1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Mẫu lập dự án sản xuất gạch Granite Porcelain

55 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Mẫu lập dự án sản xuất gạch Granite Porcelain Nhằm phát huy tiềm năng của địa phƣơng cũng nhƣ lợi thế về kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng của chủ đầu tƣ, Công ty TNHH ... chúng tôi lập dự án này với mong muốn tạo ra dòng sản phẩm GranitePorcelain cao cấp cung cấp cho thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu, sản phẩm là bƣớc phát triển cạnh tranh mới cho thị trƣờng gạch Granite của Việt Nam với các sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy, Công ty chúng tôi kính đề nghị các cấp, các ngành tỉnh ... cho phép đầu tƣ dự án “Nhà máy sản xuất gạch GranitePorcelain”

Trang 2

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ

(Tổng Giám đốc)

NGUYỄN VĂN MAI

Bình Thuận - Tháng 09 năm 2013

Trang 3

TỜ TRÌNH XIN PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Các cơ quan có thẩm quyền liên quan

 Căn cứ Luật Xây dựng số 16 ngày 26/11/2003;

 Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005;

 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 cuả Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình;

 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

 Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;

 Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;

 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;

Trang 4

trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, sản phẩm là bước phát triển cạnh tranh mới cho thị trường gạch Granite của Việt Nam với các sản phẩm nhập khẩu Vì vậy, Công

ty chúng tôi kính đề nghị các cấp, các ngành tỉnh cho phép đầu tư dự án “Nhà máy sản xuất gạch Granite/Porcelain” với các nội dung sau:

1 Tên dự án : Nhà máy sản xuất gạch Granite/Porcelain

9 Vòng đời dự án : 20 năm, bắt đầu từ năm 2016

10 Đánh giá hiệu quả:

Dự án “Nhà máy sản xuất gạch Granite/Porcelain” có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng Nhà nước & địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư

Qua một số chỉ tiêu tài chính của dự án như NPV = 2,009,480,479,000 đồng

Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 44.0 % >> WACC

Thời gian hoàn vốn tính là 4 năm 8 tháng (bao gồm cả thời gian xây dựng)

 Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao

11 Kết luận: Công ty TNHH kính trình UBND các cấp của tỉnh ., Sở Kế

hoạch và Đầu tư tỉnh , Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh , Sở Xây dựng tỉnh , Sở

Công Thương tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền khác xem xét cho phép đầu tư dự

án “Nhà máy sản xuất gạch Granite/Porcelain” này

Trang 5

I.1 I.3 Cơ sở pháp lý 1

CHƯƠNG II: MỤC TIÊU & SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN 4

II.1 Mục tiêu của dự án 4

II.2 Sự cần thiết phải đầu tư 4

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 5

III.1 Địa điểm đầu tư 5

III.2 Vị trí địa lý 5

III.3 Địa hình 5

III.4 Khí hậu 5

III.5 Khoáng sản 5

III.6 Giao thông 6

III.7 Cơ sở hạ tầng 6

III.7.1 Mạng lưới giao thông đường bộ 6

III.7.2 Mạng lưới bưu chính viễn thông 6

III.7.3 Mạng lưới điện quốc gia 6

III.7.4 Hệ thống cấp nước sinh hoạt 7

III.8 Nhận xét chung 7

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 8

IV.1 Quy mô dự án 8

IV.2 Hạng mục công trình 8

IV.3 Máy móc thiết bị 8

IV.4 Thời gian thực hiện dự án 9

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN 10

V.1 Gạch Granite/ Porcelain 10

V.2 Ưu điểm của gạch Granite/ Porcelain 10

V.3 Nguồn nguyên liệu 10

V.4 Công nghệ sản xuất gạch Granite/ Porcelain 10

V.5 Sản phẩm 15

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT 17 VI.1 Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng 17

VI.2 Giải pháp quy hoạch nhà máy 17

VI.3 Giải pháp kỹ thuật 17

VI.3.1 Hệ thống điện 17

VI.3.2 Hệ thống cấp thoát nước 18

Trang 6

VII.3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm 21

VII.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng 21

VII.3.2 Giai đoạn đưa dự án vào vận hành 21

VII.4 Kết luận 22

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 23

VIII.1 Cơ sở lập tổng mức đầu tư 23

VIII.2 Nội dung tổng mức đầu tư 24

VIII.2.1 Nội dung 24

VIII.2.2 Kết quả tổng mức đầu tư 27

CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN 29

IX.1 Kế hoạch sử dụng nguồn vốn 29

IX.2 Tiến độ sử dụng vốn 29

IX.3 Nguồn vốn thực hiện dự án 31

IX.4 Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay 34

CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH 36

X.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 36

X.2 Chi phí sản xuất 37

X.2.1 Giá thành sản phẩm 37

X.2.2 Chi phí quản lý, bán hàng 39

X.2.3 Chi phí quảng cáo, tiếp thị 40

X.3 Doanh thu 40

X.2 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 41

X.2.1 Báo cáo thu nhập của dự án 41

X.2.2 Báo cáo ngân lưu dự án 42

X.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 43

X.4 Hệ số đảm bảo trả nợ 43

X.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 44

CHƯƠNG XI: PHÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN 45

XI.1 Nhận diện rủi ro 45

XI.2 Phân tích độ nhạy 45

XI.3 Kết luận 48

CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

XI.1 Kết luận 49

XI.2 Kiến nghị 49

XI.3 Cam kết của chủ đầu tư 49

Trang 7

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư

 Chủ đầu tư : Công ty TNHH

 Mã số thuế :

 Ngày đăng ký lần đầu :

 Ngày thay đổi lần 18 :

 Nơi cấp : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh

 Đại diện pháp luật : Chức vụ: Tổng Giám đốc

 Địa chỉ trụ sở : Tp.HCM

I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án

 Tên dự án : Nhà máy sản xuất gạch Granite/Porcelain

 Địa điểm xây dựng : huyện ,

 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới

 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập

 Tổng mức đầu tư : 596,333,136,000 đồng

Vốn chủ đầu tư : 30% tổng đầu tư tương ứng với 178,899,941,000 đồng

Vốn vay : 70% tổng vốn đầu tư, tương ứng với 417,433,195,000 đồng, chưa bao gồm lãi vay

Trang 8

 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;

 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;

 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;

 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;

 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

Trang 9

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;

957/QĐ- Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;

 Các tiêu chuẩn áp dụng

Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite/Porcelain được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy

chuẩn chính như sau:

 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

 Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

 TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

 TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

 TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

 TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

 TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;

 TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

 TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

 TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

 TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

 11TCN 19-84 : Đường dây điện;

Trang 10

CHƯƠNG II: MỤC TIÊU & SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN

II.1 Mục tiêu của dự án

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch Granite/ Porcelain được tiến hành nhằm đạt được những mục tiêu sau:

 Xây dựng Nhà máy sản xuất gạch Granite/Porcelain với công suất 16,000 m2/ngày/2 dây chuyền

 Sử dụng sản phẩm gạch granite/porcelain để cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu xây dựng trên thị trường Đáp ứng nhu cầu gạch cao cấp trong nước, cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới

 Nhằm tận dụng được các nguồn lực có sẵn: nguyên liệu, lao động, kỹ thuật sản xuất và năng lực tài chính thực hiện dự án

 Tạo dựng, nâng cao cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại khu vực dự án và các khu vực xung quanh

 Tăng hiệu quả huy động các nguồn vốn và vật tư của công ty vào việc sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất, tạo thêm nhiều lao động cho xã hội, góp phần vào việc phát triển kinh tế tại khu vực

 Tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập chính đáng cho các nhà đầu tư

 Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương

II.2 Sự cần thiết phải đầu tư

Theo tính toán của một số nhà phân tích hiện nay có hơn 45 nhà máy sản xuất gạch ốp lát tại Việt Nam, công suất cung hiện vượt cầu rất nhiều, đặt biệt diễn ra ở phân khúc gạch ốp lát cỡ nhỏ (gạch men) Điều này khiến cho các công ty buộc phải tập trung vào cạnh tranh giá bán để khai thác công suất và giải quyết hàng tồn kho, dẫn đến các công ty không thu được lợi nhuận cao

Mặc dù có sự dư thừa tiêu thụ về sản phẩm gạch men trong nước, thì các sản phẩm gạch Granite cao cấp từ các nước Ý, Tây Ban Nha, Trung Quốc,…lại nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam chưa

kể đến những nguồn nhập lậu thông qua biên giới phía Bắc Điều này đặt ra một câu hỏi về lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạch men cao cấp trong nước trên thị trường nội địa và thế giới? Theo các Nhà kinh doanh gạch nước ngoài, sản phẩm gạch men Việt Nam chưa đảm bảo chất lượng ổn định và giá thành còn cao so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thailand dẫn đến hạn chế khả năng xuất khẩu và cạnh tranh ngoài nước

Trước những thực trạng của sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm trong nước và nhận thấy tiềm năng thị trường tiêu thụ gạch Granite cao cấp ở Việt Nam vẫn còn rất lớn, tận dụng được các nguồn lực sản xuất: nguồn nguyên liệu, nhân công và kinh nghiệm trong ngành, Công ty TNHH

đã mạnh dạn đầu tư nhà máy sản xuất gạch Granite/Porcelain

Dự án này mong muốn tạo ra sản phẩm cao cấp, kích cỡ lớn, ổn định về chất lượng nhờ công nghệ tiên tiến và hệ thống quản lý kinh doanh hiệu quả, có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới ; Qua đó, có thể cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai

Trang 11

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

III.1 Địa điểm đầu tư

Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite/Porcelain được xây dựng tại huyện , tỉnh

Hình: Vị trí xây dựng dự án

III.2 Vị trí địa lý

Tỉnh nằm ở vùng miền Ðông Nam Bộ, có tọa độ địa lý 10033'42" đến 11033'18" vĩ độ Bắc; 107023'41" đến 108052'18" kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.518 km Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Ðồng và Ninh Thuận; phía Tây giáp tỉnh Ðồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Ðông giáp biển đông, có bờ biển dài 192 km Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 7.828,46 km2, chiếm 2,38% diện tích

tự nhiên cả nước Các đường giao thông quan trọng gồm: Quốc lộ 1A, quốc lộ 28, quốc lộ 55; các tuyến tỉnh lộ gồm 7 tuyến chính: Ðường tỉnh lộ 706, 707, 709, 710, 711, 712, 713; đường bờ biển dài 192 km, ngoài khơi có đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km, diện tích lãnh hải 52.000 km2 Hệ thống sông ngòi thuỷ văn của tỉnh gồm có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, Sông Luỹ, sông Cái, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh, sông La Ngà Tổng diện tích lưu vực các sông là 9.880 km2 với chiều dài 663 km

 Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao từ 30 ? 50m kéo dài theo hướng Ðông Bắc

- Tây Nam từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến Ðông Bắc huyện Ðức Linh

III.4 Khí hậu

Khu vực xây dựng dự án thuộc tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ

Trang 12

Tỉnh có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn:

Nước khoáng thiên niên bicarbonat: hơn 10 mỏ trữ lượng cao, chất lượng tốt (trong đó có

cả mỏ nước khoáng nóng 700 độ C) có thể khai thác trên 300 triệu lít/năm Trong đó, 2 mỏ đang được khai thác và kinh doanh đó là Vĩnh Hảo và Đa Kai

Cát thủy tinh: 4 mỏ ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân với trữ lượng trên 500 triệu m³, chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu, phù hợp để sản xuất thủy tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh

Đá granít: trữ lượng rất lớn, phân bố khắp nơi

Sét bentonit: dùng trong công nghiệp hóa chất và khai thác dầu mỏ, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn Quặng Sa khoáng nặng để sản xuất titan, zircon, trữ lượng khoảng một triệu tấn Tại Vĩnh Hảo có diện tích trên 1.000 ha, sản lượng 150.000 tấn/năm

Zircon 4 triệu tấn dẫn đầu cả nước về trữ lượng này

Dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh , với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60 km; có 3 mỏ dầu Rạng Đông, Sư Tử Đen và Rubi đang khai thác Hai mỏ: Sư Tử Trắng và Sư Tử Vàng chuẩn bị khai thác Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đang quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp dầu khí tại để hình thành trung tâm dự trữ dầu mỏ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và xuất khẩu

III.6 Giao thông

nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28 và các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác

Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và qua 11 ga, quan trọng nhất là ga Mương Mán Trong thời gian tới, tỉnh sẽ xây mới ga Phan Thiết nhằm phục vụ du lịch

Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn

Đường hàng không: Để phục vụ nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du lịch, nhà đầu tư ngày càng nhiều, tỉnh đang kêu gọi đầu tư để khôi phục lại sân bay Phan Thiết

Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua

III.7 Cơ sở hạ tầng

III.7.1 Mạng lưới giao thông đường bộ

Toàn tỉnh hiện có 2.475 km chiều dài đường bộ Trong đó: Ðường do trung ương quản lý dài 269 km, chiếm 10,86%; đường do tỉnh quản lý dài 417 km, chiếm 16,84%; còn lại do thành phố và huyện thị quản lý

Ðến nay, đã có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ hầu hết đã được bê tông nhựa chiếm khoảng 35,8%, còn lại là đường sỏi đỏ chiếm khoảng 64,2%

III.7.2 Mạng lưới bưu chính viễn thông

Tổng số lượng bưu cục và dịch vụ bưu chính viễn thông 52 đơn vị; tổng số máy điện thoại toàn tỉnh có 32.858 cái, bình quân có 3,13 máy/100 dân hiện có 1 đài truyền hình 1kw và 7 trạm tiếp phát truyền hình cho các huyện thị

III.7.3 Mạng lưới điện quốc gia

Trang 13

Toàn tỉnh có 8/9 huyện thị, thành phố với 112/115 xã, phường, thị trấn đã hoà mạng lưới điện quốc gia (riêng huyện đảo Phú Quý mới lắp đặt 6 máy phát với tổng công suất 3.000 KVA)

Tỷ lệ số hộ được sử dụng lưới điện quốc gia trên địa bàn tỉnh đạt 69,26%

III.7.4 Hệ thống cấp nước sinh hoạt

Toàn tỉnh có 4 Nhà máy nước và 4.000 công trình cấp nước quy chuẩn nước sạch nông thôn Hiện có hơn 49% số hộ được sử dụng nước sạch

III.8 Nhận xét chung

Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận lợi để tiến hành thực hiện Thứ nhất là gần các nguồn vật liệu có thể sản xuất: đá granite với trữ lượng lớn, sét,… để giảm chi phí vận chuyển vật liệu đầu vào Thứ hai là có nguồn nước, điện và tiện việc giao thông vận tải để có thể phát triển sản xuất và bán được hàng ngay sau khi ra thành phẩm Thứ 3 là ở vùng ngoại ô, xa dân cư như vậy sẽ tránh được các tranh chấp không cần thiết có thể xảy ra

Như vậy, chúng tôi có thể khẳng định, địa điểm xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite/Porcelain hội tụ đủ những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư

Trang 14

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

IV.1 Quy mô dự án

Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite/Porcelain được đầu tư trên khu đất có tổng diện tích

40 ha (400,000m2) với công suất: 16,000 m2/ngày

- Khu vực xử lý nước thải và công trình khác m2 8,772 17,544,000

- Nhà sinh hoạt cho công nhân m2 5,000 12,500,000

- Khu vực sinh hoạt cho công nhân m2 10,000 10,000,000

- Khu vực cây xanh, công trình phụ m2 5,000 5,000,000

IV.3 Máy móc thiết bị

ĐVT: 1,000 đồng

Hạng mục Đơn vị Số lượng Đơn giá (1000 đồng) Thành tiền

Chi phí thuê kĩ sư và thiết kế hệ thống 2 211,100 422,200

Chi phí giám sát lắp đặt và vận hành 2 633,300 1,266,600

Trang 15

IV.4 Thời gian thực hiện dự án

Nhà máy sản xuất gạch Granite/Porcelain bắt đầu xây dựng từ quý 1 năm 2014 và hoàn

thành vào cuối năm 2015 Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động vào đầu năm 2016

Trang 16

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

V.1 Gạch Granite/ Porcelain

Granite là một dạng đá nhân tạo, cốt liệu chính để sản xuất gạch granite gồm 70% tràng thạch và 30% đất sét cùng một số các phụ gia khác Và thực hiện trên quy trình: phối liệu trên được nghiền mịn, pha màu, sấy thành bột; tạo hình trên máy ép; sau đó sấy khô và đem nung ở nhiệt độ khoảng 1.200 - 1.220°C

Nhờ màu trộn vào trong cốt liệu nên không bị bay màu và là gạch đồng chất, từ đáy đến bề mặt cùng một chất liệu, có độ bóng sáng

Gạch sản xuất đúng quy chuẩn, có độ dày nhất định, độ cứng cao và độ hút nước rất thấp - nhỏ hơn 0,5% Do kết cấu nén chặt nên xương gạch cứng, không có lổ rổng (mao mạch) và không

bị rạn nứt, ố mốc hay rêu bám theo thời gian

V.2 Ưu điểm của gạch Granite/ Porcelain

 Không bay màu do màu trộn vào cốt liệu

 Có cường độ cao nên thường dùng để lót ở nơi cần chịu lực

 - Mặt thẩm mỹ: Sản phẩm được tạo vân cùng với các hạt pha lê, kết tinh tạo ra hoa văn nhiều lớp có màu sắc tự nhiên phong phú, đa dạng có chiều sâu, tinh xảo, chất lượng cao

 Chống được độ chầy xước ở mức hoàn hảo

 Chống bám bẩn, chỉ cần chùi rửa nhẹ nhàng là hết vết bẩn

 Có cả các loại men khô, nhám bề mặt để giảm nguy cơ trơn trượt

 Hạn chế được tình trạng nước ngấm từ dưới lên tốt hơn hẳn các sản phẩm khác

V.3 Nguồn nguyên liệu

Nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng kỹ thuật đối với sản phẩm xuất khẩu nên toàn bộ nguyên liệu dùng cho sản xuất bao gồm:

 Tràng thạch

 Đất sét

 Cao lanh

 Các hóa chất phụ liệu (STPP, CMC, Zircon, Bột màu )

Các nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam và nhập khẩu từ nguồn có chất lượng cao cấp và

ổn định Đó là nguồn cung cấp từ các quốc gia như Ý, Tây Ban Nha, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc

V.4 Công nghệ sản xuất gạch Granite/ Porcelain

Trang 17

(17) Máy ép thủy lực (18) Lò sấy 5 tầng (19) Dây chuyền tráng và in hoa (20) Lưu chứa gạch mộc

(21) Lò nung (22) Lưu chứa thành phẩm

Trang 18

(5) Sấy phun và lưu trữ bột

Sấy phun là hệ thống hiệu quả nhất để tạo nên chất liệu hạt Hồ xương sẽ được phun sương nhờ các béc phun vào trong buồng sấy, trong buồng sấy được cấp lượng nhiệt thích hợp sẽ kết tinh thành các hạt và có độ ẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cho các khâu xử lý ép và nung sau này

Nguyên liệu được rây sàng lại một lần nữa và chuyển qua các hệ thống Silô lưu trữ có dung tích lớn, nguyên liệu đươc lưu trữ tại silo trong vòng 24h để tạo độ đồng nhất về độ ẩm Cuối cùng nguyên liệu hạt sẽ được chuyển đến bộ tiếp liệu liên tục của máy ép

- Tổng hợp, thống kê toàn bộ các dữ liệu trong quá trình sản xuất

- Trang bị màn hình điều khiển, thân thiên dễ vận hành

- Trang bị hệ thống an toàn, báo lỗi khi có các sự cố xảy ra

Các thiết bị được dùng cho phép kết nối từ xa với các hệ thống giám sát của quy trình và trao đổi dữ liệu giữa nhiều máy ép

(7) Sấy nhanh

Sau khi gạch được ép định hình sẽ được chuyển vào lò sấy 5 tầng thông qua băng tải, hệ thống nạp gạch đầu lò sấy

Lò sấy có nhiều ưu điểm như sau:

 Tỉ lệ phế phẩm rất thấp: Hệ thống vận tải đặc biệt này có trang bị sàn con lăn hạn chế va chạm giữa các viên gạch tránh được thiệt hại do sứt mẻ do tốc độ từng vùng được điều khiển bởi Biến tầng và có thể điều chỉnh

 Tiết kiệm cao: Với kiểu lò sấy này, tận dụng nhiệt dư thải ra từ Lò nung cho phép tiết kiệm cao

Các bộ phận đáng lưu ý là:

 Nạp gạch: Các viên gạch đi từ máy ép được nạp vào các sàn con lăn

Trang 19

 Dỡ gạch: Các viên gạch từ các máng đầu tiên được chuyển vào bàn con lăn và sau đó vào băng tải chuyền chúng tới dây chuyền tráng men Nạp và dỡ gạch được làm đồng thời bởi

hệ thống sàn con lăn Trong những thao tác này các viên gạch không bao giờ va chạm vào nhau

 Buồng đốt không khí nóng thiết kế để tái sử dụng khí, có trang bị bộ điều chỉnh bộ đốt gas (tất cả các thiết bị đuợc trang bị bộ phận bảo hiểm an toàn Bộ tạo không khí nóng thiết kế

để tận dụng không khí thoát ra từ lò nung

(8) Tráng men, in hoa văn

Các dây chuyền tráng men được nghiên cứu nhằm thỏa mãn các yêu cầu khác nhau của công nghệ sản xuất gạch Granite và khách hàng

Chúng được trang bị cho các công việc tráng men để nhận được bề mặt trơn bóng, mờ, nhám , các hiệu ứng đặc biệt với nhiều màu sắc, hoa văn

Tất cả các buồng tráng men có trong bồn thép không rỉ, có thanh quậy, máy bơm, máy in lụa và bảng điện tử điều khiển

In hoa văn bằng máy in phẳng hoặc máy in con lăn tùy vào chủng loại gạch, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay sử dụng công nghệ máy in phun, in trực tiếp lên bề mặt viên gạch, các màu hoa văn cũng như pha màu màu sắc được lập trình trên máy tính và ra lệnh in

(9) Lưu trữ gạch mộc

Hệ thống này cho phép dự trữ gạch mộc tạm thời trườc khi đưa vào lò nung Lượng gạch

dự trữ này để duy trì lượng gạch vào lò, đảm bảo nhiệt độ lò luôn luôn ổn định và luôn trong tình trạng tốt nhất

(10) Nung

Có những điểm đặc trưng công nghệ chủ yếu sau:

a) Đặc tính kỹ thuật chính:

Hệ thống đốt: Bao gồm những béc nung cấp nhiệt nhanh, đặc biệt thích hợp cho hệ thống

“đốt mở” Các lò đốt được trang bị các thiết bị châm lửa tự động nhờ hệ thống đánh lửa tự động Các béc đốt được bố trí ở trên và dưới mặt phẳng con lăn và so le với nhau để phân bố nhiệt đồng đều

b) Đường ống, bộ trao đổi nhiệt và các cấu kiện nâng:

Đường ống cho không khí để đốt và không khí làm mát, được làm từ các lá thép đã sơn chống rỉ, có giá đỡ và van điều chỉnh

Nhiệt dư thải ra từ lò nung sẽ được lấy để cấp một phần nhiệt cho lò sấy, với lượng nhiệt này sẽ làm giảm đáng kể chi phí tiêu thụ nhiên liệu cho lò sấy

c) Hệ thống truyền động trục lăn

Mỗi trục lăn có một trục nhỏ gắn vào khung lò và bảo đảm đúng tâm, một cặp lá nhíp để

Trang 20

- Một quạt thổi không khí làm mát nhanh

- Một quạt thổi không khí làm mát cuối cùng

- Một quạt hút không khí nóng từ khu vực làm mát lò

- Một quạt hút khói của quá trình trước khi nung và trong khi nung

e) Bảng điều khiển:

Bảng kiểm tra gồm:

- Công tắc chính

- Các công tắc cho quạt và động cơ truyền động động trục lăn

- Bộ báo động và dây điện nối với hệ thống điều chỉnh nhiệt độ

- Đồng hồ hiển thị và có thề chỉnh tự động đóng mở van để thay đổi nhiệt độ lên xuống

- Bảng theo dõi, thống kê nhiệt độ lò, tất cả các thông số kỹ thuật đến chủng loại gạch sản xuất

- Hệ thống thống kê và vẽ biểu đồ nhiệt độ nung, in biểu đồ…

f) Thiết bị kiểm tra, an toàn gồm:

- Một van đóng gas chính

- Một bộ điều chỉnh giảm áp suất gas chính

- Một van đóng an toàn cho mỗi nhánh cung cấp gas

- Một van cho mỗi nhánh cung cấp gas đốt cháy

- Một công tắc cho hệ kiểm tra chân không của ống khói và hút không khí nóng

- Hai công tắc an toàn cho đường ống phân phối gas đốt

- Hai công tắc an toàn cho đường ống không khí đốt cháy và đường ống không khí phun mù

- Một công tắc an toàn cho đường ống phân phối không khí làm mát nhanh

(11) Dây chuyền mài cạnh, đánh bóng

Sau khi qua khỏi lò nung gạch được đưa qua dây chuyền mài cạnh, đánh bóng :

Bao gồm các công đoạn sau :

a Nạp gạch vào dây chuyền bằng thủ công

b Qua máy mài cạnh thô 1 để giảm bớt kích thước ban đầu của 2 cạnh bên

c Qua máy xoay cạnh gạch và đưa vào máy mài cạnh thô 2 để giảm bớt kích thước ban đầu của 2 cạnh còn lại

d Tiếp đó qua máy mài (bào) mặt thô 1, 2 tạo độ nhẵn bóng bề mặt

e Qua máy mài mặt tinh gồm 5 dao mài hợp kim mịn để mài mặt nhẵn hơn trước khi qua máy đánh bóng (giảm lượng tiêu hao đá mài

f Đánh bóng thô

- Gạch đi qua hệ thống máy đánh bóng để đánh bóng mặt gạch (nhẵn bóng bề mặt)

- Máy đánh bóng gồm 16 đầu đánh bóng, mỗi đầu gắn 8 đến 10 viên đá theo qui định thông

số kỹ thuật từ thô giảm dần đến mịn như đá: 24, 36, 46, 60, 80, 120, 150 và 180

- Các đầu đánh bóng sẽ qua ly tâm trên một mâm và mâm dịch chuyển qua lại để đánh bóng

Trang 21

Khi qua công đoạn này đã hoàn tất độ phẳng, độ bóng mặt gạch qui định và qua tiếp các máy mài cạnh vát mép tinh để mài kích thước về chuẩn qui định

Gạch bị mẻ góc, mẻ cạnh sẽ được nhân viên phân loại bốc ra pallet, chuyển về công đoạn

cắt hạ kích thước xuống size và chuyển đến công đoạn b

k Phủ chất bảo vệ bề mặt

Sau khi phân loại gạch thành phẩm qua máy phủ chất bảo vệ bề mặt tạo độ bóng và chống thấm

(12) Chọn lựa, phân loại và đóng gói thành phẩm

Dựa vào kinh nghiệm của mình, kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng sẽ phát hiện và làm dấu các mức chất lượng của viên gạch chạy ngang qua các bàn lựa

Tráng men,

in hoa văn Lưu trữ gạch mộc

Nung

Chọn lựa, phân loại và

đóng gói thành phẩm Lưu kho

Nghiền

Trang 22

Gạch giả cổ Gạch mài bóng

Trang 23

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG VÀ HẠ

TẦNG KỸ THUẬT

VI.1 Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng

+ Phù hợp với quy hoạch được duyệt

+ Địa thế cao, bằng phẳng, thoát nước tốt

+ Đảm bảo các quy định an toàn và vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường

+ Không gần các nguồn chất thải độc hại

+ Đảm bảo có nguồn thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước từ mạng lưới cung cấp chung

VI.2 Giải pháp quy hoạch nhà máy

Trang 24

lắp đặt riêng biệt với hệ thống tiếp đất chống sét Việc tính toán thiết kế hệ thống điện được tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn qui định của tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn ngành

VI.3.2 Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đảm bảo yêu cầu sử dụng nước:

+ Nước sinh hoạt

+ Nước cho hệ thống chữa cháy

Việc tính toán cấp thoát nước được tính theo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho công trình công cộng và theo tiêu chuẩn PCCC quy định

VI.3.3 Hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét sử dụng hệ thống kim thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn

Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10 Ω và được tách riêng với hệ thống tiếp đất an toàn của hệ thống điện

Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ

Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn xây dựng và tiêu chuần xây dựng hiện hành

VI.3.4 Hệ thống Phòng cháy chữa cháy

Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng để đảm bảo

an toàn tuyệt đối cho công trình Hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở những nơi dễ thao tác và thường xuyên có người qua lại

Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy,… sử dụng thiết bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra

Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các qui định của qui chuẩn xây dựng

và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành

VI.3.5 Hệ thống thông tin liên lạc

Toàn bộ công trình được bố trí một tổng đài chính phục vụ liên lạc đối nội và đối ngoại Các thiết bị telex, điện thoại nội bộ, fax (nếu cần) được đấu nối đến từng phòng

Trang 25

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

VII.1 Đánh giá tác động môi trường

VII.1.1 Giới thiệu chung

Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite/ Porcelain được xây dựng tại , Mục đích của

đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường

VII.1.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

- Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo

- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005;

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;

- Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practice)

- Quy trình vệ sinh công nghiệp SSOP

- Tiêu chuẩn quốc tế SQF 2000CM HACCP/ISO 9001 “Thực phẩm – Chất lượng – An

Trang 26

VII.2.1 Giai đoạn thi công xây dựng

+ Tác động của bụi, khí thải

Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn

+ Tác động của nước thải

Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm

ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm

+ Tác động của chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: chất thải rắn từ quá trình xây dựng

và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đường thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay

VII.2.2 Giai đoạn đưa dự án vào vận hành

 Tác động đến môi trường không khí

* Nguồn gây ô nhiễm:

Hoạt động của các phương tiện vận tải, các loại máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất Các công đoạn sản xuất gạch men như: công đoạn sấy nung, dỡ sản phẩm, phân loại và nhập kho

Nguyên vật liệu rơi vãi trong quá trình vận chuyển

Chất thải rắn nguy hại

 Tải lượng và thành phần

* Đối với rác thải sinh hoạt

Theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới, ước tính bình quân mỗi ngày, một người thải ra từ các nhu cầu sinh hoạt của mình khoảng 0,5 kg/ngày

Khi đi vào hoạt động sẽ có khoảng 353 CBCNV làm việc trong nhà máy Vậy lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là

 353 người x 0,5 kg/người/ngày = 176,5 kg/ngày

Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ như rau củ quả thừa, cơm thừa và chất vô cơ như túi nilon, giấy ăn

Trang 27

* Đối với chất thải rắn sản xuất:

Chất thải rắn phát sinh hoạt động sản xuất của Nhà máy gồm:

- Lượng tro xỉ sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu tại lò sấy, nung

- Phế phẩm khâu mộc

- Phế phẩm khâu tạo hình

- Phế phẩm sau khi nung

* Chất thải rắn nguy hại:

Dầu mỡ bôi trơn máy móc, các loại giẻ lau chùi dính mỡ, can dầu đựng mỡ loại ra trong mỗi kỳ bảo dưỡng Mỗi đợt bảo dưỡng ước tính thải ra khoảng 10kg

Một số thiết bị điện hư hỏng như: Bóng đèn huỳnh quang, công tắc điện, cầu chì

 Tác động đến môi trường nước

* Nguồn phát sinh

Nước thải sinh hoạt của công nhân Nhà máy: Với nhu cầu sử dụng nước của công nhân khoảng 80lít/người/ngày thì lượng nước cấp là 353 x 80 = 28m3/ngày đêm Lượng nước thải tính băng 80% lượng nước cấp nên nhu cầu xả nước thải sinh hoạt của nhà máy khoảng 22,5 m3/ngày đêm

Nước thải sản xuất: Trên cở sở phân tích công nghệ và thực tiễn sản xuất cho thấy quá trình

sản xuất tại Công ty chủ yếu do công đoạn nhào luyện đất, nghiền xay nguyên liệu tinh chế, nước thải từ quá trình xử lý aerosol trong phun men sản phẩm và nước vệ sinh nhà xưởng trong khu vực sản xuất, vệ sinh máy móc thiết bị có chứa đất các, các chất dầu mỡ, các chất cặn bã, chất rắn lơ

lửng, chất màu…

VII.3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

VII.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng

Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng…

Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng gió và

có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực

Tận dụng tối đa các phương tiện thi công cơ giới, tránh cho công nhân lao động gắng sức, phải hít thở nhiều làm luợng bụi xâm nhập vào phổi tăng lên

Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như mũ, khẩu trang, quần

áo, giày tại tại những công đoạn cần thiết

Hạn chế ảnh hưởng tiếng ồn tại khu vực công trường xây dựng Các máy khoan, đào, đóng cọc bêtông… gây tiếng ồn lớn sẽ không hoạt động từ 18h – 06h

Chủ đầu tư đề nghị đơn vị chủ thầu và công nhân xây dựng thực hiện các yêu cầu sau:

Ngày đăng: 11/08/2014, 16:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ quy trình sản xuất - Mẫu lập dự án sản xuất gạch Granite  Porcelain
Sơ đồ quy trình sản xuất (Trang 21)
Bảng tổng nguồn vốn chƣa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng - Mẫu lập dự án sản xuất gạch Granite  Porcelain
Bảng t ổng nguồn vốn chƣa bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng (Trang 35)
BẢNG KHẤU HAO TÀI SẢN TRONG 5 NĂM ĐẦU - Mẫu lập dự án sản xuất gạch Granite  Porcelain
5 NĂM ĐẦU (Trang 42)
BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Mẫu lập dự án sản xuất gạch Granite  Porcelain
BẢNG TỔNG HỢP GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (Trang 45)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG - Mẫu lập dự án sản xuất gạch Granite  Porcelain
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w