1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN

22 1,3K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 148,5 KB

Nội dung

ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN

Trang 1

ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN

I Xác định nhu cầu đào tạo :

1 Chu kỳ nghề nghiệp

2 Phương pháp xác định nhu cầu đào tạo kỹ thuật về mặt định lượng

II Tiến trình đào tạo và phát triển nhân sự

III Khái niệm, vai trò và nội dung của đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật

1 Khái niệm

2 Vai trò của đào tạo kỹ thuật

3 Chuẩn bị quá trình đào tạo kỹ thuật

4 Đào tạo và các phương pháp đào tạo kỹ thuật

5 Đánh giá kết quả đào tạo

IV Khái niệm và quá trình đào tạo nâng cao năng lực quản trị

1 Khái niệm

2 Quá trình thực hiện

3 Yêu cầu phát triển năng lực quản trị ở cấp quản trị khác nhau

4 Các phương pháp đào tạo nhà quản trị tại nơi làm việc

5 Các phương pháp đào tạo nâng cao trình độ nhà quản trị ngoài nơi làm việc

Lao động có chuyên môn, kỹ thuật là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong quátrình cạnh tranh trên thị trường Ðầu tư vào con người là đầu tư mang ý nghĩa chiến lược, trongnhiều trường hợp nó hơn hẳn so với việc đầu tư vào việc đổi mới công nghệ và thiết bị trong quátrình sản xuất kinh doanh

Ðào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật cho tất cả mọi lao động của doanh nghiệp

là khâu quan trọng nối liền quá trình tuyển dụng với quá trình sử dụng lao động có hiệu quả

Kinh nghiệm thực tế của các công ty thành đạt và phát triển cho thấy công ty nào chú trọng tớiđào tạo và huấn luyện nhân viên, công ty đó có nhiều cơ hội thành công hơn trong kinh doanh Trong quá trình đào tạo, mỗi nhân viên sẽ tự tích luỹ được những thiếu hụt về kiến thức và kỹnăng, cập nhật thêm kiến thức và đặc biệt là học tập được kinh nghiệm của những đồng nghiệp khác

để đáp ứng nhu cầu công việc và đối đầu với những thách thức trong tương lai Đào tạo và phát triểnđội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp là một tiến trình liên tục Các bước tiến hành thông thường là:+ Ấn định nhu cầu đào tạo và phát triển

Trang 2

+ Xác định các mục tiêu đào tạo cụ thể

+ Lựa chọn các phương pháp thích hợp

+ Lựa chọn các phương tiện thích hợp

I - Xác định nhu cầu đào tạo:

- Công tác đào tạo và huấn luyện phải giúp ích cho việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, hay nói một cách khác là không có sự khác biệt giữa mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu của việc đào tạo nhân viên Chính vì vậy nhu cầu đào tạo nhân viên được xem xét bắt đầu từ nhu cầu của chính bản thân doanh nghiệp Muốn vậy doanh nghiệp phải tự trả lời các câu hỏi:

- Thách thức của môi trường kinh doanh đặt ra cho doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn làgì?

- Nhân viên của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đến đâu các đòi hỏi của thị trường?

- Nhân viên của doanh nghiệp còn thiếu gì để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp?

Nhu cầu đào tạo của mỗi nhân viên là có những điểm khác biệt do kiến thúc cơ bản, tiềm năng

và hoài bão phát triển của họ không giống nhau Do vậy các hoạt động đào tạo phải hướng tới việcthiết kế chương trình sao cho đáp ứng được yêu cầu của từng đối tượng

Nhu cầu đào tạo quyết định phương pháp đào tạo Không có bất kỳ chương trình hay phươngthức nào phù hợp với mọi nhu cầu Các chương trình đào tạo được chọn lựa trên cơ sở dung hoàmong muốn của các cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp, trong đó hiệu quả kinh doanh được đưa

ra làm tiêu chí ảnh hưởng có tính quyết định Nhiều thất bại trong công tác phát triển nhân sự lànhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đến hiệu quả đào tạo, không đánh giá được tác động của việcđào tạo tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhân viên

Trang 3

Giai đoạn này bắt đầu từ lúc mới sinh thường kéo dài đến năm 18 tuổi Ðây là giai đoạn pháttriển con người tự khẳng định, có chịu ảnh hưởng qua lại của gia đình, trường học và môi trường xãhội.

Vào cuối giai đoạn này, con người đã bắt đầu phát triển những khả năng, có thể bắt đầu có một

số suy nghĩ thực tế về nghề nghiệp tương lai

Giai đoạn thăm dò

Giai đoạn này kéo dài khoảng từ năm 18 tuổi đến năm 24 tuổi Trong thời gian này con ngườithực sự có rất nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp khác nhau, thông thường con người hướng sự lựa chọn

và những nghề đã được nghe, chỉ dẫn hoặc giảng giải hoặc những nghề mà họ cho là phù hợp nhấtvới khả năng và nguyện vọng của họ Ðiều quan trọng nhất trong giai đoạn này là con người cầnphát triển sự hiểu biết thực tế và khả năng nghề nghiệp của họ Con người cần khám phá và pháttriển được giá trị, động cơ, tham vọng trong nghề nghiệp, đề ra các quyết định và vấn đề tiếp tục đàotạo trên cơ sở các nguồn thông tin về lựa chọn nghề nghiệp

Giai đoạn thiết lập

Giai đoạn này kéo dài khoảng từ 25 đến 44 tuổi Ðây là giai đoạn trung tâm trong nghề nghiệp của mỗi người

Vào đầu giai đoạn có một số người đã tìm được một số nghề thích hợp và hoạt động nghềnghiệp giúp cho họ có một chỗ đứng lâu dài, cố định trong nghề Thông thường con người thườngtheo đuổi nghề nghiệp mà họ lựa chọn lúc ban đầu, nhưng có người thì giai đoạn này chỉ là tiếp tụckiểm tra năng lực và mức độ cầu tiến về nghề nghiệp của mình

Giai đoạn thiết lập gồm 3 thời kỳ:

1 Thời kỳ thử thách: Kéo dài từ năm 25 tuổi đến khoảng năm 30 tuổi Tronggiai đoạn này, chủ yếu là con người xác định nghề nghiệp đã lựa chọn có phù hợp hay không

? Nếu nghề lựa chọn ban đầu không phù hợp, con người thường thay đổi nghề vào giai đoạnnày

2 Thời kỳ ổn định: Thường kéo dài từ 30 đến 40 tuổi Trong thời kỳ này conngười có mục tiêu nghề nghiệp và họ thường đưa ra các kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng nhằmxác định cần phải tiếp tục làm gì để đạt được các tham vọng nghề nghiệp Có hai khuynhhướng, tiếp tục theo đuổi nghề này hay sẽ chuyển sang nghề khác

3 Thời kỳ khủng hoảng nghề nghiệp: Thời kỳ này thường kéo dài từ giữa năm

30 tuổi đến giữa năm 40 tuổi Trong giai đoạn này con người thường so sánh những gì họ đã

ra sức cố gắng theo đuổi, những khó khăn vất vả trong nghề nghiệp mà họ đã trải qua, những

gì mà họ đã phải hy sinh hoặc chịu thiệt thòi để theo đuổi nghề nghiệp và so sánh nhữngtham vọng mục tiêu nghề nghiệp với những gì mà họ đã đạt được trong nghề nghiệp như

Trang 4

công danh, địa vị, lương bổng Nhiều người đã nhận thấy họ đã không làm được những gì

họ mong muốn, những ước mơ của họ đã không thành sự thật, sự cố gắng và hy sinh vì nghềnghiệp của họ đã không được đánh giá đền bù xứng đáng, do đó họ thất vọng về nghềnghiệp Một số người khác, ngay trong lúc đầu của giai đoạn này đã cảm thấy rất khó khănkhi phải đối đầu với những quyết định chọn lựa những gì thực tế có thể đạt được và như vậy

họ sẽ thoả mãn mong muốn được bao nhiêu ?

Cũng trong giai đoạn này, con người thường lần đầu tiên nhận ra những điểm mấu chốt trongnghề nghiệp, con người sẽ cố gắng duy trì, theo đuổi nó cho đến suốt đời

Giai đoạn duy trì

Giai đoạn này thường kéo dài từ 45 đến 60 tuổi Nhiều người chuyển thẳng từ giai đoạn ổnđịnh sang giai đoạn duy trì, không phải trải qua những khó khăn thất vọng trong giai đoạn khủnghoảng nghề nghiệp giữa đời

Trong giai đoạn duy trì, con người tạo cho mình một chỗ đứng ổn định, vững vàng trong côngviệc Phần lớn những cố gắng trong nghề nghiệp của họ lúc này đều nhằm mục đích củng cố chỗđứng chắc chắn của mình trong nghề nghiệp

Giai đoạn suy tàn

Giai đoạn suy tàn là cuối cùng khi tuổi đời của con người đã cao, sức khoẻ giảm sút, trí nhớkém Trong giai đoạn này ý thức trách nhiệm đối với công việc giảm sút và họ phải chấp nhận vaitrò của lớp trẻ

1.2- Phương pháp xác định nhu cầu đào tạo kỹ thuật về mặt định lượng.

- Xác định nhu cầu nhân viên kỹ thuật cần có theo các phương pháp sau:

a Phương pháp căn cứ vào tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật cần thiết cho từng loại sản phẩm và quỹ thời gian lao động của nhân viên kỹ thuật tương ứng.

Ti

Qi.HiKTi: Nhu cầu nhân viên kỹ thuật thuộc loại nghề chuyên môn i

-Ti : Tổng thời gian hao phí lao động kỹ thuật thuộc nghề chuyên môn i cần thiết để sản xuất

Qi : Quỹ thời gian lao động của một nhân viên kỹ thuật thuộc nghề chuyên môn i

Trang 5

Hi : Khả năng hoàn thành vượt mức ở kỳ triển vọng của nhân viên kỹ thuật thuộc nghề chuyênmôn i.

b Phương pháp tính toán căn cứ vào số lượng máy móc, trang bị kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất, mức đảm nhận của một nhân viên kỹ thuật và hệ số ca làm việc của máy móc thiết bị.

SM.HCa

KT =

-n

KT : Nhu cầu nhân viên kỹ thuật

SM : Số lượng máy móc trang bị kỹ thuật cần thiết ở kỳ triển vọng

Hca: Hệ số ca làm việc của máy móc trang thiết bị

n : Số lượng máy móc, trang bị cho một nhân viên kỹ thuật phụ trách

c Phương pháp chỉ số.

Dự đoán nhu cầu nhân viên kỹ thuật căn cứ vào chỉ số tăng của sản phẩm, chỉ số tăng của nhân viên kỹ thuật trên tổng số nhân viên và chỉ số tăng năng suất lao động ở kỳ kế hoạch.

ISF ITIKT

=

-IwIKT : Chỉ số tăng nhân viên kỹ thuật

ISF : Chỉ số tăng sản phẩm

It : Chỉ số tăng tỷ trọng nhân viên kỹ thuật trên tổng số nhân viên

Iw : Chỉ số tăng năng suất lao động

Phương pháp này cho số liệu không chính xác bằng 2 phương pháp trên, thường dùng để dựđoán nhu cầu nhân viên kỹ thuật cho các công ty lớn trong các kế hoạch dài hạn

d Phương pháp trực tiếp.

Căn cứ vào bảng phân tích công việc và phân tích tình hình thực hiện công việc, căn cứ vào cơ cấu

tổ chức của các doanh nghiệp để xác định trực tiếp số lượng nhân viên kỹ thuật từng loại

Trang 6

Phương pháp này tương đối phức tạp, lâu nhưng chính xác Sau khi xác định được nhu cầunhân viên kỹ thuật cần có ở kỳ triển vọng, cần xác định nhu cầu bổ sung nhân viên kỹ thuật baogồm:

1 Nhu cầu tăng để phát triển sản xuất bằng nhu cầu cần có trừ đi số đã có

2 Nhu cầu thay thế cho những người mất sức lao động, nghỉ hưu, thuyênchuyển Nhu cầu thay thế tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số nhân viên kỹ thuật

Nhu cầu bổ sung chính là nhu cầu đào tạo

Nhu cầu tuyển sinh đào tạo bao giờ cũng lớn hơn (hoặc tối thiểu là bằng) nhu cầu đào tạo dophải trừ bớt đi lượng rơi rớt trong đào tạo và được xác định theo công thức:

II- Tiến trình đào tạo và phát triển nhân sự

Nghiên cứu nhu cầu đào tạo, phát triển nghề nghiêp của đội ngũ nhân viên là cơ sở cho việc hoạch định các chương trình đào tạo cụ thể Sơ đồ dưới đây phản ánh các bước đi tổng quát của tiến trình đào tạo nhân sự trong một doanh nghiệp

Chúng ta xem xét 2 nội dung lớn của việc đào tạo, đó là đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật vàđào tạo nâng cao kỹ năng quản trị

Đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật và năng lực quản trị là rất cần thiết và ngày càng có tầmquan trọng đối với tất cả các ngành sản xuất kinh doanh Mỗi doanh nghiệp đều cần thiết đào tạonâng cao năng lực chuyên môn cho đơn vị mình và có rất nhiều phương pháp đào tạo và nâng caonăng lực kỹ thuật khác nhau

Sự phát triển trong nội bộ doanh nghiệp là nguồn chủ yếu cung cấp các nhà quản trị tài năng.Các nhà quản trị giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự thành công hay thất bại trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Mỗi cấp quản trị khác nhau yêu cầu đối với kỹ năng cần

có ở mỗi nhà quản trị khác nhau và có các phương pháp đào tạo khác nhau nhằm đáp ứng cho nhucầu cấp thiết ở mỗi cấp

III- Khái niệm, vai trò và nội dung của đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật.

3.1 - Khái niệm.

- Lao động lành nghề bao gồm hai bộ phận: Công nhân, nhân viên kỹ thuật và nhà quản trị, chuyên gia, các cán bộ chuyên môn khác

Trình độ lành nghề của một người lao động thể hiện ở sự hiểu biết lý thuyết kỹ thuật sản xuất,

kỹ năng thực hành để hoàn thành những công việc có mức độ phức tạp nhất định thuộc một nghề,một chuyên môn nào đó So với lao động giản đơn, lao động lành nghề đòi hỏi có chất lượng lao

Trang 7

động cao hơn, thực hiện các công việc có mức độ chính xác, tinh vi, khéo léo hơn và do đó, tạo ramột giá trị lớn hơn trong cùng một đơn vị thời gian làm việc.

Trình độ lành nghề của công nhân, nhân viên kỹ thuật thể hiện ở tiêu chuẩn, cấp bậc kỹ thuật.Ðối với các nhà quản trị, chuyên gia và cán bộ chuyên môn khác, nó thể hiện ở các tiểu chuẩn vàtrình độ học vấn và trình độ chính trị, khả năng tổ chức và quản lý thực hiện các nhiệm vụ đượcgiao

Ðào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật là quá trình giảng dạy và nâng cao cho người lao độngnhững kỹ năng cơ bản, cần thiết để thực hiện công việc

Ðào tạo kỹ thuật rất đa dạng, bao gồm việc hướng dẫn cho nhân viên đứng máy, cách vậnhành, sử dụng máy, hướng dẫn cho nhân viên bán hàng cách bán các sản phẩm của công ty, hoặchướng dẫn cho cán bộ nhân sự cách phỏng vấn đánh giá nhân viên mới

3.2- Vai trò của đào tạo kỹ thuật.

Ðào tạo kỹ thuật là một trong số những biện pháp quan trọng nhất để nâng cao trình độ lành nghề cho nhân viên nhằm đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất

Vai trò của đào tạo kỹ thuật ngày càng nâng cao do các nguyên nhân sau đây:

- Việc áp dụng các trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật mới vào trong quá trình sản xuất làm cholao động thủ công dần dần được thay thế bằng lao động máy móc Người công nhân cần phải cókiến thức kỹ thuật mới có thể điều khiển sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, đưa ra các kiếnnghị cải tiến kỹ thuật, nâng cao các thông số kỹ thuật của máy móc nhằm làm cho nó phù hợp hơnvới đặc điểm tâm lý của con người

- Việc áp dụng máy móc kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất làm cho tỉ trọng thời gian máylàm việc tăng lên trong quỹ thời gian ca Ðiều này dẫn đến khả năng mở rộng phạm vi và các chứcnăng hoạt động của nhân viên, xuất hiện yêu cầu nhân viên phải biết kiêm nhiệm nghề, ngoài nghềchính phải biết một số nghề khác Nhân viên phải được đào tạo ở diện rộng, có thể thực hiện nhiềunghề, nhiều chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất

- Sự phát triển của nền sản xuất xã hội tính chất phức tạp của sản xuất ngày càng tăng,nhiều mặt hàng, sản phẩm mới ra đời để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng, cũng làm tăng thêmnhu cầu đào tạo kỹ thuật

- Trong quá trình lao động nhân viên đã tích luỹ được những thói quen và kinh nghiệm sảnxuất nhưng quá trình tự đào tạo này diễn ra rất lâu với số lượng ít; chỉ có thực hiện đào tạo kỹ thuậtmới có thể nhanh chóng cung cấp một số lượng đông nhân viên kỹ thuật cần thiết cho quá trình sảnxuất

Trang 8

Ðào tạo kỹ thuật cho nhân viên là một yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình phát triển sảnxuất kinh doanh.

3.3- Chuẩn bị quá trình đào tạo kỹ thuật.

Muốn đào tạo kỹ thuật có hiệu quả cần xác định sự cần thiết của nhu cầu và khả năng đào tạo, đặc điểm, cơ cấu và tính chất ngành nghề, yêu cầu kỹ thuật của ngành nghề, từ đó tổ chức các hình thức đào tạo phù hợp

Ðào tạo kỹ thuật áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

- Nhân viên mới: Bao gồm những người chưa tham gia lao động sản xuất và những người đãtham gia lao động sản xuất nhưng chưa từng làm công việc đó bao giờ Ðó là công việc mới đối vớinhân viên

- Nhân viên đang thực hiện công việc nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được giao.Việc xác định số nhân viên đang thực hiện công việc này rất phức tạp vì việc đánh giá tiêu chuẩnmẫu của họ không rõ ràng và không chính xác

Hai yếu tố cơ bản để xác định sự cần thiết của đào tạo

Phân tích công việc phục vụ đào tạo

Phân tích công việc phục vụ đào tạo là nghiên cứu công việc một cách chi tiết nhằm xác địnhcác kỹ năng cần thiết khi thực hiện công việc từ đó tiến hành chương trình đào tạo phù hợp

Phân tích công việc để xác định sự cần thiết đào tạo nhân viên mới là dựa vào bản mô tả côngviệc và bảng tiêu chuẩn công việc Thông thường người ta sử dụng biểu mẫu phân tích công việc,trong đó có chứa các loại thông tin chủ yếu:

- Liệt kê các nhiệm vụ công việc chính

- Xác định mức độ thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ công việc

- Tiêu chuẩn mẫu thực hiện công việc

- Ðiều kiện thực hiện công việc

- Các kỹ năng và kiến thức cần thiết giảng dạy cho nhân viên

Phân tích thực hiện công việc phục vụ đào tạo

Trang 9

- Phân tích thực hiện công việc phục vụ đào tạo là nghiên cứu kỹ lưỡng việc thực hiện côngviệc và sau đó điều chỉnh chúng cho phù hợp với các trang thiết bị kỹ thuật mới, nhân viên mới,hoặc chương trình đào tạo hay một vài sự điều chỉnh khác Quá trình thực hiện gồm 10 bước:

1 Ðánh giá thực hiện công việc: Xác định, đánh giá sự khác biệt trong việc thựchiện công việc của nhân viên trong thực tế và so sánh với yêu cầu của doanh nghiệp đặt rađối với nhân viên

2 Phân tích chi phí xác định việc điều chỉnh lại vấn đề có đánh giá so với những

cố gắng về thời gian và chi phí mà một người nào đó thực hiện

3 Xác định vấn đề chưa biết làm và vấn đề không muốn làm, đây là vấn đềtrung tâm nhất trong phân tích thực hiện công việc Ở đây cần trả lời 3 câu hỏi:

oNhân viên có biết cần làm gì, và ta mong đợi ở họ những gì ?

oHọ có làm được công việc nếu họ muốn không ?

oNhân viên có muốn làm và thường xuyên thực hiện công việc tốt không ?

4 Ðặt ra các tiêu chuẩn mẫu Khi nhân viên không thực hiện được công việc ởmức trung bình chỉ đơn giản là họ chưa biết mức trung bình là như thế nào, vì họ nghĩ đơngiản rằng họ đã thực hiện được như tiêu chuẩn mẫu và tìm hiểu xem nhân viên đã biết cáctiêu chuẩn mẫu chưa?

5 Loại bỏ các trở ngại khi thực hiện Trong nhiều trường hợp nhân viên hoànthành không tốt công việc không phải do lỗi của nhân viên mà do sai sót trong tổ chức, kỹthuật như thiếu thông tin, thiếu nguyên liệu

6 Thực hành Có trường hợp nhân viên mất đi kỹ năng hay kiến thức mà họ đã

có vì họ không có điều kiện thực hành lại

7 Ðào tạo Cần lưu ý là không phải đào tạo bao giờ cũng là giải pháp tốt nhấtđối với nhân viên chưa biết làm Nên dự tính các chi phí đào tạo và hiệu quả mang lại trongđào tạo trước khi thực hiện đào tạo

8 Thay đổi công việc Trong một số trường hợp, cách tốt nhất để hoàn thiệnthực hiện công việc là thay đổi lại phân công thực hiện công việc cho phù hợp với sở trườngcủa nhân viên

9 Thuyên chuyển hoặc cho nghỉ việc Cuối cùng nếu tất cả các cố gắng củanhân viên nhưng không thực hiện được công việc thì phải thuyên chuyển hoặc cho nghỉ việc

10 Khen thưởng và kỷ luật Nhân viên có thể làm công việc tốt nếu họ muốn.Trong trường hợp họ làm tốt có thể áp dụng phương pháp thưởng, còn họ làm không tốt cóthể áp dụng phương pháp phạt

3.4- Ðào tạo và các phương pháp đào tạo kỹ thuật.

3.4.1- Nguyên tắc đào tạo.

Quá trình đào tạo là quá trình giảng dạy và học tập Các nguyên tắc cơ bản trong đào tạo là:

Trang 10

1 Khi bắt đầu đào tạo phải cung cấp cho học viên kiến thức chung về vấn đề đãhọc Ðiều này giúp cho học viên hiểu được các bước trong đào tạo và tích cực tham gia vàoquá trình đào tạo

2 Sử dụng nhiều ví dụ tương tự để minh họa khi cung cấp cho học viên các tưliệu, kiến thức mới

3 Phân chia khối lượng học tập thành từng phần trọn vẹn và học trong nhữngkhoảng thời gian nhất định, chỉ nên cung cấp cho học viên một khối lượng thông tin vừa đủđối với khả năng tiếp thu của học viên

4 Cố gắng sử dụng các vấn đề và khái niệm quen thuộc đối với học viên

5 Cố gắng tối đa các tình huống trong đào tạo giống với thực tế

6 Xác định những nét đặc biệt quan trọng trong nhiệm vụ, công việc cho họcviên

7 Học viên tiếp thu kiến thức bằng cách thực hành sẽ mau nhớ, lâu quên Cốgắng cho họ thực tập trên các ví dụ thực tế càng nhiều, càng tốt Thực hành và ôn luyện làphương pháp quan trọng để học được kỹ năng mới

8 Thường xuyên khuyến khích và yêu cầu học viên củng cố các kiến thức đãhọc được

9 Học viên tiếp thu được nhiều nhất khi họ học theo tốc độ và phương phápcách thức của riêng họ

10 Có biện pháp kịp thời khuyến khích, khen thưởng học viên đạt kết quả tốt

3.4.2 Các hình thức đào tạo nhân viên kỹ thuật chủ yếu:

3.4.2.1- Ðào tạo tại nơi là:

Ðào tạo tại nơi làm việc là hình thức đào tạo học viên cách thức thực hiện công việc ngay trong quá trình làm việc

Thông thường tất cả mọi người, từ nhân viên thư ký hành chính đến giám đốc doanh nghiệpđều ít nhiều nhận được sự đào tạo tại nơi làm việc khi họ tham gia thực hiện công việc của doanhnghiệp Nhiều chuyên gia cho rằng đó là hình thức chung nhất, phổ biến rộng rãi nhất và thiết thựcnhất để đào tạo nhân viên những kỹ năng cơ bản phù hợp và cần thiết cho việc thực hiện công việc.Việc đào tạo thường xuyên do các nhân viên lành nghề và các giảng viên hướng dẫn thực hiện.Các dạng đào tạo nơi làm việc:

a Kèm cặp hướng dẫn tại chỗ: Ðây là hình thức phổ biến nhất Cách thức tổ chức đơn giản nhất để cho học viên quan sát, ghi nhớ, học tập và làm theo giảng viên Thường được áp dụng để đào tạo nhân viên vận hành máy, nhân viên bán hàng hoặc đào tạo các trợ lý giám đốc thành các quản trị gia cấp cao của doanh nghiệp

b Luân phiên thay đổi công việc

Trang 11

Các học viên thường là các thực tập viên về quản trị, họ được luân phiên chuyển từ công việccủa phòng ban này sang công việc của phòng ban khác.

Ðào tạo nơi làm việc có nhiều ưu điểm:

- Ðơn giản, có thể đào tạo nhiều người cùng một lúc

- Ít tốn kém, thời gian đào tạo ngắn Học viên trong quá trình học tập tạo ra sản phẩm, không cần các phương tiện học tập chuyên biệt như phòng học, đội ngũ cán bộ giảng dạy riêng

- Học viên học được ngay cách giải quyết các vấn đề thực tiễn và mau chóng có các thông tinphản hồi về kết quả học tập, thực hiện công việc của học viên

Nhược điểm của hình thức đào tạo này:

Người hướng dẫn (nhân viên lành nghề) có thể cảm thấy nhân viên mới là mối nguy hiểm đốivới vấn đề công ăn việc làm của họ và phần trách nhiệm thêm về mặt đào tạo có thể sẽ là bất lợi đốivới họ Ngoài ra do người hướng dẫn thường ít có kinh nghiệm sư phạm nên sự hướng dẫn của họ

có thể không theo trình tự từ dễ đến khó, không theo quy trình công nghệ Học viên tiếp thu hạn chế

về mặt lý luận và đôi khi còn học được cả thói quen xấu trong việc thực hiện của người hướng dẫn

Trình tự thực hiện quá trình đào tạo :

Bước 1: Chuẩn bị

- Làm cho học viên thấy thoải mái, tránh hồi hộp xúc động

- Giải thích cho học viên hiểu vì sao họ được chọn để đào tạo

- Phát triển hình thức, đặt các câu hỏi khuyến khích, cố gắng tìm xem những gì người học đãbiết có liên quan đến công việc

- Giải thích toàn bộ công việc và liên hệ với những gì học viên đã biết

- Cố gắng ở mức cao nhất đưa học viên vào điều kiện làm việc bình thường

- Cho học viên làm quen với các trang bị dụng cụ, kỹ thuật nơi làm việc

Bước 2: Thao tác mẫu

- Giải thích cho học viên các yêu cầu về số lượng và chất lượng công việc

- Thực hiện mẫu công việc ở tốc độ bình thường

Ngày đăng: 23/03/2013, 10:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.3: Yêu cầu phát triển năng lực quản trị ở các cấp khác nhau. Ghi chú: Số thứ tự của các kỹ năng thể hiện vai trò khác nhau. - ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN
Bảng 4.3 Yêu cầu phát triển năng lực quản trị ở các cấp khác nhau. Ghi chú: Số thứ tự của các kỹ năng thể hiện vai trò khác nhau (Trang 17)
Bảng 4.3: Yêu cầu phát triển năng lực quản trị ở các cấp khác nhau. - ĐÀO TẠO VÀ HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN
Bảng 4.3 Yêu cầu phát triển năng lực quản trị ở các cấp khác nhau (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w