1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

20 năm đổi mới trong lĩnh vực đối ngoại potx

2 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 33,5 KB

Nội dung

20 năm đổi mới trong lĩnh vực đối ngoại 11:18 | 08/12/2005 Theo đánh giá của Phó Thủ tướng Vũ Khoan, 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật về đối ngoại, đưa đất nước ra khỏi tình trạng bị bao vây cô lập, mở rộng hơn bao giờ hết quan hệ quốc tế cả về chính trị lẫn kinh tế, không ngừng nâng cao vị thế ở khu vực và trên thế giới, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bài viết "20 năm đổi mới trong lĩnh vực đối ngoại" đăng trên báo Nhân dân điện tử, Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho biết, sau ngày thống nhất đất nước, mục tiêu của đường lối đối ngoại của Việt Nam luôn luôn được xác định là phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) đã nhấn mạnh tư tưởng "giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với vị trí và hoàn cảnh của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực". Tính đến thực tế khách quan hết sức đa dạng trong thế giới ngày nay, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã xác định một phương châm nay trở nên rất quen thuộc là "đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế". Về đối tượng quan hệ, Ðại hội VII đã đưa ra khẩu hiệu "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" và Ðại hội IX bổ sung thêm ý Việt Nam không chỉ sẵn sàng là bạn mà còn sẵn sàng là "đối tác tin cậy" của các nước trong cộng đồng quốc tế. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã ra sức thiết lập và phát triển quan hệ với mọi quốc gia có chế độ chính trị-xã hội khác nhau trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau. Cũng với tinh thần ấy về đường Ðảng và đoàn thể quần chúng, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ở mức độ khác nhau với nhiều đảng phái, tổ chức, lực lượng khác nhau. Ði đôi với cách tiếp cận trên, Việt Nam theo đuổi một phương châm khác là: trong quan hệ quốc tế luôn luôn có hai mặt hợp tác và đấu tranh. Về phần mình, Việt Nam luôn luôn mong muốn và ra sức thúc đẩy mặt hợp tác bình đẳng cùng có lợi song cũng không chấp nhận và kiên quyết đấu tranh với những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của Việt Nam. Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh này không để phá vỡ sự hợp tác mà nhằm làm cho sự hợp tác lành mạnh hơn. Trong thời gian qua, Việt Nam đã gia nhập và tích cực hoạt động trong hàng loạt tổ chức khu vực và quốc tế, đóng góp phần mình vào việc bảo vệ hòa bình, chủ quyền của các dân tộc, thiết lập trật tự chính trị và kinh tế quốc tế dân chủ và bình đẳng, đẩy mạnh hợp tác vì sự phát triển. Một hướng mới rất quan trọng nữa là các Ðại hội VIII và IX đã đặt cao nhiệm vụ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế do nhu cầu nội tại của nền kinh tế Việt Nam cần mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn và công nghệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như từ nhận thức về xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam vốn có truyền thống huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng tham gia các hoạt động đối ngoại.Ngày nay truyền thống ấy vẫn được phát huy với nét mới là: Bên cạnh các hoạt động của Ðảng, Chính phủ và các đoàn thể chính trị-xã hội, Quốc hội, các hiệp hội ngành nghề, các cơ quan quốc phòng-an ninh, các địa phương, các doanh nghiệp cũng rầm rộ "vào trận". Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc xây dựng và củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước có chung biên giới, các nước trong khu vực Ðông Nam Á, các nước châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù trước sau như một, Việt Nam luôn phấn đấu cho sự bình đẳng giữa các quốc gia song có một thực tế là các nước và các trung tâm lớn vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong thế giới ngày nay, kể cả đối với an ninh và sự phát triển của Việt Nam, do đó Việt Nam không thể không dành mối quan tâm thỏa đáng tới quan hệ với họ. Theo Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Việt Nam không xem nhẹ mối quan hệ với các nước, các lực lượng cách mạng và tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình và công lý vốn có quan hệ truyền thống với nước ta, đã từng hết lòng ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước. Với nhận thức như vậy, Việt Nam không những không lãng quên bạn bè mà còn làm mọi việc có thể để không ngừng củng cố quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước và các lực lượng này./. . 20 năm đổi mới trong lĩnh vực đối ngoại 11:18 | 08/12 /200 5 Theo đánh giá của Phó Thủ tướng Vũ Khoan, 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật về đối ngoại, đưa đất. nâng cao vị thế ở khu vực và trên thế giới, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bài viết " ;20 năm đổi mới trong lĩnh vực đối ngoại& quot; đăng trên. trận". Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc xây dựng và củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước có chung biên giới, các nước trong khu vực Ðông Nam

Ngày đăng: 12/08/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w