MỤC LỤC
Với một đội ngũ kiểm toán viên có trình độ, năng động và sang tạo, hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng động đón đầu thời cơ, luôn luôn biết lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng từ đó cung cấp các dịch vụ chuyên ngành với lợi ích cao nhất, đáp ứng được sự mong đợi của khách hành. Nhân viên vủa CPA VIETNAM luôn cập nhật đầy đủ các nội dung mới nhất của các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, chế độ tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; Do đó, họ có khả năng hoạt động như một nhà tư vấn.
Trung tâm đào tạo CPA VIETNAM thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo về kế toán , tài chính , kiểm toán quốc tế , quản trị kinh doanh , thuế… tại các doanh nghiệp hoặc tại các địa phương nhằm cập nhật kiến thức cũng như việc cung cấp các thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Theo đó, dịch vụ tư vấn nói chung, dịch vụ tư vấn thuế nói riêng của CPA VIETNAM luôn mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp bởi sự kết hợp giữa đội ngũ chuyên gia tư vấn thuế giàu kinh nghiệm vủa CPA VIETNAM cùng với sự quan hệ chặt chẽ và mật thiết với Bộ tài chính, Tổng cục thuế và các cơ quan thuế địa phương.
Với đặc điểm của loại hình công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán , tư vấn và do quy mô công ty còn nhỏ nên công ty sử dụng hình thức sổ kế toán nhật kí chung .Hình thức này đặc biệt có nhiều thuận lợi do công ty sử dụng hệ thống máy tính để xử lý kế toán .Theo hình thức này tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật kí , mà. •Một số sổ ,thẻ chi tiết dung để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dừi chi tiết nhằm phục vụ yờu cầu tớnh toỏn một số chỉ tiờu,tổng hợp,phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán không thể đáp ứng được như Sổ tài sản cố định, sổ chi tiết các văn phòng phẩm,….
- Hướng dẫn các nhân viên kế toán và nhân viên có trách nhiệm liên quan hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo phù hợp với các quy định nội bộ, hệ thống kiểm toán Việt Nam, luật pháp Việt Nam và phù hợp với các hoạt động của Công ty khách hàng;. Đồng thời KTV có thể tư vấn cho khách hàng về các nội dung như quy chế tài chính trong đó cụ thể là chính sách tín dụng, tình hình các khoản phải thu, tình hình tuân thủ quy chế tài chính của nhân viên khách hàng…Ngoài ra sau khi kiểm tra và phân tích hệ thống KSNB cũng như việc ghi chép của kế toán, KTV có thể đưa ra các khuyến nghị về hệ thống KSNB của khác hàng, hướng dẫn các nhân viên kế toán…hoàn thiện công việc của mình đảm bảo phù hợp các quy định, pháp luật.
Đối với CPA VIETNAM, công ty Y là một khách hàng lớn và có mối quan hệ tốt.
Sau khi thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ về tình hình tài chính của khách hàng, CPA VIETNAM tiến hành xác lập mức trọng yếu tổng thể đối với toàn bộ BCTC, sau đó phân bổ mức ước lượng ban đầu này cho từng khoản mục.Việc xác lập mức trọng yếu ở toàn bộ BCTC hay cho từng khoản mục phần lớn dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp của KTV và được thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. KTV dựa vào chương trình kiểm toán chi tiết mẫu năm 2007 áp dụng kiểm toán cho kì kế toán 31/12/2006, dựa vào chương trình kiểm toán chi tiết khoản phải mục phải thu cho công ty Y đã được thiết kế riêng cho công ty Y năm trước và dựa vào những thay đổi liên quan tới khoản mục phải thu năm nay xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết khoản phải thu cho công ty Y năm nay. Khi đã tiến hành xong các bước kiểm tra chi tiết khoản mục phải thu, KTV tiến hành đánh dấu vào bảng trên những công việc đã thực hiện theo chương trình kiểm toán thông qua cách đánh tham chiếu riêng của CPA VIETNAM (Ở CPA VIETNAM nếu đánh tham chiếu ở phía trên. bên trái thì sẽ đọc ở tờ có chỉ số ấy ở phía sau, còn nếu phía dưới bên phải thì xem ở tờ trước có đánh chỉ số đó).
Chúng tôi đã thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế để xem xét các số dư này, tuy nhiên các thủ tục do chúng tôi thực hiện chưa giúp chúng tôi có được đầy đủ các bằng chứng cần thiết, do vậy chúng tôi không đưa rag ý kiến về tính đúng đắn về giá trị và tính hiện hữu của các khoản công nợ chưa có đối chiếu nêu trên cũng như các ảnh hưởng (nếu có ) của các khoản mục này tới các khoản mục khác có liên quan được trình bày trên BCTC cho kì hoạt động từ 01/01/2006 đến 31/12/2006. Công việc do kiểm toán viên và trợ lí kiểm toán tiến hành đều phải được người có năng lực chuyên môn bằng hoặc cao hơn kiểm toán viên thực hiện kiểm tra lại để xác định công việc đó được thực hiện theo kế hoạch ,chương trình kiểm toán hay không ;công việc đựơc thực hiện và kết quả đã được lưu trữ đầy đủ vào hồ sơ kiểm toán hay không ;những vấn đề quan trọng đã được.
Công ty X là khách hàng năm đầu tiên của CPA VIETNAM, KTV chưa có hiểu biết về X nên trước tiên CPA VIETNAM phải kiểm tra tính độc lập của KTV, xem xét khả năng mình có thể đáp ứng tốt nhu cầu của công ty X không…Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích và rủi ro sẽ gặp phải nếu chấp nhận kiểm toán cho X thấy đây là cơ hội khá tốt, CPA VIETNAM mới tiến hành ký hợp đồng kiểm toán. Ngoài các bước công việc cộng dọc, cộng ngang, đối chiếu …thực hiện tương tự nhau, giữa công ty X và Y có một số khác biệt như: số lượng thư xác nhận được gửi ở công ty X nhiều hơn công ty Y mặc dù hai công ty này có quy mô tương tự nhau; ở công ty Y KTV chủ yếu quan tâm tới biên bản đối chiếu xác nhận công nợ, chỉ khách hàng nào có sự chênh lệch giữa sổ sách và biên bản đối chiếu thì mới thực hiện gửi thư xác nhận.
Tuy nhiên để hỗ trợ cho việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của KTV được phù hợp, dễ dàng hơn, CPA VIETNAM đã xây dựng các hướng dẫn về: chỉ tiêu chọn làm gốc để tính mức trọng yếu tổng thể ( lợi nhuận trước thuế, doanh thu, tồng tài sản…), khung tỷ lệ phần trăm trong các trường hợp ( giới hạn trên, giới hạn dưới), tỷ lệ phân bổ mức trọng yếu đối với một số khoản mục. Ngoài ra, theo quy định về gửi thư xác nhận nếu gửi thư xác nhận lần thứ nhất mà không thu được hồi đáp xác nhận thì tiến hành gửi thư xác nhận lần thứ hai,..Nhưng trên thực tế do giới hạn về chi phí và thời gian kiểm toán nên KTV gửi thư xác nhận lần một mà không có kết quả thì KTV sẽ dùng các thủ tục bổ sung khác chứ không gửi thư xác nhận lần hai.
Đi đôi với việc xác định sự tồn tại của hệ thống KSNB của khách hàng nói chung và hệ thống KSNB cho khoản mục phải thu nói riêng, kiểm toán viên phải thực hiện các trắc nghiệm độ vững chãi theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 để chứng minh sự tồn tại và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát được thiết kế trong hệ thống KSNB của khách hàng. Để giảm thời gian cho các cuộc kiểm toán trong mùa kiểm toán, giảm thiểu tối đa rủi ro kiểm toán, từ đó tăng chất lượng hoạt động, trong khoảng thời gian đào tạo (không phải mùa kiểm toán), công ty nên nghiên cứu các tài liệu, đúc rút từ kinh nghiệm kiểm toán thực tế để thiết kế chương trình kiểm toán riêng cho các thể loại khách hàng điển hình.Bởi vì mỗi loại hình doanh nghiệp, mỗi ngành nghề kinh doanh thường có các đặc điểm riêng điển hình vì vậy công ty nên thiết kế chương trình kiểm toán cho mỗi loại ấy.