1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính

100 471 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 708,5 KB

Nội dung

Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CPA Việt Nam thực hiện

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây, thích ứng với yêu cầu hội nhập của nền kinh tế

chuyển đổi theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, hệ thống các doanhnghiệp Việt Nam cũng phát triển vô cùng đa dạng về loại hình: ngoài doanhnghiệp nhà nước còn có công ty cổ phần, các công ty TNHH, doanh nghiệp tưnhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Các doanh nghiệp khôngngừng cạnh tranh ngày càng lớn mạnh và nhu cầu minh bạch trong tài chínhtrở thành một nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp: tất cả các báo cáo tàichính của các doanh nghiệp cần được kiểm toán trước khi công bố Trong bốicảnh đó,kiểm toán, cụ thể là kiểm toán tài chính với chức năng xác minh vàbày tỏ ý kiến về đối tượng là các bảng khai tài chính đã trở thành một trongnhững công cụ quan trọng thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh

tế, tài chính của nền kinh tế thị trường

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khôngthể thiếu các hoạt động trao đổi, mua bán giữa doanh nghiệp với khách hàng,cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và với các đơn vị thành viên, từ đóhình thành nên các khoản phải thu.Việc ghi chép chính xác,minh bạch cáckhoản phải thu có ảnh hưởng rất lớn đến tài sản, khản năng thanh toán và tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, việc kiểm toán phần hành các khoảnphải thu thường rất được quan tâm, chú trọng trong báo cáo tài chính

Sau một thời gian thực tập tại công ty CPA VIỆT NAM -một trong nhữngcông ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán …, được

sự hướng dẫn , giúp đỡ của thầy giáo Thạc sĩ Đinh Thế Hùng và toàn bộ anhchị trong công ty, em chọn đề tài :

"Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do

công ty CPA VIỆT NAM thực hiện"

Trang 2

Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế,bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em kính mong nhậnđược sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến, bổ sung của các thầy cô giáo và các anh chicán bộ trong công ty để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình và đạt kếtquả tốt hơn ở bài viết sau.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà nội, tháng 4 năm 2007

Sinh viên

Hoàng Thị Nga

Trang 3

Chương 1: Khái quát về công ty CPA VIETNAM

1.1 Quá trình hình thành phát triển công ty CPA VIETNAM

Tên viết tắt : CPA VIETNAM

Trụ sở : Nhà 17C2, Đường Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội

tư thành phố Hà Nội cấp ngày 23/06/2004 Đây là công ty hợp danh đầu tiên

về kiểm toán được thành lập và thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập tạiViệt Nam theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ

về kiểm toán độc lập tại Việt Nam Theo đó công ty hợp danh kiểm toán ViệtNam là công ty chịu trách nhiệm vô hạn đối với khách hàng về kết quả củacác cuộc kiểm toán Công ty có 3 sáng lập viên đều là những kiểm toán viên

đã làm việc trong các công ty kiểm toán nhà nước

Mục tiêu hoạt động của công ty là “CPA VIETNAM đi cùng sự pháttriển của doanh nghiệp” Công ty hoạt động theo nguyên tắc độc lập, kháchquan, chịu trách nhiệm vật chất và giữ bí mật cho khách hàng Công ty luôncoi trọng chất lượng dịch vụ, hiệu quả tài chính và uy tín nghề nghiệp Đặcbiệt quan tâm tới đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên trong côngty

Trang 4

Phương châm hoạt động của CPA VIETNAM là phấn đấu trở thànhmột trong những Công ty kiểm toán hàng đầu ở Việt Nam và trong khu vực,với chất lượng cao vượt trên sự mong đợi của khách hàng và nhân viên trongcông ty.

VớI sự thông hiểu về môi trường kinh doanh và luật pháp tại ViệtNam, kết hợp với việc không ngừng mở rộng và phát triển các mối quan hệvớI các tổ chức quốc tế nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ ngangtầm quốc tế , CPA VIETNAM tự hào là công ty hợp danh kiểm toán của ViệtNam cung cấp các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao và mang lại hiệuquả cho khách hàng qua dịch vụ đã cung cấp CPA VIETNAM trở thành mộthãng chuyên ngành cung cấp các dịch vụ có chất lượng quốc tế và hiệu quảcho khách hàng

Do nhu cầu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, từ khi thànhlập đến nay công ty đã 3 lần chuyển địa điểm Ban đầu, công ty có trụ sở ởKim Đồng Sau đó, chuyển đến 1005/1010 - tầng 10 - toà nhà 18T2 Khu đôthị Trung Hoà – Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà NộI, Việt Nam Hiện nay, trụ

sở của công ty ở Nhà 17C2, Đường Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội Đồng thờicông ty còn mở một chi nhánh đại diện ở phía nam : Số 552C/45 Nguyễn TriPhương, Phường 12,Quận 10, TP Hồ Chí Minh Trên thực tế, các loại dịch vụ

mà công ty cung cấp ngày càng đa dạng Ban đầu, công ty chỉ mới cung cấpdịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, xácđịnh giá trị doanh nghiệp Xu hướng công ty sẽ mở rộng các loại hình dịch vụkhác mà đặc biệt là tư vấn về thuế

1.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của CPA VIETNAM.

Với mong muốn tạo thế đứng ngày càng vững chắc trong thị trườngkiểm toán, CPA VIETNAM không ngừng mở rộng các lĩnh vực kinh doanh,

Trang 5

cung cấp các dịch vụ có chất lượng ngày càng cao cho khách hàng Hiện nay,các loại dịch vụ do CPA VIETNAM cung cấp cho khách hàng gồm :

đích thuế và dịch vụ kiểm toán thuế, kiểm toán báo cáo quyết toán vốnđầu tư hoàn thành ( kể cả kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm ), kiểmtoán báo cáo quyết toán dự án, kiểm toán thông tin tài chính, kiểm trathông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước

cho việc chuyển đổi hình thức sở hưu công ty, tham gia thị trườngchứng khoán, góp vốn liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinhdoanh

nghiệp và phù hợp với pháp luật thuế hiện hành

nhân lực, quản lý quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương

viên nhiều năng lực trong lĩnh vự công nghệ thông tin, đặc biệt là việc

áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán

xây dựng quy chế tài chính cho doanh nghiệp, xác định cơ cấu và chiếnlược kinh doanh, tư vấn quản lý tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tưvấn lập dự án khả thi cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu , tư vấnđầu tư lựa chọn phương án kinh doanh cho doanh nghiệp

kế toán, tư vấn các phương pháp kế toán phù hợp với từng loại hìnhdoanh nghiệp

Trang 6

 Dịch vụ định giá tài sản : Đề xuất các biện pháp và cơ sở pháp lý xử lý

về tài chính, công nợ, lao động và các vấn đề liên quan đến việc xácđịnh giá trị doanh nghiệp và cổ phần hoá doanh nghiệp

cấp chứng chỉ đào tạo : Trung tâp đào tạo CPA VIETNAM thườngxuyên tổ chức các chương trình đào tạo về kế toán, tài chính, kiểm toánquốc tế, quản trị kinh doanh, thuế… Tại các doanh nghiệp hoặc tại cácđịa phương nhằm cập nhật kiến thức cũng như cung cấp các thông tinhữu ích cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Kết thúckhoá học, CPA VIETNAM cấp chứng chỉ đào tạo cho người tham giakhoá học

 Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính : Soát xét các chỉ tiêu trên báo cáo tàichính, từ đó đưa ra những nhận xét khái quát về khách hàng nhằm tưvấn giúp doanh nghiệp có được những điều chỉnh đúng đắn, kịp thời

1.1.3 Một số kết quả đạt được trong những năm gần đây.

Sau gần 3 năm hoạt động,công ty CPA VIETNAM đã gặt hái đượckhá nhiều thành công trong công việc nâng cao chất lượng các mặt và mởrộng quy mô

Về nhân sự, nhận thức trình độ và năng lực nhân viên là yếu tố hàngđầu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty Hàng năm, một mặtcông ty không ngừng tuyển thêm đội ngũ nhân viên mới đã tốt nghiệp đại họcđang đi làm trong các lĩnh vực liên quan, mặt khác công ty luôn chú trọng đàotạo một cách liên tục và bài bản các nhân viên trong công ty Thực tế số lượngnhân viên trong công ty đã tăng từ hơn 10 người (năm 2004) lên trên 80 người(năm 2006) và đội ngũ kiểm toán viên đều có ít nhất một bằng đại học hoặcthạc sĩ Trong công ty có 10 người đã có bằng kiểm toán viên do bộ tài chínhcấp Xu hướng trong những năm tiếp theo công ty sẽ tăng cường đội ngũ kiểm

Trang 7

toán viên cả về số lượng và chất lượng : năm tiếp theo công ty dự định sẽtuyển thêm từ 15 đến 20 kiểm toán viên chưa kể các nhân viên khác đồngthời công ty đang khuyến khích và tạo mọi điều kiện cả về chi phí , thờigian… để cho nhân viên học và thi lấy các chứng chỉ CPA , BMA … của ViệtNam và quốc tế

Về cơ sở vật chất , do nhu cầu thực tế và để tăng chất lượng dịch vụcung cấp , công ty đã có nhiều cố gắng để đáp ứng Cụ thể ,về trụ sở giao dịchban đầu ở Kim Đồng nay đã chuyển đến Số 17C2- Khu đô thị Trung Yên-Đường Trung Hoà- Quận Cầu Giấy- Hà Nội là một địa điểm trung tâm cókhản năng giao dịch tốt hơn , đồng thời mở thêm một chi nhánh ổ thành phố

Hồ Chí Minh Ngoài các thiết bị làm việc tại công ty , công ty đã cố gắngtrang bị 60% máy tính xách tay trên tổng số nhân viên , cung cấp các phươngtiện đi lại thuận lợi nhất khi nhân viên đi kiểm toán cho khách hàng Công tyđang cố gắng để trang bị máy tính xách tay cho toàn bộ nhân viên cũng nhưcác phương tiện khác

Để có thể tăng cường được về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ nhânviên, thì nguồn vốn và doanh thu của công ty hàng năm đã tăng đáng kể Dođặc điểm của loại hình dich vụ kiểm toán là không cần nhiều vốn nên nguồnvốn ban đầu khi thành lập chỉ là 2 tỷ Sau hơn 2 năm hoạt động , nguồn vốncủa công ty đã tăng lên khoảng 8 tỷ (2006) Như vậy nguồn vốn đã tăng lênkhá nhanh theo cấp số nhân Về doanh thu tăng lên 6 tỷ , năm 2006 do đangtrong thời kì quyết toán nên chưa có số liệu cụ thể , nhưng theo ước tính là 8đến 9 tỷ đồng Thực tế doanh thu của công ty có thể lớn hơn , tuy nhiên dothiếu kiểm toán viên nên công ty đã phải từ chối một số hợp đồng kiểm toán Điều đó chứng tỏ sự tin tưởng của các doanh nghiệp dành cho công ty CPAVIETNAM

Trang 8

Với sự phát triển vững chắc và khá nhanh chóng của công ty trên thịtrường kiểm toán Việt Nam ,CPA Việt Nam đã được đánh giá rất cao ,cụ thểtrong lĩnh vực xác định giá trị doanh nghiệp thì công ty được Bộ tài chính xếp

ở vị trí thứ 13 Ngoài ra công ty cũng được đánh giá là có đủ hai trong ba điềukiện để kiểm toán các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là về chấtlượng dịch vụ cung cấp , về số lượng kiểm toán viên có chứng chỉ , công tychỉ còn thiếu điều kiện về số năm hoạt động Tuy nhiên CPA VIETNAMđang thực hiện liên kết với một số công ty kiểm toán lớn như A&C ;công tykiểm toán định giá ; công ty VACO để thực hiện kiểm toán một số doanhnghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Theo ban giám đốc công ty thìmục tiêu của công ty là sau từ 5 đến 7 năm kể từ khi thành lập, CPAVIETNAM sẽ phấn đấu trở thành 1 trong 10 công ty kiểm toán đứng đầu ViệtNam cả về chuyên môn , quy mô tổ chức , doanh thu …

Với sự am hiểu đặc thù kinh tế ngành, CPA VIETNAM đã thực hiệnkiểm toán và cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ cho các doanh nghiệpthuộc các ngành sản xuất, khai thác mỏ, bưu chính viễn thông, dầu lửa, điệnlực, ngân hàng, bảo hiểm , khách sạn, hàng không, dệt may, thuốc lá, lươngthực, hoá chất, xây dựng, cơ khí, nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản… Ở hầu hếtcác tỉnh và thành phố trong cả nước Qua đó giúp các doanh nghiệp đượckiểm toán nâng cao công tác quản lý tài chính kế toán, cũng như hoàn thiệntốt hơn hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ

Các khách hàng được kiểm toán, tư vấn đã liên tục sản xuất kinhdoanh có hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên liên tục được cải thiện

và nâng cao

Qua thị trường khách hàng rộng lớn của CPA VIETNAM có thể thấy

rõ vị trí của Công ty trong toàn ngành kiểm toán Ngay từ khi vừa thành lập,

Trang 9

trong quy chế của công ty đã xác định các dịch vụ mà công ty sẽ cung cấpcho thị trường bao gồm :

Kiểm toán: trong đó có kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đíchthuế và dịch vụ quyết toán thuế; kiểm toán hoạt động; kiểm toántuân thủ; kiểm toán nội bộ; kiểm toán báo cáo quyết toán vốnđầu tư hoàn thành; kiểm toán báo cáo quyết toán dự án; kiểmtoán thông tin tài chính; kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sởcác thủ tục thoả thuận trước

Tư vấn tài chính; thúê; nguồn nhân lực; ứng dụng công nghệthông tin; quản lý

Cung cấp dịch vụ kế toán; định giá tài sản; bồi dưỡng,cập nhậtkiến thức tài chính, kế toán kiểm toán; các dịch vụ khác liênquan về tài chính,kế toán; thuế theo quy định của pháp luật; dịch

vụ soát xét BCTC

Tuy nhiên cho đến hiện nay thì doanh thu của công ty chủ yếu là từ dịch vụkiểm toán Báo cáo tài chính, và một phần là quyết toán vốn đầu tư và xácđịnh giá trị doanh nghiệp và 1 số ít dịch vụ từ vốn Đối với CPA VIETNAMthì dịch vụ nào mà công ty xác định cung cấp thì đêu được đảm bảo chấplượng 1 cách chắc chắn Do cơ cấu các loại hình dịch vụ chưa cân đối nó sẽảnh hưởng đến các hoạt động tổ chức quản lý khác của công ty như việc bố tríthời gian làm việc của các nhân viên; của các phòng ban …Đây là 1 trong cácvấn đề mà ban giám đốc luôn tìm biện pháp để khắc phục Và xu hướngtrong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường, công ty sẽ pháttriển dịch vụ tư vấn về thuế Đây là 1 lĩnh vực đầy tiềm năng khi nước ta hộinhập kinh tế và gia nhập WTO

Nói chung cho đến nay thị trường của CPA VIETNAM đã mờ rộng

cả nước Công ty đã thực hiện kiểm toán và cung cấp 1 số dịch vụ khác như

Trang 10

xác định giá trị doanh nghiệp cho các công ty ở cả miền Bắc, miền Trung vàmiền Nam Tuy nhiên chủ yếu là các doanh nghiệp ở miền Bắc và miềnTrung Xu hướng là công ty sẽ mở rộng thị trường ở miền Nam mà tập trung

là TP Hồ Chí Minh vì đây là 1 thị trường đầy tiềm năng, số lượng doanhnghiệp rất lớn và nhu cầu kiểm toán rất nhiều Công ty có mối quan hệ chặtchẽ vớI các công ty, các doanh nghiệp nhà nước đăc biệt là các tổng công ty

90, 91 Hiện nay CPA VIETNAM đã thực hiện kiểm toán cho khoảng 50 tổngcông ty ở nhiều bộ như bộ giao thông vận tải, bộ xây dựng, bộ Bưu chính viễnthông…Như vậy khác hàng thường xuyên của công ty là các doanh nghiệpnhà nước, các tổng công ty có nhiều đơn vị, xí nghiệp trực thuộc

Các Kiểm toán viên của CPA VIETNAM đã thực hiện kiểm toán cáckhách hàng sau:

CÁC CÔNG TY NHÀ NƯỚC

- IDICO

Trang 11

 Các Công ty thuộc Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà

Vinaconex

CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

CÁC DỰ ÁN PHI CHÍNH PHỦ

1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của công ty.

1.2.1 Nhân sự

Trang 12

Đội ngũ kiểm toán viên là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự thànhcông cho CPA VIETNAM Với một đội ngũ kiểm toán viên có trình độ, năngđộng và sang tạo, hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năngđộng đón đầu thời cơ, luôn luôn biết lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu củakhách hàng từ đó cung cấp các dịch vụ chuyên ngành với lợi ích cao nhất, đápứng được sự mong đợi của khách hành.

VớI một đội ngũ kiểm toán viên xuất sắc nhất của ngành kiểm toánđộc lập tại Việt Nam, dịch vụ kiểm toán CPA VIETNAM cung cấp là dịch vụ

có chất lượng cao ngang tầm quốc tế Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp củaCPA VIETNAM được tham dự các chương trình đào tạo chuyên môn liên tục

do Bộ Tài chính , các tổ chức quốc tế và Trung tâm đào tạo CPA VIETNAMcủa công ty tổ chức Các nhân viên chuyên nghiệp của CPA VIETNAM đãtrải qua các chương trình đào tạo có hệ thống về cả chuyên môn nghiệp vụ và

kỹ năng quản lý Nhân viên vủa CPA VIETNAM luôn cập nhật đầy đủ cácnội dung mới nhất của các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, chế độ tài chính vàcác văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; Do đó, họ có khả nănghoạt động như một nhà tư vấn Thành công của CPA VIETNAM là chấtlượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng

Về số lượng nhân viên, ban đầu mới thành lập công ty mới chỉ cótổng cộng trên 10 người gồm : 1 Kế toán, 10 chuyên nghiệp viên, 4 thành viêntrong ban lãnh đạo Sau gần 3 năm thành lập, đến nay số lượng nhân viên ở

Hà Nội là trên 70 người và ở chi nhánh Tp Hồ Chí Minh có trên 10 ngườI,trong đó các nhân viên đều có bằng đại học hoặc trên đại học Cụ thể, có 5thạc sỹ và 10 người có chứng chỉ kiểm toán viên đăng kí hành nghề trực tiếptại công ty

Trang 13

Ngoài ra, các chuyên viên nước ngoài của CPA VIETNAM trợ giúpcho lãnh đạo và nhân viên các kỹ năng quản lý cũng như nghiệp vụ chuyênsâu tiên tiến của quốc tế trong hoạt động nghề nghiệp của CPA VIETNAM.

Hội đồng khoa học của CPA VIETNAM gồm các giáo sư, phó giáo

sư, tiến sĩ, thạc sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu,thực hành kế toán và kiểm toán hàng đầu ở Việt Nam

CPA VIETNAM tin tưởng rằng chất lượng dịch vụ do CPAVIETNAM cung cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế và tư vấn trợ giúp khách hàngthành công trong hành trình hội nhập kinh tế quốc tế Nguồn nhân lực có trình

độ cao là nhân tố quyết định sự thành công của CPA VIETNAM

1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm:

- Hội đồng thành viên hợp danh

- Ban giám đốc(Gồm có 1 giám đốc và 4 phó giám đốc)

Trang 14

Sơ đồ 1.1: Tổ chức Bộ máy quản lý của công ty CPAViệt Nam

viên có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và đều có chứng chỉ CPAVIETNAM do Bộ Tài chính cấp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản củamình về các nghĩa vụ của công ty Hội đồng thành viên hợp danh là cơ quanquyết định cao nhất của công ty Trong quá trình hoạt động, các thành viênhợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức trách quản lý và kiểm soáthoạt động của công ty và cử một người trong số họ đảm nhiệm chức tráchGiám đốc công ty Quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên hợp danh doHội đồng quyết định

Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành, quản lý mọi hoạt động trong công

ty Trong đó 1 phó giám đốc phụ trách Đảng, đoàn thể; 1 phó giám đốc quản

lý phòng đầu tư xây dựng cơ bản; 1 phó giám đốc quản lý về nghiệp vụ; 1 phógiám đốc quản lý về nghiệp vụ và hành chính

Ban giám đốc Hội đồng

Phòng

tư vấn

Các phòng nghiệp vụ

Phòng kiểm toán ĐTXDCB Hội đồng hợp danh

Trang 15

 Hội đồng khoa học bao gồm nhiều nhà chuyên môn, thạc sỹ giàu kinhnghiệm và có uy tín nghề nghiệp để quyết định các vấn đề nghiệp vụ cònđang tranh luận trong Ban giám đốc, các uỷ viên Hội đồng cố vấn do công tymời tham gia.

quản trị ; về văn thư lưu trữ, giải quyết các công việc hành chính, đối ngoại

CPA VIETNAM bao gồm các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vựcgiảng dạy, nghiên cứu và thực hành kế toán, kiểm toán ở Việt Nam phối hợpchặt chẽ với các chuyên gia nước ngoài Trung tâm đào tạo CPA VIETNAMthường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo về kế toán , tài chính , kiểmtoán quốc tế , quản trị kinh doanh , thuế… tại các doanh nghiệp hoặc tại cácđịa phương nhằm cập nhật kiến thức cũng như việc cung cấp các thông tinhữu ích cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Kết thúc khoáhọc , CPA VIETNAM cấp chứng chỉ đào tạo cho người tham dự khoá học.Ngoài ra, trung tâm đào tạo CPA VIETNAM còn thường xuyên tổ chứccác hội thảo chuyên ngành tại Hà Nội và các địa phương nhằm nhận được cácthông tin vướng mắc về chính sách tài chính để kiến nghị với Bộ Tài chínhgiải quyết

CPA VIETNAM xác định rằng thuế là một vấn đề hết sức quan trọng và

là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp Theo đó, dịch vụ tư vấn nóichung, dịch vụ tư vấn thuế nói riêng của CPA VIETNAM luôn mang lại hiệuquả cao cho các doanh nghiệp bởi sự kết hợp giữa đội ngũ chuyên gia tư vấnthuế giàu kinh nghiệm vủa CPA VIETNAM cùng với sự quan hệ chặt chẽ vàmật thiết với Bộ tài chính, Tổng cục thuế và các cơ quan thuế địa phương

Trang 16

CPA VIETNAM luôn trợ giúp các khách hàng trong việc lập kế hoạch vàtính toán một cách hiệu quả các sắc thuế được áp dụng tại từng doanh nghiệp

cụ thể nhằm hỗ trợ cho mục đích kinh doanh của họ, đồng thời trợ giúp chokhách hang giảm ảnh hưởng của thuế đến các giao dịch kinh doanh

CPA VIETNAM luôn thực hiện dịch vụ tư vấn thiết lập và tổ chức hệthống kế toán doanh nghiệp, dự án quốc tế tài trợ và các tổ chức khác

CPA VIETNAM trợ giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

về các thủ tục cần thiết như thành lập doanh nghiệp, thuê đất của nhà nước,tuyển dụng nhân sự và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với các đối tượngkhác nhau

Ngoài việc tư vấn thuế, Phòng tư vấn còn trợ giúp các vấn đề về tư vấn

kế hoạch tài chính công ty, tư vấn nguồn nhân lực, tư vấn quản lý doanhnghiệp và tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt về vấn đề cài đặt và

sử dụng phần mềm kế toán

CPA VIETNAM tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho việcchuyển đổi hình thức sở hữu công ty, tham gia thị trường chứng khoán, gópvốn liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh…

cung cấp dịch vụ cho khách hàng như kiểm toán, tư vấn…Ở mỗi phòng này

có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và khoảng 7 đến 8 kiểm toán viên khác

1.2.3 Tổ chức công tác kế toán :

1.2.3.1Tổ chức bộ máy kế toán

Do đặc điểm chung của loại hình công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán là

kế toán các phần hành khá đơn giản , chỉ tấp trung và một số nghiệp vụ vềlương về tạm ứng , ghi nhận doanh thu hợp đồng , chi phí công tác , phươngpháp quản lí hơn nữa CPA Việt Nam lại có quy mô chưa lớn , số loại hìnhdịch vụ cung cấp trê thực tế chưa nhiều nên khối lượng công việc kế toán còn

Trang 17

ít và không phức tạp Đặc biệt công ty còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ

kế toán nên nhân viên trong công ty có thể tự thực hiện được công việc kếtoán Vì vậy công ty hiện nay chỉ có hai nhân viên làm công tác kế toán và cảhai đều thuộc phòng hành chính tổng hợp Hai nhân viên kế toán được phâncông công việc ,một người thực hiện hoạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tếcòn một người làm thủ quỹ Tuy nhiên do khối lượng công việc ít và đơngiản nên hai nhân viên kế toán còn hỗ trợ cho công ty trong các lĩnh vực khácnhư văn thư, lưu trữ …Theo quy chế của công ty :

Kế toán viên có nhiệm vụ :

Tiếp nhận , xử lí chứng từ gốc , lập phiếu thu , chi và trình duyệt

Lập và quản lý sổ tài sản , sổ công cụ lao động của công ty

nhân , tiền thuê nhà …

Thực hiện kế toán chi tiết , kế toán tổng hợp

tháng và định kì theo quy định của nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý của bangiám đốc và các cơ quan hữu quan

được và những tài sản không cần dung

Thủ quỹ có nhiệm vụ:

Trang 18

Chịu trách nhiệm trước giám đốc và công ty và trước pháp luật ViệtNam về quản lý an toàn tiền và các trái phiếu có giá trị như tiền cùng vàngbạc , kim khí quý , đá quý (nếu có) của công ty để tại két

được duyệt

Lập và ghi sổ quỹ và tiền mặt

gửi cho kế toán trưởng và giám đốc Luôn luôn đảm bảo đủ số lượng tiền mặtđáp ứng nhu cầu chi tiêu trong tuần

két mà không có chứng từ theo quy định

1.2.3.2.Tổ chức hạch toán kế toán :

CPA VIETNAM là một công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán và cácdịch vụ tài chính kế toán khác vì vậy việc cập nhật các chế độ kế toán , tàichính là một yêu cầu tất yếu Công ty luôn nhanh chóng áp dụng các chế độ

kế toán mới nhất của bộ tài chính Hiện nay công ty đang áp dụng Quyết định

số 15 của Bộ Tài chính về việc hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp Với đặc điểm của loại hình công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán ,

tư vấn và do quy mô công ty còn nhỏ nên công ty sử dụng hình thức sổ kếtoán nhật kí chung Hình thức này đặc biệt có nhiều thuận lợi do công ty sửdụng hệ thống máy tính để xử lý kế toán Theo hình thức này tất cả cácnghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật kí , màtrọng tâm là sổ nhật kí chung , theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản

Trang 19

kế toán của nghiệp vụ đó , sau đó lấy số liệu trên sổ nhật kí để ghi sổ cái theotừng nghiệp vụ phát sinh Ứng với hình thức này, bộ sổ kế toán của công tygồm có : Sổ nhật kí chung, sổ cái, và một số sổ, thẻ chi tiết

kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian Bên cạnh đó thực hiện việcphản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (định khoản kế toán) để phục vụ việcghi sổ cái

chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy địnhtrong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp Mỗi tài khoảnđược mở một số trang liên tiếp trên sổ cái đủ để ghi chép trong một niên độ kếtoán

cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu,tổnghợp,phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán không thể đáp ứngđược như Sổ tài sản cố định, sổ chi tiết các văn phòng phẩm,…

Ở công ty, các phần hành kế toán chủ yếu tập trung vào phần hành vềthanh toán với công nhân viên, ghi nhận doanh thu,ngoài ra còn hạch toánmột số nghiệp vụ về tài sản cố định, chi phí văn phòng phẩm,…Vì vậy cácloại chứng từ, các tài khoản mà công ty sử dụng không nhiều, không phức tạp

và đều theo quy định của Bộ Tài chính.Cụ thể một số chứng từ mà công ty sửdụng là:

tiền lương

thanh toán tiền tạm ứng

Trang 20

1.3 Đặc điểm quy trình kiểm toán BCTC tại CPA VIETNAM.

Việc kiểm toán của Công ty đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ về kinh doanh,

hệ thống kiểm soát nội bộ và các rủi ro của khách hàng Trước khi ra quyếtđịnh về kế hoạch kiểm toán và giúp đơn vị khách hàng đánh giá rủi ro,công ty

sẽ tiến hành phân tích Báo cáo tài chính Việc phân tích Báo cáo tài chínhgiúp cho công ty đánh giá một cách toàn diện và triệt để hoạt động kinhdoanh của khách hàng

Công ty sẽ hợp tác chặt chẽ, thảo luận thường xuyên và kịp thời vớikhách hàng về các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình kiểm toán Nhờ đó,công ty có thể:

- Tư vấn kinh doanh cho khách hàng trong cả năm;

- Sớm tìm ra các sai sót trước khi kiểm toán cuối năm;

- Giảm thiểu các vướng mắc, trục trặc trong quá trình làm việc

Việc kiểm toán của công ty tập trung vào đáp ứng các nhu cầu của kháchhàng cũng như các quy định về tài chính và kiểm tra độc lập các hoạt độngkinh doanh của khách hàng Điều này được thực hiện trên cở sở kiểm tra cácnghiệp vụ, giao dịch và các số dư tài khoản để có sự hiểu biết về các rủi ro, vềquy trình hoạt động và kiểm soát nội bộ của khách hàng

Dựa trên những hiểu biết này, công ty sẽ xây dựng một chương trìnhkiểm toán và tiến hành kiểm toán phù hợp với các hoạt động đặc thù củakhách hàng Các nghiệp vụ này bao gồm:

Trang 21

-Xây dựng chương trình kiểm toán, trong đó đưa ra tất cả các thủ tụckiểm toán cần thiết, phù hợp của tất cả các phần hành kế toán, gồm: tiền cáckhoản đầu tư ngắn hạn, công nợ phải thu, hàn tồn kho, tài sản lưu động khác,tài sản cố định và đầu tư dài hạn, nợ phả trả ngắn hạn, dài hạn, nợ khác,nguồnvốn doanh thu, giá vốn , chi phí hoạt động, thu nhập khác và chi phí khác.

-Tiến hành kiểm toán tại khách hàng theo tất cả các thủ tục kiểm toán

đã lập kế hoạch Công ty cũng sẽ thực hiện việc kiểm soát xét, phân tích vàtiến hành các thủ tục kiểm toán khác khi cần thiết trong từng trường hợp cụthể

-Bàn bạc với khách hàng về các khuyến nghị được nêu ra trong Thưquản lý Một nguyên tắc làm việc của công ty là tất cả các thông tin phải đượcthảo luận và thống nhất với khách hàng trước khi Thư quản lý được phát hànhchính thức

Tính độc lập và tính bảo mật: Trong quá trình kiểm toán, công ty camkết đảm bảo tính độc lập và tính bảo mật các thông tin công ty được biết

Công việc kiểm toán bao gồm:

Công tác chuẩn bị;

Thu thập và tổng hợp thông tin, soát xét hệ

thống kiểm soát nội bộ;

Kiểm toán tại Công ty;

Chuẩn bị và hành Báo cáo kiểm toán và Thư

quản lý;

Các vấn đề khác;

công ty sẽ tiến hành công việc kiểm toán nói trên ngay sau khi công ty đượckhách hang chỉ định là Kiểm toán viên cho họ Các công việc cụ thể của cácphần việc đó thường bao gồm:

Công tác chuẩn bị

Trang 22

- Tổ chức buổi họp đầu tiên với khách hàng;

- Xác định phạm vi công việc và kế hoạch của khách hàng;

- Tập hợp các thông tin chung của khách hàng;

- Tổ chức thảo luận sơ bộ với đơn vị;

- Tiến hành soát xét sơ bộ các báo cáo tài chính, ghi chép kếtoán và tài liệu của khách hàng;

- Lên kế hoạch kiểm toán tổng thể;

- Thành lập nhóm kiểm toán và phân công công việc chotừng thành viên;

- Phác thảo kế hoạch kiểm toán chi tiết;

- Thảo luận kế hoạch kiểm toán với khách hang và giớithiệu nhóm kiểm toán;

Thu thập và tổng hợp thông tin, soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ

- Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết của đơn

vị cho việc kiểm toán;

- Thu thập các số liệu thực tế từ văn phòng trụ sở và các địađiểm khác của khách hàng (nếu có);

- Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán củađơn vị, bao gồm: các mục tiêu chiến lược, rủi ro, cơ cấuhoạt động, cơ cấu tổ chức, các chủ trương và thủ tục hoạtđộng, môi trường kiểm soát nội bộ

Kiểm toán tại khách hàng

- Soát xét việc quản lý thủ tục đấu thầu, mua mới tài sản vàthanh toán các công trinh xây dựng dở dang;

- Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống kiểm soát nội bộ củađơn vị với các quy định hiện hành của pháp luật;

Trang 23

- Soát xét việc ghi chép các sổ kế toán và chứng từ củakhách hàng;

- Soát xét các Báo cáo tài chính của khách hàng;

- Phân loại chi tiết về vốn và nợ dài hạn của khách hàng;

- Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, đầu tư,phải thu và phải trả;

- đối chiếu các khoản thu- phải trả với các công ty liên kếthoặc khách hàng;

- Quan sát thực tế đối với các tài sản cố định chủ yếu củaCông ty khách hàng và kiểm tra việc phản ánh các tài sản

cố định chủ yếu tại ngày kết thúc năm tài chính;

- Công ty cũng sẽ tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội

bộ của Công ty khách hàng về tiền mặt, tài sản cố định cóđầy đủ không để khẳng dịnh về tính hiện hữu, tính ở hữu

và việc đánh giá đối với tiền, các tài sản cố định chủ yếu;

- Phân tích một số tỷ tài chính chủ yếu, khả năng thanh toán,hiệu quả và năng tài chính của Công ty khách hàng;

- Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tụcthay thế cần thiết trong các trường hợp cần thiết;

Chuẩn bị và phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý

- Tổng hợp kết quả kiêm toán tại công ty khách hàng;

- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán;

- Thảo luận với Công ty khách hàng về kết quả kiểm toán;

- Lập báo cáo kiểm toán và Thư quản lý dự thảo;

- Gửi báo cáo kiểm toán và Thư quản lý dự thảo cho Công

ty khách hàng;

Trang 24

- Hoàn chỉnh Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý và phát hànhbản chính thức Báo cáo tài đã được kiểm toán và Thư quảnlý.

- Đưa ra các khuyến nghị về hệ thông kiểm soát nội bộ củaCông ty khách hàng

Chuẩn bị và phát hành báo cáo kiểm toán, có thể kèm thư quản lý Trong báocáo kiểm toán và thư quản lý, kiểm toán khoản phải thu sẽ giúp KTV đưa ra ýkiến về khoản mục này trên BCTC cũng như các khoản mục có liên quan.Đồng thời KTV có thể tư vấn cho khách hàng về các nội dung như quy chế tàichính trong đó cụ thể là chính sách tín dụng, tình hình các khoản phải thu,tình hình tuân thủ quy chế tài chính của nhân viên khách hàng…Ngoài ra saukhi kiểm tra và phân tích hệ thống KSNB cũng như việc ghi chép của kế toán,KTV có thể đưa ra các khuyến nghị về hệ thống KSNB của khác hàng, hướngdẫn các nhân viên kế toán…hoàn thiện công việc của mình đảm bảo phù hợpcác quy định, pháp luật

Trang 25

Chương 2: Thực tế kiểm toán khoản mục phải thu tại CPA

VIETNAM

2.1 Giới thiệu về công ty khách hàng.

Để minh hoạ cho chuyên đề thực tập, em xin lấy kết quả kiểm toán của 2công ty X và Y làm minh hoạ

X là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, có tiền thân là xínghiệp cơ khí thuỷ của tỉnh A được thành lập từ năm 1992 X hoạt động trênlĩnh vực đóng mới, sữa chữa phương tiện giao thông vận tải thuỷ; vận tảihàng hoá, container đường thuỷ nội bộ trong nước và quốc tế; kinh doanhthiết bị, vật tư phục vụ ngành công nghiệp tàu thuỷ và dân dụng;…Các nămtrước đây, công ty X được kiểm toán bởi kiểm toán Nhà nước Năm 2006 lànăm đầu tiên công ty X kiểm toán BCTC cuối năm do kiểm toán độc lập thựchiện Được sự giới thiệu từ công ty chủ quản cấp trên là Tập đoàn côngnghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, đồng thời qua sự tìm hiểu về uy tín trên thị trườngcũng như việc trực tiếp trao đổi với ban lãnh đạo của CPA VIETNAM, công

ty X đã quyết định lựa chọn CPA VIETNAM kiểm toán BCTC cho kì kế toán31/12/2006 Về phía CPA VIETNAM, công ty qua tìm hiểu đã nhận thấy X làmột đơn vị có quy mô khá lớn, có triển vọng phát triển trong tương lai Đồngthời qua đánh giá sơ bộ, ban giám đốc của CPA VIETNAM cũng khẳng địnhviệc thực hiện kiểm toán cho công ty X sẽ không găp nhiều rủi ro làm ảnhhưởng đến danh tiếng, lợi ích của công ty Vì vậy ban giám đốc của CPAVIETNAM kết luận công ty X là một khách hàng tiềm năng và đã kí hợpđồng kiểm toán cho kì kế toán 31/12/2006 và hy vọng sẽ có mối quan hệ lâudài sau này

Y là một công ty cổ phần, có quy mô lớn Y hoạt động trên lĩnh vực lắpráp, sữa chữa, bảo hành, bán buôn, bán lẻ các sản phẩm điện, điện tử; kinhdoanh vật tư, thiêt bị, nguyên liệu phục vụ ngành xây lắp, y tế, cơ khí nông

Trang 26

nghiệp…Trước đây Y cũng là một doanh nghiệp Nhà nước nhưng với xu thếphát triển chung của nền kinh tế, cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nướckhác, Y đã được chuyển đổi hình thức sỡ hữu vào ngày 31/8/2005 Để phục

vụ cho việc cổ phần hoá, cơ quan chức năng là Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phầnhoá doanh nghiệp Nhà nước Thành phố Hà Nội đã yêu cầu Y phải kiểm toánBCTC cho kì hoạt động từ 01/01/2004 đến 31/8/2005 Công ty kiểm toánđược lựa chọn là CPA VIETNAM Sau khi CPA VIETNAM thực hiện kiểmtoán cho kì hoạt động từ 1/1/2004 đến 31/12/2005 là kỳ hoạt động cuối cùngcủa công ty Y dưới hình thức doanh nghiệp Nhà nước ( hoạt động theo luậtDoanh nghiệp Nhà nước ), công ty Y đã quyết định kí tiếp hợp đồng kiểmtoán với CPA VIETNAM cho kì hoạt động 31/12/2006 Đối với CPAVIETNAM, công ty Y là một khách hàng lớn và có mối quan hệ tốt Kiểmtoán cho kì kế toán 31/12/2006 là lần kiểm toán thứ hai mà CPA VIETNAMthực hiện đối với khách hàng Y

2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu.

Để có thể thu thập được bằng chứng đầy đủ, phù hợp giúp KTV hìnhthành nên ý kiến của mình về tính trung thực hợp lý của các số liệu trênBCTC thì quy trình cuộc kiểm toán thường gồm ba bước: Lập kế hoạch kiểmtoán,thực hiện kế hoạch kiểm toán, kết thúc kiểm toán Kiểm toán khoản phảithu là một phần hành trong kiểm toán BCTC nên cũng được thực hiện theoquy trình này

Ở bước đầu, lập kế hoạch kiểm toán gồm nội dung chủ yếu là: công tác

chuẩn bị; thu thập và tổng hợp thông tin, soát xét hệ thống KSNB Trong từngnội dung lớn này sẽ được chi tiết thành các nội dung cụ thể hơn KTV sẽ xemxét các khoản mục trên BCTC hoặc các chu trình kế toán ảnh hưởng, tác độngnhư thế nào đến các công việc này Đối với khoản phải thu thì nó chủ yếu ảnhhưởng tới việc nhận diện các lý do kiểm toán; thu thập thông tin về ngành

Trang 27

nghề, hoạt động kinh doanh của khách hàng, các bên hữu quan; thực hiện cácthủ tục phân tích; đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm soát; thiết kế chươngtrình kiểm toán gồm thiết kế các thủ tục kiểm toán tổng hợp và chi tiết.

Ở bước thứ hai, thực hiện kế hoạch kiểm toán bao gồm rất nhiều công

việc chi tiết, trong đó mỗi khoản mục trên BCTC hoặc chu trình kế toán sẽđược thiết kế cụ thể Để kiểm toán khoản phải thu thì KTV thường phân loạichi tiết các khoản nợ phải thu, gửi thư xác nhận đến một số đối tượng, đốichiếu công nợ, phân tích một số tỷ suất tài chính…

Ở bước thứ ba, kết thúc kiểm toán, trước hết KTV cần chuẩn bị và phát

hành báo cáo kiểm toán, có thể kèm thư quản lý Trong báo cáo kiểm toán vàthư quản lý, kiểm toán khoản phải thu sẽ giúp KTV đưa ra ý kiến về khoảnmục này trên BCTC cũng như các khoản mục có liên quan Đồng thời KTV

có thể tư vấn cho khách hàng về các nội dung như quy chế tài chính trong đó

cụ thể là chính sách tín dụng, tình hình các khoản phải thu, tình hình tuân thủquy chế tài chính của nhân viên khách hàng…Ngoài ra sau khi kiểm tra vàphân tích hệ thống KSNB cũng như việc ghi chép của kế toán, KTV có thểđưa ra các khuyến nghị về hệ thống KSNB của khác hàng, hướng dẫn cácnhân viên kế toán…hoàn thiện công việc của mình đảm bảo phù hợp các quyđịnh pháp luật

Trên đây là ba bước cơ bản của chu trình kiểm toán khoản mục phải thu.Tuy nhiên ba bước này chỉ được thực hiện sau khi công ty kiểm toán và công

ty khách hàng có các hoạt động và cam kết ban đầu Đối với khách hàng mới,trước tiên CPA VIETNAM tiếp cận khách hàng qua việc gửi: Thư chào cungcấp dịch vụ đến ban giám đốc công ty khách hàng Khi đã có sự đề nghị kiểmtoán của khách hàng, CPA VIETNAM sẽ tiến hành lập: Biên bản chấp nhậncung cấp dịch vụ cho khách hàng Đối với khách hàng cũ, CPA VIETNAMxem xét những thay đổi trong khách hàng, từ đó quyết định có tiếp tục kiểm

Trang 28

toán cho khách hàng này không Sau đó, hợp đồng kiểm toán sẽ được kí kếtgiữa công ty và khách hàng, kể cả khách hàng mới hay cũ Hợp đồng kiểmtoán chính là căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm toán, bảo vệ quyền lợi cho

cả công ty kiểm toán và phía khách hàng Sau khi hợp đồng kiểm toán được

kí kết, CPA VIETNAM sẽ phân công kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểmtoán Ngoài có năng lực chuyên môn, các kiểm toán viên này phải độc lập vớikhách hàng Tính độc lập của kiểm toán viên được đảm bảo thông qua: Bảncam kết về tính độc lập do các kiểm toán viên được phân công lập ra Tiếptheo, CPA VIETNAM gửi tới khách hàng kế hoạch kiểm toán sơ bộ bao gồmviệc phân công nhóm kiểm toán, thời gian thực hiện dự kiến và các tài liệucần thiết thu thập thông qua việc gửi: Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụkiểm toán tới khách hàng

Trang 29

Bảng 2.1: Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán.

cung cấp Ngày nhận

Kế hoạch Thực

tế Các vấn đề chung

+ Quyết định thành lập doanh nghiệp, quy chế tài chính, quy

+ Kế hoạch SXKD của công ty, bảng tổng hợp đánh giá tình

hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006…

+ Các biên bản kiểm tra, thanh tra, quyết toán…cho năm tài

Đối với khoản mục phải thu

Chi tiết các khoản phải thu tại ngày 31/12/2006 theo các TK Kế toán

viên

Khi bắt đầu làm việc Biên bản xác nhận (đối chiếu) công nợ với khách hàng tại thời

điểm31/12/2006 ( nếu có ).

Kế toán viên

Khi bắt đầu làm việc Bảng phân tích tuổi nợ các khoản phải thu (nếu có ) Kế toán

viên

Khi bắt đầu làm việc Tình hình tăng, giảm các khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa

công ty với đơn vị cấp trên hoặc cấp dưới Kế toán viên Khi bắt đầulàm việc

Biên bản đối chiếu công nợ nội bộ hàng quý và cuối năm Kế toán

viên Khi bắt đầulàm việc

Sau đây là công việc cụ thể cho ba bước chu trình kiểm toán khoản mụcphải thu được thực hiện cho hai khách hàng X và Y

Trang 30

2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (công tác chuẩn bị ).

2.2.1.1 Giao dịch và lên kế hoạch phục vụ khách hàng

- Tổ chức buổi họp đầu tiên với khách hàng: Mục đích của hoạt động nàynhằm tạo ra mối quan hệ cần thiết giữa các KTV thực hiện cuộc kiểm toánvới các thành viên của công ty khách hàng Đồng thời, hai bên sẽ trao đổi vớinhau phạm vi công việc của mỗi bên Sự hợp tác của cả hai bên sẽ thúc đẩycho cuộc kiểm toán nhanh hơn, hiệu quả hơn

Đối với công ty X: là một khách hàng mới vì vậy công việc này càng cần

thiết và phải được thực hiện cẩn thận hơn

- Lên kế hoạch phục vụ khách hàng: dựa vào kế hoạch phát hành BCTC, kếhoạch làm việc của khách hàng và thời gian đã kí trong hợp đồng, ban giámđốc của CPA VIETNAM sẽ lên kế hoạch phục vụ khách hàng cho phù hợp.Nội dung gồm xác định những công việc nào sẽ được thực hiện và giao phầnviệc cho từng thành viên trong nhóm

hành kiểm tra các điều kiện phục vụ cho cuộc kiểm toán từ phía khách hàng.Kiểm toán viên đánh giá, xem xét khả năng cung cấp các tài liệu, sự hợp tác

từ phía khách hàng trong quá trình giao dịch để từ đó có những thủ tục bổsung phù hợp

- Tiến hành soát xét sơ bộ tài liệu khách hàng cung cấp: Trưởng nhóm kiểmtoán đánh giá khái quát về các tài liệu đã được khách hàng cung cấp ở trên

Từ đó đưa ra nhận xét về hệ thống sổ sách, tài liệu kế toán của đơn vị.Sự đánhgiá này sẽ bổ sung cho việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng sau này.2.2.1.2 Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng

Đối với khách hàng X

Công ty X là khách hàng mới vì vậy CPA VIETNAM đã thực hiện tìmhiểu về X thông qua việc trao đổi trực tiếp với ban giám đốc công ty X, với

Trang 31

KTV tiền nhiệm và xem xét các tài liệu của khách hàng Các thông tin cơ bảnthu được như sau (Các thông tin chung này được KTV tổng hợp lại và đánhmáy trên tập giấy A4 bình thường thành một phần riêng, đó là phần đầu của

hồ sơ kiểm toán khách hàng KTV không đưa các thông tin này lên mẫu giấy

tờ làm việc vì thực tế các thông tin này hầu hết được lấy từ các tài liệu kháchhàng gửi cho công ty kiểm toán):

A, Thông tin chung

+ Công ty X tiền thân là xí nghiệp cơ khí thuỷ I tỉnh A, trải qua các thay đổisau:

Quyết định số 1145/QĐ- UB ngày 10/12/1992 của UBND tỉnh A về việcthành lập xí nghiệp cơ khí thuỷ I thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh A

Vốn điều lệ: 1.572.000.041

Đăng kí mã số thuế: Giấy chứng nhận mã số thuế 080004204 do Cụcthuế tỉnh A cấp ngày 04/02/2002

B, Hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 112464

Trang 32

+ Đóng mới, sữa chữa phương tiện giao thông vận tải thuỷ; sản xuất cấu kiệnsắt thép và các sản phẩm công nghiệp; phá dỡ tàu cũ và các thiết bị thanh lý.+ Vận tải hàng hoá, container đường thuỷ nội địa, đường bộ, đường biển trongnước và quốc tế; thuê và cho thuê định hạn các loại tàu vận tải; dịch vụ giaonhận hàng hoá, container, bốc xếp, kho bãi.

+ Kinh doanh thiết bị, vật tư, phụ tùng, phụ kiện phục vụ nghành công nghiệptàu thuỷ và dân dụng

C, Sở hữu và quản lý

+ Công ty mẹ, tổng công ty: Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam

+ Hoạt động đầu tư: Không có

+ Các chi nhánh: Chi nhánh tại Hải Phòng

+ Cơ cấu của công ty: Xem sơ đồ

D, Các bên liên quan

Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam

E, Tài chính và các vấn đề liên quan khác

+ Quản lý tiền: Quy chế quản lý tiền chưa có

+ Thuê tài sản, máy móc, nhà cửa: 02 hợp đồng thuê tài chính liên quan đếnthuê tài sản ôtô

+ Cơ cấu các khoản nợ, bao gồm hợp đồng vay, hạn mức, bảo lãnh bao gồmcác khoản cam kết chưa nằm trong bảng CĐKT: Không phát sinh

F, Môi trường kinh doanh chung

+ Thay đổi về lãi suất

+ Ảnh hưởng của tỷ giá

+ Những thay đổi trong nền kinh tế

G, Môi trường luật pháp

Trang 33

+ Các chính sách, quyết định của chính phủ ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty

H, Quy trình xem xét, quản lý rủi ro của khách hàng

( Ví dụ: có xây dựng quy trình kinh doanh không; có xem xét thiết lập quy chếkiểm soát trong và giữa các phòng ban hay không; việc phân công công việc đãhợp lý chưa; ban giám đốc quản lý công việc qua hình thức nào; …)

Ngay từ khi thành lập ban giám đốc đã xây dựng các nguyên tắc sản xuất,mua, bán hàng, thống kê, kế toán và kế hoạch rất chặt chẽ và có sự phân cấp phêduyệt Trong đó Tổng giám đốc đã tham gia tích cực vào việc đề xuất cácnguyên tắc

Bên cạnh đó ban giám đốc cũng đánh giá cao vai trò kiểm soát của bộ phận

kế toán công ty

Kế toán trưởng: trưởng phòng tài chính kế toán, phụ trách chung và điềuhành toàn diện công tác quản lý tài chính kế toán thống kê của công ty theo quyđịnh của luật kế toán Ngoài ra, kế toán trưởng còn cùng tổng giám đốc tham giakiểm soát giá bán trên các đơn đặt hàng, giá mua phôi thép và các loại nhiên liệutại mọi thời điểm, dự đoán luồng tiền hoạt động kinh doanh của công ty, tìmnguồn vốn kịp thời tài trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty, phối hợpphòng kinh doanh để đôn đốc thu nợ đúng hạn

Phó kế toán trưởng: Kế toán tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo dõi chung tình hình kế toán thống kê tài chính và chế độ kế toán thống kê tài chính của công ty theo chức năng nhiệm vụ được giao Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh thép các loại và các hoạt động kinh doanh khác

Trang 34

Đối với công ty Y

Công ty Y là khách hàng thường xuyên của CPA VIETNAM Dựa vàofile hồ sơ kiểm toán chung của công ty Y, KTV đã có những hiểu biết nhấtđịnh về công ty Y Đồng thời KTV trao đổi trực tiếp với ban giám đốc công ty

Y, đưa ra bảng câu hỏi khách hàng đề nghị trả lời về những thay đổi trongnăm vừa qua để cập nhật thông tin mới nhất lưu vào hồ sơ kiểm toán nămhiện hành Sau đây là những thông tin ban đầu về công ty Y mà KTV tìm hiểuđược

A, Thông tin chung

Tiền thân của công ty Y được thành lập theo quyết định số

2651/QĐ-UB ngày 31 tháng 10 năm 1992 của Uỷ ban nhân dân thành phố B

Theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 105893 do trọng tài kinh tếcấp ngày 24 tháng 11 năm 1992, vốn điều lệ lúc này là 5.195.703.000 đồng

K, Nhân sự chủ chốt

And experience

Location

Nguyễn Đức

Mạnh

L, Môi trường tin học

Phần mềm sử dụng: kế toán sử dụng sổ viết tay kết hợp bảng tính Excel

Trang 35

2.2.1.3 Đánh giá rủi ro kiểm soát mồi trường kiểm soát.

CPA VIETNAM đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát dựatrên cơ sở tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội của khách hàng để từ đóthiết kế các thử nghiệm kiểm toán phù hợp thông qua xem xét các yếu tố sau

Trụ sở chính của công ty: …

B, Hoạt động sản xuất kinh doanh

Lắp ráp, sữa chữa, bảo hành, bán buôn, bán lẻ các sản phẩm điện, điện tử.Liên kết, liên doanh với các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước để mởrộng khả năng sản xuất kinh doanh, làm đại lý cho các doanh nghiệp

Kính doanh đơn vị, đại lý hàng gia dụng, điện lạnh, bếp ga

Kinh doanh vật tư, thiết bị, nguyên liệu phục vụ nghành xây lắp, cơ khínông nghiệp, y tế…

C, Nhân sự chủ chốt:

Ông Phạm Toàn Thắng Giám đốc

Ông Đỗ Quốc Trọng Phó giám đốc

Ông Dương Anh Vũ Phó giám đốc

Bà Đoàn Thị Minh Nguyệt Kế toán trưởng

Trang 36

 Giá trị đạo đức, triết lý sống của nhà quản lý

ban

kiểm toán nội bộ

Những ứng dụng và ảnh hưởng của công nghệ thông tin, máy tính đếnhoạt động quản lý, hoạt động kế toán

Đối với công ty X

Để đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát công ty X, CPAVIETNAM đã tiến hành phỏng vấn ban giám đốc và nhân viên trong công tythông qua bảng câu hỏi sau:

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát

Trang 37

1 Đặc điểm về tính chính trực của ban lãnh đạo khách hàng:

- Ban lãnh đạo khách hàng có dính líu đến các hoạt động phi pháp, cố tình

trình bày sai lệch BCTC, chịu sự cưỡng chế của cơ quan pháp luật hay dính líu

đến các hoạt động phạm tội có tổ chức không?

- Có phải việc quản lý của đơn vị bị chi phối bởi một cá nhân hay trung vào

một vài người không?

- Có phải ban lãnh đạo của đơn vị là những người thiếu kinh nghiệm không?

Từ việc trả lời những câu hỏi trên chúng ta có lý do gì để nghi nghờ về tính

chính trực của các thành viên ban lãnh đạo khách hàng hoặc nghi ngờ về việc

dựa vào thư giải trình của ban giám đốc không?

Không

Không Không

Không

2 Cam kết của khách hàng về tính trung thực hợp lý của BCTC

- Đơn vị có áp dụng các chính sách kể toán hiện đang gây tranh cãi không ?

- Có phải ban lãnh đạo miễn cưỡng khi thực hiện các điều chỉnh được đề xuất

bởi KTV không?

Lý do gì cần cân nhắc về các cam kết của ban lãnh đạo khách hàng trong việc

trình bày BCTC phản ánh trung thực và hợp lý không?

Không Không

Không

3 Việc thiết lập và duy trì hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy

- Phòng kế toán có vẻ như không bố trí đủ nhân sự ?

- Công tác hạch toán kế toán của khách hàng không tốt?

Không Không

4 Cơ cấu tổ chức

- Cơ cấu tổ chức quá phức tạp, liên quan đến nhiều pháp nhân lớn mang tính

đặc thù được quản lý theo hệ thống hoặc có những giao dịch không nhằm mục

đích kinh doanh?

- Các mẫu biểu báo cáo có quá phức tạp không?

Không

5 Tác động của máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin

- Ban lãnh đạo đơn vị dường như đánh giá không đúng tầm quan trọng của ứng

dụng máy tính và công nghệ thông tin?

- Có thiếu kế hoạch mang tính chiến lược cho môi trường xử lý máy tính hay

các kế hoạch lại mâu thuẫn với kế hoạch chiến lược cho các bộ phận khác?

CóSau khi tổng hợp kết quả phỏng vấn, KTV đánh giá chung môi trườngkiểm soát của công ty X được thiết kế khá hiệu quả Về mặt cập nhật các hình

Trang 38

thức báo cáo và ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm, còn chưa được quantâm đúng mức Điều này có thể làm tăng rủi ro kiểm soát.

Kết luận về rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát như sau:

Rủi ro: mức bình thường

Môi trường kiểm soát: khá hiệu quả

Đối với công ty Y.

Công ty Y là khách hàng thường xuyên của CPA VIETNAM nên kì báocáo trước đã được đánh giá về rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát quabảng câu hỏi như đối với công ty X Đối với kì kế toán 31/12/2006, KTVkhông thực hiện lại việc phỏng vấn qua bảng câu hỏi như trên nữa chỉ tìmhiểu những thay đổi trong công ty Y có thể làm tăng hay giảm rủi ro kiểmsoát so với năm trước Thông qua các tài liệu được công ty Y cung cấp vàphỏng vấn ban giám đốc, KTV tim hiểu các yếu tố sau:

Có nhân sự mới không?

Có hệ thống thông tin mới không ?

Có các sản phẩm mới, các hoạt động kinh doanh mới không?

Có cấu trúc lại tổ chức không?

Sau khi tìm hiểu, KTV nhận thấy tuy chuyển đổi hình thức sở hữu nhưng

do Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối nên các nhân sự chủ chốt không thayđổi nhiều.Có cấu trúc lại tổ chức, có tăng cường hệ thống thông tin mới, cácchính sách và thủ tục kiểm soát cũng được tổ chức lại chặt chẽ hơn vì vậy rủi

ro kiểm soát giảm Tuy nhiên đây là năm đầu tiên sau khi cổ phần hoá nênhoạt động kiểm soát trong công ty còn chưa thực sự đầy đủ, dẫn đến khôngthể giảm các thử nghiệm cơ bản so với năm trước

Kết luận về rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát như sau:

Rủi ro kiểm soát: bình thường

Trang 39

Môi trường kiểm soát: hiệu quả

2.2.1.4 Tìm hiểu về quy trình kế toán

Dựa vào thực tế quan sát, phỏng vấn và tài liệu khách hàng cung cấp, KTV đãthu thập và tổng hợp được như sau:

Đối với công ty X

Đối với công ty Y

A, Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

+ Niên độ kế toán: từ 01/01đến 31/12

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

BCTC được lập bằng đồng Việt Nam (VNĐ) theo nguyên tắc giá gốc vàphù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam vàcác quy định hiện hành khác về kể toán tại Việt Nam

B, Chế độ kế toán áp dụng

+ Chế độ kế toán áp dụng

Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quy định số 15/2006/QĐ/BTCngày 20/3/2006 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toándoanh nghiệp của Bộ Tài chính

+ Hình thức kế toán áp dụng

Hình thức sổ kế toán áp dụng là Nhật ký chứng từ

C, Các chính sách kế toán áp dụng ( trích)

+ Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác

Các khoản phải thu được ghi nhận trên cơ sở phát hành hoá đơn, ghi tăngdoanh thu, thu nhập và tăng phải thu Cơ sở ghi nhận doanh thu: Khi giao hàngcho khách hàng hoặc khi đã phát hành hoá đơn được khách hàng chấp nhậnthanh toán ( bất kể đã thu được tiền hay chưa) đều được ghi nhận doanh thu vàphải thu

Khi thu được tiền hàng, công ty hạch toán tăng tiền, giảm khoản phải thu

A, Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

+ Niên độ kế toán: từ 01/01đến 31/12

+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

BCTC được lập bằng đồng Việt Nam (VNĐ) theo nguyên tắc giá gốc

và phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán ViệtNam và các quy định hiện hành khác về kể toán tại Việt Nam

B, Chế độ kế toán áp dụng

+ Chế độ kế toán áp dụng

Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quy định số15/2006/QĐ/BTC ngày 20/3/2006 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổsung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính

Trang 40

2.2.1.5 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

CPA VIETNAM thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kếhoạch kiểm toán nhằm có được cái nhìn khái quát về tình hình tài chính củakhách hàng như so sánh các chỉ tiêu trên BCTC hoặc các tỉ suất tài chính …năm nay với năm trước

Đối với khách hàng X

Công ty X là khách hàng mới nên KTV đã thực hiện thủ tục phân tích rất

tỉ mỉ, chi tiết Số liệu được kiểm toán viên lấy từ BCTC của công ty X

- Đầu tiên KTV phân tích bảng CĐKT cho cả số đầu kì ( 31/12/2005) và sốcuối kì (31/12/2006) Phương pháp được sử dụng là so sánh tuyệt đối, tức là

Ngày đăng: 23/03/2013, 11:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1:  Tổ chức Bộ máy quản lý của công ty CPAViệt Nam - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Sơ đồ 1.1 Tổ chức Bộ máy quản lý của công ty CPAViệt Nam (Trang 14)
+ Bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, bảng cân đối số phát sinh, thuyết minh BCTC … - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
ng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, bảng cân đối số phát sinh, thuyết minh BCTC … (Trang 29)
Phần mềm sử dụng: kế toán sử dụng sổ viết tay kết hợp bảng tính Excel. - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
h ần mềm sử dụng: kế toán sử dụng sổ viết tay kết hợp bảng tính Excel (Trang 34)
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát (Trang 37)
Bảng 2.2:  Bảng tổng hợp câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát (Trang 37)
Bảng 2.3: Phân tích bảng cân đối kế toán - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.3 Phân tích bảng cân đối kế toán (Trang 42)
Bảng 2.4: Phân tích Kết quả hoạt động kinh doanh (trích một số chỉ tiê u) - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.4 Phân tích Kết quả hoạt động kinh doanh (trích một số chỉ tiê u) (Trang 43)
Bảng 2.4: Phân tích Kết quả hoạt động kinh doanh ( trích một số chỉ tiêu ) - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.4 Phân tích Kết quả hoạt động kinh doanh ( trích một số chỉ tiêu ) (Trang 43)
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp (trích) - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.5 Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp (trích) (Trang 44)
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp (trích) - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.5 Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp (trích) (Trang 44)
Có thể hiểu bảng xác định P Mở trên như sau: - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
th ể hiểu bảng xác định P Mở trên như sau: (Trang 46)
Bảng 2.7: Chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục phải thu - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.7 Chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục phải thu (Trang 48)
Bảng 2.7: Chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục phải thu - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.7 Chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục phải thu (Trang 48)
A. Thu thập bảng tổng hợp dự phòng nợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi. Đối chiếu số dư cuối kỳ với sổ cái. - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
hu thập bảng tổng hợp dự phòng nợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi. Đối chiếu số dư cuối kỳ với sổ cái (Trang 49)
B. Soát xét các tài khoản phải thu trên Bảng CĐPS (theo tuổi công nợ) tại ngày lập báo cáo - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
o át xét các tài khoản phải thu trên Bảng CĐPS (theo tuổi công nợ) tại ngày lập báo cáo (Trang 50)
KTV thực hiện soát xét ngay trên Bảng kê của TK 131, đối chiếu với chứng từ gốc và ghi chú những vấn đề bất thường,. - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
th ực hiện soát xét ngay trên Bảng kê của TK 131, đối chiếu với chứng từ gốc và ghi chú những vấn đề bất thường, (Trang 53)
Bảng 2.9: Bảng số dư Tài khoản 131 đến ngày 31/12/2006 của công ty X - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.9 Bảng số dư Tài khoản 131 đến ngày 31/12/2006 của công ty X (Trang 53)
Bảng 2.10: Tờ tổng hợp 5340_1/8 của công ty Y như sau - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.10 Tờ tổng hợp 5340_1/8 của công ty Y như sau (Trang 55)
Bảng 2.10: Tờ tổng hợp 5340_1/8 của công ty Y như sau - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.10 Tờ tổng hợp 5340_1/8 của công ty Y như sau (Trang 55)
Bảng 2.11: Tờ 5340_2/8 của công ty Y như sau: - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.11 Tờ 5340_2/8 của công ty Y như sau: (Trang 56)
Bảng 2.11: Tờ 5340_2/8 của công ty Y như sau: - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.11 Tờ 5340_2/8 của công ty Y như sau: (Trang 56)
Bảng 2.15: Tờ tổng hợp 5341_1/2 công ty X - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.15 Tờ tổng hợp 5341_1/2 công ty X (Trang 61)
Bảng 2.15: Tờ tổng hợp 5341_1/2 công ty X - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.15 Tờ tổng hợp 5341_1/2 công ty X (Trang 61)
Bảng 2.16: Tờ tổng hợp 5341_1/2 công ty Y - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.16 Tờ tổng hợp 5341_1/2 công ty Y (Trang 62)
Bảng 2.18: Tờ tổng hợp 5342_1/2 công ty X - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.18 Tờ tổng hợp 5342_1/2 công ty X (Trang 65)
Bảng 2.19: Tờ tổng hợp5342_2/2 công ty X - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.19 Tờ tổng hợp5342_2/2 công ty X (Trang 66)
Bảng 2.23: Tờ tổng hợp 5343_1/1 công ty X - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.23 Tờ tổng hợp 5343_1/1 công ty X (Trang 70)
Bảng 2.23: Tờ tổng hợp 5343_1/1 công ty X - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 2.23 Tờ tổng hợp 5343_1/1 công ty X (Trang 70)
Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán tại công ty CPA VIETNAMĐánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Sơ đồ 2.1 Quy trình kiểm toán tại công ty CPA VIETNAMĐánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng (Trang 79)
Kĩ thuật chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ dựa theo Bảng số ngẫu nhiên đựơc thực hiện như sau: - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
thu ật chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ dựa theo Bảng số ngẫu nhiên đựơc thực hiện như sau: (Trang 91)
Bảng 3.1: Số dư các tài khoản phải thu của đơn vị được cộng dồn (đơn vị  tính: Triệu đồng). - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 3.1 Số dư các tài khoản phải thu của đơn vị được cộng dồn (đơn vị tính: Triệu đồng) (Trang 91)
Bảng 3.2: Bảng kết quả mẫu tài khoản phải thu được chọn Số ngẫu nhiên  - Kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng 3.2 Bảng kết quả mẫu tài khoản phải thu được chọn Số ngẫu nhiên (Trang 93)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w