Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
689 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế của mỗi quốc gia đều chịu sự tác động chung của nền kinh tế thế giới. Điều này đã đặt ra một yêu cầu bức thiết là phải có một hệ thống các quy tắc sử sự chung cho các bên khi tham gia vào thương mại quốc tế, nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế trong nước và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hội nhập kinh tế. Do đó việc nghiên cứu các công cụ của chính sách thương mại quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đề cập đến một số chính sách thương mại quốc tế cơ bản nhất để nghiên cứu, trên cơ sở đó, liên hệ vào thực tiễn Việt Nam. 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. Khái niệm về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế thường được hiểu là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới giữa các quốc gia. Theo nghĩa rộng hơn, thương mại quốc tế bao gồm sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) xem xét thương mại quốc tế bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại là một nội dung trong các hiệp định đa biên về thương mại hàng hoá. Trong các tài liệu tiếng Anh, khái niệm về chính sách thương mại quốc tế được viết ngắn gọn là chính sách thương mại (trade policy). Mạng lưới điện toán của nước Anh định nghĩa chính sách thương mại quốc tế là “chính sách của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương”. 2. Khái niệm và vai trò của chính sách thương mại quốc tế 2.1 Khái niệm Chính sách thương mại quốc tế là “những chính sách mà các chính phủ thông qua về thương mại quốc tế”. Theo Trung tâm Kinh tế quốc tế của Úc (CIE), hệ thống các chính sách thương mại quốc tế có thể được phân chia bao gồm các quy định về thương mại, chính sách xuất khẩu, hệ thống thuế và các chính sách hỗ trợ khác. Các quy định về thương mại bao gồm hệ thống các quy định liên quan đến thương mại (hệ thống pháp quy); hệ thống giấy phép, chính sách đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kiểm soát doanh nghiệp); việc kiểm soát hàng hoá theo các quy định cấm xuất, cấm nhập; kiểm soát khối lượng; kiểm soát xuất nhập khẩu theo chuyên ngành (kiểm soát hàng hoá). Chính sách xuất nhập khẩu của một nước có thể là khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu và cũng có thể là hạn chế xuất khẩu hay nhập khẩu tuỳ theo các giai đoạn và mặt hàng. Để khuyến khích xuất khẩu, các chính phủ áp dụng các biện pháp như miễn thuế, hoàn thuế, tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Để hạn chế xuất khẩu, các chính phủ có thể áp dụng các lệnh cấm xuất, cấm nhập, hệ thống giấy phép, các quy định kiểm soát khối lượng hay quy định về cơ quan xuất khẩu và các quy định về thuế đối với xuất khẩu. Các chính sách hỗ trợ khác được áp dụng bao gồm khuyến khích khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào các ngành hướng vào xuất khẩu (miễn thuế và ưu đãi thuế) hay khuyến khích các 2 nhà đầu tư trong nước bằng các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, đảm bảo tín dụng xuất khẩu và cho phép khấu hao nhanh, hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức xúc tiến thương mại. Trong bài viết này, chính sách thương mại quốc tế được hiểu là những quy định của chính phủ nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế, được thiết lập thông qua việc vận dụng các công cụ (thuế quan và phi thuế quan) tác động tới các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Hoạt động thương mại quốc tế được xem xét chủ yếu bao gồm thương mại hàng hoá (và cũng đề cập tới các nội dung liên quan đến đầu tư). 2.2 Vai trò Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước. Bảo vệ thị trường nội địa: tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh. Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận trong chính sách đối ngoại của một quốc gia. 3. Xu hướng cơ bản của chính sách thương mại quốc tế 3.1 Xu hướng tự do hóa thương mại Khái niệm: Là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ vào lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế nhằm tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển một cách hiệu quả. Mục tiêu: Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cụ thể là phát triển khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác đồng thời mở rộng hoạt động nhập khẩu hàng hóa không có điều kiện để sản xuất hoặc sản xuất hiệu quả thấp. Tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế nói chung giữa các nước trước hết là quan hệ hợp tác đầu tư. Tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng cách tạo ra môi trường cạnh tranh tốt như tạo ra sự bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đó là động lực quan trọng để các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ sở: 3 Xuất phát từ quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới các quốc gia phải tăng cường quá trình hợp tác trước hết là trong lĩnh vực thương mại do đó nhà nước phải giảm dần sự can thiệp và tăng cường áp dụng các biện pháp theo chuẩn mực quốc tế và khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế phát triển. Các nước trên thế giới đang áp dụng mô hình kinh tế thị trường mở nhằm tạo điều kiện phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia. Nội dung Nhà nước tiến hành cắt giảm các công cụ biện pháp gây hạn chế cho hoạt động thương mại quốc tế như thuế quan, hạn ngạch, các thủ tục hành chính… Nhà nước từng bước đưa vào thực hiện chính sách và biện pháp quản lý như quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá, chính sách bảo đảm cạnh tranh và chống độc quyền, chính sách bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu hàng hóa theo các cam kết trong các hiệp định đã ký kết theo chuẩn mực chung của thế giới. Các biện pháp Nhà nước phải xây dựng một lộ trình tự do hóa thương mại một cách phù hợp với các điều kiện và khả năng của quốc gia và dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế của mình. 3.2 Xu hướng bảo hộ mậu dịch Khái niệm: Là quá trình chính phủ các nước tiến hành xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp tích cực trong chính sách thương mại quốc tế nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Mục tiêu: Bảo hộ hàng hóa trong nước và nền xuất khẩu trong nước trước sự cạnh tranh của các quốc gia khác, đặc biệt là những ngành sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Cơ sở: - Về kinh tế Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ Tạo nên nguồn tài chính công cộng Khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp Thực hiện lại phân phối thu nhập 4 - Về chính trị Bảo vệ an ninh quốc gia Trả đũa Nội dung: Chính phủ và các bộ ngành thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các biện pháp công cụ chính sách phù hợp với xu thế biến động của môi trường kinh tế quốc tế cũng như mục tiêu, điều kiện phát triển đất nước để bảo vệ cho nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài. Các biện pháp: Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu. 4. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế 4.1 Chính sách thuế quan 4.1.1 Khái niệm Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất - nhập khẩu. 4.1.2 Phân loại thuế quan: - Theo đối tượng chịu thuế + Thuế nhập khẩu: là thuế đánh trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu + Thuế xuất khẩu: là thuế đánh trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu + Thuế quan quá cảnh được áp dụng đối với các quốc gia có điều kiện, vị trí đặc biệt thực hiện các nghiệp vụ trung chuyển hàng hóa. - Phân loại theo phương pháp đánh thuế + Thuế giá trị là thuế tính theo % giá trị hàng hóa nhập khẩu + Thuế số lượng là thuế tính trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu 4.1.3 Mục đích của chính sách thuế Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch: - Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại. - Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường. - Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại. 5 - Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âuđã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ. - Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế. Thuế xuất khẩu có thể được dùng để: - Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia được đặt lên trên hết. Thuế xuất nhập khẩu có thể được dùng để tăng thu ngân sách cho nhà nước. Tùy từng nhu cầu mà một hay vài mục đích nói trên được đề cao. Khi bị xác định là có mục đích bảo hộ mậu dịch, thuế nhập khẩu có thể trở thành đối tượng bị nước ngoài đòi cắt giảm. 4.1.4 Phương pháp tính thuế Thuế (xuất) nhập khẩu = Số lượng x giá tính thuế x thuế suất thuế nhập khẩu. - Giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng. - Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường. 4.1.5 Tác động Xét trên góc độ quốc gia đánh thuế thì thuế quan sẽ mang lại thu nhập thuế cho nước đánh thuế. Nhưng đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, thuế quan lại làm giảm phúc lợi chung do nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế thế giới. Nó làm thay đổi cán cân thương mại, điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Thuế quan có thể có những ảnh hưởng tiêu cực. Thuế quan cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa và do đó làm giảm lượng hàng hóa được tiêu thụ. Thuế quan cao cũng sẽ kích thích tệ nạn buôn lậu. Thuế quan càng cao, buôn lậu càng phát triển. Thuế xuất khẩu làm tăng giá hàng hóa trên thị trường quốc tế và giữ giá thấp hơn ở thị trường nội địa. Điều đó có thể làm giảm lượng khách hàng ở nước ngoài do họ sẽ cố gắng tìm kiếm 6 các sản phẩm thay thế. Đồng thời nó cũng không khích lệ các nhà sản xuất trong nước áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ để tăng năng xuất, chất lượng và giảm giá thành. Tuy nhiên, nếu khả năng thay thế thấp, thuế quan xuất khẩu sẽ không làm giảm nhiều khối lượng hàng hóa xuất khẩu và vẫn mang lại lợi ích đáng kể cho nước xuất khẩu. Thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ thị trường nội địa, đặc biệt là bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ. Thuế quan nhập khẩu sẽ làm tăng giá hàng hóa, do vậy sẽ khuyến khích các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu có thể giúp cải thiện thương mại của nước đánh thuế. Có thể có nhiều sản phẩm mà giá của chúng không tăng đáng kể khi bị đánh thuế. Đối với loại hàng hóa này thuế quan có thể khuyến khích nhà sản xuất ở nước ngoài giảm giá. Khi đó lợi nhuận sẽ được chuyển dịch một phần cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, để đạt được hiệu ứng đó, nước nhập khẩu phải là nước có khả năng chi phối đáng kể đối với cầu thế giới của hàng hóa nhập khẩu. Chính sách thuế quan trong điều kiện hội nhập: Nhìn chung chính sách thuế quan của các quốc gia trong điều kiện hiện nay đều có ảnh hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương. Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế quan được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế xuất nhập khẩu trong những thập kỷ gần đây. Sự hình thành của các liên minh thuế quan đã có những ảnh hưởng nhất định đến lượng hàng hóa được trao đổi giữa các nước trong liên minh và các nước ngoài liên minh. Chính sách liên minh thuế quan đã có tác động làm tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh trong khi đó nó tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hóa của các nước ngoài liên minh. Điều này dường như đã trở thành một xu hướng trong việc hoạch định chính sách thuế quan hiện nay nhằm tự do hóa thương mại giữa các nước trong khu vực và bảo hộ thị trường khu vực trước sự cạnh tranh của hàng hóa đến từ bên ngoài. Trong trường hợp tự do hóa thương mại, lợi ích thương mại cho các thành viên không còn là điều phải tranh cãi vì mỗi quốc gia nhờ đó sẽ tận dụng triệt để những nguồn lực có thế mạnh, loại bỏ những ngành sản xuất không hiệu quả, đồng thời người dân cũng sẽ được tiêu dùng những sản phẩm rẻ hơn với chất lượng tốt hơn. Trong trường hợp bảo hộ thị trường khu vực, nếu chỉ xét trong một ngành duy nhất, có thể có một số nước sẽ lâm vào tình trạng bất lợi do phải nhập khẩu những sản phẩm của các nước trong liên minh với giá cao hơn giá quốc tế. Tuy nhiên, liên minh thuế quan là một thỏa thuận hợp tác giữa các nước tham gia. 7 Do vậy, nếu như một nước chịu thiệt hại về một ngành nào đó thì đổi lại nó sẽ được lợi từ một ngành khác trên cơ sở cân bằng về lợi ích giữa các thành viên. 4.2 Các hàng rào phi thuế quan 4.2.1 Hạn ngạch thương mại 4.2.1.1 Khái niệm: Hạn ngạch hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép (Quota xuất - nhập khẩu). 4.2.1.2 Phân loại: - Hạn ngạch nhập khẩu: là sự h ạ n ch ế tr ự c ti ế p s ố l ư ợ ng ho ặ c giá tr ị m ộ t s ố hàng hoá có th ể được nh ậ p kh ẩ u. Thông th ư ờ ng nh ữ ng h ạ n ch ế này đ ư ợ c áp d ụ ng b ằ ng cách c ấ p gi ấ y phép cho m ộ t s ố công ty hay cá nhân. - Hạn ngạch xuất khẩu: là sự h ạ n ch ế tr ự c ti ế p s ố l ư ợ ng ho ặ c giá tr ị m ộ t s ố hàng hoá có th ể đ ư ợ c xuất kh ẩ u. H ạ n ng ạ ch xu ấ t kh ẩ u th ư ờ ng áp d ụ ng ít h ơ n h ạ n ng ạ ch nh ậ p kh ẩ u và th ư ờ ng ch ỉ áp d ụ ng đố i v ớ i m ộ t s ố m ặ t hàng - Hạn ngạch thuế quan: là một cơ chế hạn ngạch nhập khẩu đối với một khối lượng hàng nhập khẩu nhất định ở một mức thuế suất nhất định. Một khi khối lượng hạn ngạch này đã được nhập khẩu hết thì bất kỳ lượng hàng nhập khẩu bổ sung nào cũng sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn. 4.2.1.3 Tác động - Hạn chế nhập khẩu. - Giá nội địa của hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng lên sẽ dẫn đến giảm tiêu dùng. - Kiểm soát hạn chế nhập khẩu chắc chắn hơn so với áp dụng thuế quan nên bảo hộ sản xuất trong nước triệt để hơn. - Nền kinh tế thiệt hại nhiều hơn so với áp dụng biện pháp thuế quan ngắn hạn. Lãng phí nguồn lực xã hội. - Có sự phân phối lại thu nhập. - Có thể biến một doanh nghiệp thành một nhà độc quyền. Có thể xảy ra tiêu cực trong việc xin hạn ngạch giữa các doanh nghiệp. - Nếu chính phủ bán đấu giá hạn ngạch thì một phần thiệt hại của người tiêu dùng được chuyển vào ngân sách. Còn nếu cấp phát hạn ngạch thì nền kinh tế không chỉ mất không một khoản mà còn là môi trường thuận lợi cho tham nhũng và tiêu cực. 4.2.2 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện 8 4.2.2.1 Khái niệm: là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không thì sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết. 4.2.2.2 Đặc điểm: - Đây là hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan. - Đây là những cuộc thương lượng mậu dịch của các bên nhằm hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng ngoại, tạo công ăn việc làm cho thị trường trong nước. - Mang tính miễn cưỡng và gắn với những điều kiện nhất định. 4.2.2.3 Áp dụng Hình thức này được áp dụng khi một quốc gia nhập khẩu có khối lượng hàng nhập khẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó từ một quốc gia xuất khẩu khác. Nên quốc gia nhập khẩu có yêu cầu quốc gia xuất khẩu hãy tự nguyện hạn chế xuất khẩu, nói là tự nguyện nhưng thực chất là một yêu cầu của nước nhập khẩu. 4.2.2.4 Tác động Có tác dụng tương tự như hạn ngạch là gây thiệt hại cho người tiêu dùng và bảo hộ sản xuất tại nước nhập khẩu. 4.2.3 Các hàng rào hành chính và kỹ thuật 4.2.3.1 Khái niệm Là vi ệ c các chính ph ủ s ử d ụ ng các đ i ề u ki ệ n v ề tiêu chu ẩ n y t ế , kỹ thu ậ t, an toàn và các th ủ t ụ c h ả i quan đ ể t ạ o nên nh ữ ng c ả n tr ở th ư ơ ng m ạ i. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là những biện pháp kỹ thuật cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước. Các biện pháp này tập trung trong Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (viết tắt theo tiếng Anh là TBT) do Tổ chức thương mại thế giới (WTO) soạn thảo. 4.2.3.2 Tác động - Những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn chế dòng vận động của dòng hàng hóa trên thị trườngthế giới. - Những nước phát triển sẽ có lợi hơn so với các nước chậm phát triển trong việc áp dụng những quy định này. 4.2.4 Trợ cấp xuất khẩu 4.2.4.1 Khái niệm 9 Là những ưu đãi mà Chính phủ một nước dành cho các doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. 4.2.4.2 Vai trò - Giữ vai trò trọng yếu trong việc thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước. - Trợ cấp xuất khẩu nội địa còn khiến cho các cam kết ràng buộc thuế quan trong khuôn khổ WTO mất tác dụng, duy trì bảo hộ sản xuất nội địa. - Góp phần ổn định công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, bảo đảm an ninh xã hội. 4.2.4.1 Tác động Ưu điểm: - Làm giảm giá bán. - Góp phần phát triển công nghiệp nội địa, thúc đẩy xuất khẩu. - Nhận được khoản trợ cấp không phải hoàn lại. Nhược điểm: - Bóp mép tín hiệu của thị trường. - Không hiệu quả về mặt tài chính ngân sách. - Sát xuất chọn sai đối tượng khá cao. - Lượng cung thị trường nội địa bị giảm do mở rộng quy mô xuất khẩu, giá cả thị trường nội địa tăng lên, người tiêu dùng trong nước sẽ bị thiệt một khoản tiền nhất định. - Chi phí ròng xã hội phải bỏ ra để bảo hộ việc khuyến khích xuất khẩu gây thiệt hại cho xã hội. - Có thể dẫn đến hành động trả đũa. 4.2.5 Tín dụng xuất khẩu 4.2.5.1 Khái niệm Là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách nhà nước lập các quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại đảm bảo gánh chịu rủi ro nhằm tăng cường tín dụng cho hoạt động xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu thường được áp dụng cho các nước phát triển. Áp dụng chủ yếu cho các nhóm hàng thiết bị, máy móc, dây truyền, 4.2.5.2 Vai trò - Giúp các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. - Thúc đẩy nhanh được xuất khẩu, nâng cao được giá hàng. 10 [...]... CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 13 2.1 Qúa trình hội nhập thương mại quốc tế ở Việt Nam 2.1.1 Đặc điểm thương mại quốc tế ở Việt Nam Tăng trưởng thương mại của Việt Nam trong thời gian vừa qua được đánh giá là một yếu tố tích cực góp phần tăng trưởng GDP tại Việt Nam Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP hiện đã vượt quá 100%, thể hiện mức độ liên kết mạnh mẽ của Việt Nam với... của Việt Nam Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gần 20 năm Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đang đàm phán để trở thành thành viên chính thức của WTO Quá trình này có thể tóm tắt như ở Bảng 2.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại của Việt Nam gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới chính sách nói chung và chính. .. Quan điểm chung của Việt Nam: 12 2 Mục tiêu cụ thể: 12 3 Về cơ chế quản lý: 13 4 Quá trình phát triển chính sách thương mại Việt Nam: 13 5 Chính sách xuất khẩu của Việt Nam: 14 5.1 Vai trò của xuất khẩu: 14 5.2 Tình hình xuất khẩu: 14 6 Chính sách nhập khẩu của Việt Nam: 15 6.1 Vai trò của nhập khẩu: 15 35 6.2 Nguyên tắc chính sách nhập khẩu: 15 6.3 Tình hình nhập khẩu của Việt Nam: 15 36 ... đối tác thương mại của Việt Nam đã chuyển từ Liên Xô và các nước Đông Âu (cũ) ở giai đoạn trước 1991 sang các nước châu Á và các khu vực và quốc gia khác ở giai đoạn sau 1991 đến nay Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã thực hiện chuyển hướng thương mại sang các khu vực và quốc gia ngoài châu Á như Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ Các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam là Trung Quốc, ... XNK/GDP tại Việt Nam Nguồn: Dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê và Thời báo kinh tế Việt Nam 100% Các nước khác 80% 60% Trung Quốc Nhật Bản EU Hoa Kỳ Singapore 40% Đài Loan Hàn Quốc 20% Thái Lan Malaysia Hồng Công (TQ) 0% Hình 2.2 Cơ cấu thương mại Việt Nam theo khu vực 1995-2005 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê (2006) 15 2.1.2 Các giai đoạn hội nhập thương mại quốc tế.. . tiêu lớn nhất của Việt Nam là tăng trưởng nhanh và ổn định Hiện tại, các quốc gia trong APEC chiếm 70% xuất khẩu của Việt Nam, 75% FDI và 50% viện trợ (ODA) APEC đang trợ giúp Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao năng lực ra nhập WTO; hài hoà hoá các thủ tục hải quan, tiêu chuẩn hàng hoá 2.1.5 Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định thương mại song phương... cắt giảm thuế của Việt Nam được đính kèm cùng Nghị định Cam kết cắt giảm thuế theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Đối với thương mại hàng hoá, Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu hàng nông nghiệp và công nghiệp từ Hoa Kỳ Ngược lại, hàng hoá của Việt Nam sẽ chỉ chịu mức thuế suất bình quân 4,9% thay vì mức 35% (thuế suất không ưu đãi MFN) Cam kết cắt giảm thuế trong WTO Việt nam cam kết ràng... với Liên minh châu Âu Hạn ngạch này được Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp cùng thực hiện Bởi vì Việt Nam chưa phải là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới nên Việt Nam không được hưởng các quy định của Hiệp định đa sợi (MFA) và Hiệp định về hàng may mặc (ATC) Năm 2005, Việt Nam đề xuất EU bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may với một số chủng loại hàng 2.2.2.3 Hạn ngạch thuế quan Hiện nay, Việt Nam chuyển... ngày càng thông thoáng hơn để tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam Hiện tại, Việt Nam không duy trì các quy định với doanh nghiệp khi thực hiện thương mại quốc tế Theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1998, các doanh nghiệp trong nước không cần phải xin giấy phép khi thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế Các doanh nghiệp FDI được quyền xuất khẩu các hàng hoá... sách nói chung và chính sách thương mại quốc tế nói riêng Các giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại ở Việt Nam có thể được khái quát hoá như sau: Giai đoạn thăm dò hội nhập (1988-1991): Đặc điểm của giai đoạn là việc Việt Nam thực hiện đổi mới, tăng cường thương mại với các nước bên ngoài khối SEV Giai đoạn khởi động hội nhập (1992-2000): Đặc điểm của giai đoạn là Việc Nam đàm phán, ký kết . đó, liên hệ vào thực tiễn Việt Nam. 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. Khái niệm về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế thường được hiểu. nhập khẩu. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 13 2.1 Qúa trình hội nhập thương mại quốc tế ở Việt Nam 2.1.1 Đặc điểm thương mại quốc tế ở Việt Nam T ă ng tr ư ở ng. nghĩa chính sách thương mại quốc tế là chính sách của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương . 2. Khái niệm và vai trò của chính sách thương mại quốc tế 2.1 Khái niệm Chính sách thương mại