Nhân tố thuận lợi thu hút FII vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút FII cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 32 - 34)

Theo khảo sát của quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây cho thấy,vaò năm 2001 lợi nhuận từ vốn FII thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI.Trong vòng 4 năm,đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng gấp 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24.5% tiếp đó là Anh chiếm 10%.Dòng vốn FII đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tìêm năng ,nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư.

Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới đang quản lí một khối lượng tài sản khổng lồ,khoảng 300 tỷ đô.Chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào Việt Nam 0.1% là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD.

Như vậy, nguồn vốn đầu tư gián tiếp FII là một nguồn vốn tiềm năng rất lớn đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với các yếu tố khách quan thuận lợi, vị thế đang lên, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác nguồn vốn FII của thế giới phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá,hiện đại hoá.

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá,các yếu tố sản xuất trong quá trình táI sản xuất hàng hoá,dịch vụ được dịch chuyển tự do từ nơi này sang nơi khác ,nhằm phát huy lợi thế của mỗi quốc gia thông qua các cam kết mở cửa thị trường.Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài.Sở dĩ vậy,do các nguyên nhân sau:

1.1 Nhân tố mang tính quốc gia

-Thứ nhất,chính trị ổn định nhất trong khu vực.Điều này được cả thế giới công nhận.Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái land, nguồn vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng chuyển vào Việt Nam kể cả đầu tư gián tiếp.

-Thứ 2 là có tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn,ổn định sau Singapo.Mức tăng trưởng của Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây luôn đạt ở mức cao,bình quân trên 7.5%.Đây là mức tăng trưởng hấp dẫn nhà đầu tư.Hơn nữa Việt Nam với sự lãnh đạo sáng suốt của chính phủ,chắc chắn sẽ đạt được mức tăng trưởng là 8% trong những năm tới.Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thu hút đầu tư.

-Thứ 3,hiện nay chính phủ Việt Nam có những cải cách mở cửa thông

thoáng hơn kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài vào.Mặt khác Chính phủ Việt nam

hiện nay khá coi trọng khu vực kinh tế tư nhân và luôn khẳng định tầm quan trọng của khu vực này.Điều này khá hấp dẫn nhà đầu tư.

- Thứ 4,hệ thống pháp luật của Việt Nam đang dần hoàn thiện và bắt đầu có sự thống nhất.Điều này được thể hiện qua luật doanh nghiệp,luật đầu tư,luật chứng khoán đã cùng có hiệu lực.Tuy nhiên,hiện nay luật Việt nam đang là yếu điểm không rõ ràng đối với nhà đầu tư.

- Thứ 5,Việt nam là một nước đang phát triển,nằm trong khu vực thu được nhiều lợi nhuận nhất khi đầu tư.Luồng vốn chảy vào khu vực này vì lãi suất nội địa luôn cao hơn lãi suất thế giới.Đây là một biện pháp của chính phủ

nhằm thu hút đầu tư.

Bên cạnh những yếu tố trên Việt nam có vị trí địa lí thuận lợi ,nguồn lao động rẻ,thị trường,tài nguyên,sự ổn định của thị trường….đặc biệt là vai trò của Việt Nam ngày càng được nâng cao khi gia nhập WTO ,tổ chức thành công hội nghị APEC làm cho Việt Nam có tiềm năng thu hút nhiều vốn đầu tư.

1.2 Những nhân tố mang tính thị trường

Có thể những nhân tố mang tính thị trường ảnh hưởng tích cực tới thu hút đầu tư gián tiếp tại Việt Nam không nhiều bởi vì chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện.Thị trường vốn(TTCK) mới mở cửa hoạt động thực sự 3 năm trở lại đây,trước đó rất mơ hồ.Song những nhân tố này ngày càng hoàn thiện

và đạt được mức mà nhà đầu tư mong muốn.Hiện nay có những nhân tố thị trường sau ở Việt nam thu hút được nhà đầu tư:

-Thị trường chứng khoán còn non trẻ song trong những năm tới sẽ có rất nhiều công ty tập đoàn lớn niêm yết trên sàn.Cổ phiếu của các công ty này chắc chắn sẽ sinh cổ tức nhiều cả hiện tại và tươnglai.Đây chính là tính phong

phú của thị trường chứng khoán với chất lượng khác nhau.

-Rủi ro lợi tức tiềm tàng khi đầu tư mua cổ phiếu của các công ty tập đoàn lớn của Việt nam là nhỏ so với các nước khác.Điều này làm nhà đầu tư nhỏ,ngắn hạn an tâm.

Những nhân tố thị trường khác lại là hạn chế của Việt Nam.Chúng ta cần sửa đổi bổ sung hòan thiện hơn nữa để có thể thu hút nhà đầu tư lớn với số lượng khổng lồ,đầu tư dài hạn.

Nhận xét:

Do có những điều kiện thuận lợi trên,Việt Nam cần tận dụng lợi thế của mình để thu hút đầu tư gián tiếp-một kênh huy động vốn còn bỏ ngỏ.Nguồn vốn này góp phần quan trọng cho công nghiệp hoá-hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút FII cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w