áp dụng sẽ tạo đột phá, thậm chí tạo cuộc cách mạng không chỉ trong giáo dục, màtrong lối tư duy của con người.Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng bản đồ tư duy vào trong giảngdạy
Trang 1TRƯỜNG THCS TỐNG TRÂN
*****
-SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY – HỌC MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN (Nhận xét, xếp loại) CẤP TRƯỜNG CẤP HUYỆN CẤP TỈNH ……… ……… ………
……… ……… ………
……… ……… ………
……… ……… ………
……… ……… ………
……… ……… ………
……… ……… ………
……… ……… ………
……… ……… ………
……… ……… ………
……… ……… ………
MỤC LỤC
Trang 221 1.3- Nguyên lí sử dụng BĐTD trong dạy – học 19
24 2.2- Ứng dụng BĐTD trong các phân môn âm nhạc. 24
26 3.1- Chuẩn bị cho việc ứng dụng BĐTD trong dạy - học môn ÂN: 28
27 3.2- Xây dựng bài giảng âm nhạc (soạn bài) có ứng dụng BĐTD: 28
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, bản đồ tư duy cũng đang ngàycàng phổ biến trong đời sống xã hội hiện đại, nó hỗ trợ và giúp ích cho con ngườitrong công việc, trong sinh hoạt hằng ngày, từ những nghiên cứu khoa học đến việcgiúp các bà nội trợ khi đi siêu thị
Trước sự phổ biến và những ưu điểm của bản đồ tư duy mang lại, đặc biệttrong tình hình cấp thiết là phải đổi mới phương pháp giáo dục, những năm gần đâyngành giáo dục nước ta đã triển khai đồng loạt việc ứng bản đồ tư duy vào giảng dạynhằm đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực học tập, sángtạo của học sinh, mang lại sự hứng thú, ham học hỏi, tìm hiểu của học sinh qua từngtiết học Với bên ngoài không nói, nhưng ở Việt Nam thì việc hầu hết giáo viên còncoi học sinh thuần tuý là người tiếp nhận thông tin mà không hề dạy họ cách sử dụng
Trang 4áp dụng sẽ tạo đột phá, thậm chí tạo cuộc cách mạng (không chỉ trong giáo dục, màtrong lối tư duy của con người).
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng bản đồ tư duy vào trong giảngdạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc, từ những kiến thức đã đượchọc trong nhà trường sư phạm, căn cứ vào các cơ sở lí luận và thực tiễn, dựa vàokinh nghiệm giảng dạy của bản thân Tôi đã luôn tìm tòi, nghiên cứu và áp dụngnhững phương pháp mới, những ứng dụng mới trong đó đặc biệt là việc đưa bản đồ
tư duy vào quá trình giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn đồngthời cuốn hút, tạo hứng thú cho học sinh khi học môn âm nhạc trong nhà trường để từ
đó học sinh có thể áp dụng trong cuộc sống của các em
Nhằm đạt hiệu quả cao trong ứng dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy môn âm
nhạc tôi đã những nghiên cứu và viết lại kinh nghiệm về đề tài "Ứng dụng BĐTD
trong dạy – học môn âm nhạc ở trường THCS”
Để thực hiện SKKN này, trước hết tôi xin cám ơn ông Tony Buzan, người
đã phát triển kĩ thuật dụng BĐTD Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của ban giám hiệu trường THCS Tống Trân, tổ khoa học xã hội trường THCS Tống Trân và các ý kiến đóng góp tích cực các bạn bè đồng nghiệp trong trường THCS Tống Trân, các đồng chí giáo viên âm nhạc THCS trong huyện
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang 5hình thức “ thầy giáo chỉ đạo toàn diện học tập của học sinh” thì ở giai đoạn mới
này chúng ta đã tiến thêm một bước và sự có thay đổi cơ bản mà trung tâm của quátrình giáo dục là đối tượng học sinh
Luật giáo dục điều 28.2 đã nêu “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Như vậy để đáp ứng điều này trong dạy – học, buộc các nhà giáo phải
thay đổi phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với nhu cầu và quá trình học tập của
Trang 6học sinh, đáp ứng được yêu cầu xu thế phát triển của thời đại, góp phần đào tạo conngười theo hướng có đủ Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Chúng ta đã biết, nhiệm vụ cơ bản nhất của mọi hình thái giáo dục là truyềnđạt kiến thức cho học sinh Kiến thức được giáo viên nghiên cứu và lĩnh hội trướcsau đó mới truyền tải các kiến thức này cho học sinh Việc truyền tải đó được diễn ranhư thế nào, bằng phương tiện nào, phương thức nào không phải là vấn đề mà điềuquan trọng nhất là những thông tin, kiến thức phải được truyền tải một cách đầy đủ,chính xác
Trên thực tế khi truyền đạt kiến thức đến học sinh, giáo viên được phép sửdụng bất cứ phương pháp (có thể là thuyết trình, giảng giải hay kể cả là đọc – chép)
và loại phương tiện giáo dục nào để có thể đạt được mục đích của mình (có thể làbảng đen, phấn, thước kẻ, các dụng cụ thí nghiệm, các vật mẫu)
Nếu ở hình thái giáo dục cũ, một giáo viên lên lớp sẽ giảng giải, thuyết trình(hay đọc bài) cho một số đông học sinh (nghe và chép) Với cách dạy này, người thầy
đã máy móc, rập khuôn trong dạy học, dễ có tư tưởng phó mặc, không hứng thútrong cập nhật kiến thức, không sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án thiết kếbài dạy phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách để kết quảgiảng dạy đạt mức tối ưu Người học theo cách này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thunhận kiến thức một chiều, không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnhtri thức, trở nên thui chột về tư duy, khó vận dụng kiến thức vào cuộc sống Học sinhkhi học, chép được điều gì thì lúc thi có thể lại chép những điều ấy vào bài làm,thường thì các em sẽ hiểu bài một cách máy móc không sáng tạo, không thể hiệnđược “cái riêng” của mình hoặc không dám thể hiện “cái riêng” của mình Tiết dạytheo phương pháp cũ (nối đọc – chép) tất yếu phải được tổ chức theo phương thứcdiễn dịch, do đó sẽ nhàm chán và mang tính áp đặt
Khắc phục tình trạng đó là một yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng dạyhọc đối với tất cả các môn học Đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn phức tạp trongđiều kiện hiện nay của ngành giáo dục nước nhà nói chung và của các nhà trường nóiriêng Để bỏ được phương pháp cũ trong dạy – học là cả một quá trình lâu dài với sự
cố gắng của nhiều đối tượng khác nhau trong đó sự tận tâm của thầy cô giáo là điềuhết sức quan trọng mới có thể có kết quả
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp nhữngthành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngànhhọc, cấp học Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc đổimới phương pháp dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình
Trang 7dạy học nói chung Tuy nhiên, việc có phương tiện hỗ trợ tốt là chưa đủ mà để có cáctiết dạy – học tốt ta cần phải có phương pháp tốt
Để tối ưu hoá các tính năng của các thiết bị dạy học hiện đại và hiện thực hoáviệc chống dùng phương pháp cũ hay thuyết trình một chiều trong dạy - học thì việclựa chọn, ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy – học như một phương pháp mới là điềutất yếu
Vậy Bản đồ tư duy là gì, tác dụng ra sao?
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp (do tác giả Tony Buzan - người
Anh phát triển từ những năm 1980) được đưa ra như là một phương tiện mạnh đểtận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não Đây là cách để ghi nhớ chi tiết,
để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phânnhánh BĐTD đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động
Đó là liên kết, liên kết và liên kết Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của conngười đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng Khi cómột thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối vớicác thông tin cũ đã tồn tại trước đó Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớkiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cốxuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiệnvới nhau BĐTD khai thác cả hai khả năng này của bộ não
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép Bằng cách dùng giản đồ ý, tổngthể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ vớinhau bằng các đường nối Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận
dễ dàng và nhanh chóng hơn
Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều BĐTD biểu thị toàn bộ cấu trúcchi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều Nó chỉ ra dạng thức của đốitượng, sự quan hệ tương hỗ giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệgiữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn
BĐTD thể hiện vấn đề một cách đơn giản nhưng chi tiết, chỉ cần nhìn hình đãhiểu, không cần diễn giải dài dòng, cũng không cần quan tâm đến "mục đích, yêucầu, ý nghĩa" vốn nhiều khi chỉ mang tính công thức
BĐTD dễ hình dung, dễ áp dụng, xin hãy xem minh họa này Với việc đơngiản nhất là shopping mà cũng có thể vẽ bản đồ thế này, nói gì những vấn đề nghiêmtúc như dạy – học
Trang 8Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởnghay khái niệm chủ đạo Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2
để nghiên cứu sâu hơn Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hìnhảnh luôn được nối kết với nhau Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổngthể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng
BĐTD rất logic, mạch lạc mà tư duy cần nhất điều này
BĐTD rất trực quan, thể hiện rõ mọi liên hệ, liên kết, quan hệ từ cái gì đếncái gì
BĐTD rất tổng thể, như sơ đồ của thành phố, nhìn là thấy ngay cái gì ở đâu,như thế nào, tương tác ra sao với những cái còn lại Đây là ưu thế hơn hẳn so với sựdiễn tả của phương pháp diễn dịch (ví dụ như: Ý I ở trang 4, ý II ở trang 13, ý III ở Lúc cần tìm các ý quả là một thách đố Mà tìm liên hệ giữa chúng thì lại càng đángnản.)
2- Cơ sở thực tiễn:
Như chúng ta biết, Âm nhạc trong nhà trường phổ thông là một môn học, là sưphạm nghệ thuật chứ không nhằm mục đích đào tạo năng khiếu ca hát, mà điều quantrọng hơn cả là qua bộ môn, giúp học sinh có hứng thú tìm hiểu những kiến thức cănbản về âm nhạc, phần nào có được khả năng cảm thụ âm nhạc Muốn thực hiện điều
đó các em phải được đào tạo có bài bản và đảm bảo về nội dung kiến thức cơ bản,đặc biệt là kiến thức về lí thuyết và lịch sử âm Âm nhạc
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay môn âm nhạc ở trường phổ thông chưa thực
sự làm được điều đó vì hầu hết giáo viên chưa thực sự dạy âm nhạc một cách bài bản,hầu hết vẫn chỉ dạy theo hướng truyền khẩu (theo phương pháp cũ) với quan điểm:
Trang 9việc giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông chưa thực sự cần thiết, nhất là cáctrường ở khu vực nông thôn - chỉ cần dạy cho các em các bài hát, hát thuộc lời ca, hát
to, hát rõ lời là được Bên cạnh đó lại còn nhiều học sinh chưa hứng thú với học vàtìm hiểu về môn âm nhạc nói chung hay các phân môn Nhạc lí; Âm nhạc thườngthức nói riêng trong khi đó hầu hết các giáo viên lại cho rằng do các em không tậpchung, không chú ý khi học mà không tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tôi thấy, không phải các em không thểchú ý mà hầu hết là do giáo viên chưa thực sự quan tâm tới việc thu hút sự chú ý củahọc sinh khi dạy và học các nội dung lí thuyết hay nói cách khác là giáo viên chưalàm được điều đó Qua khảo sát thực trạng nhằm ứng dụng BĐTD vào dạy – học ởtrường THCS Tống Trân tôi nhận thấy một số ưu nhược điểm sau:
* Về ưu điểm (thuận lợi):
Trường THCS Tống Trân (từ ban giám hiệu đến giáo viên) có lòng yêu nghề,
có phong trào tích cực tìm hiểu học tập và áp dụng phương pháp mời vào giảng dạy.Các em học sinh chăm học, hiếu học bên cạnh đó còn nhận được sự quan tâm, tạođiều kiện của địa phương cũng như của phòng giáo dục huyện
Theo luật giáo dục điều 28.2 đã nêu “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Với chủ trương đó, những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào
tạo, Sở giáo dục và đạo tạo tỉnh Hưng Yên, Phòng giáo dục và đạo tạo huyện Phù cừcũng như trường THCS Tống Trân thường xuyên tổ chức triển khai, tập huấn và ápdụng những phương pháp mới vào dạy học
Nhằm đổi mới phương pháp dạy học bắt kịp với yêu cầu của thời đại, từ nămhọc 2011 – 2012 ngành giáo dục các cấp đã triển khai đồng loạt việc ứng dụng bản
đồ tư duy trong dạy học ở các trường phổ thông Hưởng ứng phong trào đó, toàntrường THCS Tống Trân đã đẩy mạnh việc ứng dụng BĐTD trong công tác và giảngdạy Thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên đề vềBĐTD, bên cạnh đó các giáo viên còn tự học, tự nghiên cứu qua các tài liệu, sáchtham khảo và tích cực ứng dụng BĐTD trong các tiết dạy của mình, đây cũng chính
là nhiệm vụ trọng tâm, là tiêu chí thi đua của mỗi giáo viên trong nhà trường
Về cơ sở vật chất, trong những năm gần đây nhà trường đã ngày càng đượctrang bị đầy đủ về trang thiết bị dạy - học: Có nhiều máy tình với cấu hình khá mạnh
Trang 10Học sinh rất hứng thú với các môn học có áp dụng các phương pháp mới đặcbiệt là ứng dụng BĐTD vào dạy học trong đó có môn âm nhạc.
Đó thực sự là những điều kiện thuận lợi để thực hiện đề tài SKKN ứng dungBĐTD trong dạy - học môn âm nhạc ở trường THCS
* Về nhược điểm (khó khăn):
Trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS Tống Trân và được thâmnhập ở một số trường THCS khác về môn học âm nhạc Bản thân tôi thấy rõ thựctrạng của việc dạy môn âm nhạc còn hạn chế và có nhiều bất cập đặc biệt là các phânmôn mang tính lí thuyết trong giảng dạy
Quy trình soạn giảng một tiết âm nhạc có ứng dụng BĐTD còn phức tạp vì đặcthù bộ môn hầu hết là thực hành, các nội dung lí thuyết thường được chia nhỏ trongcác tiết học
Việc ứng dụng BĐTD trong học tập của học sinh mới chỉ là bước đầu, do vậycác em còn chưa thực sự lắm vững kĩ thuật thiết lập BĐTD và chưa hình thành đượcthói quen học tập, ghi chép thông tin bằng BĐTD, hơn thế nữa ứng dụng BĐTD đôikhi còn mất nhiều thời gian trong tiết học vì học sinh thường lúng túng, thiếu tự tintrong việc triển khai ý tưởng
Tống Trân là một xã nằm xa trung tâm đô thị nên đời sống kinh tế còn khókhăn, cơ sở vật chất trang thiết bị đặc biệt là thiết bị tin học còn thiếu thốn Nhu cầu
và hiểu biết về nhạc lí hay khả năng thường thức âm nhạc của học sinh chưa cao Dovậy khi triển khai BĐTD các em có ít sự hiểu biết, ít thông tin liên quan tới nội dungbài học
* Để tăng hứng thú cho học sinh trong các giờ học âm nhạc, đặc biệt là việchọc các phân môn lí thuyết, trong quá trình thực hiện giảng dạy bộ môn, tôi luônquan tâm tìm tòi sự đổi mới trong thiết kế và phương pháp lên lớp từ đó đã phát hiện
ra một trong những vấn đề cần quan tâm là phải đổi mới phương pháp theo hướng
“ứng dụng bản đồ tư duy” trong soạn bài và giảng dạy trên lớp cho học sinh để phùhợp hơn với nhu cầu và môi trường giáo dục hiện đại Định hướng chung của phươngpháp giảng dạy mới này là chuyển từ mô hình “thuyết trình”; “đọc – chép” với vai tròđộc diễn của giáo viên sang mô hình “cộng tác” “tư duy, sáng tạo” thân thiện giữagiáo viên và học sinh với sự trợ giúp đắc lực của kĩ thuật bản đồ tư duy, của máy tính
và các phần mềm giáo dục Để khẳng định những ưu việt của việc áp dụng phươngpháp dạy học mới, từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy tôi đã tìm hiểu, áp dụng và viết
đề tài" Ứng dụng BĐTD trong dạy – học môn âm nhạc ở trường THCS"
II - Mục đích của SKKN:
Trang 11Mục đích là tìm ra phương pháp hay nhất, hiệu quả nhất để dạy học cho họcsinh THCS âm nhạc là nghệ thuật truyền tải âm thanh bằng thời gian nó có ý nghĩa tolớn phát huy trí tưởng tượng, óc tư duy sáng tạo
Qua nghiên cứu nội dung và chương trình sách giáo khoa môn âm nhạc đặcbiệt qua việc trực tiếp giảng dạy bản thân tôi - người viết sáng kiến kinh nghiệm này
có rất nhiều trăn trở trong việc dạy âm nhạc đặc biệt là khả năng cảm thụ âm nhạccho học sinh THCS Theo tôi, chương trình sách giáo khoa mới đã có rất nhiều điểmtích cực, qua cách dạy và học đó học sinh đã được tư duy trực quan bằng nhiều thaotác, phát huy tốt các năng lực của bản thân nhưng thực tế nếu ta chỉ dạy đơn thuầntheo đúng nội dung từng bài học đương nhiên đã cung cấp được các kiến thức cơ bảncho học sinh xong để phát huy tối đa và biến những năng lực âm nhạc của học sinhthành khả năng cảm thụ và thái độ yêu thích âm nhạc thì người giáo viên cần phảitìm ra những phương pháp dạy tối ưu nhất, phù hợp nhất với từng đối tượng học sinhcủa mình
Khi nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp mới trong công tác giảng dạy đểtăng hứng thú cho học sinh trong học tập môn âm nhạc, tôi tự nhận thấy mình cầnnghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng nhiều hơn, triệt để hơn kĩ thuật sử dụng BĐTD.Trong đề tài này, những vấn đề đưa ra cho dù vẫn còn trong phạm vi rất nhỏ nhưng
tôi viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài " Ứng dụng BĐTD trong dạy – học môm
âm nhạc ở trường THCS" với mong muốn cùng chia sẻ và trao đổi những kinh
nghiệm giảng dạy của bản thân với các đồng nghiệp mong qua đó sẽ tìm được nhữnglời giải hay nhất, phương pháp tốt nhất nhằm khắc phục được những vấn đề còn tồntại trong dạy và học môn âm nhạc
Với thực trạng về kĩ năng và hứng thú học, tìm hiểu về âm nhạc của học sinhtrường THCS Tống Trân nơi trực tiếp giảng dạy, qua đề tài này tôi muốn tìm raphương pháp tối ưu nhất để phục vụ, hỗ trợ cho công việc giảng dạy của mình, nhằmgiúp cho học sinh có được những kĩ năng cơ bản đặc biệt là có hứng thú với việc học
âm nhạc nói chung và các phân môn lí thuyết âm nhạc nói riêng
III - Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
1- Đối tượng nghiên cứu
Đây là đề tài "Ứng dụng BĐTD trong dạy – học môm âm nhạc ở trường
THCS" vì vậy đối tượng nghiên cứu là học sinh và môn âm nhạc trường THCS ( từ
lớp 6 đến lớp 8)
2- Phạm vi nghiên cứu:
Trang 12IV - Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu:
1 Kế hoạch nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm đề tài kinh nghiệm "Ứng dụng BĐTD
trong dạy –học môm âm nhạc ở trường THCS”: năm học 2012 - 2013
+ Thời gian kiểm định, đánh giá và hoàn thiện SKKN: Tháng 4 năm 2013
2 Phương pháp nghiên cứu:
a Phương pháp quan sát:
Thu thập thông tin về các em thuộc các lớp từ khối 6 đến khối 8 bằng cách trigiác trực tiếp các nhân tố có liên quan
b Phương pháp điều tra:
Thu thập các thông tin trên cơ sở các câu trả lời về hứng thú và khả năng nhậnthức của các em học sinh về môn âm nhạc
c Phương pháp tổng hợp tài liệu:
Tìm hiểu tài liệu và học hỏi những người đi trước có liên quan đến đề tài và đãgiải quyết như thế nào? Hiệu quả của các biện pháp đã sử dụng
d Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Kết hợp lý luận với thực tiễn tại trường, đem lý luận phân tích kinh nghiệmcủa thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận những bài học thành công vàthất bại, những phát hiện mới và phát triển hoàn thiện đề tài
PHẦN THỨ HAI – NỘI DUNGI- Nội dung nghiên cứu
Âm nhạc là một trong những phương tiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm
mỹ cho từng học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người Việt Nam do đómỗi giáo viên dạy môn âm nhạc phải tự tìm cho mình một giải pháp, một phươngpháp dạy học mới để đáp ứng được với yêu cầu của bộ môn và đáp ứng thị hiếu củachính các em học sinh Đối với tôi một người được tiếp xúc, tìm hiểu, tập huấn khánhiều về các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là đã được tập huấn về việc ứngdụng bản đồ tư duy trong dạy học (theo dự án THCS II tại Hà Nội năm học 2011-2012) nên tôi lựa chọn việc ứng dụng BĐTD vào dạy học nhằm nâng cao chất lượngmôn âm nhạc cho học sinh
Để thực hiện một giờ dạy học với sự hỗ trợ của BĐTD, người thầy cần thực sựhiểu về nó để thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của mình một cách hợp lí
và có hiệu quả Tuy nhiên cái đạt được là dựa vào BĐTD giáo viên có thể tổ chức
Trang 13các hoạt động dạy học được thiết kế từng bước hợp lý linh hoạt trong một cấu trúcchặt chẽ, giáo viên được giảm nhẹ việc viết bảng hay việc phải thuyết giảng “chay”
mà thay vào đó giáo viên có điều kiện tăng cường trao đổi, đối thoại thảo luận vớihọc sinh, kiểm soát, thu hút và kích thích ý thức khám phá tri thức và khả năng sángtạo của học sinh
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm tôi nhận thầy để làm tốt việcứng dụng BĐTD vào giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS ta cần chú ý đến một
số vấn đề sau:
+ Một là: Bản đồ tư duy - Tác dụng và nguyên lí sử dụng trong dạy học
+ Hai là: Ứng dụng BĐTD trong dạy - học môn âm nhạc
+ Ba là: Quy trình ứng dụng BĐTD trong dạy - học môn âm nhạc
+ Bốn là: Các thiết bị, công cụ hỗ trợ dạy - học âm nhạc với BĐTD
(Các phần mềm hỗ trợ trong ứng dụng BĐTD trong dạy học)
* Bốn vấn đề nêu trên cũng chính là những nội dung nghiên cứu mà đề tài
“Ứng dụng BĐTD trong dạy – học môn âm nhạc ở trường THCS” đề cập đến.
II - Thực trạng việc dạy học âm nhạc ở trường THCS.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng việc áp dụng các phương pháp mớitrong dạy học âm nhạc tôi nhận thấy hầu hết các giáo viên âm nhạc trong huyện hiệnnay chủ yếu vẫn áp dụng các phương pháp dạy học cũ (đặc biệt là các nội dung líthuyết), học sinh thì tiếp nhận theo kiểu nghe, ghi chép mà có thể không hiểu và quênngay kiến thức sau tiết học Thực trạng này là khá phổ biến (ví dụ: trong cuộc thi Tài
trí học trò cấp huyện có câu hỏi “Các em được nghe một đoạn nhạc và cho biết đó là bài hát nào, do ai sáng tác?” Hầu hết các em không viết chính xác tên bài hát chứ
nói gì đến tác giả trong khi thực tế thì bài hát đó các em mới được học tuần trước)
* Cấu trúc (minh họa theo phương pháp dạy học cũ)
Trang 14Có thể nói phương pháp dạy học đó là phương pháp truyền tải và tiếp nhậnthông tin theo kiểu một chiều, không gây được hứng thú và càng không phát huyđược tính tích cực của học sinh.
* Quy trình dạy và học (ví dụ minh họa với phân môn Âm nhạc thường thức)
+ Giới thiệu bài.
- Giáo viên giới thiệu bài
- Học sinh nghe
+ Chỉ định học sinh đọc
- Giáo viên điều khiển
- Học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa
+ Nhận xét
- Giáo viên đặt câu hỏi và chỉ định
- Học sinh tìm ý và trả lời
+ Ghi nhớ:
- Giáo viên kết luận
- Học sinh nghe – ghi nhớ - ghi chép
Tuy rằng theo quy trình dạy và học như trên không phải sai nhưng nếu cứ thựchiện một cách máy móc như vậy thì sẽ không phát huy được tính tích cực của họcsinh, tạo cho các em có thói quen ỷ lại vào sách giáo khoa hay vở ghi, học một cáchthụ động cá biệt có những học sinh còn không hiểu tại sao lại như vậy do đó chỉ mộtthời gian ngắn sau, hầu hết các em không thể nhớ được những gì đã học, bên cạnh đócòn gây nhàm chán, mất hứng thú với các giờ học nhạc đặc biệt là nội dung lí thuyết
Trang 15cả trong giáo viên và học sinh do đó các nội dung thực hành cũng không sôi nổi, các
em không cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài hát, bài TĐN được học và kếtquả chung là chất lượng các giờ học âm nhạc nói riêng và chất lượng bộ môn nóichung sẽ không cao
Sự thiếu tập chung, nhanh mất hứng thú của học sinh khi học mà tôi nêu ở trêntheo tôi có lẽ phần lớn là tại các bài học cứ theo một quy trình đều đều như nhau,nhàm chán khô cứng, thiếu sinh động, không linh hoạt và không sáng tạo
III- Các giải pháp thực hiện (ứng dụng SKKN):
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, mỗi giáo viên âm nhạc phải lựa chọn nhữngphương pháp dạy học phù hợp, có hiệu quả cho từng tiết, từng nội dung học Với bảnthân tôi, qua kinh nghiệm giảng dạy, qua nghiên cứu các tài liệu thì việc ứng dụngBĐTD vào dạy học âm nhạc, đặc biệt là với các nội dung lí thuyết là một giải pháptối ưu Vậy BĐTD là gì? tính năng tác dụng của BĐTD và cách sử dụng, ứng dụngBĐTD trong dạy học âm nhạc là như thế nào chính là giải pháp và cũng là nội dung
đề tài này nghiên cứu để giải quyết vấn đề mà tôi đã nêu
1- Bản đồ tư duy – Tác dụng và nguyên lí sử dụng trong dạy - học:
1.1- Bản đồ tư duy:
Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mởrộng và đào sâu các ý tưởng BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thểmiêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét,màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con ngườikhai thác tiềm năng vô tận của bộ não
Trang 161.2- Tác dụng của BĐTD trong dạy - học:
Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng
lưới liên tưởng (các nhánh) BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với
nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiếnthức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương
a- Tác dụng trong giảng dạy:
Để giảng dạy theo BĐTD, giáo viên có thể chủ động vẽ hình trên bảng rồi chohọc sinh tiếp tục lên phân nhánh sơ đồ hay để học sinh chia thành từng nhóm nhỏ rồi
tự vẽ sơ đồ theo cách hiểu của mình sau đó giáo viên chỉ cần định hướng, kết luận lạitừng nội dung cho học sinh
Bản đồ tư duy thực chất là một sơ đồ mở không theo một khuôn mẫu hay tỷ lệnhất định mà là cách hệ thống kiến thức tạo ra một tiết học sinh động, đầy màu sắc vàthực sự hiệu quả Giảng dạy theo BĐTD phát huy tính tích cực nhiều nhất trong cácgiờ ôn tập Khi học sinh trở thành chủ thể thành nhân vật trung tâm trong mỗi tiết học,các em sẽ trở nên hào hứng và hăng say hơn trong học tập
Với BĐTD, giáo viên thực sự trở thành người hướng dẫn, hỗ trợ học sinh.
Trước đây, giáo viên vẫn thường sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức cho học sinhnhưng học sinh vẫn là người tiếp thu một cách thụ động Với việc giảng dạy bằngBĐTD, nhất là cho học sinh tự phát huy khả năng sáng tạo của mình bằng cách tự vẽ, tựphân bố và thể hiện nội dung bài học qua sơ đồ sau đó yêu cầu các bạn khác bổ sungnhững phần còn thiếu Kết thúc bài giảng, thay vì phải ghi chép theo cách truyền thống,
Trang 17học sinh có thể tự “vẽ” bài học theo cách hiểu của mình với nhiều màu sắc và hình ảnhkhác nhau Đến tiết học sau, chỉ cần nhìn vào sơ đồ, các em có thể nhớ được nhữngphần trọng tâm của bài học.
VD: Tiết 27 lớp 7
Giảng dạy theo BĐTD mang tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất
kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường, có thiết kế trên giấy, bìa, bảng bằngcách sử dụng bút chì màu, phấn màu hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm BĐTD(khá phổ biến hiện nay)
VD:
Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạchlạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách hệ thống,khoa học
b- Tác dụng trong học tập:
BĐTD giúp HS có được phương pháp học tốt: Việc rèn luyện phương pháp
học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mụctiêu dạy học Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các
em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không
Trang 18biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đóvào những phần sau Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớpkhông biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của
mình Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ có được phương pháp học tốt,
tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy
BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiên cứu cho
thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tựsuy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HShọc tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não
Việc học sinh tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của các
em, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em tự do chọn màu sắc(xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác”nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng HS vàBĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình
BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả: Do đặc điểm của BĐTD nên người
thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cầnthiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghichép có hiệu quả
VD:
* Như vậy, thay vì phải học thuộc lòng các khái niệm, định nghĩa hay cả bàigiảng đọc - chép như lúc trước, giờ đây học sinh có thể hiểu và nắm được khái niệmqua hình vẽ Chính sự liên tưởng theo hướng dẫn của giáo viên cũng giúp các em nhớđược phần trọng tâm của bài giảng Cách học này còn phát triển được năng lực riêngcủa từng học sinh Việc vẽ, viết gì trên BĐTD, hệ thống hóa kiến thức chọn lọcnhững phần nào trong bài để ghi, thể hiện dưới hình thức kết hợp hình vẽ, chữ viết,màu sắc, sẽ tăng khả năng vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống
Trang 191.3- Nguyên lí sử dụng BĐTD trong dạy – học
Bản đồ tư duy là một rạng sơ đồ mở vì vây khi sử dụng hay thiết kế, người dùng có thể mặc sức sáng tạo tuy nhiên với không khổ đề tài tôi xin đưa ra một số quy trình thiết lập như sao trong quá trình dạy – học
a- Cách điển hình (thường dùng):
Bước 1: Viết hay vẽ nội dung đề tài của bài học lên bảng (hoặc giữa trang giấy
và vẽ một vòng bao bọc nó) Việc sử dụng màu sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghinhớ Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính
Bước 2: Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường nhánh (cấp 1) (hay một
đường có mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bênngoài) đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm và nối với một ý phụ
Bước 3: Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh (cấp 2) và các ý phụ bổ
sung cho ý đó
Bước 4: Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh (cấp 3 …) chi tiết cho
mỗi ý
Bước 5: Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý (cấp n) cho đến khi đạt được giản
đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là nội dung đề tài đang dạy và học)
VD:
b- Dùng bản đồ tư duy với nhóm học tập:
Một nhóm có thể làm việc chung và lập nên 1 BĐTD với các bước sau:
Bước 1: Mỗi cá nhân vẽ các giản đồ ý về những gì đã biết được về nội dung,
chủ đề học tập
Bước 2: Kết hợp các cá nhân để thành lập một giản đồ ý chung về các nội
dung, chủ đề đã biết
Trang 20Bước 3: Quyết định xem nên chọn lọc và học tập những gì dựa vào cái giản đồ
này của nhóm
Bước 4: Mỗi thành viên tự tìm hiểu thêm về chủ đề, nội dung Tùy theo yêu
cầu mà tất cả chú tâm vào cùng một lĩnh vực để đào sâu thêm hay chia ra mỗi ngườimột lĩnh vực để đẩy nhanh hơn quá trình làm việc Mỗi người tự hoàn tất trở lại giản
c- Khả năng diễn thuyết (trình bầy nội dung của BĐTD):
Dùng BĐTD bao gồm toàn bộ các ghi chép sẽ có nhiều tiện lợi so với các kiểughi chép khác khi diễn thuyết là vì:
- Súc tích: Chỉ cần 1 trang giấy duy nhất đã có đầy đủ thông tin cần diễnthuyết
- Người diễn thuyết không phải "đọc lại" Mỗi ý kiến đã dược thu gọn trongmột từ khóa hay hình, ta sẽ không phải đọc theo những gì đã soạn thành bài văn soạnsẵn mà chỉ cần triển khai theo BĐTD và tự do diễn thuết theo khả năng và sự hiểubiết của mình về nội dung
- Linh Hoạt: Nếu như có người đặt câu hỏi ta có thể tìm ngay ra vị trí liên hệcủa câu hỏi với BĐTD Như vậy, người diễn thuyết sẽ không bị “lạc” khi tìm cho rachỗ mà câu trả lời cần đến
VD:
Trang 21
d- Những lưu ý khi tiến hành thiết lập BĐTD trong dạy – học:
- Sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý Các kíhiệu hay biểu tượng qua hình vẽ sẽ giúp BĐTD sống động hơn, dễ nhơ hơn VD:
+ Dùng các loại hình mũi tên khác nhau để chỉ ra chiều hướng để phân biệt các
ý và kiểu liên hệ giữa các ý tốt hơn
+ Sử dụng các kí tự đặc biệt như ! ? {} & * | © ® " $ ' @ trong BĐTD sẽ tăngchất lượng cô đọng của các ý
+ Dùng nhiều hình vẽ kiểu "logo" để hình tượng hóa các ý và giúp biểu thị cáckiểu lời giải rõ ràng, rễ nhớ và sinh động
+ Biểu thị các đặc tính kĩ thuật bằng các hình biểu tượng (Ví dụ khi muốndùng phương pháp hóa học thì ta vẽ 1 cái ống nghiệm, phương pháp cơ khí thì dùnghình búa kềm, sinh học thì vẽ cây, Âm nhạc thì dùng hình khoá son, nốt nhạc hay cácloại nhạc cụ )
- Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khóangắn gọn Khi học sinh sử dụng những từ khóa riêng lẻ, mỗi từ khóa đều không bịràng buộc, do đó nó có khả năng khơi dậy các ý tưởng mới, các suy nghĩ mới Nếutrên mỗi nhánh học sinh viết đầy đủ cả câu thì như vậy học sinh sẽ dập tắt khả nănggợi mở và liên tưởng của bộ não Não của học sinh sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhậnmột thông tin hoàn chỉnh Vì vậy, trên mỗi nhánh học sinh chỉ viết một, hai từ khóa
mà thôi Khi đó, học sinh sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não của học sinh sẽ đượckích thích làm việc để nối kết thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dầndần nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh
- Tư tưởng nên được để tự do tối đa Ta có thể nảy sinh ý tưởng nhanh hơn làkhi viết ra
- Màu sắc cũng có tác dụng kích thích bộ não như hình ảnh Tuy nhiên, họcsinh cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc Học sinh có thể chỉ cần dùng
Trang 22một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian Nếu học sinh thấy mất quá nhiềuthời gian để tô đậm màu trong một nhánh, thì học sinh có thể gạch chéo, đánh dấucộng, hay chấm bi trong đó – rất mới mẻ và tốn ít thời gian.
- Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềmmại, cuốn hút
2- Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy - học môn âm nhạc:
2.1- Ứng dụng BĐTD trong các hoạt động dạy – học âm nhạc:
Bản đố tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổthông, cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng
lưới liên tưởng (các nhánh) BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với
nhau, chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài họchay một cuốn sách, bài báo, nó cũng có thể hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cườngkhả năng ghi nhớ, và đưa ra ý tưởng mới, v.v… vì vậy ta có thể vận dụng BĐTD vào
hỗ trợ dạy - học đặc biệt là với môn âm nhạc ở các kiểu bài (các hoạt đọng dạy - học)như: kiểm tra bài cũ, học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học hay ôntập hệ thống hóa kiến thức sau một hay nhiều bài học
a- Ứng dụng với hoạt động kiểm tra bài cũ:
Giáo viên gọi học sinh lên bảng thuyết trình BĐTD của bài học cũ (có thể làbài tập về nhà) trước lớp Giáo viên và các bạn khác có thể đặt thêm câu hỏi để họcsinh trả lời Bắt buộc 100% hoc sinh phải có BĐTD bài học cũ Các BĐTD (là bàitập của học sinh) được học sinh lưu trong vở ghi, bìa giấy hoặc một túi hồ sơ để sửdụng khi ôn tập và khi giáo viên kiểm tra Học sinh cũng có thể có một tập nháp vẽ
sơ đồ tư duy ngay tại lớp trong giờ học Về nhà học sinh sẽ tự chỉnh sửa sơ đồ tư duybằng hình vẽ bằng tay (trên vở) hoặc bằng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy và lưu trênmáy tính cá nhân để ôn tập trước các bài kiểm tra (nếu có)
Trang 23b- Ứng dụng với hoạt động dạy bài mới:
Giáo viên giới thiệu bài mới và vẽ chủ đề chính của bài học lên bảng bằng mộthình vẽ bất kì trên bảng của lớp mà không ghi bài theo kiểu cũ Giáo viên có thể chohọc sinh ngồi theo nhóm thảo luận và trả lời hay thiết lập từng nhánh (từ cấp 1 đếncập n ) cho BĐTD theo các câu hỏi, sự gợi ý của giáo viên Như vậy thay vì giáoviên phải trình bầy bảng theo kiểu cũ thì với BĐTD cả giáo viên và học sinh đềuđược trình bầy bảng một cách logic những kiến thức cần học
VD: Tiết 27 lớp 8:
c- Ứng dụng với hoạt động củng cố bài:
Với đặc thù bộ môn, trong một tiết học có thể có nhiều nội dung, nhiều kiểubài mà không liền mạch (VD: lí thuyết – thực hành – lí thuyết) nên dùng BĐTD đểdạy – học nội dung bài mới có thể tạo ra sự vụn vặt về hình thức trình bầy là mấtthẩm mĩ, không gây được hứng thú do vậy ta có thể dành BĐTD cho việc củng cốkiến thức
Để thực hiện kiểu bài này, giáo viên và học sinh chỉ cần dạy - học theo phươngpháp truyền thống ( nhưng không nên ghi chép quá nhiều) sau đó đến phần củng cố
ta dùng BĐTD để hệ thống tất cả kiến thức trong tiết học theo hình thức thảo luận cảlớp, thảo luận nhóm hay cá nhân thực hiện và lớp nhận xét VD: Giáo viên viết ýtrung tâm (tên bài học) lên bảng, gợi ý, chia lớp thành các nhóm, giao cho mỗi nhómthảo luận một nội dung và thiết lập BĐTD (từ nhánh cấp 1) sau đó lên bảng trình bầytiếp vào ý trung tâm Các nhóm còn lại lần lượt nhận xét chéo và hoàn thiện BĐTD
VD: Tiết 27 lớp 7:
Trang 24d- Ứng dụng với kiểu bài ôn tập:
Tương tự như kiểu bài củng cố, khi áp dụng BĐTD trong ôn tập, giáo viên chỉcần nêu tất cả hay từng vấn đề, nội dung cần ôn tập sau đó yêu cầu học sinh thự hiệntheo hình thức thảo luận cả lớp, thảo luận nhóm hay cá nhân thực hiện và lớp nhậnxét
VD: Tiết ôn tập học kì II
2.2- Ứng dụng BĐTD trong các phân môn âm nhạc.
Qua nghiên cứu và thực nghiệm tôi nhận thầy khả năng ứng dụng BĐTD vàphương pháp dạy - học mới này trong môn âm nhạc là rất rộng Ta có thể ứng dụng
và đưa BĐTD vào dạy – học với hầu hết các tiết học của môn âm nhạc - trong cả baphân môn học hát, nhạc lí – tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức
a- Ứng dụng BĐTD trong dạy – học phân môn Học hát: