động Việc làm đây đủ, việc làm có hiệu quả, việc làm được tự do lựa chọn, ba van dé đã được Tổ chức lao động quốc tế đặt ra và mong muốn các quốc gia phải có những nỗ lực để bảo đảm Chương trình đảo tạo, đào tạo lại và dạy nghề gắn với dich vụ việc làm (giới thiệu, tư vấn, cung ứng lao động, ) thông qua các dự án phát triển các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm, trung tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyên giao công nghệ ở một số địa phương và thành phố lớn, ở các tô chức xã hội (Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nơng dân, ).°®
Trong giai đoạn 2007 - 2009, Việt Nam gặp nhiều thách thức do tác động của nền kinh tế toàn cầu bị suy giảm với những ảnh hưởng rõ rệt đến thị trường lao động nhất là vẫn đề việc làm cho lao động nông thôn, tỷ lệ việc làm trong giai đoạn này rất thấp nên
lao động nông thôn thất nghiệp do không có việc làm rất lớn Có thể nói chương trình
Ở5)Mục 2a, b Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 thang 4 năm 1992 về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải
quyết việc làm trong các năm tới
Mục 1a Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết
việc làm trong các năm tới
Mục 2e Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết
việc làm trong cac nam toi
GVHD: ThS Diệp Thành Nguyên
Trang 24
việc làm là một nội dung mới của Bộ luật Lao động, phản ánh xu hướng “chương trình hóa việc làm là một vẫn đề mới nên trong nhận thức, quan niệm cũng như trong việc xây dựng, thực hiện chương trình cũng không thể tránh khỏi những khó khăn, bất cập
Ngành chiếm nhiều lao động nông thôn nhất ở Việt Nam là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với gần 14 triệu lao động nông thôn cả nước (2008) Số liệu trên cho thấy sự chuyên đôi cơ câu của thị trường lao động nông thôn Việt Nam từ những việc làm trong ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp, đòi hỏi nhiều lao động sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn, được đầu tư công nghệ và tài chính nhiều hơn Hầu hết các dự báo cho rằng, việc làm đối với lao động nông thôn trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có chiều hướng giảm và sẽ ở mức 11 triệu lao động nông thôn vào năm 2020 Lao động nông thôn có trình độ và kỹ năng chuyên môn sẽ là chất xúc tác kích thích vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay
1.2.2.Những thuận lợi và khó khăn về vấn đề việc làm ở nông thôn
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 được
thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: “Giải quyết
việc làm cho lao động nói chung và việc làm cho lao động nông thôn nói riêng là yếu tố
quyết định đề phát huy nhân tố con người, dn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã
hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân” Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng nhân mạnh: “Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghệ, tự tạo và tìm việc làm” Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và sự nỗ lực vươn lên của nhân dân, những năm qua, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động đã thu được nhiều kết quả khả quan.“
Các cơ chế, chính sách vẻ lao động - việc làm cho lao động nông thôn được kịp thời đánh giá, bỗ sung và sửa đối bảo đảm ngày càng thơng thống, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động nông thôn Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về lao động - việc làm cho lao động nông thôn ngày càng hoàn thiện, nhiều luật cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện luật được ban hành và đi vào
2TS Luật học Phạm Công Trứ - Một số van dé phap ly về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam — Tạp chí
Quan ly Nha nước, Học viện Hành chính Quốc gia — so 164 (3/2010), tr 50
ThS Phạm Thanh Sơn - Giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp — Tạp chí Quản lý Nhà nước, Học viện Hành chính Quôc gia - sô 162 (7/2009), tr 25
GVHD: ThS Diệp Thành Nguyên
Trang 25
cuộc sông như Bộ luật lao động, Luật dạy nghệ, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao
động việc Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã từng bước hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm cho lao động nông thôn Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường, Nhà nước đã thực hiện vai trò “bà đỡ” thông qua việc ban hành các chính sách cho nhóm lao động nông thôn như các
chế độ ưu đãi đối với lao động nông thôn là người tàn tật, lao động là người dân tộc thiểu
số, hỗ trợ lao động đôi dư, góp phần hỗ trợ người lao động nông thôn tạo việc làm, nhanh chóng ôn định cuộc sống
Nhà nước định chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm và hàng năm, tạo điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc giảm, miễn
thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để người có khả năng lao động tự giải
quyết việc làm, để các tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phân kinh tế phát triển
nhiều nghề mới nhằm tạo việc làm cho nhiều người lao động”.“) Những chủ trương của Đảng về đây mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong vẫn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cả nước, bằng nhiều biện pháp tăng cường đầu tư đã tạo động lực to lớn, đưa nên kinh tế nước ta ngày càng ôn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế được
duy trì liên tục ở mức cao (từ 7% - 7,5%/nam), hang nam vốn đầu tư đào tạo nghề cho lao
động nông thôn chiếm trên 35% GDP Cùng với đó là các Chương trình phát triển nông nghiệp, lao động nông thôn; Chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ; các chương trình, dự án trọng điêm kinh tế - xã hội của Nhà nước; Chương trình xây dựng và phát triên các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, được thực hiện góp phân giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức lao động nông thôn tạo môi trường lành
mạnh để doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo và tự tạo việc làm cho
lao động nông thôn Qua đó hàng năm đã giải quyết việc làm cho từ 1,1 - 1,2 triệu lao động (trong đó lao động nông thôn là khoảng 600 nghìn người), tận dụng tối đa nguồn nhân lực nông thôn cho phát triển đất nước, từng bước nâng cao và cải thiện đời song cua lực lượng lao động ở các vùng nông thôn cả nước.”
Xuất khẩu lao động cũng đã đem lại kết quả tốt, đối với nước ta, đây là một hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tương đối hiệu quả, bởi nó tạo nguôn thu nhập tương đối cao và ôn định so với lao động tự tạo việc làm trong nước (ví dụ, thu nhập bình
quân một lao động Việt Nam tại Đài Loan hiện nay khoảng 300USD/thang, Han Quốc
500USD/tháng, Nhật Bản 300 - 500 USD/(tháng, trong khi đó mức thu nhập bình quân
Khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi bỗ sung năm 2002, 2006 và năm 2007
đ2ThS Phạm Thanh Sơn — Giải quyêt việc làm ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp — Tap chi Quan ly Nhà nước, Học viện Hành chính Quôc gia - sô 162 (7/20090), tr.20
GVHD: ThS Diệp Thành Nguyên
Trang 26
một lao động có việc làm tại Việt Nam tương đương khoảng 40 USD/tháng) Xuất khâu
lao động cũng góp phần vào việc đào tạo nghề cho người lao động Đối với lao động xuất
khẩu, đây là cơ hội để họ có điều kiện học tập về kỹ thuật, tiếp cận công nghệ hiện đại, tích lũy kinh nghiệm, tạo ý thức chấp hành ký luật lao động, Theo thống kê, đến nay số
lao động nông thôn Việt Nam đã có mặt ở 40 nước và vùng lãnh thô với hơn 30 nhóm nghề các loại, trên 50% lao dộng đi làm việc ở nước ngoài đã được đào tao nghề Giai đoạn 2001 - 2005, nước ta đã đưa được 295,1 nghìn lao động di làm việc ở nước ngoài, từ
năm 2006 đến nay, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa khoảng 83000 lao động, chiếm
khoảng 5% tông số lao động nông thôn được giải quyết việc lam.“
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều yếu kém bất cập: Sự tác động chủ động trong chuyên dịch cơ câu lao động nông thôn không rõ đã làm cho lao động nông thôn sau khi đi làm việc ở tỉnh xa sau một thời gian lại quay về địa phương vì không có việc làm Trước đây, số lao động nông thôn tham gia sản xuất nông nghiệp chỉ thiếu việc làm - không có thất nghiệp toàn phân, thì nay số lao động nông thôn thất nghiệp toàn phân có xu hướng tăng lên Sự cạnh tranh trong nên kinh tế thị trường hiện nay cũng là một yếu tố cũng góp phần dẫn đến số lao động nông thôn mất việc làm thường xuyên; hằng năm, lại có thêm 1,1 triệu người bước vào độ tuôi lao động, khoảng nửa triệu học sinh, sinh viên, người học nghê tốt nghiệp ra trường và người lao động nông thôn, nhưng hệ thống chính sách chưa bao dam cho người lao động nông thôn khả năng tim việc; người lao động nông thôn chưa được bảo đảm ôn định về thời gian lao động nhất định Hơn nữa, từ phía người lao động nông thôn đó là tình trạng tự ý bỏ việc, tự do di chuyển nơi làm việc mà luật pháp, chính sách khơng kiểm sốt được cũng gây ra rất nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
1.2.3.Vẫn đề giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay
Trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nước ta hiện nay, cùng với cùng với Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và Quyết định 81/2005 ngày 18 tháng 04 năm 2005 về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, góp phân vào việc giải quyết việc làm hiện nay “Chính phủ có chính sách và biện pháp tổ chức dạy nghẻ, đào tạo lại, hướng dẫn sản xuất kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo
Ó3)TS Luật học Phạm Công Trứ - Mộ số vấn dé phap ly vé viéc lam va gidi quyét viéc lam & Viét Nam — Tap chi
Quan ly Nha nước, Học viện Hành chính Quốc gia — so 164 (3/2010), tr 54
Trang 27
việc làm; hỗ trợ vê tài chính cho những địa phương và ngành có nhiêu người thiêu việc làm hoặc mắt việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ” Có thê nói, chương trình việc làm là một nội dung mới của Bộ luật Lao động, phản ánh xu hướng “chương trình
hóa” các vấn đề kinh tế - xã hội ở nước ta và phù hợp với trào lưu thế giới Tuy nhiên, vì
chương trình hóa việc làm là một vẫn đề mới nên trong nhận thức, quan niệm cũng như
trong việc xây dựng, thực hiện chương trình cũng không thể tránh khỏi những khó khăn,
bất cập “5
Thực hiện xã hội hoá hoạt động dạy nghệ, khuyến khích tố chức, cá nhân Việt Nam, tô chức, cá nhân nước ngoàải, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghé cao tham gia dạy nghề; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghê truyền thống và ngành nghề ở nông thôn.“ Một thực tế hiện nay là lao động nông thôn sau khi đã được đào tạo chuyên môn nhưng sau khi ra làm việc thì số lao động nông thôn không làm đúng nghệ đã học Nguyên nhân chủ yếu do cơ quan hữu quan mở lớp học nghê cho lao động nông thôn vào học nhưng không biết nhu cầu người dân muốn học gì, học để làm gì
Quyết định 101/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010 Góp phân thực hiện mục tiêu chung của nên kinh tế về bảo đảm việc làm cho khoảng 49,5 triệu lao động, tạo việc làm mới cho 8 triệu lao động trong 5 năm 2006 - 2010 (trong đó, trực tiếp từ Chương trình này là 2 - 2,2
triệu lao động) và giảm tý lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% vào năm 2010
Với mục tiêu cụ thể đến năm 2010: Tạo việc làm cho 2 - 2,2 triệu lao động thông
qua Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong 5 năm 2006 - 2010, trong đó: Tạo
việc làm trong nước cho 1,7 - 1,8 triệu lao động theo các dự án vay vốn tạo việc làm từ
Quỹ quốc gia về việc làm; Tạo việc làm ngoài nước cho 40 - 50 vạn lao động từ hoạt động của các doanh nghiệp xuất khâu lao động và Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước Nâng
cao năng lực và hiện đại hoá 30 - 40 trung tâm giới thiệu việc làm và hồn thiện hệ thống
thơng tin thị trường lao động: nâng số người được tư vẫn và giới thiệu việc làm lên 4 triệu người trong 5 năm; xây dựng và đưa vào sử dụng trang Web về thị trường lao động vào
“Khoản 4 Điều 17 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và năm 2007
“OTS Luat hoc Pham Cong Trứ - Một số vấn đề pháp lý về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam — Tạp chí
Quản lý Nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia — số 164 (3/2010), tr 47 Khoản 3 Điều 7 Luật đạy nghề 2006
đ?Mục I.1, Điều 1Quyết định 101/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007 Phê duyệt đề án Chương trình mục tiêu
quốc gia về việc làm đến năm 2010
GVHD: ThS Diệp Thành Nguyên
Trang 28
năm 2008; Tập huân nghiệp vụ cho 75 nghìn cán bộ làm công tác lao động - việc làm từ Trung ương đến địa phương.“
Để cụ thê hóa Chương trình hành động, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020" (gọi tắt là Đề án 1956) Quyết định nêu rõ quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta là đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu câu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nhà nước tăng cường dau tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện
công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy
động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn Đây là cơ sở tạo hành lang pháp lý để các hoạt động đào tạo nghè cho lao động nông thôn phát triên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng quát bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng một triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bôi dưỡng cho 100.000 lượt cán bộ, công chức xã Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phân chuyên dịch cơ cầu lao động và cơ câu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Đề thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã nêu, Dé án đề ra các giải pháp và các hoạt động cụ thể với tông kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho 10 dự kiến là 25.980 tỷ đồng Có thê nói đây là đề án lớn nhất trong lĩnh vực đào tạo nghề từ trước đến nay, nhiều cả về nội dung, lớn cả về quy mô kinh phí đề thực hiện
Đề giải quyết tốt vẫn đề việc làm cho lao động nông thôn đề án 1956 mà Chính phủ vừa phê duyệt là Đề án có quy mô lớn nhất từ trước tới nay hướng tới khu vực lao động nông thôn Nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chính sách lao động-việc làm nông thôn Đại bộ phận lao động nông thôn chưa qua đào tạo nghề Trước
thực tế đó, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐÐ-
TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) Đề án 1956 đã mở ra nhiêu cơ hội học nghê, lập nghiệp cho lao động nông thôn Mục tiêu tổng quát của Đề án 1956 tập trung vào các hợp phân đào tạo: lao động nông thôn làm việc ở khu vực nông nghiệp, lao động nông thôn làm việc ở khu vực phi nông nghiệp, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm tăng thu nhập của lao động nơng thơn
®Mục I.2, Điều 1Quyết định 101/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007 Phê duyệt đề án Chương trình mục tiêu
quôc gia vê việc làm đên năm 2010
Trang 29
Trong vân đê giải quyêt việc làm cho lao động nông thôn với những thuận lợi dat được trong vẫn đề việc làm nông thôn còn có những khó khăn cơ bản Các đối tượng lao động nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng núi còn đang rất lúng túng trong việc xác định nghề học Một số đối tượng lao động nông thôn ở vùng ven biên, do đặc thù nghề làm theo mùa vụ nên họ rất khó khăn trong việc sắp xếp thời gian tham gia việc học nghề Thêm nữa, nhiều lao động nông thôn băn khoăn do dự trong việc tham gia các khoá học nghề vì họ không biết học nghề ra có tìm được việc làm hay không
1.2.3.1.Tình trạng mất cân đối về việc làm giữa nông thôn và thành thị
Tình trạng mất cân đối về việc làm giữa khu vực nông thôn và thành thị là rất lớn Theo Công bố sáng ngày 31/12/2010 của Tông cục thống kê cho hay tý lệ việc làm được tạo ra cho lao động ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị chưa đến 13% chỉ tiêu đề ra Tỷ lệ việc làm cho lao động nông thôn trong độ tuôi năm 2010 ước tính là 8%, trong đó tỷ lệ việc làm cho lao động tại khu vực thành thị là xấp xỉ 4,8% Nếu so với năm 2009, tỷ lệ việc làm giữa khu vực nông thôn và thành thị giảm 0,2% Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ việc làm cho lao động khu vực thành thị giảm 0,17% thì tỷ lệ việc làm khu vực nông thôn lại tăng thêm 0,3% Nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ việc làm khu vực nông thôn tăng là do ngày càng có nhiều công trình, xí nghiệp được xây dựng tại các địa phương nên đã giải quyết được một lượng lớn lao động nông thôn trong đó có lao động nông thôn tại chỗ tìm được việc làm.”
Thực hiện Quyết định 101/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010, trong đó có nêu lên về việc tiếp tục hoàn thiện chính sách về lao động - việc làm và Chương trình xây dựng pháp luật liên quan tới bảo hiểm thất nghiệp, xuất khâu lao động, dạy nghè ;”” Trong năm 2008 đến nay, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã phải cắt giảm lao động, tỷ lệ việc làm lao động nông thôn và thành thị cũng giảm Ở nông thôn số lao động nông dân và thanh niên không có việc làm ngày càng tăng, do sản xuất mang tính thời vụ nên sau khi xong vụ mùa nông dân cũng chẳng biết làm gì vì không có tay nghề và trình độ chuyên môn
Trang 30việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghệ và học nghê đê có việc làm, mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận
lợi hoặc giúp đỡ”.5 Nhằm hạn chế sự mắt cân đối này chỉ tính riêng giai đoạn 2001 - 2005, nước ta đã tạo việc làm cho 5,55 triệu lao động; năm 2006 là 1,22 triệu, năm 2007
là 1,25 triệu và năm 2008 là 1,28 triệu lao động Việc làm được tạo ra chủ yếu Ở Các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (hằng năm có từ 40 đến 50 nghìn doanh nghiệp được thành lập) Hiện nay, cả nước có 150 khu công nghiệp; trong đó, có 110 khu đã đi vào hoạt động
Các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân phát triển mạnh (hiện cả nước có trên 3 triệu hộ kinh doanh cá thê, 17.535 hợp tác xã kiêu mới, trên 2.000 làng nghẻ), Đây là những cơ
sở góp phần rất quan trọng tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.”
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyên từ tạo việc làm trực tiếp sang gián tiếp thông qua các chính sách, nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm Những năm qua, Chương trình đã có sự lồng
phép hiệu quả với các chương trình phát triển kinh tế — xã hội khác, thực hiện các dự án
về tín dụng việc làm với lãi suất ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm góp phân thúc đây chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ câu lao động, gắn dạy nghề với tạo việc làm, thúc đây thị
trường lao động phát triển Từ năm 2001 - 2008, Quỹ quốc gia về việc làm đã cho vay
hơn 100 nghìn dự án lớn, nhỏ, góp phân tạo ra hàng triệu chỗ làm cho công nhân (chỉ tính riêng trong 4 năm 2001 - 2004, Quỹ đã cấp 3.700 tỉ đồng vốn cho trên 80 ngàn dự án, tạo việc làm cho 1,32 triệu người) Đồng thời, qua việc thực hiện Chương trình đã góp phân nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của người dân và của xã hội về giải quyết việc làm; người lao động ngày càng chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, không thụ động, trông chờ ÿ lại vào sự hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước Tỷ lệ lao động thiếu việc làm khu vực nông thôn và thành thị hiện là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007 Đáng chủ ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3% Trong vòng 5 năm lại đây, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm đối với người lao
động nông thôn có xu hướng giảm 0,3 - 04%%/năm, trong đó thành thị là 0,1 - 0,2%/nam
Nhung do ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ này đang tăng dân Việt Nam đang tích cực triển khai các giải pháp để giảm tỷ lệ thiếu việc làm về đúng quỹ đạo giảm như các năm trước.”
Khoản 3 Điều 5 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và năm 2007
®? ThS Phạm Thanh Sơn — Giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp — Tạp chí Quản lý
Nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia — số 162 (7/2009), tr.21
©)ThS Pham Thanh Sơn - Giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp — Tạp chí Quản lý
Nhà nước, Học viện hành chính Quốc gia — số 162 (7/2009), tr.21
Trang 31
Ngoài vân đê thiêu việc làm thì tỷ lệ thât nghiệp cũng ảnh hưởng rât lớn đên vân đề làm thế nào để cân đối tỷ lệ việc làm giữa thành thị và nông thôn Theo các số liệu thống kê gần đây, tý lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn Một thực tế hiện nay, tình trạng mắt cân đối về việc làm giữa lao động nông thôn và thành thị là không có điểm dừng, khoảng cách càng ngày rộng do sự thiếu đồng bộ trong quá trình giải quyết, khi tập trung giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn thì lại “quên” giải quyết vẫn đề
việc làm cho lao động thành thị làm cho tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cứ “bám lấy
nhau”, nên từ đó dẫn đến tình trạng mất cân đối về việc làm giữa lao động nông thôn và
thành thị Nguồn cầu lao động nông thôn là rất lớn trong khi tỷ lệ việc làm không nhiều
dẫn đến dư thừa, số lao động nông thôn không có trình độ chuyên môn nên thất nghiệp Để giảm thiêu tình trạng mát cân đối về việc làm giữa nông thôn và thành thị cần phát triển mạnh những ngành nghề có lợi thế, bên cạnh những ngành nghề sử dụng lao động có kỹ thuật cao, cần tiếp tục phát triển những ngành nghề đâu tư ít vốn nhưng sử dụng nhiều lao động Gắn quy hoạch các khu công nghiệp với kế hoạch sử dụng lao động, đặc biệt là lao động địa phương nơi chuyên đổi mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp Từ đó, góp phan cân đối hơn về việc làm giữa nông thôn và thành thị tạo thuận lợi cho van đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nước ta nói riêng và lao động cả nước nói chung
1.2.3.2.Vai trò của vẫn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đôi bổ sung
năm 2002, 2006 và 2007 thì “Các cơ quan Nhà nước, các tô chức kinh tế, các đoàn thể
nhân dân và tổ chức xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia thực hiện các chương trình và quỹ giải quyết việc làm” Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển của đất nước, một mặt của vẫn đề việc làm cho người lao động nông thôn đó được xem là nguôn lực phát triển kinh tế của đất nước Tạo việc làm cho lao động nông thôn là yếu tô không thê thiếu được trong trong xã hội hiện nay
Trong Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020,
một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu Chiến lược của Đảng đưa
nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 1a phat trién, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề Ngày
5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-
T.Ư về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (gọi tắt là Nghị quyết Tam nông) Đây là Nghị quyết thê hiện rõ quan điểm và định hướng của Đảng phát triển toàn diện kinh tế -
xã hội đối với nông thôn Việt Nam trong Chiến lược tông thê phát triển đất nước Một
Trang 32
nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị Trong đó chú trọng phát triển ngành nghề thu hút nhiều lao động nông thôn, những nghề có thê làm tại gia đình lúc nông nhàn; đề ra những chủ trương thiết thực như nâng cao hiệu quả nguồn vốn giải quyết việc làm, đây mạnh các hoạt động tạo việc làm của các tô chức chính trị - xã hội hướng vào gia đình chính sách và gia đình nghèo
Mặt khác khi giải quyết được bài toán về việc làm cho lao động nông thôn là sẽ kéo theo nhiều vẫn đề khác cũng được giải quyết như tăng trưởng kinh tế để nâng cao đới song vat chat, tinh than cho con người “Chính phủ lập chương trình quốc gia về việc làm,
dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với chương
trình giải quyết việc làm; lập quỹ quốc gia về việc làm từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác, phát triển hệ thống tô chức giới thiệu việc làm Hàng năm Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình và quỹ quốc gia về việc làm” Vì thế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và giảm gánh nặng cho xã hội Vì thế hầu hết các câu hỏi chất vẫn của các đại biêu Quốc hội với các Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội trong các lần họp Quốc hội đều xoay quanh van dé lao động, việc làm, đào tao nghề cho lao động nông thôn, qua đó có thê thây được vai trò của lao động nông thôn trong vẫn đề giải quyết việc làm hiện nay Tỷ lệ lao động nông thôn tìm được việc làm chiếm tỷ lệ càng cao sẽ giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm tình trạng thất nghiệp, thu hẹp khoảng cách tình trạng mất cân đối về việc làm giữa lao động nông thôn và thành thi
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010 theo Quyết định 101/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007, về phát triển được nguồn nhân lực nông thôn, nhất là phô cập nghề cho nông thôn, dạy nghệ cho lao động nông nghiệp vùng chuyển đôi mục đích sử dụng đất để chuyển đôi nghề nghiệp, thúc đây chuyên dịch cơ cầu kinh tế và cơ cầu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập Thông qua quá trình thúc đây tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống lao động nông thôn Lực lượng lao động nông thôn về mặt tỷ trọng tuy có giảm, nhưng vẫn chiếm số lượng khá lớn trong tổng dân số và lực lượng lao động xã hội và là nguồn nhân lực quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nông thôn Giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn góp phân xố đói giảm nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng chênh lệch giàu nghèo,
5 Khoản 1 Điều 15 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi bỗ sung năm 2002, 2006 và 2007
GVHD: ThS Diép Thanh Nguyên SVTH: Nguyễn Minh Trung
Trang 33tiếp cận tốt hơn với hệ thông an sinh xã hội, đảm bảo sự cân bằng giữa lao động - việc
làm nông thôn Mặt khác sẽ giải quyết được bài toán dư thừa nguồn nhân lực nông thôn, giảm được các tệ nạn xã hội, góp phần vào sự tăng trưởng chung cho đất nước, nhất là khu vực nông thôn
1.2.3.3.Nhận xét chung
Trong hệ thống chính sách xã hội chung của cá nước, chính sách xã hội về vẫn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có vị trí quan trọng Góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm phù hợp với những chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động nông thôn nước ta Đây là thách thức lớn về nhân lực nông thôn trong phát trién kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới Đồng thời, lao động nông thôn thất nghiệp do không đáp ứng trình độ chuyên môn từ việc sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong các nhân tố tác động lớn đến lao động - việc làm ở nông thôn Số việc làm khu vực nông thôn được tạo ra ngày càng nhiều, nguồn nhân lực nông thôn được phát huy, giảm
tình trạng mất cân đối về việc làm giữa nông thôn và thành thị
Khả năng tạo việc làm cho tỷ lệ lao động nông thôn tại chỗ ít được quan tâm; tình trạng mất cân đối về lao động - việc làm nông thôn còn rất lớn Vẫn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn quá nghiêng về mặt lý thuyết, quá trình tư vẫn giới thiệu việc
làm, đưa hội chợ việc làm về nông thôn không được quan tâm nhiều Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-
CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ, trong đó mục tiêu tập trung đào tạo nguôn nhân lực ở nông thôn, chuyên một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên nhiều lần so với hiện nay Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động của Chính phủ là xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn
Một vấn đề nữa cần quan tâm khắc phục là những năm qua, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, hệ thống giao dịch việc làm chưa mạnh, chủ yếu vẫn là hình thức trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động Hơn nữa, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách về lao động - việc làm nông thôn chưa day đủ, chưa thực sự theo sát thực tiễn, hiệu quả triển khai thực hiện chính sách còn chậm, lúng túng và thấp Tiếp tục đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn
Trang 34
mới, đê triên khai thành công đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phân xây dựng thành công nông thôn mới, cần thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, gắn đào tạo nghề với nhu cầu của xã hội đang cần, căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương xác định nhu cầu đào tạo Thực tiễn cho thấy, tất cả các địa phương trong mô hình thí điểm nông thôn mới đều đang triển khai các mô hình nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhưng chưa xác định được nhu cầu nhân lực để triên khai mô hình và nhân rộng mô hình bền vững Đây mạnh công tác tư vấn cho lao động nông thôn tham gia các khóa học nghề do Nhà nước hỗ trợ Để làm việc này, cần nâng cao vai trò của thôn, xã, lấy thôn, xã và các cơ quan chuyên ngành, các hiệp hội nghề nghiệp làm nòng cốt trong công tác tư vẫn, tuyên truyền và xác định nhu cầu đào tạo
Thứ hai, có sự đầu tư đồng bộ, cân xứng cho công tác đào tạo nghề và các hoạt động khác trong quá trình xây dựng nông thôn mới Tránh trường hợp một số địa phương quá chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất, không đầu tư thỏa đáng cho xây dựng cơ sở dạy nghê và hoạt động dạy nghề, làm cho công tác dạy nghề không đáp ứng được yêu
câu
Thứ ba, triển khai đào tạo nghề linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của nông dân, cho từng địa phương và từng lĩnh vực nông nghiệp Đây mạnh dạy nghề thường
xuyên tại chỗ và theo thời vụ phát trién
Trang 35
CHƯƠNG 2
CO CHE PHAP LY VE VAN DE GIAI QUYET VIEC LAM DOI VỚI
LAO DONG NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY
zw «
Giải quyết việc làm chống thất nghiệp là những vấn đề quan trọng, thậm chí là rất quan trọng Bởi vì, nó không chỉ thuộc bình diện kinh tế - xã hội, mà còn thuộc bình diện chính trị - pháp lý Hơn nữa, giải quyết việc làm không chỉ là vẫn đề bức xúc trước mắt, mà còn là một vẫn đề chiến lược lâu dài; không chỉ đối với một quốc gia mà còn mang tính quốc tế nóng bỏng, tính toàn cầu sâu sắc Đối với Việt Nam một đất nước còn trong tình trạng kém phát triển, dân số tăng nhanh, khả năng tạo mở việc làm hạn ché, lại mới chuyển sang quỹ đạo của cơ chế thị trường, đứng trước yêu cầu của đây mạnh công nghiệp hóa — hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thì lao động và việc làm, lại càng là một vân đê quan trọng, ở tâm hàng đâu.”
Nhà nước thống nhất quản lý nguồn nhân lực và quản lý lao động bằng pháp luật và có chính sách dé phat triển, phân bố nguồn nhân lực, phát triển đa dạng các hình thức sử dụng lao động và giới thiệu việc làm.“®
Chủ trương phát triển thị trường lao động đã từng bước được thê chế hoá bằng hệ
thống các văn bản pháp luật, trước hết là trong Bộ luật Lao động, Nghị định, Thông tư quy định về việc làm, dạy nghề, xuất khâu lao động, bảo hiểm thất nghiệp, giải quyết tranh chấp lao động, chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, tạo hành lang pháp lý cho thị trường lao động hoạt động theo quy luật khách quan Xuất phát từ tầm quan trọng và tính bức xúc của vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, Dang va Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách chế độ mà khởi đầu là Nghị quyết
sô120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng “Về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới” Gần đây Đại hội Đảng toàn quốc Lân thứ IX đã chỉ rõ chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 -
2010, trong đó nhân mạnh: “Giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và của mỗi người lao động Nhà nước tạo những điều kiện cần thiết thông qua cơ chế, chính sách, luật pháp và hỗ trợ một phẫn về tài chính để
®5}TS, Luật học Phạm Cơng Trứ - Mộ: số vấn đề pháp b về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam — Tap chi Quản lý Nhà nước, Học viện Hành chính Quôc gia — sô 164 (3/2010), tr 49
Khoản 1 Điều 10 Bộ luật 1994 được sửa đổi bố sung năm 2002, 2006 va 2007
GVHD: ThS Diép Thanh Nguyên SVTH: Nguyễn Minh Trung
Trang 36khuyến khích các tô chức, đơn vị kinh tê và người lao động ở mọi thành phán kinh tế tự giải quyết việc làm và tạo việc làm mới ”.°”)
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố nguồn nhân lực khu vực nông thôn, ôn định và phát triển kinh tế đất nước, làm lành mạnh hoá xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu câu bức xúc của lao động nông thôn Để tạo việc làm cho người lao động nông thôn, phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phân kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động Trên cơ sở các chủ trương, biện pháp, các bộ, ngành chức năng đã thể chế hoá, triên khai chính sách việc làm cho lao động nông thôn bằng nhiêu giải pháp đồng bộ trong đó có các chính sách hỗ nhằm giải quyết việc làm, tạo ra hành lang pháp lý để người lao động nông thôn được việc lam
2.1.Vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối thiết thực, nhằm phát huy tối đa nội lực Tạo việc làm cho người lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, từng bước giảm tý lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cho lao động nông thôn như hiện nay Tạo nhiều việc làm tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “Xây dựng chương trình việc làm gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm, trong đó cân xác định rõ mục tiêu, nội dung dự án
đầu tư, hiệu quá kinh tế, các điều kiện thực hiện Ngoài hệ thống đào tạo, hướng nghiệp
và dạy nghề chính quy cần mở rộng và phát triển các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm ở một số ngành, tô chức xã hội và địa phương có yêu cầu lớn về dạy nghê, trước hết là cho thanh niên đến ti lao động”.®®
Chiến lược phát triển kinh tế — xã hội nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001 —- 2010 đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: “Giải guyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những mục tiêu quan trọng của nước ta Là yếu tổ tích cực để phát huy nhân tổ con người, góp phần ôn định và phát triển kinh tế - xã hội
Š?Diễm a Mục 1Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng “Về chủ trương, phương hướng và
biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới”
©8ThS Phạm Thanh Sơn — Giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp - Tạp chí Quản lý Nhà
nước, Học viện Hành chính Quốc gia - số 162 (7/2009), tr 22
Khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đối bỗ sung năm 2002, 2006 và 2007
GVHD: ThS Diép Thanh Nguyên SVTH: Nguyễn Minh Trung
Trang 37
ở địa phương” Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định rõ: “Phát triển thị
trưởng lao động nông thôn trong mọi khu vực kinh té, tao su gan két cung - cau lao dong, phát huy tính tích cực của người lao động nông thôn trong học nghệ, tự tạo và tìm việc
làm”.*® Các cơ chế, chính sách về lao động - việc làm nông thôn được kịp thời đánh giá,
bồ sung và sửa đôi bảo đảm ngày càng thơng thống, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập, đảm bảo quyên và lợi ích của người lao động nông thôn
Đề cụ thê hóa Chương trình hành động tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QD- TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (gọi tắt là Đề án 1956) Quyết định nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cau công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Đây là cơ sở tạo hành lang pháp lý để các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn giải quyết bài toán việc làm Đề án 1956 đã đề ra mục tiêu tổng quát bình quân hằng năm đào tạo nghề tạo việc làm cho khoảng một triệu lao động nông thôn Đề thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã nêu, Dé 4n dé ra các giải pháp và mục tiêu hoạt động cụ thê Có thể nói đây là đề án lớn nhất trong lĩnh vực đào tạo nghề từ trước đến nay, nhiều
cả về nội dung, lớn cả về quy mô kinh phí đề thực hiện.®Đ
2.1.1.Khuyén khích phát triển ngành nghề nông thôn
Để nhằm góp phân tạo việc làm cho người lao động nông thôn, ngày 7/7/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP quy định một số chính sách phát triển
ngành nghề nông thôn Theo đó, các ngành nghề ở nông thôn được chú ý đầu tư phát triển
gôm: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, cơ khí nhỏ, hàng thủ công mỹ nghệ; cây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở ngành nghê nông thôn xúc tiến thương mại theo quy
định hiện hành của Chương trình Xúc tiễn thương mại quốc gia Những dự án sản xuất,
Trang 38—— Để nhằm khuyên khích phát triển ngành nghề nông thôn ở các địa phương giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn, khoản 1 Điều 14 Bộ Luật lao động 1994 được sửa đối bô sung năm 2002, 2006 va 2007 quy định: Nhà nước định chỉ tiêu tạo việc làm mới
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, tạo điều kiện cân thiết, hỗ
trợ tài chính, cho vay vốn hoặc giảm, miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tô chức, đơn vị và cá
nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều nghề mới nhằm tạo việc làm cho
nhiều người lao động
Van đề tập trung phát triển mạnh các làng nghè, trong đó các dự án đầu tư dạy nghề cho lao động nông thôn được hưởng các chính sách về tín dụng đầu tư đã giúp cho việc bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm các mục tiêu: “Bảo tồn, phát triển làng nghề truyện thông, phát triển làng nghệ gắn với du lịch; Phát triển làng nghề mới”, nhằm giải quyết có hiệu quả việc làm cho lao động nông thôn “Nội dung quy hoạch phát triển ngành nghệ nông thôn phải phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng và phù hợp quy định của pháp luật về quy hoạch nham khai thác, phát huy ngành nghề lợi thể của từng vùng và địa phương ”.99
Thông tư 113/2006/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về Ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 thang 07 năm 2006 Trong đó, vẫn đề bảo tồn và phát huy ngành nghề truyền thống với chính sách hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn Góp phân thuận lợi cho lao động nông thôn tại địa phương được học nghè, cũng đồng thời tạo việc làm cho lao động nông
thôn sau khi học nghê và giữ gìn làng nghề từng địa phương Mọi hoạt động tạo ra việc
làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiêu lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ Ví dụ: Ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự ,tỉnh Đồng Tháp không ai không biết đến làng nghê dệt khăn choàng truyền thống nằm giữa cù lao sông Tiền đã lưu truyền hơn 100 năm, hiện vẫn còn hơn 300 hộ với hàng trăm lao động làm nghé.Lang nghệ này với "trung tâm" là ấp Long Tả, hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hàng triệu chiếc khăn choàng các loại Cùng với việc công nhận danh hiệu làng nghê truyền thống, tỉnh Đồng Tháp còn tạo điều kiện như hỗ trợ đầu tư gần 1 tỷ đồng để làng nghề này tiếp tục lưu truyên, phát triển Tuy không giàu nhưng việc làm ồn định, dễ làm;
62Điều 6 Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 về phát triển ngành nghề nông thôn
' “Khoản 2 Điều 5 Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 về phát triển ngành nghề nông thôn
ÓKhoản 3 Điều 5 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đối bô sung năm 2002, 2006 và 2007
GVHD: ThS Diép Thanh Nguyên SVTH: Nguyễn Minh Trung
Trang 39
già trẻ , gái trai đêu làm được, đặc biệt là sản phâm khăn choàng sản xuât ra bao nhiêu là tiêu thụ hết đã giúp nhiều người dân địa phương có được việc làm.“®)
Tuy nhiên, việc khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định 66/2006 bên cạnh những thuận lợi phát triển, vẫn còn nhiều khó khăn Do số lao động chỉ chuyên về một ngành nghề và trình độ chuyên môn vẫn còn thấp, thu nhập không cao, thiếu sự quan tâm đầu tư Các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác khuyến công phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc làm cho lao động nông thôn từ Trung ương đến địa phương chưa được phô biến rộng và cụ thê Định mức hỗ trợ kinh phí khuyến công phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định của Nhà nước còn thấp nên chưa kích thích được người lao động Việc đào tạo các ngành nghề truyền thống cho lao động nông thôn tại các khu vực miền núi đang gap nhiều khó khăn Đặc biệt, kinh phí dành cho khuyến công dành cho các dự án phát triển ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc làm cho số lao động khu vực này còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu nên hiệu quả các hoạt động chưa cao
2.1.2.Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn
Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn có vai trò quan trọng nhằm góp phân giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay, “Đào tạo nghệ cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghê cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”.9
Trong đó, đối tượng được hướng đến là lao động nông thôn trong độ tuôi lao động chưa qua đào tạo nghề, có nhu câu học nghề, đủ điều kiện xét tuyên vào các khoá học nghề ngắn hạn Uu tiên lao động bị mất đất sản xuất do Nhà nước thu hồi, chuyên đôi mục đích sử dụng đất; lao động thuộc diện chính sách, dân tộc thiểu số; lao động nữ và lao động chưa có việc làm Mức hỗ trợ tối đa 300.000 đồng/người/tháng và không quá
1.500.000 đồng/người/khố học nghê.®? Mục tiêu chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao
động nông thôn là đào tạo nhân lực nông thôn có trình độ kỹ thuật chuyên môn trực tiếp
(65) ttp://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_ đetail.aspx?NewsId=15194&Page=1
65)Điểm a Mục1 Phần I : Quan điểm, mục tiêu - Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 — Phê duyệt
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
Trang 40phục vụ sản xuất, năng lực thực hành nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức,
lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.®®
Trong vẫn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay việc ban hành Thông tư số 06 /2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19 tháng 01 năm 2006 về hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn Nội dung của Thông tư đã quy định rõ về đối tượng, kinh phí và tô chức dạy nghề cho lao động nông thôn “Đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ dạy nghề ngăn hạn theo quy định tại Thông tư này là lao động nông thôn trong độ tuôi lao động chưa qua học nghề, có nhu cầu học nghé, đủ điều kiện xét tuyên vào các khoá học nghề ngắn hạn có nhu cầu học nghề Các khoá dạy nghề ngắn hạn cho đối tượng nêu trên được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau: khoá học đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt trong kế hoạch hỗ trợ hàng năm và có thời gian dạy nghề từ một tháng trở lên; quy mô của một lớp học nghề từ 25 - 30 học viên; chương trình dạy nghề phải được xây dựng, thâm định và phê duyệt theo đúng quy”
Việc lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án trên địa bàn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng, chỉ đạo và tô chức thực hiện kế hoạch đạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn quản lý: Xây dựng kế hoạch, cân đối ngân sách và huy động nguôn lực, chỉ đạo các cơ quan có liên quan, các quận, huyện và phối hợp với các tô chức chính trị - xã hội trên địa bàn tổ chức thực hiện dạy nghề có hiệu quả, chỉ đạo các cơ quan có liên quan, các quận, huyện và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tổ chức thực hiện xã hội hóa dạy nghệ, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, đảm bảo các chính sách hỗ trợ đúng mục đích, đúng đối tượng.“° Tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ; tạo điều kiện cho lao động nông thôn chưa qua đào tạo nghề được tham gia hoc nghé va sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm; góp phân thúc
đây phát triển kinh tế - xã hội
63 Điều 4 Luật dạy nghề 2006
6? Mục I, II, IV Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19 tháng 1 năm 2006 hướng dẫn thực
hiện chính sách hỗ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nơng thơn
Ứ® Khoản 1 Điều 3 Quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn
cho lao động nông thôn
GVHD: ThS Diệp Thành Nguyên