1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Kinh tế vi mô " mô hình độc quyền nhóm ngành viễn thông " potx

14 3,2K 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 78,45 KB

Nội dung

Trong vài năm trở lại đây mạng máy tính toàn cầu Internet và mạng điện thoại di động đã xâm nhập và phát triển rộng rãi trong lĩnh vực thông tin ở Việt Nam.Đặc biệt, mạng điện thoại di đ

Trang 1

Tiểu luận môn Kinh tế vi mô "

mô hình độc quyền nhóm ngành

viễn thông "

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

Mở đầu: 3

Vậy thế nào là độc quyền nhóm? 3

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG NGÀNH VIỄN THÔNG 5

1.Ba nhà mạng lớn của ngành viễn thông di động Việt Nam: 5

MobiFone: 5

VinaPhone: 5

Viettel: 6

2.Thực trạng ngành viễn thông di động Việt Nam: 6

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CỦA MÔ HÌNH 8

1.Cạnh tranh khốc liệt: 8

Viettel: 8

VinaPhone: 9

MobiFone: 9

Một số mạng khác: 9

2.Hợp tác của ba nhà mạng: 11

CHƯƠNG 3:TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI 12

1.Tác động của ba nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone: 12

2 Giải pháp đối với độc quyền nhóm trong ngành viễn thông di động: 13

Trang 3

M đ u: ở đầu: ầu:

Thế giới đang bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ thông tin

và hội nhập toàn cầu Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật phát triển chung của Thế Giới, công nghệ thông tin và công nghệ toàn cầu cung không ngừng tiến

bộ và phát triển Trong vài năm trở lại đây mạng máy tính toàn cầu Internet và mạng điện thoại di động đã xâm nhập và phát triển rộng rãi trong lĩnh vực thông tin ở Việt Nam.Đặc biệt, mạng điện thoại di động tuy mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam trong 10 năm trở lại đây nhưng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của người dân

Từ khi mới xâm nhập thị trường Việt Nam thị trường dịch vụ điện thoại di động chỉ có Công ty VNPT nắm giữ thị trường thông qua hai mạng điện thoại là VinaPhone và mạng MobiFone.Tháng 10 năm 2004Công ty Viễn Thông Quân Đội kinh doanh dịch vụ điện thoại di động với tên gọi Viettel.Với các chiến lược kinh doanh hiệu quả, các công ty viễn thông di động này đã rất thành công khi hoạt động tại Việt Nam và tạo nên thế độc quyền nhóm cùng nhau chi phối thị trường

V y th nào là đ c quy n nhóm? ậy thế nào là độc quyền nhóm? ế nào là độc quyền nhóm? ộc quyền nhóm? ền nhóm?

Mô hình độc quyền nhóm khá phổ biến trên thế giới, nhất là ở lĩnh vục cung cấp dịch vụ viễn thông di động.Trong mô hình này, có một vài nhà cung cấp chủ yếu trên thị trường nhưng chiếm lĩnh phần lớn thị trường,doanh nghiệp độc quyền nhóm thường có quy mô tương đối so với qui mô chung của thị trường.Điều này cho phép nó có một quyền lực thị trường hay khả năng chi phối giá đáng kể.Sản phẩm và giá cả của các hãng độc quyền nhóm tương đối đồng đều và có đường cầu khá dốc vì họ có quyền đặt giá chứ không phải người chấp nhận giá

Do thị trường độc quyền nhóm chỉ có một số ít người bán, nên đặc trưng của độc quyền nhóm là sự căng thẳng giữa hợp tác và lợi ích cá nhân Các nhà độc quyền nhóm có lợi nhất khi hợp tác với nhau và hành động như nhà độc quyền – sản xuất lượng nhỏ và bán với giá cao hơn chi phí cận biên.Nhưng vì mỗi nhà độc quyền nhóm chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình, nên tồn tại những tác động mạnh mẽ ngăn trở một nhóm doanh nghiệp duy trì vị thế độc quyền Giữa các doanh nghiệp trong nhóm độc quyền có sự phụ thuộc lẫn nhau như sự cạnh tranh và hợp tác trên thị trường

Trang 4

Khuynh hướng hoạt động chủ yếu của các công ty trong nhóm độc quyền là họ cùng liên kết để lấn át các công ty nhỏ khác bằng cách hạ giá thành sản phẩm để thu hút khách hàng, nhưng sau khi chiếm lĩnh thị trường họ như những nhà độc quyền – nâng cao giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho chính họ

Ở Việt Nam, các mạng di động lớn không hẳn đã có vai trò như những nhà độc quyền nhóm vì trên họ còn có Bộ Thông tin và truyền thông quản lý và điều chỉnh.Nhưng với cơ chế trao quyền tự chủ ngày càng cao cho các doanh nghiệp như hiện nay, hầu như trên thị trường mạng di động các mạng này được tự do kinh doanh mà không gặp sự can thiệp hay thiên vị nào Bộ Thông tin và truyền thông cũng cho phép các mạng lớn chủ động giảm mức cước đến 30% Cho nên xét về thực chất, các mạng di động lớn hiện nay đang hình thành mô hình độc quyền nhóm.Khi nhìn nhận như vậy, chúng ta có thể hiểu sâu sắc nguyên nhân bên trong của những đợt giảm cước, khuyến mại liên tiếp như hiện nay

Trống, them j thi them, phu hop là duoc!!

Khoi cung chang sao.

Trang 5

CH ƯƠNG 1: NG 1: TH C TR NG NGÀNH VI N THÔNG ỰC TRẠNG NGÀNH VIỄN THÔNG ẠNG NGÀNH VIỄN THÔNG ỄN THÔNG

DI ĐỘNG VIỆT NAM

1.Ba nhà m ng l n c a ngành vi n thông di đ ng Vi t Nam: ạng lớn của ngành viễn thông di động Việt Nam: ớn của ngành viễn thông di động Việt Nam: ủa ngành viễn thông di động Việt Nam: ễn thông di động Việt Nam: ộc quyền nhóm? ệt Nam:

MobiFone:

Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động

VinaPhone:

Năm 1996, mạng di động VinaPhone thuộc Tập đoàn VNPT ra đời với một sứ mệnh to lớn là xã hội hóa, phổ cập hóa các dịch vụ thông tin di động Thực hiện sứ mệnh này, năm 1999 VinaPhone là mạng tiên phong phủ sóng trên 100% các tỉnh, thành phố, sau đó 7 năm, tháng 6 năm 2006, VinaPhone lại một lần nữa là mạng di động đầu tiên thực hiện phủ sóng 100% số huyện trên địa bàn cả nước kể cả các huyện miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa Nỗ lực đầu tư, mở rộng vùng phủ sóng của VinaPhone không chỉ đem lại ý nghĩa lớn trong việc góp phần đảm bảo

an ninh quốc phòng của đất nước, mà còn giúp cho người dân trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là bà con ở các vùng xa xôi hẻo lánh được tiếp cận với các dịch

vụ thông tin liên lạc di động tiện ích và thiết thực

Trang 6

Năm 1989, Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập.Năm 1995 đổi tên thành Công ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel).Năm 2004 khai trương dịch vụ điện thoại di động vào ngày 15/10/2004 với đầu số 098.Năm 2008- Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới và hiện là công ty viễn thông di động lớn nhất Việt Nam, phủ sóng trên toàn bộ lãnh thổ

2.Th c tr ng ngành vi n thông di đ ng Vi t Nam: ực trạng ngành viễn thông di động Việt Nam: ạng lớn của ngành viễn thông di động Việt Nam: ễn thông di động Việt Nam: ộc quyền nhóm? ệt Nam:

Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, Sách trắng là bức tranh toàn cảnh và sát thực nhất về hiện trạng phát triển của ngành công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam Năm 2010 là năm thứ ba liên tiếp, Bộ tiến hành thu thập số liệu và tổng hợp thông tin để xây dựng Sách trắng trong lĩnh vực này.Theo số liệu công bố trong Sách trắng, tính đến cuối tháng 12/2010, cả nước đã có hơn 14,37 triệu số thuê bao điện thoại cố định; 111,5 triệu thuê bao điện thoại di động

Từ số liệu và biểu đồ thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tổng số 7 doanh nghiệp viễn thông di động đang hoạt động hiện nay, 3 nhà mạng là Viettel, VinaPhone và MobiFone đã chiếm tới 94,53% thị phần di động, còn lại 5,47% thuộc về 4 đơn vị Vietnamobile, S-Fone, EVN Telecom và Beeline Cũng theo Sách trắng, năm 2010, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin đạt 7,629

tỷ USD (tăng trưởng 23,71%), tổng doanh thu viễn thông đạt 9,41 tỷ USD, trong

đó doanh thu từ các dịch vụ di động lên tới xấp xỉ 5,742 tỷ USD

Ngoài ra, hiện có trên 500 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam, điển hình như VTC, VNG, FPT, VASC,VDC…

Như vậy, ba nhà mạng là Viettel, VinaPhone và MobiFone vẫn chiếm thị phần áp đảo tuyệt đối, bất kể thời gian qua, một số mạng nhỏ có số lượng thuê bao tăng trưởng khá nhanh

Trang 7

Biểu đồ: Thị phần của các mạng viễn thông di động Việt Nam tháng 4/2011.

(Nguồn : chuyên trang các ấn phẩm VNPT)

Trang 8

CH ƯƠNG 1: NG 2: Đ C TR NG C A MÔ HÌNH ẶC TRƯNG CỦA MÔ HÌNH ƯNG CỦA MÔ HÌNH ỦA MÔ HÌNH

ĐỘC QUYỀN NHÓM

1.C nh tranh kh c li t: ạng lớn của ngành viễn thông di động Việt Nam: ốc liệt: ệt Nam:

Cuộc cạnh tranh trên thị trường mạng điện thoại di động nước ta đang hứa hẹn nhiều gay cấn

Viettel:

Theo thông lệ, các doanh nghiệp viễn thông di động mới thành lập thường xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng thành phố lớn, nơi có đông dân cư với nhu cầu sử dụng điện thoại di động lớn để nhanh chóng thu hồi vốn rồi mới mở rộng vùng phủ sóng Viettel không đi theo “truyền thống” ấy mà tự chọn cho mình một hướng đi riêng: “Mạng lưới đi trước, kinh doanh đi sau”, hoàn thiện hệ thống kĩ thuật ở 64/64 tỉnh thành rồi mới bắt đầu cung cấp dịch vụ Chính sách khá “mạo hiểm” của viettel là “sự đi ngược lại truyền thống”, sự sáng tạo cần thiết để làm nên một

“cuộc cách mạng” trong lĩnh vực viễn thông di động tại Việt Nam

Khi đã là mạng di động có vùng phủ sóng rộng nhất, viettel lại hướng đến sự thay đổi về chính sách giá cước Vào năm 2004, giá cước di động ở nước ta đã có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên vẫn ở mức cao so với thu nhập bình quân của người dân Hơn nữa, các mạng di động vẫn duy trì cách tính cước theo block 1 phút + 1 phút, chưa thực sự quan tâm đến lợi ích thiết thực của khách hàng Từ nghĩ khác đến làm khác, viettel liên tục đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn, giảm dần giá cước và tính cước dịch vụ theo block 6 giây + 1 giây Với cách làm “khác người” này cộng thêm sự sáng tạo và đột phá cho ra đời nhiều gói sản phẩm nhằm vào hành vi tiêu dùng của khách hàng như Economy, Tomato, Ciao, Cha và con,…

số lượng khách hàng của viettel tăng lên từng ngày, chỉ sau 4 năm hoạt động, viettel đã tạo dựng cho riêng mình một “đại dương xanh” khổng lồ với 25 triệu khách hàng

Trang 9

Viettel đã chọn cách làm cho sản phẩm của mình hấp dẫn hơn bằng cách tung ra các chương trình khuyến mại Nó kéo theo hàng loạt chương trình khuyến mại của các hãng khác Riêng VinaPhone, trong nhiều trường hợp cách mạng này khác biệt hoá sản phẩm chính là nhờ vào chất lượng dịch vụ ưu việt hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.Năm 2008, VinaPhone là mạng được bình chọn là có nhiều dịch vụ giá trị gia tăng nhất.Đây là vũ khí cạnh tranh của VinaPhone và được cho là một hướng đi mới để nâng cao khả năng cạnh tranh của mạng này.Tiếp nối tinh thần đó của năm 2008, nửa đầu của năm 2009 mạng này tiếp tục cho ra mắt nhiều dịch vụ tiện ích mới hướng tới người dùng Có thể kể đến ở đây như dịch vụ Say2sent cho phép người dùng có thể gửi tin nhắn thoại với độ dài 30s với mức phí chỉ 500đ, dịch vụ 2friend Online cho phép chuyển tiền giữa các thuê bao từ mạng Internet Những dịch vụ này đang thu hút một lượng lớn người dùng và sẽ tạo nên một thương hiệu, vũ khí riêng cho VinaPhone trong thời gian tới

MobiFone:

Trong khi VinaPhone được đánh giá là mạng tiên phong trong việc sáng tạo và cung cấp nhiều tiện ích cho người dùng thì năm 2008 MobiFone đã được bình chọn là nhà mạng chăm sóc khách hàng tốt nhất Thực tế thời gian qua với phong cách làm việc được cho là chuyên nghiệp nhất trong các nhà cung cấp di động tại

VN, mạng này đã để lại trong lòng khách hàng nhiều ấn tượng tốt với sự tận tình, chu đáo trong chăm sóc khách hàng.Mạng này cũng là mạng tiên phong trong các chương trình chăm sóc các thuê bao trả sau Năm 2009, tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình, MobiFone đã tung ra nhiều chương trình tri ân khách hàng, nhiều chương trình khuyến mại giảm giá và những chương trình này đang để lại trong khách hàng một ấn tượng MobiFone

M t s m ng khác: ộc quyền nhóm? ốc liệt: ạng lớn của ngành viễn thông di động Việt Nam:

Liên doanh GTel Mobile (mạng điện thoại di động Beeline) vừa chính thức công

bố có tổng giám đốc mới điều hành khu vực Đông Dương đồng thời công bố việc tăng vốn đầu tư thêm 500 triệu USD

Mạng di động Beeline chính thức ra mắt vào giữa năm 2009 nhưng kết quả đạt được sau đó không như mong muốn.Trong một năm qua, nhà mạng này đã dừng mọi hoạt động kinh doanh để dành sức cho việc đàm phán với đối tác về nguồn

Trang 10

vốn Sau một thời gian dài vắng mặt, Beeline giờ đặt ra mục tiêu rõ ràng trở thành nhà mạng lớn thứ 4 trên thị trường, tăng thị phần bằng các hoạt động phục vụ khách hàng, và quan trọng hơn cả là tập trung cải thiện mạng lưới phủ sóng, chất lượng và giá trị sản phẩm Trong tương lai gần, Beeline quyết tâm tăng số trạm BTS (phát sóng) lên 5.000 vào năm 2010

Mạng di động S-Fone cũng chính thức tung ra gói cước gọi nội mạng 0 đồng kể từ ngày 1.7 cho khách hàng mua bộ sản phẩm Eco trị giá từ 190.000 đồng được miễn phí cuộc gọi thứ 2 trở đi trong vòng 6 tháng Trong khi đó, EVN Telecom vẫn chỉ tập trung vào việc phát triển dịch vụ điện thoại cố định và di động nội vùng Riêng mạng Vietnamobile cũng trung thành với chính sách khuyến mãi giá sốc khi liên tục tung ra thị trường các gói cước siêu rẻ như gọi 1 phút tặng phút tiếp theo

Nhìn chung, thách thức lớn nhất của các nhà mạng mới hiện nay là làm thế nào để

có được một lượng khách hàng cố định và trung thành khi 3 nhà mạng dẫn đầu gồm Vinaphone, MobiFone và Viettel đã “thâu tóm” gần hết thị phần này.Hiện giá cước của các mạng di động đã tương đương nhau và cũng cận với mức giá sàn.Vì vậy, chủ yếu các nhà mạng sẽ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ như đưa ra nhiều gói cước khuyến mãi tập trung cho từng đối tượng khách hàng cụ thể; đa dạng hóa dịch vụ nội dung gia tăng tiện ích cho người dùng

Có một thực tế là những mạng đến sau như Beeline, S-Fone, Vietnamobile sẽ rất khó khăn nếu muốn có thêm khách hàng Bởi đặc điểm Việt Nam chưa có quy định cho phép người dùng khi thay đổi mạng di động vẫn được giữ nguyên số di động của mình nên khó để khách hàng chọn lựa các nhà mạng đến sau Vì vậy dù

có nổ lực đến đâu đi nữa thì các nhà mạng nhỏ hơn vẫn không thể nào ảnh hưởng lớn đến ba nhà mạng VinaPhone, Viettel, MobiFone

Cuộc đua của ba nhà mạng lớn – doanh thu 100,000 tỷ đồng:

Theo kế hoạch ban đầu, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT(VinaPhone và MobiFone ) đặt mục tiêu doanh thu cho 2010 là 94,000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2009 Lãnh đạo tập đoàn cho biết, năm 2009 hãng đạt doanh thu 78,600 tỷ đồng, tăng 30% và lợi nhuận đạt khoảng 13,500 tỷ đồng Bước sang năm 2010, thị trường sẽ cạnh tranh gay gắt hơn, do vậy, VNPT chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 20% và lợi nhuận trên 10%

Trang 11

Còn Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trong kế hoạch ban đầu chỉ đặt ra mốc 96,000 tỷ đồng, tăng trưởng 60% so với năm trước Năm 2009 Viettel đạt được doanh thu 60,000 tỷ đồng, thấp hơn VNPT 18,600 tỷ đồng và đạt lợi nhuận 10,000

tỷ đồng

Nếu Viettel đạt được mục tiêu 96.000 tỷ đồng cũng đồng nghĩa vị trí số một trong làng viễn thông mà VNPT giữ suốt nhiều năm qua sẽ bị "lật đổ"

Ngay sau khi Viettel công bố chỉ tiêu về doanh thu, VNPT cho biết hãng quyết định điều chỉnh mục tiêu tăng thêm 6,000 tỷ đồng Hãng đang quyết tâm giữ vững

vị trí số một với mục tiêu lần đầu tiên có được doanh thu 100.000 tỷ đồng và đồng thời phấn đấu tối thiểu đạt lợi nhuận 15,000 – 16,000 tỷ đồng, nộp ngân sách 8,500-8,700 tỷ đồng

Thế nhưng, với tham vọng "tước ngôi vương" của đế chế VNPT, Viettel cũng không chịu khoanh tay đứng nhìn Tập đoàn này đã điều chỉnh mục tiêu doanh thu lên mức cao hơn VNPT với trên 100,000 tỷ đồng

2.H p tác c a ba nhà m ng: ợp tác của ba nhà mạng: ủa ngành viễn thông di động Việt Nam: ạng lớn của ngành viễn thông di động Việt Nam:

Lo ngại thị trường viễn thông Việt Nam năm 2010 sẽ xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh về giá cước, đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông áp dụng giá sàn cước di động để bảo toàn lợi nhuận

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, viễn thông năm nay rất có thể sẽ xảy ra cuộc “chiến tranh” giá cước giữa các nhà cung cấp dịch vụ Đa số các nhà đầu tư nước ngoài dự đoán “chiến tranh” giá cước viễn thông ở Việt Nam không xảy ra trong năm 2010 thì chắc chắn sẽ xảy ra trong năm

2011 nếu không có sự can thiệp của Chính phủ

Theo ông Hùng, việc cạnh tranh không lành mạnh sẽ khiến các doanh nghiệp mới không có lãi, còn doanh nghiệp lớn không có điều kiện để phát triển viễn thông tới vùng sâu vùng xa hoặc vươn ra nước ngoài Vì vậy, Viettel đã đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành giá sàn là khoảng 800 đồng/phút di động, khuyến mại không quá 50% mệnh giá thẻ cào…

Trước vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ nghiên cứu quản lý cả giá sàn dịch vụ di động, chứ không chỉ quản lý giá trần như hiện nay Việc làm này là để đề phòng

Ngày đăng: 11/08/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w