đề tài: “ Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà” với mong muốn sẽ gó
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài……….3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứ……….4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài.……….4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.……… 4
1.4 Nguồn số liệu nghiên cứu……….4
1.5 Kết cấu đề tài……… 5
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất……….6
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản……… 6
2.2 Ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất……… 8
2.2.1 Ước lượng hàm sản xuất ……… 8
2.2.2 Ước lượng chi phí sản xuất……… ….9
2.2.3 Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất… …10
2.3 Các nghiên cứu liên quan về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 11
2.3.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến hàm sản xuất và chi phí sản xuất ……… 11
2.3.2 Những công trình nghiên cứu liên quan khác 11
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình hình hoạt động của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ………12
3.1 Phương pháp nghiên cứu……… 12
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu………12
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu……… 12
3.2 Giới thiệu chung về thị trường bánh kẹo Việt Nam và công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ……… ……… ……… 13
3.2.1.Khái quát về thị trường bánh kẹo Việt Nam……….……13
Trang 23.2.2 Khái quát về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà……… … 15
3.3 Thực trạng và các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà………18 3.3.1 Thực trạng hoạt động SXKD của công ty những năm gần đây…… 18 3.3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hoạt động của công ty……….… 25
Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu………….…27
4.1 Các kết luận và phát hiện qua việc nghiên cứu tình hình hoạt độngcủa công ty………27
4.2 Dự báo triển vọng phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ….………28
4.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty nói riêng và của thị trường bánh kẹo Việt Nam nói chung ……….29Kết luận……….30Tài liệu tham khảo……….31
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơchế thị trường là một bước ngoặt lớn có tính chất cơ bản để nước ta có thể đứngvững và phát triển kịp với nền kinh tế thế giới và khu vực.Sự chuyển đổi này đãkéo theo sự chuyển hướng trong việc lập kế hoạch chiến lược kinh doanh củamỗi doanh nghiệp.Cơ chế này đã mở ra một thời kỳ mới đầy cơ hội phát triểncũng như nhiều thách thức lớn đối với các thành phần kinh tế cũng như cácdoanh nghiệp ở Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và pháttriển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả kinh
tế cao Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt ấy thì hoạtđộng sản xuất kinh doanh bắt buộc phải mang lại hiệu quả Như vậy, doanhnghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị hiếucủa người tiêu dùng, nâng cao chất lượng, đặc biệt là phải tiết kiệm được chiphí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường và đồng thời giúp doanh nghiệp tự khẳng định mình
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cơ sở để các nhà quản lýdoanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn
có hiệu quả hay không Từ đó đề ra các biện pháp và các quyết định phù hợpcho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp
Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự cạnhtranh trên thị trường bánh kẹo, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng (như giá bột
mì, đường) nhưng Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà vẫn sản xuất ổn định,tiêu thụ tăng cao Vì lý do trên nhóm em đã quyết định tiến hành nghiên cứu
Trang 4đề tài: “ Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà” với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn phương
án sản xuất kinh doanh của công ty, giúp công ty có thể phát triển mạnh hơn trong quá trình hội nhập
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản, phương pháp ước lượng đối với hàm sản xuất và chi phí sản xuất
- Đề tài nghiên cứu về thực trạng cũng như thành tựu và hạn chế trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
- Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất, căn cứvào kết quả phân tích thu được đưa ra những gợi ý về chính sách cho cácnhà quản lý doanh nghiệp
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế vềphương pháp phân tích hồi quy để ước lượng hàm sản xuất và chi phí sảnxuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm của công ty
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bánhkẹo Hải Hà từ giai đoạn 2007 đến nay và đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo Việt Nam từ nay đến 2015,tầm nhìn đến 2020
1.4 Nguồn số liệu nghiên cứu:
Các số liệu dùng để nghiên cứu đề tài chủ yếu là các số liệu thứ cấp, lấy từ các phòng ban trong công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà như: Phòng kế hoạch - thị trường, Phòng tài vụ Ngoài ra là lấy số liệu ở tổng cục thống kê, các trang web …
Trang 51.5 Kết cấu đề tài
Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ , kết cấu đề tài gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình hình hoạt động của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Đề tài là một vấn đề hết sức phức tạp đặc biệt với sinh viên như nhóm em
vì trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm của bản thân chưa có, việc thuthập và xử lí thông tin gấp và gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy nội dung bàiviết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đầy đủ và còn nhiều thiếu sót Emrất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô bạn bè về nộidung cũng như cách trình bày
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sỹ NinhThị Hoàng Lan đã giành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu, bổ sungcũng như chỉnh lý nội dung và hình thức giúp em hoàn thành đề tài nghiêncứu này
Trang 6CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN
XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
Sản xuất là sự tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các yếu tố đầu vào hoặc
nguồn lực: máy móc, thiết bị, đất đai, nguyên vật liệu…
Hàm sản xuất là một mô hình toán học biểu diễn lượng sản lượng tối đa
có thể sản xuất được từ những yếu tố đầu vào xác định, với trình độ công nghệ và lao động hiện có
Q = f ( X1, X2,…,Xn )
Q : lượng đầu ra tối đa có thể thu được
X1, X2,…,Xn : số lượng yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trìnhsản xuất
Có 4 dạng hàm sản xuất thông thường :
Trang 7 Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định Mọi thay đổi trong sản lượng đạt được do thay đổi các yếu tố đầu vào biến đổi.
Dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi Sản lượng thay đổi do sự thay đổi của tất cả các đầu vào
Sản xuất trong ngắn hạn, thông thường vốn cố định, sản lượng thay đổi
là do yếu tố đầu vào lao động thay đổi
Do đó, hàm sản xuất ngắn hạn có dạng: Q = f (L)
Sản phẩm bình quân của lao động: APL = Q/pL
Sản phẩm cận biên của lao động: MPL= dQ/pdL
Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần ( hay quy luật hiệu suất sử dụng
các yết tố đầu vào có xu hướng giảm dần)
Nội dung quy luật: khi gia tăng tiếp những đơn vị của một đầu vào biến đổitrong khi cố định các đầu vào khác thì số lượng sản phẩm đầu ra sẽ tăng dần,tuy nhiên tốc độ tăng sẽ ngày càng giảm ( khi đó MP sẽ giảm), đạt đến mộtđiểm nào đó số lượng sản phẩm đầu ra sẽ đạt cực đại ( MP=0) rồi sau đógiảm xuống ( khi đó MP âm)
Sơ đồ mối quan hệ giữa Q, MPL, APL :
Mối quan hệ giữa AP L v à MP L :
Nếu MPL > APL thì tăng lao động sẽ làm cho APL tăng lên
Nếu MPL< APL thì tăng lao động sẽ làm giảm dần
Khi MPL = APL thì APL đạt giá trị lớn nhất
Chi phí sản xuất ngắn hạn :
Tổng chi phí sản xuất ( TC ) : là toàn bộ các phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ
Tổng chi phí cố định ( TFC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho đầu vào
cố định và không thay đổi khi sản lượng thay đổi
Trang 8Tổng chi phí biến đổi ( TVC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho những đầu vào biến đổi và thay đổi theo mức sản lượng
Chi phí cận biên ngắn hạn (SMC): là sự thay đổi trong tổng chi phí
khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
Mối quan hệ giữa các đường chi phí trong ngắn hạn:
AFC giảm khi sản lượng tăng, bằng khoảng cách theo chiều dọc giữahai đường ATC và AVC
AVC có dạng hình chữ U, bằng SMC tại điểm cực tiểu của AVC
ATC có dạng hình chữ U, bằng SMC tại điểm cực tiểu của ATC
SMC có dạng hình chữ U, cắt các đường ATC và AVC tại điểm cựctiểu của các đường này
Phân tích hồi quy:
Phân tích hồi quy là một kỹ thuật thống kê dùng để ước lượng giá trịcác tham số bằng cách sử dụng dữ liệu của các biến số kinh tế
Nội dung của phân tích hồi quy: gồm 4 bước:
oƯớc lượng tham số: xác định biến; thu thập số liệu về các biến; xácđịnh dạng hàm; ước lượng ( sử dụng các phần mềm)
oKiểm định ý nghĩa thống kê
Trang 9oĐánh giá sự phù hợp của mô hình
oDự báo
2.2 Ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
2.2.1 Ước lượng hàm sản xuất
Với hàm sản xuất: Q = AL3 + BL2 ( A < 0 và B > 0 )
* Sản phẩm bình quân của lao động: APL = Q/pL = AL2 + BL
Sản phẩm bình quân của lao động tiến tới giá trị cực đại tại La đơn vịlao động Điều này xảy ra khi dAP/pdL = 2AL + B = 0
Ta tìm được: La = -B/p2A
* Sản phẩm cận biên của lao động: MPL= dQ/pdL = 3AL2 + 2BL
Sản phẩm cận biên của lao động tiến tới giá trị cực đại tại Lm đơn vịlao động Xác định giá trị Lm khi QLL = 0 ta được: Lm = -B/p3A
2.2.2 Ước lượng chi phí sản xuất
Để ước lượng hàm chi phí, số liệu cần phải có là mức độ sử dụng củamột hay nhiều đầu vào cố định
Khi thu thập số liệu về chi phí cần loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát
* Hàm chi phí biến đổi có dạng: TVC = aQ + bQ2 + cQ3
Trang 10* Khi đó hàm chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên lần lượt là: AVC= a + bQ+ cQ2
SMC= a + 2bQ + 3cQ2
Khi Q = 0, AVC = a, phải có giá trị dương Vì đường chi phí biến đổibình quân có cùng chiều dốc xuống cho nên b phải là số âm Như vậy, cáctham số của hàm chi phí phải có điều kiện về dấu là: a > 0, b < 0, và c > 0
Khi hàm chi phí biến đổi được xác định có dạng bậc ba thì hàm AVC
và SMC có dạng bậc hai
=> Do cả ba đường chi phí này đều có các tham số giống nhau nên ta chỉ cầnước lượng một trong các hàm này
2.2.3 Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
- Hàm sản xuất cho ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng đầu vào
và đầu ra Từ mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp tiến hành xemxét việc kết hợp các yếu tố đầu vào vốn và lao động đã phù hợp hay chưa.Nhờ có mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp có thể dự đoán đượcsản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất khi sử dụng một lượng đầu vào nhấtđịnh của vốn và lao động, để từ đó doanh nghiệp định ra các chiến lược sảnxuất, sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hiệu quả nhất
- Ước lượng hàm chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp dự đoán chi phíphải bỏ ra trong khi sản xuất một mức sản lượng Q nhất định, từ đó xem xétxem chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ ra có hợp lý không? những chi phí nàodoanh nghiệp có thể kiểm soát được? Có thể cạnh tranh với các hãng kháckhông? Từ hàm chi phí sản xuất doanh nghiệp có thể xác định được hàm chiphí biến đổi bình quân và hàm chi phí cận biên để từ đó tính toán mức giábán hàng hóa trên thị trường một cách tối ưu nhằm đạt được lợi nhuận tối đa
2.3 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan.
Trang 112.3.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến hàm sản xuất và chi phí sản xuất.
Qua việc tìm hiểu, nhóm em thấy đã có một số luận văn của các anh chịkhoá trên nghiên cứu về vấn đề này như:
- Tên đề tài: “ Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phísản xuất nhằm hoạch định chính sách phát triển sản phẩm bia của công ty cổphần bia Hà Nội – Hải Dương”
Sinh viên : Đoàn Thị Thuỳ Lớp: K43F5
Luận văn đã phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất và chi phí sảnxuất của sản phẩm bia của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương Nhưnglại chưa đưa ra hướng phát triển ( dự báo sản lượng, chi phí sản xuất) củacông ty căn cứ vào hàm đã ước lượng
2.3.2 Những công trình nghiên cứu liên quan khác.
- Tên luận văn: ”Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm mì ănliền ATEEXEFOOD của công ty TNHH Vinh Quý”
Sinh viên: Vũ Thế Vinh Lớp: K39F5
Luận văn đã phân tích và đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm mì ănliền ATEEXEFOOD Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nângcao sức cạnh tranh cho sản phẩm mì ăn liền ATEEXEFOOD của công tyTNHH Vinh Quý trên thị trường Quảng Ninh:
+ Giải pháp thuộc về nguồn lực của doanh nghiệp
+ Giải pháp về marketing của sản phẩm
- Tên luận văn: “Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sảnphẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu giai đoạn hiện nay”Sinh viên: Trịnh Thị Mỹ Linh Lớp: K39F3
Luận văn đã hệ thống hoá được một số lý luận cơ bản về cạnh tranh trên
th ị trường Đồng thời đánh giá được thực trạng sức cạnh tranh sản phẩm
Trang 12bánh kẹo của công ty, phân tích những thành tựu đạt được và những hạn chếcòn tồn tại Luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối vớiNhà nước giúp cho công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu có thể nâng cao sứccạnh tranh sản phẩm của công ty mình trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài các công trình nghiên cứu kể trên thì còn có nhiều công trìnhnghiên cứu về đề tài “nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm “ Nhưng hầuhết các đề tài đã từng nghiên cứu về mặt hàng thực phẩm bánh kẹo, để pháttriển sản phẩm họ đều tập chung nghiên cứu chủ yếu vào các chiến lược bênngoài như tìm hiểu thị trường, quảng bá sản phẩm, tìm hiểu về các kênhphân phối, tiêu thụ hàng hóa…các chiến lược phát triển sản phẩm bên ngoàinày cũng tác động rất lớn tới việc phát triển sản phẩm, thương hiệu của côngty.Các chiến lược này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn bởi cácdoanh nghiệp khác cũng có thể làm theo khiến cho các chiến lược này mấttác dụng
Vì thế cần phải đi sâu tìm hiểu về bên trong của doanh nghiệp, tìnhhình sản xuất ra sao, chi phí sản xuất của doanh nghiệp đã thực sự hiệu quảchưa, như vậy mới tạo ra khả năng cạnh tranh bền vững Đề tài nghiên cứucủa nhóm em đã đưa ra một mô hình ước lượng dựa trên kết quả kinh doanh
đã có của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tínhtoán về chi phí, sản lượng sản xuất để mang lại hiệu quả nhất cho doanhnghiệp
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ
3.1 Phương pháp nghiên cứu.
Trang 133.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu cho đề tài chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, loại dữ liệu là dữ liệu theo thời gian được thu thập từ một số nguồn sau:
- Dữ liệu theo quý về lao động, sản lượng, chi phí của công ty được thu thập từ quý III năm 2007 đến quý II năm 2010 dựa vào các bảng báo cáo tài chính của công ty trong giai đoạn này Lao động được tính bằng chi phí nhâncông chia cho tiền lương bình quân/p người; tổng chi phí biến đổi được tính bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công
- Chi phí biến đổi bình quân được tính toán có tính đến ảnh hưởng của
tỷ lệ lạm phát tại thời điểm thu thập dữ liệu trên trang web của Tổng cục thống kê
- Thu nhập bình quân/p người/p tháng được lấy trên trang chủ của công ty
và các bài viết liên quan
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài nghiên cứu này có sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế như: phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, ứng dụng phương pháp kinh tế lượng ( sử dụng phần mềm eview, excel,…)
3.2 Giới thiệu chung về thị trường bánh kẹo Việt Nam và công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
3.2.1 Khái quát về thị trường bánh kẹo Việt Nam.
3.2.1.1 Tình hình cung - cầu
- Cung trên thị trường bánh kẹo:
Trong những năm gần đây, thị trường bánh kẹo Việt Nam phát triển rấtsôi động Với chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, có rấtnhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia sản xuất
và kinh doanh sản phẩm bánh kẹo, tạo nên một thị trường phong phú và đadạng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân
Trang 14Nguồn bánh kẹo cung ứng trên thị trường chủ yếu do 2 nguồn chính: sảnxuất trong nước và nhập khẩu Theo ước tính, hiện có khoảng 30 doanh nghiệptrong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánhkẹo nước ngoài đang tham gia thị trường Các doanh nghiệp trong nước vớimột loạt các tên tuổi lớn như Kinh đô (bao gồm cả Kinh đô miền Bắc và Kinh
đô miền Nam), Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam ước tính chiếm tới75%-80% thị phần còn bánh kẹo nhập ngoại chỉ chiếm 20%-25% Các doanhnghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trênthị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàngkhác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam
- Cầu trên thị trường bánh kẹo:
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp
so với tốc độ tăng trưởng dân số Hiện nay, tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng 2,0kg/pngười/pnăm ( tăng từ 1,25 kg/pngười/pnăm vào năm 2003)
Nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế
và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, ngành bánh kẹo đã có tốc độtăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam Tổng giá trị thị trường ước tính năm
2009 khoảng 7673 tỷ đồng, tăng 5,43% so với năm 2008- đây là mức tăng thấpnhất kể từ năm 2005 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Tuynhiên, sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đếnnhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tínhtăng trưởng khoảng 6,12% và 10% trong năm 2010-2011 Theo báo cáo củaBMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngànhbánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2010-2014 ước đạt 8%-10%
Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng mạnhvào thời điểm sau tháng 9 âm lịch đến tết Nguyên Đán, trong đó các mặt hàng
Trang 15chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng,mềm, bánh quy cao cấp, các loại mứt, hạt… được tiêu thụ mạnh
3.2.1.2 Tình hình giá cả
Theo nghiên cứu thị trường của ngành thì giá bán sản phẩm bánh kẹocủa Việt Nam trên thị trường hiện nay đa phần là thấp hơn so với các sản phẩmbánh kẹo nhập khẩu (chính ngạch) từ 10%-20%
Một đặc điểm khá quan trọng của ngành bánh kẹo đó là nguyên vật liệuđầu vào nhập khẩu của ngành bánh kẹo chiếm tỷ trọng khá lớn, trong đó bột mì(nhập khẩu gần như toàn bộ ), đường( nhập khẩu một phần) Chính vì vậy, sựtăng giá của các nguyên vật liệu này trên thị trường thế giới trong thời gian gầnđây và khả năng tăng tiếp trong thời gian tới sẽ gây ảnh hưởng nhất định đếngiá thành sản phẩm bánh kẹo
Có thể thấy rằng, giá bánh kẹo tại Việt Nam ít biến động thường xuyênnhư các sản phẩm khác mà thường được giữ cố định trong một thời gian từ 3-6tháng, và có xu hướng tăng lên chứ rất hiếm khi giảm xuống Trong bối cảnhgiá các nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là đường và bột mì có xu hướng tăngcao vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, cộng với một số yếu tố khác nênnhiều khả năng giá bánh kẹo vụ tết Nguyên Đán 2011 sẽ tăng từ 10-15%
3.2.2 Khái quát về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
3.2.2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Tên tiếng anh: Haiha Confectionery Joint-Stock Company
Tên viết tắt: Haihaco
Giám đốc hiện tại: ông Trần Hồng Thanh
Địa chỉ: số 25- Đường Trương Định – Quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội.Điện thoại: (84-4)8632956- 8632014
Fax: (84-4)8631683- 8638730