–Khái niệm về tội phạm Khoản 1 điều 8 Bộ luật Hình sự: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực, trách nhiệm hình sự thực hiện
Trang 1A– PHẦN MỞ ĐẦU
Công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được coi là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhất là trong tình hình hiện nay
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xuất phát từ những nhiệm vụ của công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và những hành vi phạm Pháp luật khác nhằm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn luôn là vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa Thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, trước tiên phải xây dựng hệ thống Pháp luật hoàn chỉnh đảm bảo nhà nước quản lí xã hội bằng Pháp luật Không ngừng tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa Sau nữa, phải tổ chức được mọi tầng lớp nhân dân cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm Đảm bảo mọi hành động xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp khác của tập thể và của công dân đều bị
xử lí theo Pháp luật
Luật Hình sự là một ngành Luật độc lập trong hệ thống Pháp luật của Nhà nước quy định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạtcần áp dụng đối với hành vi nguy hiểm đó
Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được Quốc hội khóa X kì họp thứ 6 thông qua ngày 21/12/1999 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2000
Bộ luật Hình sự năm 1999 thể hiện toàn bộ chính sách của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, là công cụ sắc bén trong công tác phòng
Trang 2ngừa và đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân và hiệu lực quản lí của Nhà nước.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều nhà khoa học, nhiều Luật gia nghiêncứu Bộ luật Hình sự ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều Điều, Khoản khác nhau
Là một học viên khoa Luật– Trường Đại Học Khoa Học– Huế, em tập trung
nghiên cứu Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 “Tội cố ý gây thương tích
”.Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân, đó là “Quyền bất khả
xâm phạm về thân thể được luật pháp bảo hộ về tính mạng, sức khỏ , danh
dự, nhân phẩm ”.
Điều 71 hiếp pháp năm 1992 ghi nhận “người nào có hành vi xâm
phạm đến tính mạng ,sức khỏe,danh dự,nhân phẩm của người khác đều bị xử
lý theo Pháp luật”
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
–Tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng
và diễn biến rất phức tạp.Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/tháng 07/2000, bên cạnh đó có Nghị quyết số 09/1998–NQCP và chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm nhằm giữ vững kỷ cương Pháp luật và xây dựng môi trường sống lành mạnh
– Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân; chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm –Khái niệm về tội phạm (Khoản 1 điều 8 Bộ luật Hình sự):
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
Hình sự, do người có năng lực, trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền quốc phòng an ninh, trật
tự an toàn xã hội; Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phảm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp
Trang 3khác của công dân; xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự Pháp luật Xã hội Chủ nghĩa”.
–Tội “Cố ý gây thương tích” là hành vi cố ý tác động bằng sức mạnh
vật chất lên thân thể của người khác gây tổn hại sức khỏe của người khác –Có thể khẳng định rằng biện pháp Hình sự của Nhà nước ta đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người đang ngày càng hoàn thiện hơn
4 Mục đích nghiên cứu
–Em nghiên cứu đề tài này với mục đích đóng góp một phần nhỏ bé vào viêc xây dựng cơ sở Pháp luật,cơ sở pháp lý trong quá trình áp dụng Bộ
luật Hình sự năm 1999 chuyên sâu về điều 104 tội “Cố ý gây thương tích”.
–Em hy vọng các vấn đề nêu trong Niên luận được sử dụng như các tài liệu cho tất cả những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm
1999, cụ thể là Điều 104 Bộ luật Hình sự về “Tội cố ý gây thương tích ”.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, em đã vận dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng; phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử;phương pháp nghiên cứu tổng hợp so sánh; phương pháp xã hội học kết hợp
với tư duy lô gích để xây dựng đề tài: “Tội cố ý gâp thương tích–thực thực
trạng và giảp pháp trên địa bàn thành phố Huế”
Trang 4B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH
1.1.Khái niệm cố ý gây thương tích
1.1.1.Khái quát chung
Pháp luật Hình sự Việt Nam là một trong những công cụ sắc bén,hữu hiệu trong đấu tranh phòng chống tội phạm góp phần đắc lực vào việc bảo
vệ chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; tổ chức góp phần duy trì trật tự xã hội, quản lý kinh tế đảm bảo cho mọi người được sống trong môi trường xã hội, kinh tế an toàn Thi hành nghiêm chỉnh
Bộ luật hình sự là nhiệm vụ chung của tất cả các cơ quan,tổ chức và toàn thể Nhân dân
Hiện nay chúng ta đang sống dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa thì con người là vốn quý cần được bảo vệ
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
đã dành chương V quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân mà đặc biệt là
điều 71 của Hiến pháp 1992 đã quy định:“Công dân có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được Pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm ”.Việc quy định này đã thể hiện tầm quan trọng về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, bởi vì có sức khỏe con người mới được học tập, lao động sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, có sức khỏe để tham gia xây dựng, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự
Trang 5không những bảo vệ chế độ Xã hội Chủ Nghĩa, quyền làm chủ của Nhân dân, quyền bình đẳng giữa các dân tộc mà còn bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của con người Quy định đó phần nào nói lên sự quan tâm của Nhà nước đối với vấn đề con người
Trong tình hình kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay, sự gia tăng tội phạm nói chung mà đặc biệt là các tội phạm xâm phạm tính mạng, sứckhỏe,danh dự, nhân phẩm của con người ngày càng phức tạp và đa dạng Tội phạm này tăng cả về số lượng, tính chất nguy hiểm cao,đối tượng vi phạm đủ các thành phần xã hội:già, trẻ, trai, gái nhưng đáng chú ý nhất là lứa tuổi từ 16đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao.Có cả các em học sinh chưa đến tuổi vị thành niên cũng có những hành vi vi phạm thuộc vào nhóm tội này.Trong nhóm tội đó thì
tội “Cố ý gây thương tích” là một tội có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, vì
nó không những xâm phạm trực tiếp vào sức khỏe của con người mà con ảnh hưởng đến an toàn xã hội, gây mất trật tự công cộng và còn gây tâm lý hoang mang trong quần chung Nhân dân
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gâp thương tích (Điều
Dấu hiệu pháp lý của tội phạm cụ thể được thể hiện qua 4 yếu tố cấu thành tội phạm,đó là:
–Khách thể của tội phạm
–Mặt khách quan của tội phạm
–Mặt chủ quan của tội phạm
Trang 6–Chủ thể của tội phạm
Do vậy, việc xác định dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm nói
chung và “tội cố ý gây thương tích” hoặc “ gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác” nói riêng chính là việc xác định cụ thể 4 yếu tố nói trên.
1.1.3 Khách thể của tội cố ý gây thương tích
–Khách thể của tội phạm này xâm phạm vào những quyền được bảo hộ về sức khỏe của công dân
–Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm phạm bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gâythiệt hại ở một mực nhất định Trong Luật Hình sự Việt Nam, khách thể được
bảo vệ là “độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
chế độ Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, vi phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật Xã hội Chủ nghĩa”( Khoản 1,
Điều 8, Bộ Luật Hình sự)
Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định hai loại tội:
–Tội cố ý gây thương tích ;
–Tội cố ý gay tổn hại sức khỏe của người khác;
Việc quy định điều luật này trong Bộ luật Hình sự nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho mọi công dân Như vậy, khách thể trực tiếp của tội phạm này là xâm phạm đến sức khỏe của người khác
Người khác ở đây được biểu hiện là một con người cụ thể đang sống, đang tồn tại theo quy định của tự nhiên
Nếu một người mà gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của chính mình thì không được coi là tội phạm, ở tội phạm này trừ trường hợp người đó tự gây thương tích cho chính mình để thực hiện một tội phạm khác
Ví dụ: Tự gây thương tích hặc gây tổn hại sức khỏe cho chính mình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì vi phạm vào Điều 259 Bộ luật Hình sự hoặc đểtrốn tránh trách nhiệm thì phạm vào Điều 326 Bộ Luật Hình sự Đối với
Trang 7trường hợp một người gây thương tích cho một người khác đã chết Nếu lầm tưởng xác chết đó đang sống hoặc đang ngủ thì là phạm tội chưa đạt Nhưng, nếu người phạm tội cố ý phạm tội vào xác chết đó thì bị truy cứu trách nhiệm
Hình sự về tội “ xâm phạm thi thể ” theo Điều 246 Bộ luật Hình sự.
Khách thể là xâm phạm quyền được tôn trọng, quyền được bảo vệ sức khỏe của con người, vết thương là dấu hiệu pháp lí( thiệt hại về sức khỏe
là dấu hiệu bắt buộc) Điều 104 Bộ luật Hình sự
1.1.4 Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích
– Hành vi của tội phạm là hành vi có khả năng gây ra thương tích Kẻ phạm tội có thể thông qua các phương tiện dụng cụ như: dao, búa hoặc dùng
cơ bắp, đấm, đá hoặc dùng các phương tiện khác như chó, thú dữ hoặc dùng súng bắn
Yếu tố tiếp theo trong cấu thành tội phạm là mặt khách quan của tội phạm Nếu như không có mặt khách quan thì không có tội phạm Vì vậy, mặt khách quan của tội phạm là một trong 4 yếu tố bắt buộc của tội phạm nói
chung và tội“ Cố ý gây thương tích” hoặc “ gây tổn hại sức khỏe của người
khác” nói riêng Nếu như khách thể của tội phạm là những quan hệ xâ hội
được Luật Hình sự bảo vệ mà bị xâm hại tới thì mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bằng hành vi cụ thể tác động vào những quan hệ xã hội đó.Dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài bằng giác quan mà con người có thể nhận biết được bao gồm:
+Hành vi nguy hiểm cho xã hội
+Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
+Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
+Phương pháp, phương tiện, công cụ, thủ đoạn để thực hiện hành vi nguyhiểm cho Xã hội
+Thời gian, không gian, nơi xảy ra hành vi nguy hiểm cho xã hội
Như vậy mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích thể hiện bằng hành
vi cụ thể tác động vào người khác gây ra thiệt hại đáng kể về thể chất và do tội
Trang 8cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thuộc về tội cấu thành vật chất, nên tội này có những dấu hiệu bắt buộc là:
–Hành vi nguy hiểm cho Xã hội
–Hậu quả nguy hiểm cho Xã hội
–Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
Còn những dấu hiệu khác tuy không phải là bắt buộc trong một số trườnghợp cụ thể thì nó là những cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm Hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội
Hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội“ Cố ý gây thương tích” trước hết
thể hiện ở hành vi gây ra những thương tích hoặc gây ra tổn hại sức khỏe nhất định cho con người Hành vi gây thương tích thông thường hay để lại thương tích, dấu tích nhất định trên cơ thể như: Vết bổng hay mất một bộ phận trên
cơ thể con người như mất một ngón tay, một ngón chân, bàn tay, bàn chân dohành vi dùng dao chém hay dùng axít gây nên những vết tích đó
Nhưng cũng có trường hợp xâm phạm thân thể nạn nhân không để lại những thương tích, dấu tích trên thân thể nhưng đã để lại những tổn hại sức khỏe như: người thực hiện tội phạm bằng cách cho uống thuốc độc gây ra suy kiệt sức khỏe về lâu dài
Hành vi cố ý gây thương tích được thể hiện bằng hành động đó là hình thức người phạm tội trực tiếp tác động vào cơ thể người khác, tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe như hành vi đâm chém, đấm đá bằng phương tiện công cụ vũ khí đa dạng như: bắn súng, kếm, mã tấu, lưỡi lê, búa, rừu, dao,gậy, gạch đá Ngoài ra hành vi phạm tội còn được thực hiện gián tiếp thông qua các hình thức dùng súc vật như chó, thú dữ hoặc ép người khác tự gây thương tích cho chính mình
Tiếp theo dấu hiệu hành vi là dấu hiệu hậu quả:
–Hậu quả nguy hiểm cho Xã hội
–Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do Hành vi tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể của luật Hình sự
Trang 9Hậu quả của tội này chính là những vết thương cụ thể với nạn nhân hoặc
là tổn hại sức khỏe cho nạn nhân là do hành vi phạm tội gây ra Do vậy khi có hậu quả nguy hiểm cho nạn nhân người thực hiện tội phạm sẽ bị truy cứu tráchnhiệm hình sự Như vậy thế nào là hậu quả nguy hiểm cho Xã hội? Theo nghị quyết 04/KĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân
Tối cao: “Hậu quả của những hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe từ 11% trở lên”
Theo công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987 hướng dẫn một số hành vi
gây thương tích:“ Nếu kết quả giám định thương tật từ 10% trở xuống vẫn
truy cứu trách nhiệm hình sự” (Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự).
–Dùng hung khí nguy hiểm như dao, súng hoặc nhiều thủ đoạn có thể gây thương tích cho nhiều người
–Gây cố tật nhẹ như chém cụt một ngón tay nạn nhân
–Phạm tội đối với nhiều người cùng một lúc
–Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc nhiều người
–Phạm tội đối với người chưa thành niên, người già, phụ nữ có thai, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được
–Phạm tội có tổ chức, phạm tội có đông người tham gia
–Phạm tội trong thời gian đang chấp hành án phạt tù, đang bị tạm giam
về việc phạm tội, đang bị tập trung cải tạo
–Phạm tội có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm
–Để cản trở người thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân.Hậu quả gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác theo Điều
104 Bộ luật Hình sự là sự biến đổi bình thường thực tế tự nhiên của con
Trang 10Mối quan hệ khách quan luôn luôn tồn tại giữa hành vi khách quan và hậu quả của hành vi khách quan trong một cấu thành tội phạm Hậu quả được phản ánh là dấu hiệu thì quan hệ nhân quả cũng là một dấu hiệu khách quan Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm thân thể người khác gây
thương tích đây là điều kiện để buộc người có hành vi xâm phạm vào thân thể của người khác gây thương tích nhất định thì phải gánh chịu hậu quả do hành
vi phạm tội của mình gây ra Để xem xét mối quan hệ nhân quả ta phải dựa vào những tình tiết như sau:
–Hành vi gây thương tích( được coi là nguyên nhân ) phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội
–Hành vi gây thương tích phải xảy ra trước hậu quả gây thương tích về mặt thời gian
–Hậu quả nguy hiểm của tội cố ý gây thương tích phải do chính hành vi nguy hiểm gây thương tích gây ra chứ không phải là hành vi nào khác
–Hành vi gây thương tích đó làm phát sinh hậu quả là nguyên nhân trực tiếp
Ví dụ :Trong khi ngồi đánh bạc do được hoặc thua tiền dẫn đến A và B xích mích với nhau, hôm sau B cầm dao đến nhà A và đâm A nhiều nhát, A được đưa đi cứu chữa, do bị dao đâm vào lưng và A đã bị cắt một phần lá phối Khi giám định pháp y tỷ lệ thương tật của A là 45% vĩnh viễn
Hành vi đâm vào lưng A của B làm A bị cắt một phần lá phổi là nguyên nhân trực tiếp gây ra thương tích cho A
Ngoài ra đối với một số vụ án cụ thể bên cạnh việc xem xét các dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm như: công cụ, phươngtiện người phạm tội sử dụng, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội Nguyên nhân và kết quả trong Bộ luật Hình sự chỉ có thể là một hành vi trái pháp luật và kết quả chỉ có thể là một hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Trang 11–Hành vi trái Pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
về mặt thời gian
–Hành vi trái Pháp luật độc lập hoặc trong một tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Khả năng này là trực tiếp làm biến đổi sức khỏe của nạn nhân như gây thương tích của người có hành động dùng dao đâm vào bụng nạn nhân
–Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật
Ví dụ: A đâm B bị thương nặng, B đã dược đưa đi cấp cứu nhưng do không được điều trị chu đáo( bệnh viện thiếu trách nhiệm )vết thương trở nên trầm trọng hơn và B đã chết vì vết thương đó Trong trường hợp này hành vi của A và hậu quả B chết thì hành vi và hậu quả có một quan hệ với nhau
1.1.5 Chủ thể của tội cố ý gây thương tích
–Tội phạm có thể được thực hiện bởi người nào có đủ năng lưc, trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định
–Chủ thể của tội phạm là người có năng lực, trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi luật định
–Tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi một con người cụ thể.Chỉ có con người cụ thể mới có thể thực hiện được một hành vi nguy hiểm cho xã hộiđược quy định trong Bộ luật Hình sự và chỉ có chính con người cụ thể mới có thể chịu trách nhiệm cá nhân hay thực hiện được biện pháp cưỡng chế có tính trừng trị,giáo dục,cải tạo mà Nhà nước đã quy định
Theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam thì chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách cố ý hoặc
vô ý có đủ năng lực trách nhiệm và đạt độ tuổi quy định
Như vậy, chủ thể của tội cố ý gâp thương tích phải là người có đủ năng lực, trách nhiệm Hình sự tức là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người phạm tội có khả năng nhận thức được tính chất,mức độ nguy hiểm của
Trang 12hành vi do mình gây ra và họ hoàn toàn có đủ khả năng, điều khiển được hành
vi nguy hiểm đó Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định chưa cụ thể như thế nào là người có năng lực hành vi Hình sự do đó muốn xem xét một người
có đủ năng lực, trách nhiệm thì chúng ta phải căn cứ vào Điều 13 Bộ luật Hìnhsự:“ Người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng lực hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm Hình sự”.Qua việc quy định ở Khoản 1 Điều 13
Bộ luật hình sự, chúng ta có thể hiểu người có năng lực trách nhiệm hình sự lànhững người loại trừ những người ở trong tình trạng không có năng lực,trách nhiệm Hình sự
Ví dụ: A là người dùng dao đâm B gây thương tích tỷ lệ thương tật qua giám định pháp y là 13% vĩnh viễn( trong trương hợp này có kết luận của hội đồng giám định y khoa Trung ương A mắc bệnh tâm thần, A không tự mình làm chủ được hành vi ) vậy A là người không có năng lực, trách nhiệm Hình sự
Bên cạnh đó con người phải đạt đến một độ tuổi nhất định thì mới có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình Như vậy thì năng lực,trách nhiệm Hình sự sẽ được hình thành khi con người đạt đến độ tuổi nhất định Luật Hình sự đã quy định tuổi bắt đầu có năng lực, trách nhiệm
Hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự Khoản 1:“Người có đủ 16 tuổi trở lên
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm ”
Khoản 2:“Người có đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chịu trách
nhiệm Hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tôi phạm đặc biệt nghiêm trọng ”.
Khi một người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà chưa đạt
độ tuổi trong quy định của Bộ luật Hình sự thì không được coi là có tội
Từ sự phân tích ở trên cho phép chúng ta khẳng định chủ thể chủ thể của tội cố ý gây thương tích ( Điều 104 Bộ luật Hình sự ) là một người thực hiện
Trang 13hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe của người khác một cách trái Pháp luật, người đó có đủ năng lực, trách nhiệm Hình sự và đạt độ tuổi theo quy định.Chủ thể của tội pham mà từ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi gây thương tích nặng được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 điều 104 Bộ luật Hình sự ( vì đã phạm vào tội rất nghiêm trọng ) thì mới phải chịu trách nhiệm Hình sự.
Còn chủ thể từ 16 tuổi trở lên mà gây thương tích cho người khác trên 11% mà có một trong những tình tiết đã nêu trong công văn số 03–TATC ngày 22/10/1987 của Tòa án Nhân dân Tối cao trong các trường hợp ở Khoản
1 Điều 104 Bộ luật Hình sự đều phải chịu trách nhiệm hình sự
1.1.6 Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích
Nếu mặt khách quan của tội phạm là sự biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan của tội phạm là tâm lý bên trong của người phạm tội.Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm
lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm do hành vi đó gây ra
Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi cố ý gây thương tích và hậu quả phát sinh từ hành vi gây thương tích gây ra
Cũng như các tội phạm khác nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng, tội phạm được thực hiên do lỗi cố ý Dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong bao gồm: Dấu hiệu lỗi , dấu hiệu động cơ và mục đích của tội phạm
A.Lỗi: Là thái độ của con người đối với hành vi nguy hiểm do mình
thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý
Dấu hiệu lỗi của tội phạm được thể hiện ngay trên tội danh là: “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (Điều 104 Bộ luật Hình sự)
Trang 14Lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm, hoạt động của conngười là hoạt động có ý thức vì mọi biểu hiện của con người bằng hành vi cụ thể bao giờ cũng phản ánh trạng thái tâm lý bên trong dưới sự điều khiển của
lý trí, ý chí và mong muốn đạt được mục đích nhất định Khoản 1 Điều 8 Bộ
luật Hình sự quy định :“ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật Hình sự do người có năng lực, trách nhiệm Hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào ”.
Trạng thái tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi bao gồm hình thức lỗi khithực hiện hành vi, động cơ, mục đích cần đạt được tạo thành những dấu hiệu trong mặt chủ quan của tội phạm
Trong luật Hình sự Việt Nam, nguyên tắc “có lỗi” được coi là một
nguyên tắc cơ bản.Việc thừa nhận nguyên tắc có lỗi chính là sự thừa nhận và tôn trọng tự do thực sự của con người Đó là cơ sở đảm bảo cho trách nhiệm
Hình sự có khả năng khách quan thực hiện được mục đích:“Không chỉ nhằm
trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống Xã hội Chủ nghĩa,ngăn ngừa họ phạm tội mới ”(Điều 27 Bộ Luật Hình sự)
Một hành vi gây thiệt hại cho xã hội sẽ bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chon của chủ thể trong khi chủ thể có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội
Lỗi bao giờ cũng đi liền với một hành vi nguy hiểm cho xã hội Lỗi trong luật Hình sự Việt Nam là lỗi cá nhân, lỗi của một người khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội
Trong tất cả các dấu hiệu này dấu hiệu “lỗi” là dấu hiệu không thể thiếu
được bắt buộc phải có trong tất cả các cấu thành tội phạm Điều đó thể hiện tính thống nhất giữa ý chí và hành động của một người gắn liền giữa yếu tố
bên trong là “ lỗi ” và yếu tố bên ngoài là “hành vi”.
Trang 15Điều 9–Bộ luật hình sự quy định: “Người phạm tội nhận thức rõ hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra Người phạm tội nhận thức được rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xa hội, thấy trước hành vi đó có thể xảy ra tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mắc cho hậu quả xảy ra”
Trong lỗi cố ý được biểu hiện dưới hai hình thức: Cố ý trực tiếp và
cố ý gián tiếp
– Lỗi cố ý trực tiếp: Là lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra
+Về lý trí: Người thực hiện hành vi nhận thức rõ tính chất nguy hiểm trong hành vi của mình, thấy trước được hậu quả nguy hiểm Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác là tội phạm cấu thành vật chất Cần xác định sự thấy trước hậu quả nguy hiểm tất yếu xảy ra của củ thể thực hiện hành vi
+Về ý chí: Người thực hiện hành vi tội phạm dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp bao giờ cũng mong muốn hậu quả xảy ra mặc dù hậu quả đó có thể chưa xảy ra Sự mong muốn này trùng hợp với mục đích cần đạt được khi thực hiệnmục đích phạm tội
Cố ý trực tiếp trong tội cố ý gây thương tích là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi cố ý gây thương tích, thấy trước hành vi là nhất định sẽ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngươi khác và người phạm tội mong muốn điều đó xảy ra
Cố ý gián tiếp: Là người có hành vi phạm tội biêt được hành vi gây
án của mình có khả năng gây thương tích cho người khác, thấy trước hậu quả của hành vi này mặc dù không mong muốn nhưng cố ý để cho hậu quả xảy ra