I Độc quyền thường 1.1 Khái niệm: Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi.. Với những
Trang 1I Độc quyền thường
1.1 Khái niệm:
Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi Mọi quyết định của nhà độc quyền về mặt sản lượng đều có ảnh hưởng đến giá cả thị trường
Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi hội đủ 2 điều kiện:
Đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành
Không có những sản phẩm thay thế tương tự
1.2 Nguyên nhân xuất hiện độc quyền
- Là kết quả của quá trình cạnh tranh Những doanh nghiệp nào
có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải Trong trường hợp cực đoan nhất, cạnh tranh
tự do đã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thị trường và
doanh nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyền
- Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường Với những ngành được coi là chủ đạo của quốc gia (quốc phòng hay công nghiệp sản xuất vũ khí), chính phủ thường tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước
- Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ Những qui định này đã tạo cho người có bản quyền một vị thế độc quyền lớn
- Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt Chẳng hạn, Nam Phi
có một lợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương
vì những mỏ kim cương lớn nhất chủ yếu tập trung tại đây
- Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất
Trang 21.3 Tổn thất phúc lợi do độc quyền thường gây ra
Hình1.1: Độc quyền thường
Trong đó MC: chi phí biên
Trong điều kiện độc quyền, khi tăng sản lượng hàng hóa bán
ra sẽ làm giá cả giảm đi Lợi nhuận tăng thêm do một đơn vị hàng hóa bán ra có thể không bù đắp lợi nhuận giảm đi do giảm giá Tổng lợi nhuận bị giảm đi Vì vậy, trong điều kiện cạnh tranh
hoàn hảo thì doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm khi đến chi phí biên bằng thu nhập biên bằng giá (MC=MR=P)
Nhưng trong điều kiện độc quyền sản lượng được sản xuất ra đến mức mà ở đó chi phí biên bằng thu nhập biên của doanh
nghiệp thấp hơn mức giá (MC=MR<P) Điều đó có thể giúp cho độc quyền bán được với mức giá cao hơn và mức sản lượng thấp hơn thị trường cạnh tranh hoàn hảo để thu lợi nhuận siêu ngạch
Ở thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhà sản xuất sẽ sản xuất ở sản lượng QE (sản lượng có hiệu quả)với mức giá PE thì thặng dư của người tiêu dùng ở thị trường này trên giá dưới cầu
Nhưng ở thị trường độc quyền nhà sản xuất chỉ sản xuất ở
mức sản lượng QA (sản lượng mà doanh nghiệp lựa chọn) với mức giá PB>PE Thặng dư của người tiêu dùng ở thị trường này là IPBB
P
I
P
B
B
QE
E
Tổn thất phúc lợi do độc quyền
A
Q A
Trang 3Vậy thặng dư người tiêu dùng đã mất đi một phần là
“PBBEPE” Trong đó, PBBPAA là lợi nhuận độc quyền, tức phần lợi nhuận mà người sản xuất được hưởng, phần còn lại không ai được hưởng nên nó là phần tổn thất phúc lợi do độc quyền gây ra
1.4 Các giải pháp can thiệp của chính phủ
Ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền
• Đó là các điều luật nhằm ngăn cấm những hành vi nhất định hoặc hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định
• Đưa ra các quy định cho phép các cơ quan chức năng của chính phủ được thường xuyên kiểm tra việc định giá và cung ứng sản lượng của các hãng
• Đề ra nhiều chính sách khuyến khích sự cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng
Sở hữu nhà nước đối với độc quyền thường được áp dụng với những ngành trọng điểm quốc gia như khí đốt, điện năng,…
Kiểm soát giá cả đối với các hàng hóa và dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp
Đánh thuế được sử dụng để giảm bớt lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền, góp phần phân phối lại của cải trong xã hội
Nói chung, không có một giải pháp nào là hoàn hảo Vì thế, khi quyết định kiểm soát độc quyền, chính phủ cần cân nhắc mọi khía cạnh lợi hại của chính sách để có sự can thiệp hợp lý nhất
II Độc quyền tự nhiên – trường hợp của các ngành dịch
vụ công
2.1 Khái niệm
Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm
chứa trong quá trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi qui mô sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua một hãng duy nhất
Trang 42.2 Sự phi hiệu quả của độc quyền tự nhiên khi chưa bị điều tiết
Theo định nghĩa, đường chi phí trung bình AC của hãng độc quyền tự nhiên sẽ giảm dần khi qui mô sản xuất mở rộng, do đó đường chi phí biên MC cũng đi xuống và luôn nằm dưới đường
AC Nếu nhà độc quyền tự nhiên không bị điều tiết, họ sẽ sản xuất tại Q1 là nơi MR=MC theo nguyên tắc thông thường và đặt giá tại
P1 Lợi nhuận siêu ngạch mà hãng nhận được là hình chữ nhật
P1EGF
Mức sản lượng Q1 này không hiệu quả, mức hiệu quả phải đạt tại Q0 ở đó P=MC hay MB=MC Nhưng nếu đặt giá ở P0 thì một khó khăn đặt ra là tại Q0, mức giá (P0) thấp hơn chi phí sản xuất trung bình Như vậy, hãng không đủ bù đắp các chi phí sản xuất
và không thể tồn tại được trong thị trường Tổng mức lỗ của hãng khi sản xuất tại mức sản lượng này sẽ bằng chênh lệch giữa chi phí trung bình và giá (NP0) nhân với mức sản lượng (Q0), tức là diện tích hình chữ nhật P0NMA.
Trang 5Hình 1.2: Độc quyền tự nhiên
2.3 Các chiến lược điều tiết độc quyền tự nhiên của chính phủ
Q
$
E
B
G
M
Q0
Q2
Q1
MR 0
P0
N
P
2
F
P1
AC MC A
D
Trang 6Định giá bằng chi phí trung bình Có thể loại bỏ được hoàn toàn lợi nhuận siêu ngạch của hãng độc quyền nhưng vẫn chưa đạt tới mức sản lượng hiệu quả
Định giá bằng chi phí biên cộng với một khoản thuế khoán Đạt tới mức sản lượng hiệu quả nhưng hãng độc quyền phải chịu một khoản lỗ, có thể bù đắp bằng trợ cấp của nhà nước thông qua thuế khoán
Định giá hai phần Một phần cố định để bù đắp khoản lỗ cho hãng độc quyền khi sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả Phần còn lại định giá bằng MC tính theo lượng tiêu dùng của người mua Ví dụ: dịch vụ viễn thông
Phân biệt giá cả Bán cùng một loại sản phẩm tại nhiều mức giá khác nhau cho các đối tượng khách hàng khác nhau, mặc dù chi phí sản xuất cho hai đối tượng khách hàng này là như nhau