Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Các nhân tố tác động đến việc xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Hoa Kỳ - Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ - Phân tích hoạt
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ SANG HOA KỲ CỦA CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN TRÚC VI
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Diệp Thị Phương Thảo Sinh viên thực hiện
MSSV: 0854010083
: Võ Thị Hữu Lớp: 08DQN2
TP Hồ Chí Minh, năm 2012
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
- -Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các sốliệu trong khóa luận được thực hiện tại công ty Trúc Vi, không sao chép bất kỳnguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoannày
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng… năm 2012
Ký tên
Võ Thị Hữu
i
Trang 3LỜI CẢM ƠN
- -Em xin trân trọng gửi lời cám ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thểthầy cô với kinh nghiệm và sự nhiệt tình đã giảng dạy, trang bị cho em những kiếnthức trong suốt thời gian em học tại Truờng Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ
TP.HCM
Em xin gửi đến Ths Diệp Thị Phương Thảo người Cô đã tận tình giúp đỡ vàhướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này với lòng biết
ơn chân thành sâu sắc
Em cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhânviên Công ty TNHH một thành viên Trúc Vi đã tạo điều kiện cho em được thực tậptại công ty trong suốt thời gian qua Đặc biệt, em xin cám ơn các anh chị PhòngKinh doanh Xuất Nhập khẩu đã tạo điều kiện cho em được tiếp cận thực tế và sựnhiệt tình hỗ trợ, hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này
Với thời gian có hạn cho phép em đã rất cố gắng để hoàn thành bài báo cáonày Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong bài báocáo, em rất mong được sự góp ý của Cô cũng như các Anh Chị trong Công ty để em
có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình Em xin chân thành cám ơn
Sinh viên
Võ Thị Hữu
ii
Trang 4CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ Đơn vị xác nhận: Công ty TNHH một thành viên Trúc Vi Họ và tên sinh viên: Võ Thị Hữu MSSV: 0854010083 Khóa: 2008 – 2012 Nhận xét chung: ………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Xác nhận của đơn vị
iii
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
… …
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2012
Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên)
iv
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
… …
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2012
Giảng viên phản biện
(Ký tên)
v
Trang 7Khóa luận tốt nghiệp
GVHD:Ths Diệp Thị Phương Thảo
MỤC LỤC
- -Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Nhận xét của đơn vị iii
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iv
Nhận xét của giáo viên phản biện v
Mục lục vi
Danh mục các từ viết tắt x
Danh sách các bảng sử dụng xi
Danh sách các biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh xii
Lời mở đầu 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứu 1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
Phạm vi nghiên cứu 2
Kết cấu báo cáo 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 3
1.1 Cơ sở lý luận chung 3
1.1.1 Phương thức thâm nhập thị trường bằng xuất khẩu 3
1.1.1.1 Hình thức xuất khẩu gián tiếp 3
1.1.1.2 Hình thức xuất khẩu trực tiếp 4
1.1.2 Các hình thức xúc tiến xuất khẩu 4
1.1.2.1 Quảng cáo quốc tế 4
vi
Khóa luận tốt nghiệp
Trang 8GVHD:Ths Diệp Thị Phương Thảo
1.1.2.2 Tham gia hội chợ triễn lãm 6
1.1.2.3 Khảo sát mở rộng thị trường xuất khẩu 6
1.1.2.4 Ứng dụng thương mại điện tử 7
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu 7
1.2.1 Môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp 7
1.2.2 Môi trường bên trong tác động đến doanh nghiệp 8
1.3 Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ 9
1.3.1 Tiềm năng 9
1.3.2 Quy mô 9
1.3.3 Kênh phân phối 10
1.3.4 Qui định pháp luật và thuế quan 11
1.3.4.1 Các quy định pháp luật 11
1.3.4.2 Quy định về thuế quan 12
1.3.4.3 Tiêu chuẩn và quy định đối với đồ gỗ 13
1.4 Kinh nghiệm của một số DN xuất khẩu đồ gỗ sang Thị trường Châu Âu 15
1.4.1 Kinh nghiệm XK của các DN Trung Quốc 15
1.4.2 Kinh nghiệm XK của các DN Việt Nam 16
1.4.3 Bài học rút ra từ các DN 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ TẠI CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 18
2.1 Tổng quan về công ty 18
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển, lĩnh vực hoạt động của công ty 18
2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty 21
vii
Trang 92.1.2.1 Sơ lược về bộ máy tổ chức 21
2.1.2.2 Sơ lược phòng XNK 22
2.2 Kết Quả hoạt động kinh doanh 23
2.3 Thực trạng XK của công ty 25
2.3.1 Kim ngạch XK của công ty 25
2.3.2 Kim ngạch theo cơ cấu mặt hàng 26
2.3.3 Kim ngạch theo cơ cấu thị trường 29
2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến XK đồ gỗ của công ty sang Hoa Kỳ 31
2.4.1 Phân tích môi trường bên ngoài 31
2.4.1.1 Yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội 32
2.4.1.2 Yếu tố chính trị, luật pháp 33
2.4.1.3 Yếu tố khoa học, công nghệ 34
2.4.1.4 Yếu tố môi trường tự nhiên 35
2.4.2 Phân tích môi trường bên trong 36
2.4.2.1 Các đối thủ cạnh tranh 36
2.4.2.2 Khách hàng 37
2.4.2.3 Nhà cung ứng nguyên liệu 38
2.4.2.4 Sản phẩm thay thế 38
2.4.2.5 Tình hình nội bộ công ty 39
2.4.2.5.1 Nguồn nhân lực 39
2.4.2.5.2 Nghiên cứu và phát triển 40
2.4.2.5.3 Công tác marketing 40
2.4.2.5.4 Sản xuất, quản lý 41
2.4.2.5.5 Công tác thông tin 41
2.5 Những tồn tại của công ty 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 43
viii
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG XK ĐỒ GỖ
Trang 10CỦA CÔNG TY TRÚC VY GĐ 2010 – 2020 44
3.1 Mục tiêu của công ty 44
3.2 Ma trận SWOT 45
3.3 Các giải pháp hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của công ty sang Hoa Kỳ … 46
3.3.1 Giải pháp Marketing, xây dựng thương hiệu 46
3.3.2 Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lương SP 49
3.3.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm 48
3.3.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm 51
3.3.3 Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu 52
3.3.4 Giải pháp nâng cao và phát triển nguồn nhân lực 53
3.3.4.1 Đối với lao động sản xuất 53
3.3.4.2 Đối với lao động thiết kế 54
3.3.4.3 Đối với cán bộ quản lý 54
3.3.4.4 Đối với nhân viên XNK và Marketing 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 55
KẾT LUẬN CHUNG 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 11CP: Chính phủ
DN: Doanh nghiệp
CIF: Cost Insurance and freight (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải)
EXPO: Hội chợ đồ gỗ và thủ công Mỹ nghệ
FSC: Forest Stewardship Council (Hội đồng quản trị rừng thế giới)
GDP: Gross domestic product: (tổng thu nhập quốc nội)
VN: Việt Nam
KT: Kinh tế
SX: Sản xuất
SWOT: Strenghts, weakness, opportunities, Threats (điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, nguy cơ
SP: Sản phẩm
USD: United States Dollars (đô la Mỹ)
WTO: World trade organization (Tổ chức Thương mại thế giới)
Vifores: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
Trang 12giai đoạn 2009 đến năm 2011 Trang 24
Bảng 2.2- Tổng kim ngạch XK từ năm 2009-2011 Trang 25
Trang 13Biểu đồ 2.2- Biểu đồ Kim ngạch XK theo
Cơ cấu thị trường Trang 30
và ngày càng nâng cao trong đời sống kinh tế và xã hội Vì lẽ đó, hoạt động thươngmại quốc tế hiện nay đã liên tục gia tăng với tốc độ siêu tốc
Trang 14Nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ của thế giới tăng mạnh, cánh cửa cho các nhà xuất
khẩu đồ gỗ rộng mở, trong đó Hoa Kỳ là nước nhập khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và đồ nộithất hàng đầu thế giới, với kim ngạch trên 40 tỷ đô la Mỹ mỗi năm Theo đánh giá
của Viện Nghiên cứu Công nghiệp đồ nội thất (Furniture Industry Research
Institute), sức tiêu thụ đồ nội thất ở Mỹ sẽ tăng 25,5% mỗi năm.Thị trường Hoa Kỳ
đem đến sức hút mạnh mẽ cho các nhà xuất khẩu đồ gỗ trong đó có các doanh
nghiệp Việt Nam và đặc biệt hiện nay Việt Nam đang là nhà xuất khẩu đồ gỗ lớn
nhất trong khu vực Đông Nam Á vào thị trường Hoa Kỳ
Nhận thấy được những cơ hội rộng mở và vị thế của Việt Nam trong việc
xuất khẩu đồ gỗ, tôi muốn tìm hiểu, phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu đồ gỗ
của công ty TNHH Trúc Vi và nêu ý kiến đóng góp cùng những giải pháp nhằm
góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc xuất khẩu đồ gỗ của công ty Do vậy tôi chọn đề
tài “Phân tích thực trạng và giải pháp xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Hoa Kỳ” để
làm chuyên đề tốt nghiệp
2 Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm hệ thống những kiến thức về kinh doanh xuất khẩu,
phân tích thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của công ty để thấy được những điểm mạnh,
điểm yếu, thuận lợi, khó khăn và tình hình chung của công ty để từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu đồ
gỗ của công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Các nhân tố tác động đến việc xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Hoa Kỳ
- Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
- Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu đồ gỗ của công ty thông qua kết cấu
mặt hàng, thông qua kết cấu thị trường
4 Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
thu thập các số liệu, các bảng báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu, kim ngạch
xuất khẩu
5 Kết cấu báo cáo chuyên đề gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ tại công ty TNHH một thành viên Trúc Vi
sang thị trường Hoa Kỳ
Chương 3: Một số giải pháp cho hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của công ty TNHH
Trang 15một thành viên Trúc Vi giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Cơ sở lý luận chung:
1.1.1 Phương thức thâm nhập thị trường thế giới bằng xuất khẩu
Ðây là phương thức thâm nhập thị trường được các quốc gia đang phát
triển trên thế giới thường vận dụng, để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị
trường thế giới thông qua xuất khẩu bằng hai hình thức: đó là xuất khẩu trực tiếp vàxuất khẩu gián tiếp
1.1.1.1 Hình thức xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting):
Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa
người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước Ðể bán được sản phẩm của
mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có
chức năng xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ
Trang 16sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thịtrường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu gián tiếp qua các hình thức sau đây:
+ Các công ty quản lý xuất khẩu (Export Management Company - EMC):
Công ty quản lý xuất khẩu là Công ty quản trị xuất khẩu cho Công ty khác Các nhàxuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khảnăng về vốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng Do đó, họ thường phải thông
qua EMC để xuất khẩu sản phẩm của mình Các EMC chỉ giữ vai trò cố vấn, thực
hiện các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu và khi thực hiện các dịch vụ trên
EMC sẽ được thanh toán bằng hoa hồng
+Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer): Đây là hình thức
xuất khẩu thông qua các nhân viên của các công ty nhập khẩu nước ngoài Họ là
những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới Khi thực
hiện hình thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải tìm hiểu kỹ khách
hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài
+ Qua ủy thác xuất khẩu (Export Commission House): Tổ chức ủy thác
thường là đại diện cho những người mua nước ngoài cư trú trong nước của nhà
xuất khẩu Nhà ủy thác xuất khẩu hành động vì lợi ích của người mua và người muatrả tiền ủy thác Khi hàng chuẩn bị được đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng
với nhà sản xuất được chọn và họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quátrình xuất khẩu Bán hàng cho các nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho
xuất khẩu Việc thanh toán thường được bảo đảm nhanh cho người sản xuất và
những vấn đề về vận chuyển hoàn toàn do nhà ủy thác xuất khẩu chịu trách nhiệm
+ Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker): Môi giới xuất khẩu thực hiện
chức năng liên kết giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu Người môi giới được nhà
xuất khẩu ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ Người môi giới thường
chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng nhất định
+ Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant): Hãng buôn xuất khẩu
thường đóng tại nước xuất khẩu và mua hàng của người chế biến hoặc nhà sản xuất
và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên
quan đến xuất khẩu Như vậy, các nhà sản xuất thông qua các hãng buôn xuất khẩu
để thâm nhập thị trường nước ngoài
1.1.1.2 Hình thức xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting):
Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản
Trang 17phẩm của mình ra nước ngoài Áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và
qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương
trường và nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế
giới Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc
được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng Ngược lại, các doanh nghiệp
chưa nắm rõ thị trường thì rủi ro là rất cao
Tuy nhiên, hầu hết các nhà xuất khẩu ở các nước công nghiệp cũng như các
nước đang phát triển đều sử dụng phương thức xuất khẩu gián tiếp để đạt mục tiêu
chính là tạo sự hiện diện liên tục tại thị trường nước ngoài Họ thực sự cần sự hỗ trợcủa bên thứ ba để thâm nhập thị trường
1.1.2 Các hình thức xúc tiến xuất khẩu
Khi tiến hành xúc tiến xuất khẩu, các doanh nghiệp thường tiến hành các
hình thức xúc tiến xuất khẩu như sau:
1.1.2.1 Quảng cáo quốc tế (International Advertising):
Tuỳ theo tình hình và đặc điểm của từng mặt hàng của từng thị trường tiêu
thụ và tuỳ khả năng quảng cáo của mình mà quyết định lựa chọn hình thức, phương
tiện, phương pháp quảng cáo nào thích hợp nhất, hiệu quả nhất
Người ta thường dùng các phương tiện sau để quảng cáo xuất khẩu:
+ Quảng cáo trên truyền hình: Là Phương tiện rất tốt và được dùng để quảng
cáo với số lượng càng nhiều ở các quốc gia Tại các nước thu nhập cao, có chương
trình cho phép quảng cáo trên truyền hình nhưng với những giới hạn tối thiểu về
thời lượng Đây là kênh truyền thông đặc biệt hữu dụng để quảng cáo sản phẩm tiêudùng hoặc sản phẩm lâu bền mà tốc độ phát triển kỹ thuật và sự thay đổi khẩu vị,
thời trang giữ vai trò quan trọng để marketing thành công
+ Quảng cáo trên đài phát thanh: Đài phát thanh đã trở thành một phần tất
yếu của cuộc sống Có thể nói rằng radio có tác động hàng ngày đến cuộc sống của
hầu hết mọi người Là một phương tiện truyền thông, radio đem lại một hình thức
giải trí thu hút người nghe hầu như trong mọi công việc Radio có thể thâm nhập
vào những phân khúc thị trường kinh tế xã hội thấp nhất và có thể đến các phân
khúc thị trường với chi phí hợp lý mà những phương tiện khác không đạt đến được
+ Quảng cáo trên internet: Thế giới Internet, một cơ hội lớn để quảng cáo và
tiếp thị doanh nghiệp - sản phẩm - dịch vụ Quảng cáo Web khác hẳn quảng cáo
trên các phương tiện thông tin khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với
quảng cáo trực tuyến Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc
Trang 18mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản
phẩm từ các quảng cáo online trên Website Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội chocác nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành
quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng
+ Quảng cáo trên báo chí: Quảng cáo trên báo chí có tuổi thọ lâu đời hơn bất
cứ hình thức quảng cáo nào chúng ta đang chứng kiến ngày nay và vẫn là kiểu
quảng cáo đầu tiên mà các công ty nghĩ đến trong các chiến dịch quảng cáo Báo chí
là một cách thức tốt để tiếp cận một số lượng lớn người tiêu dùng, đặc biệt là nhữngngười từ 45 tuổi trở lên - những người có xu hướng đọc báo thường xuyên hơn giới
trẻ vốn chỉ lấy tin tức từ truyền hình hay Internet
+ Quảng cáo trên tạp chí nước ngoài: Tại Châu Âu có hàng trăm tạp chí dành
cho người tiêu thụ, nhưng tạp chí này thường có số lượng phát hành giới hạn hơn sovới Mỹ Tạp chí kinh doanh và kỹ thuật được xem là thành phần rất quan trọng
trong hỗn hợp phương tiện quảng cáo công nghiệp ở những nước như Canada, Anh,Đức và Mỹ
+ Quảng cáo ngoài trời: Thường ít sử dụng ở các quốc gia có thu nhập thấp
như ở Châu Mỹ La Tinh Ở Châu Âu, poster thường phổ biến, đặc biệt trên các cửa
hàng hoặc các tòa cao ốc Ngoài ra việc quảng cáo trên xe buýt, tàu điện thường là
những phương tiện có phạm vi ảnh hưởng rộng đến nhiều người nhận
+ Quảng cáo trong rạp chiều phim: Đây là phương tiện quảng cáo quan trọng
tại nhiều nước Quảng cáo tại rạp chiếu phim làm tăng mức độ nhận biết thương
hiệu đến người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm người tiêu dùng trẻ
+ Quảng cáo trên các catalog nước ngoài: Đây là công cụ khuyến mại trình
bày các thông tin về sản phẩm, công ty một cách đầy đủ và chính xác Catalog phải
thật hấp dẫn, tạo sự quan tâm và mang đầy đủ những thông tin cần truyền thông
Catalog chứa đựng tiềm năng thuyết phục khách hàng tốt hơn nhân viên bán hàng
1.1.2.2 Tham gia hội chợ triễn lãm và các hình thức khuyến mãi khác
Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và ởmột địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định Tại đó người ta đem trưng bày
hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để ký hợp đồng mua bán
Triễn lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế
hoặc của một ngành kinh tế, khoa học kỹ thuật,… Việc gửi hàng trưng bày hoặc chủđộng tổ chức triễn lãm ở trong hoặc ngoài nước rõ ràng là một hình thức tuyên
truyền quảng cáo hàng hoá hiện đại, quy mô lớn và thường thu được kết quả tốt Nó
Trang 19thu hút được sự chú ý của nhiều người trong giới kinh doanh công thương nghiệp.
Hình thức này rất thích hợp với các mặt hàng khó biến chất và để thu được kết quả
tốt, việc chuẩn bị về mọi mặt phải tỉ mỉ, toàn diện, chu đáo
1.1.2.3 Khảo sát mở rộng thị trường xuất khẩu
Thực hiện xúc tiến xuất khẩu bằng phương thức này có thể thông qua 2
cách: tổ chức các doanh nghiệp đi khảo sát thị trường nước ngoài hoặc tổ chức cho
các doanh nghiệp xúc tiến với các đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam
Phương thức xúc tiến xuất khẩu này đã được các doanh nghiệp áp dụng khá phổ
biến bởi tính hiệu quả của nó Các doanh nghiệp có cơ hội nắm bắt một cách cụ thể
các thông tin về thị trường Tuy nhiên, chi phí cao là trở ngại lớn nhất của việc áp
dụng phương thức này
1.1.2.4 Ứng dụng thương mại điện tử
Một phương thức xuất khẩu mới ra đời và ngày càng chiếm vị trí quan trọngchính là phương thức xúc tiến thông qua thương mại điện tử Phương thức này tuy
còn mới mẻ nhưng nó đã phát huy được nhiều hiệu quả tích cực trong việc xúc tiến
xuất khẩu, đặc biệt ở các nước phát triển Phương thức này đã áp dụng phổ biến ở
các nước phát triển Tuy nhiên ở Việt Nam các doanh nghiệp vẫn còn xa lạ với
phương thức xúc tiến mới mẻ này
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu
1.2.1 Môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp
Yếu tố kinh tế: Đó là sự tác động của các yếu tố như chu kỳ kinh tế, nạn
thất nghiệp, thu nhập quốc dân và xu hướng thu nhập quốc dân, lạm phát, lãi suất,
tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ, thuế… Những
diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa
khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng
tiềm tàng đến phát triển chung của ngành và doanh nghiệp
Yếu tố chính trị và luật pháp: Đó là sự tác động của các quan điểm,
đường lối chính trị của chính phủ, hệ thống luật hiện hành, các xu hướng chính trị
ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực vàtrên toàn thế giới
Yếu tố văn hóa xã hội: Văn hóa là một ảnh hưởng rất phức tạp của môi
trường bao hàm kiến thức, niềm tin, luật pháp, đạo đức, tập quán, những thói quen
Trang 20và năng lực khác mà một cá nhân với tư cách là một thành viên xã hội đã có được.
Yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm địa lý, khí hậu, cảnh quan
thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoán sản trong lòng đất, tài
nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước và không khí…
Yếu tố công nghiệp: Các ảnh hưởng của công nghệ cho thấy những vận
hội và những mối đe dọa mà chúng phải xem xét trong việc soạn thảo các chiến
lược Sự tiến bộ kỹ thuật có thể tác động sâu sắc lên những sản phẩm, dịch vụ, thị
trường, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất, thực tiễn
tiếp thị, và vị thế cạnh tranh của những tổ chức
1.2.2 Môi trường bên trong tác động đến doanh nghiệp
Có 6 yếu tố cơ bản: Đối thủ cạnh tranh, người mua (khách hàng), nhà cung
cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế và tình hình nội bộ công ty
Yếu tố đối thủ cạnh tranh: Đó là những doanh nghiệp kinh doanh những
mặt hàng cùng loại với công ty Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với công ty, có
thể vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn Việc nhận diện được tất cả các đối
thủ cạnh tranh và xác định được các ưu thế, khuyết điểm, khả năng, mối đe dọa,
mục tiêu và chiến lược của họ Thu nhập và đánh giá tất cả các đối thủ cạnh tranh làrất quan trọng để có thể soạn thảo chiến lược thành công
Yếu tố khách hàng: Là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là nhân tố
tạo nên thị trường Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình
Khách hàng của một ngành có thể được chia làm 3 loại: người tiêu dùng, các khách
hàng thương mại, khách hàng công nghiệp
Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức (doanh nghiệp
hoặc công ty) cung cấp các nguồn lực (sản phẩm, dịch vụ, nguyên nhiên vật liệu,
bán thành phẩm, máy móc, thiết bị, nguồn tài chính…) cần thiết cho hoạt động của
doanh nghiệp
Các đối thủ tiềm ẩn: Các đối thủ tiềm ẩn là những đối thủ cạnh tranh có
thể sẽ tham gia thị trường trong tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới
Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của một công ty là những đối thủ tìm cách thỏa
mãn cùng những khách hàng và những nhu cầu giống nhau và sản xuất ra những
sản phẩm tương tự
Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác về tên gọi
Trang 21và thành phần nhưng đem lại cho người tiêu dùng những lợi ích tương đương như
sản phẩm của doanh nghiệp Sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế có thể dẫn
tới nguy cơ làm giảm giá bán hoặc sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nghiên cứu tình hình nội bộ công ty
Khái niệm: Theo Fred R David, đó là việc tập trung nhận định và đánh giá
điểm mạnh, điểm yếu trong kinh doanh của công ty, bao gồm: Công tác quản trị,
Marketing, tài chính, kế toán, sản xuất / thực hiện, nghiên cứu & phát triển, và hệ
thống thông tin
1.3 Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ
1.3.1 Tiềm năng
Với tổng GDP năm 2010 đạt 14.660 tỷ USD, tính theo đầu người là 46.446
USD/ người, xếp hạng thứ 6 những nước có thu nhập GDP/ đầu người cao nhất trênthế giới (nguồn: www.vneconomy.vn)
Theo đánh giá của viện Nghiên Cứu Công Nghiệp đồ nội thất ( Research
Institute, www.csilmilano.com), sức tiêu thụ đồ gỗ ở Hoa kỳ sẽ tăng lên trong thời
gian đến Như vậy, với nhu cầu rất lớn của thị trường Hoa Kỳ thì Hoa kỳ là một thị
trường nhập khẩu lớn của thế giới nói chung và đối với các doanh nghiệp sản xuất
và xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ nói riêng Theo Bộ Thương
mại, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Mỹ trong 5 tháng đầu năm ước đạt 87 triệuUSD, tăng hơn 140% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chỉ chiếm hơn 0,86% tỷ
trọng tổng khối lượng nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào thị trường này, với mức khiêm
tốn này, quả thật đây là một thị trường rất lớn và đầy tiềm năng
Tuy nhiên, vấn đề là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ
Việt Nam phải có chiến lược và giải pháp bài toán, phải chớp lấy thời cơ, cơ hội thì
mới đẩy mạnh khai thác mạnh được thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ Ngược lại, tiềm năng
thì cũng chỉ là tiềm năng và nó cũng sẽ mất đi vì hiện có rất nhiều đối thủ cạnh
tranh lớn như: Trung Quốc, Đài Loan cũng đang xuất sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ
1.3.2 Quy mô
Hoa kỳ là một thị trường mở với dân số 311.092 triệu người (theo thống kê
3/4/2011) chiếm 4,5% dân số thế giới, có nền công nghiệp phát triển nhất và đứng
hàng đầu thế giới Người Mỹ có mức sống và thu nhập bình quân đầu người thuộc
hạng cao trên thế giới, với tổng thu nhập GDP năm 2010 đạt 14.660 tỷ USD, tính
theo đầu người là 46.442 USD/người trên năm (xếp hạng thứ 6 những nước có thu
Trang 22nhập GDP/đầu người cao nhất trên thế giới).
Với nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ những năm gần đây khoảng 5.2
tỷ USD/năm, mức tiêu dùng cho sản phẩm đồ gỗ tại Mỹ sấp xỉ 1000 USD/hộ/tháng.Tính đến thời điểm ngày hôm nay, xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào Hoa Kỳ
chỉ chiếm hơn 0,86% tỷ trọng tổng khối lượng nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào thị
trường này
Những mặt hàng đồ gỗ được tiêu thụ chính: đồ làm từ gỗ (chiếm 44% thị
phần) gồm giường ngủ, bàn ăn, đồ gỗ phòng khách, bếp Trung bình mỗi hộ chi 264USD/năm cho loại hàng này Ðồ gỗ nhồi (bọc) chiếm 37,8%, chủ yếu là salông,
sôpha, trung bình mỗi hộ chi tiêu 218 USD/năm Ðồ bọc nệm chiếm 12,5% (94
USD/hộ/năm)
Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu trên 1 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ sang
Mỹ, chiếm 40,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam
Tiếp tục đà tăng trưởng, 4 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 33,3 triệu
USD mặt hàng này sang Hoa Kỳ, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2010 (nguồn:
chogovietnam.com)
Do nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tại Mỹ những năm gần đây không ngừng tăng, vì
vậy trong nước không đáp ứng đủ nên đồ gỗ nhập khẩu vào Mỹ liên tục tăng Nói
cách khác, đồ gỗ nhập khẩu hiện chiếm 1/3 thị phần đồ gỗ tại Mỹ Bên cạnh đó,
Hoa Kỳ là một thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn trên thế giới, đặc biệt trong xã
hội công nghiệp với mức độ rất cao như hiện nay thì người dân Mỹ có nhu cầu sử
dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế cho vật liệu bằng sắt, nhôm…
1.3.3 Kênh phân phối
Theo thống kê của tạp chí Furniture Today, tại thị trường nội thất Hoa Kỳ cókhoảng 69 kênh phân phối chia thành 11 nhóm: Nhóm các cửa hàng nội thất chính;
- Nhóm các cửa hàng đồ nội thất dành cho các phân khúc chuyên biệt; - Nhóm các
nhà phân phối, nhà bán sỉ; - Nhóm cửa hàng chỉ dành cho các thành viên; - Nhóm
phục vụ mua sắm tại nhà; - Nhóm phục vụ mua sắm thông qua các hình thức
thương mại điện tử; - Nhóm cho thuê; - Nhóm kinh doanh tổng hợp; - Nhóm thiết
kế, trang trí nhà; - Nhóm kinh doanh hàng second-hand; - Nhóm các cửa hàng
không chuyên về hàng trang trí nội thất
Bán lẻ là kênh phân phối lớn nhất ở Hoa Kỳ: doanh thu của 100 nhà bán lẻ
lớn nhất Hoa Kỳ chiếm khoảng 20% doanh thu toàn liên bang, doanh thu của các
chuỗi cửa hàng nội thất chiếm khoảng 30%, doanh thu bán đồ nội thất của các siêu
Trang 23thị lớn như Wal-Mart, Sears, K-Mart và Target chiếm khoảng 5% và doanh thu của
các cửa hàng bách hoá chiếm khoảng 4-5% Các nhà bán lẻ đồ nội thất lớn nhất Hoa
Kỳ bao gồm: Rooms-To-Go, Pier One, Ethan Allen, Berkshire-Hathaway Group,
IKEA, La-Z-Boy, Levitz Furniture, Ashley Home, American Signature và Haverty
1.3.4 Quy định pháp luật và thuế quan
1.3.4.1 Các quy định pháp luật
Nhìn chung hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được phân thành 3 loại chủ yếu:
hàng hoá để sử dụng ngay, hàng hoá được lưu giữ trong kho hàng và hàng quá cảnh.Yêu cầu nhập khẩu cho cả ba loại hàng này là như nhau, nhưng thời gian để hoàn
tất các thủ tục hải quan cho mỗi loại là khác nhau
Ngoài việc phải trả một khoản lệ phí hải quan, phải trình những giấy tờ khác
có liên quan sau khi xuất trình các chứng từ trên Hồ sơ nhập khẩu sẽ được lưu và
thuế nhập khẩu ước tính phải được thanh toán trong vòng 10 ngày làm việc kể từ
lúc giải phóng hàng hoá ở trạm hải quan được chỉ định
Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, các thủ tục rời bến được cho là quá
nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu Hải quan Mỹ đã thay đổi phân loại gỗ dán
(HS 4412) và nhiều loại đã bị tăng thuế từ 0% lên 8% Còn với hàng gỗ nội thất
(HS94), thủ tục hải quan không quá khó khăn Việc nhập khẩu hàng gỗ và gỗ nội
thất phụ thuộc vào phạm vi điều chỉnh của các quy định chung của Hoa Kỳ
Tất cả hàng hoá được nhập vào Mỹ phải được dán nhãn xuất xứ Các mặt
hàng này phải được dán nhãn dễ đọc với tên tiếng Anh của nước xuất xứ trừ phi
pháp luật có quy định khác Trong các sản phẩm gỗ, chỉ gỗ xẻ, rào gỗ, gỗ lát nền là
không cần dán nhãn xuất xứ Các hàng hoá được yêu cầu phải dán nhãn xuất xứ nếunhập vào Mỹ mà không có nhãn mác xuất xứ sẽ phải nộp thuế phụ thu hoặc bị phá
huỷ theo yêu cầu của hải quan trước khi đưa vào Mỹ Thông thường, trong các
trường hợp này mức phạt vào khoảng 10% (áp dụng 19CFR 134)
Các quy định của Mỹ về gỗ và đồ gỗ như sau:
HTS 44: gỗ và sản phẩm gỗ: Bao gồm gỗ củi, gỗ đốt lấy than, gỗ cây, gỗ
vun, mạt gỗ, gỗ làm đưòng ray, gỗ xẻ, gỗ băm, gỗ lạng, gỗ ván ép, gỗ ép từ vụn gỗ,
gỗ làm khung, gỗ đóng thùng hàng, gỗ mỏ, gỗ xây dựng…và các đồ dùng dụng cụ
bằng gỗ, như móc áo, đồ gỗ nhà bếp.v.v
Đối với danh mục này việc nhập khẩu phải:
Trang 24- Phù hợp với quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ về giám định hàng tại cảng
đến
- Phù hợp với luật liên bang về sâu bệnh ở cây
- Phù hợp với quy định của Hội đồng thương mại liên bang (FTC) và Hội đồng
an toàn tiêu dùng (nếu là hàng tiêu dùng)
- Phù hợp với các quy định về lập hóa đơn (đối với một số hàng gỗ)
- Phù hợp với các quy định của FWS về giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất
khẩu của nước xuất xứ, các quy định về tài liệu giao hàng và hồ sơ theo dõi
(nếu là gỗ quý hiếm)
- Nhập vào cửa khẩu/cảng theo địa chỉ và phù hợp với các quy định của FWS vàHải quan về việc thông báo hàng đến và giám định tại cảng đến (nếu thuộc loạiquý hiếm)
- Nhập khẩu gỗ cây phải xin giấy phép của APHIS thuộc USDA
- Nhập khẩu gỗ quý hiếm phải ghi nhãn rõ ràng bên ngoài container tên và địa
chỉ người xuất khẩu và người nhập khẩu, mô tả chính xác chủng loại gỗ
HTS 94: Đồ nội thất: Bao gồm các loại ghế, đồ đạc dụng cụ trong bệnh
viện; các đồ đạc trong nhà, văn phòng, giường, tủ, bàn ghế, đệm; đèn và các tấm
ngăn xây dựng làm sẵn …Các đồ dùng này có thể làm hoàn toàn bằng kim loại, gỗ,
nhựa, hay làm khung có bọc da, vải hoặc các vật liệu khác
Đối với danh mục hàng này, việc nhập khẩu phải:
Phù hợp các tiêu chuẩn sản phẩm tiêu dùng của Uỷ ban An toàn tiêu
dùng (CPSC) về an toàn tiêu dùng
Đối với đệm: phù hợp với các tiêu chuẩn chống cháy theo luật về vải dễ
cháy FFA
Đối với đồ thắp sáng gia dụng phải phù hợp các tiêu chuẩn
Underwriter’s Laboratory (UL),do CPSC quản lý
1.3.4.2 Quy định về thuế quan
Mức thuế ở Hoa Kỳ nói chung là thấp Thuế suất được áp dụng cho hàng gỗ
nội thất (mã HS94) đa số là 0%
Mức thuế phụ thu đánh vào các nhà nhập khẩu, Cụ thể:
Trang 25SVTH: Võ Thị Hữu Trang 12
Phí xử lý hàng hóa (MPF) (0,21%) theo giá FOB, trị giá từ 25 USD đến
485 USD Phí này do Hải quan Hoa Kỳ và Puerto Rico thu
Thuế bảo quản cầu cảng (HMT) (0,125%) giá FOB
Loại khác: phí thanh quản và tiền đặt cọc (bond) nộp cho Hải quan
Biểu thuế nhập khẩu của Mỹ được đăng trên mạng của Uỷ ban Thương mại
Quốc tế của Mỹ là : www usitc.gov
1.3.4.3 Tiêu chuẩn và quy định đối với đồ gỗ
Ổ rơm hay đồ bao bọc bằng gỗ khi nhập vào Mỹ phải có giấy chứng nhận vệsinh dịch tễ Giấy chứng nhận này có thể do nhà xuất khẩu cung cấp Giấy chứng
nhận cần xác nhận rằng các sản phẩm không bị nhiễm bệnh hay dịch của gỗ Quy
định này do Văn phòng điều tra sức khoẻ động thực vật ban hành tại các điều khoảncủa 7 CFR 300 và 7 CFR 319 Giấy chứng nhận xử lý nhiệt cũng được yêu cầu đối
với việc nhập khẩu các nguyên liệu đóng gói bằng gỗ
Hiệp hội ngành gỗ CEI Bois đã chuyển đến ban tư vấn những phàn nàn liên
quan đến các khó khăn mà các thành viên gặp phải trong việc tuân thủ một số tiêu
chuẩn của Mỹ:
Gỗ thông xẻ khung: chất lượng của các bộ phận của gỗ xẻ phải được Uỷ
ban tiêu chuẩn gỗ Mỹ thử nghiệm và công nhận trên cơ sở vị trí địa lý củakhu vực trồng
Gỗ thông đã được cưa (HS 4407): Hệ thống ALS yêu cầu kiểm tra kỹ
thuật thiết yếu và giám sát chất lượng hàng tháng tại xưởng cưa đối với
cấp độ xây dựng
Gỗ ván sàn: Chi phí vận tải cao hơn do việc hạn chế khối lượng vận tải
(21 tấn/xe chở) Theo các nhà xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ, quy địnhvận tải của Mỹ không cho phép các xe có trọng lượng vượt quá 21 tấn
Ngoài ra còn những vấn đề khác như: các quy tắc vệ sinh dịch tễ và các yêu
cầu về chứng chỉ vệ sinh dịch tễ đối với đồ gỗ nội thất được nhồi đệm quá phiền
phức hay các quy định kiểm tra gỗ thông của Mỹ khác với quy định của EU
Hệ thống tiêu chuẩn gỗ của Mỹ (ALS) là một bộ phận thống nhất của nền
kinh tế công nghiệp gỗ, là cơ sở cho giao dịch thương mại của tất cả các loại gỗ
Trang 26Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: Ths Diệp Thị Phương Thảo
thông tại khu vực Bắc Mỹ Hệ thống này cũng đưa ra các tiêu chuẩn chấp thuận gỗ
và giá trị kiểu dáng gỗ thông qua việc xây dựng một bộ luật chung cho toàn liên
bang Như đã đề cập, chức năng của hệ thống ALS là để đảm bảo các tiêu chuẩn gỗ
thông của Mỹ Uỷ ban ALSC theo thủ tục phát triển các tiêu chuẩn hàng hoá một
cách tự nguyện của Bộ Thương mại Mỹ, thông qua quá trình đồng thuận sẽ thiết lậpcác tiêu chuẩn kích cỡ, các khoản điều tra, các chính sách, các yêu cầu dán nhãn
phân loại và các chế tài cho chương trình chứng nhận Các hoạt động trên được Uỷ
ban ALSC thực hiện hoặc thông qua khuôn khổ do ALSC, PS20 và Uỷ ban quy tắc
phân loại quốc gia (NGRC) thành lập Uỷ ban NGRC là một cơ quan có thẩm quyềnhoạt động theo quyết định của ALSC trong một số lĩnh vực cụ thể liên quan đến
việc đảm bảo các quy tắc phân loại quốc gia cho hàng gỗ kích thước lớn
Theo chính sách đối với gỗ ngoại nhập của ALSC, các văn phòng công ty
nước ngoài có thể được chứng nhận, phân loại hàng gỗ Đối với gỗ có nguồn gốc
nước ngoài được phân loại theo hệ thống ALSC Việc phân loại phải được thực hiệntrên cơ sở các thủ tục đã được ALSC quy định và các quy định phân cấp quốc gia
cho gỗ có kích thước lớn hoặc quy tắc phân loại do Văn phòng hoạch định quy tắc
Mỹ ban hành Uỷ ban ALSC cũng quản lý chương trình dán nhãn chất lượng cho gỗ
đã qua xử lý được sản xuất theo tiêu chuẩn do Hiệp hội bảo tồn gỗ Mỹ ban hành và
giám sát, chương trình dán nhãn gỗ nguyên liệu đóng gói không có nguồn gốc công
nghiệp do Hiệp ước bảo vệ gỗ quốc tế quy định Từ tháng 7/2001, chương trình
đóng gói gỗ không có nguồn gỗ công nghiệp đã được áp dụng
Hàng gỗ nội thất cần được dán nhãn theo đúng luật dán nhãn và đóng gói
hợp lý CFR, mục 500-503 Luật dán nhãn và đóng gói hợp lý yêu cầu mỗi kiện
hàng hoá tiêu dùng dành cho hộ gia đình phải mang nhãn hiệu hàng hoá, theo đó:
Tuyên bố xác định hàng hoá
Tên và địa chỉ của nơi sản xuất, đóng gói hoặc phân phối
Khối lượng tịnh của sản phẩm về mặt trọng lượng, kích thước hay số
đếm (kích thước phải được đo bằng đơn vị inch và cm)Bên cạnh đó, đạo luật các chất có khả năng gây hại của Liên bang còn bổ
sung một số yêu cầu đối với hàng gỗ gia dụng dùng cho trẻ em (giường) Các nhà
nhập khẩu hàng nhồi đệm cần phải chú ý rằng một số nước đã quy định dán nhãn bổsung đối với đồ gỗ cho trẻ em hoặc các dạng khác của đồ gỗ nội thất
Trang 271.4.Kinh nghiệm của một số DN xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Châu Âu.
1.4.1 Kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc:
+ Về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm: Các doanh nghiệp xuất khẩu sản
phẩm gỗ Trung Quốc sang Hoa kỳ luôn hướng đến ngay việc xây dựng thương hiệuriêng cho mình, hầu hết các sản phẩm của họ đều có thương hiệu riêng, các doanh
nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Trung Quốc đều xuất trực tiếp sang
Hoa Kỳ, họ không bán hàng qua nhà phân phối trung gian nước ngoài
+ Về công nghệ cho sản xuất: Sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp sản
xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Trung Quốc đã biết tận dụng những cơ hội tốt từ
việc gia nhập WTO, đồng thời biết nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất
và chuyển giao máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại Từ đó, họ đã sản xuất ra
những sản phẩm vừa có chất lượng tốt, giá thành rẻ, vừa có mẫu mã đẹp, đáp ứng
đúng gu yêu cầu cao về chất lượng của người tiêu dùng Hoa Kỳ
+ Về sản xuất sản phẩm: Sản phẩm họ làm ra luôn có sự kết hợp nhiều
nguyên liệu khác nhau trên cùng một sản phẩm Chính vì vậy, mà sản phẩm của họ
vừa tiết kiệm được nguyên liệu, vừa làm tăng tính đa dạng cho sản phẩm Đặc biệt,
là sản phẩm luôn được cách tân, tiện lợi, mẫu mã đẹp, đa dạng về chủng loại, thông
tin trên sản phẩm được thể hiện rất chi tiết, rõ ràng về nguyên liệu được sử dụng,
điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành và ngôn ngữ luôn được thể hiện bằng Ngữ
Anh tạo cảm giác thân thiện với người tiêu dùng Hoa Kỳ
+ Về giá bán sản phẩm: Các DN Trung Quốc luôn duy trì giá bán ổn định, rẻ.
+ Về công tác Marketing tại thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ: Các doanh nghiệp
Trung Quốc luôn theo dõi, thu thập, nắm bắt rất chặt chẽ sự biến động, thay đổi của
thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ trên tất cả các khía cạnh như: Thị hiếu, các phản ứng , các
xu hướng, thị hiếu mới của khách hàng Họ thường xuyên tổ chức đi khảo sát thị
trường đồ gỗ Hoa Kỳ Đặc biệt, đối với các kỳ hội chợ về sản phẩm đồ gỗ được tổ
chức tại Hoa Kỳ như: Hội chợ quốc tế về đồ gỗ và các loại đồ đạc ngoài trời (The
International Casual Furniture & Accessories Market), h ội chợ này được tổ chức
vào tháng 9 hàng năm tại thành phố Chicago hay hội chợ đồ nội thất tại San
Francisco tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 1 và tháng 7… các doanh nghiệp của
Trung Quốc luôn rất tích cực và chuẩn bị rất chu đáo khi tham gia Vì vậy, các
doanh nghiệp Trung Quốc luôn đáp ứng đúng gu người tiêu dùng Hoa Kỳ
1.4.2 Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước
Trang 28Sản phẩm gỗ đã giữ vị trí số 4 trong 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ViệtNam Tuy nhiên, thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam dường như vẫn chưa có chỗ
đứng trên thị trường thế giới Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn ít chú trọng đến
thương hiệu sản phẩm của mình trên trị trường Và sau khi gia nhập tổ chức thương
mại thế giới, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cũng
đã biết tận dụng những cơ hội mà tổ chức đã đem lại, đồng thời biết nhanh chóng
đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất và chuyển giao máy móc công nghệ tiên tiến,
hiện đại Tuy nhiên sự thay đổi này vẫn chưa diễn ra mạnh mẽ bởi thiếu vốn đầu tư
của các doanh nghiệp Việt Nam Vì vậy, một số sản phẩm mà doanh nghiệp sản
xuất ra vẫn chưa có chất lượng tốt lắm, cũng như mẫu mã chưa đáp ứng đúng gu
yêu cầu cao về chất lượng của người tiêu dùng Hoa Kỳ
Nhờ tận dụng được nguồn nhân công siêng năng, khéo léo, sáng tạo nên sản
phẩm của Việt Nam cũng có nhiều sự kết hợp nhiều nguyên liệu, sản phẩm thể hiện
sự tinh xảo mà chỉ có Việt Nam làm ra Tuy nhiên mẫu mã của sản phẩm chưa đa
dạng và các doanh nghiệp Việt Nam về thiết kế mẫu mã cho sản phẩm của mình ít
có được sự đầu tư thích đáng
Về công tác marketing: Một số doanh nghiệp Việt Nam thấy được tầm quan
trọng của công tác marketing nên họ cũng theo dõi, thu thập, nắm bắt rất chặt chẽ sựbiến động, thay đổi của thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ Nhưng một số doanh nghiệp vẫn
còn lạc hậu để nắm bắt thông tin về thị trường
1.4.3 Bài học rút ra từ việc tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc và các doanh nghiệp trong nước
Để đẩy mạnh được việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Hoa Kỳ phảihướng tới việc chủ động phát triển nguồn nguyên liệu trong nước mới là nền tảng
cơ bản, chủ yếu cho sự phát triển bền vững Bên cạnh đó, duy trì ổn định việc nhập
khẩu nguyên liệu từ các nước cung cấp nguyên liệu ổn định, hoặc đầu tư, kết hợp
trồng rừng ở các nước có địa lý, khí hậu thích hợp với các nước láng giềng như:
Lào, Campuchia Phải xây dựng và phát triển thương hiệu riêng cho sản phẩm mỗi
doanh nghiệp, xây dựng các kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, hạn chế xuất khẩu,
phân phối sản phẩm qua các nhà phân phối trung gian nước ngoài Đầu tư đổi mới
công nghệ, tiếp cận với công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao
đáp ứng được thị trường khó tính như Hoa Kỳ, sản phẩm mang nét đặc thù riêng,
mẫu mã đẹp, giá thành hạ mới có tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại các
nước Ngoài sản phẩm làm từ chất liệu gỗ thuần tuý, sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng
cần phải có sự kết hợp với các vật liệu khác như: Đay, cối, vải… dồi dào trong
nước, tạo điều kiện để tận dụng, phát triển các ngành phụ trợ có liên quan Đồng
Trang 29thời sản phẩm cũng nên kết hợp với các vật liệu bằng kim loại: Như môm, inox…,
sẽ làm nên các sản phẩm vừa có chất lượng vừa có giá bán và lợi nhuận cao Về
công tác Marketing tại trường đồ gỗ Hoa Kỳ phải luôn được thực hiện thường
xuyên, liên tục và phải biết gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp,
giữa doanh nghiệp với các Tổ chức, Hiệp hội trong nước, và nước ngoài Đồng thời
phải tích cực tham gia các kỳ hội chợ về sản phẩm gỗ, triển lãm hàng năm tại nước
nhà và tại Hoa Kỳ, thường xuyên đi khảo sát thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ để từ đó sản
xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng gu tiêu dùng của người Mỹ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã lan tỏa nhanh và làm ảnh hưởngđến xuất khẩu của Việt Nam nói chung và đối với việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang
thị trường Hoa Kỳ nói riêng Do đó, việc nghiên cứu các yếu tố từ môi trường bên
ngoài và bên trong tác động đến doanh nghiệp sẽ là những yếu tố nền tảng quan
trọng cho việc xây dựng nên các chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường
Hoa Kỳ Thông qua việc phân tích về tiềm năng, quy mô, các kênh phân phối hàng
đồ gỗ, các định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Hoa Kỳ, các chính sách thuế
quan… ta thấy rằng Hoa Kỳ là thị trường rất lớn, rất nhiều tiềm năng đối với sản
phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam mà các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm gỗ Việt Nam cần phải xây dựng những chiến lược và đưa ra giải pháp cho sự
phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu cho những năm sắp tới Qua việc tìm hiểu về thị
trường đồ gỗ Hoa Kỳ, nghiên cứu, phân tích các kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu
sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Trung Quốc và một số
doanh nghiệp trong nước sẽ rất bổ ích và là những cơ sở để đưa ra các giải pháp
khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị
trường Hoa Kỳ cho năm 2013 này và cho những năm sắp tới Để hình thành chiến
lược cần đánh giá xem tổ chức có thực hiện những biện pháp đúng đắn hay không
và những hoạt động hiện tại của nó có thể thực hiện hiệu quả hơn bằng cách nào
Một tổ chức không có chiều hướng, chiến lược rõ ràng thì khó có thể tồn tại và pháttriển được trong một ngành mà có sự cạnh tranh rất gây gắt như ngành sản xuất và
xuất khẩu đồ gỗ hiện nay Điều này sẽ được phân tích rõ, chi tiết tại chương 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TRÚC VI SANG THỊ
TRƯỜNG HOA KỲ
2.1 Tổng quan về công ty TNHH một thành viên Trúc Vi:
Trang 302.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển, lĩnh vực hoạt động của công ty
Quá trình hình thành
Sự phát triển của nền kinh tế thế giới đã nâng cao mức sống của người dân,
thị hiếu về các mặt hàng trang trí như gỗ, kim loại… cũng được quan tâm nhiều
hơn Chính vì vậy, nó đã mở cửa ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, vào năm 2000 Công
ty TNHH một thành viên Trúc Vi đã được thành lập theo giấy phép kinh doanh số
4103009714 của sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH một thành viên Trúc Vi là một tổ chức có tư cách pháp
nhân, hoạt động kinh doanh độc lập và chịu sự quản lý của nhà nước, được sử dụng
con dấu riêng, được quyền hạch toán độc lập
Tên giao dịch : CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TRÚC VI
Tên tiếng Anh: TRUC VI LIMITED COMPANY
Công ty Trúc Vi được thành lập từ năm 2000 với hình thức ban đầu là một
cửa hàng phân phối sỉ và bán lẻ, kết hợp sản xuất và gia công một số mặt hàng cơ
khí với qui mô nhỏ
Ngày 25/05/2004 với sự phát triển và nhu cầu mở rộng hoạt động của cửa
hàng, cửa hàng cơ khí Trúc Vi được đổi thành Công ty TNHH Trúc Vi
Quá trình phát triển
Ngay khi mới thành lập, công ty đã từng bước củng cố và định hướng cơ cấuhoạt động của mình, đồng thời cải tiến lại tổ chức, phương thức chiến lược kinh
doanh phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế của đất nước
Trong những năm đầu hoạt động, công ty chủ yếu tập trung vào lĩnh vực cơ
Trang 31khí, sản xuất và gia công đồ kim loại như bulong, ốc vis, chuyên cung cấp cho các
doanh nghiệp trong nước Sau khi tham gia hội chợ về đồ thủ công mỹ nghệ và cơ
khí tại New York năm 2002, công ty nhận ra được tiềm năng về nhu cầu tiêu thụ
các sản phẩm đồ gỗ nội thất ngoài trời tại thị trường Châu Mỹ và Châu Âu, từ đó
đưa ra quyết định mở rộng quy mô hoạt động sang lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu
đồ gỗ ngoài trời kết hợp với các sản phẩm cơ khí hiện có để tạo ra các sản phẩm đặctrưng của công ty
Từ năm 2002 – 2007, công ty tập trung xuất khẩu vào thị trường Mỹ với
những sản phẩm chủ lực là đồ gỗ ngoài trời nhưng chủ yếu là thăm dò thị hiếu, sở
thích, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Với phương châm của công ty “Uy tín và chất lƣợng làm nền tảng cho tất
cả hoạt động sản xuất kinh doanh” đã nâng cao tên tuổi của công ty trên thị
trường trong nước lẫn nước ngoài
Tuy mới thành lập có tuổi đời chưa lâu lắm trong điều kiện môi trường cạnhtranh gay gắt nhưng công ty đã mở rộng được mạng lưới kinh doanh, với sự linh
hoạt nhạy bén năng động đã tạo cho một Trúc Vi một thế đứng khá vững chắc tronglĩnh vực hoạt động mua bán và chế biến đồ gỗ, thiết lập được những mối quan hệ
mua bán bền vững với một số khách hàng ở trong nước cũng như trên thế giới
Công ty cũng đã nổ lực phát triển và tạo được uy tín về mẫu mã cũng như về
chất lượng sản phẩm.Vì vậy nhiều công ty đã hợp tác và đã chọn công ty
Từ năm 2008 đến nay công ty đã tạo dựng được thương hiệu trong thị trường
Mỹ và Châu Âu, trở thành một trong những nhà cung cấp đồ gỗ nội thất và ngoài
trời đáng tin cậy cho khách hàng và các siêu thị trên thế giới, thông qua một công tyđại diện là công ty VIFAH, mở rộng lĩnh vực sản xuất sang các ngành hàng có liên
quan đến gỗ như hàng nội thất, composit, plastic,
Lĩnh vực hoạt động của công ty
Lĩnh vực hoạt động của công ty tương đối đa dạng và phong phú, nhưng vẫntập trung chủ yếu vào lĩnh vực cơ khí và đồ gỗ
Sản xuất, mua bán sản phẩm tiện, đinh vít, bu lông, đai ốc, ri vê, sản
phẩm cơ khí (không tái chế phế thải, luyện kim đúc, xi mạ điện, rèn,
đúc, cán kéo kim loại, dập, cắt, gò, hàn, sơn tại trụ sở)
Mua bán đồ gia dụng nội thất (đồ gốm thủy tinh, đồ sành sứ), giường tủ,
bàn ghế
Trang 32Bộ phòng ăn Bộ phòng khách Bộ phòng ngủ
Mua bán gia công sản phẩm nhựa, cao su, sản phẩm bằng tre nứa; sản
xuất gia công đồ gia dụng: giường tủ gỗ, bàn ghế gỗ, ván sàn gỗ (trừ táichế phế thải, luyện cán cao su, chế biến gỗ tại trụ sở)
Xuất khẩu đồ gỗ trang trí nội thất kết hợp với đồ cơ khí vẫn là lĩnh vực
hoạt động chính của công ty
Một số sản phẩm đồ gỗ trang trí xuất khẩu sang Hoa Kỳ
+ Sản phẩm ngoài trời:
+ Sản phẩm trong nhà:
2.1.2 C ơ cấu tổ chức của công ty
2.1.2.1 Sơ lƣợc về bộ máy tố chức, số lƣợng và trình độ của lực lƣợng lao động trong công ty Trúc Vi
Hiện tại công ty đang có 300 lao động trực tiếp và 40 lao động gián tiếp Tất
cả lao động đều từ 18 đến 50 tuổi
Số lượng có hợp đồng dài hạn là 40%, số còn lại là hợp đồng thời vụ Vì nhàmáy đặt ở vùng nông thôn, nên đặc thù của công nhân là đi làm theo mùa vụ, không
ổn định và gắn bó với công ty lâu dài Trình độ của công nhân lao động trực tiếp
còn thấp, chủ yếu mới tốt nghiệp trung học cơ sở
Vì tay nghề của công nhân vẫn còn thấp công ty thường xuyên tổ chức việc
Trang 33nâng cao tay nghề của lao động qua rất nhiều khóa huấn luyện và qua các cuộc thi
sáng tạo của công ty Nhằm tạo một đội ngũ công nhân lành nghề để nâng cao chất
lượng sản phẩm làm ra của công ty
PHÒNG MAR
PHÒNG SẢN XUẤT &
PHÒNG KINH DOANH
BỘ PHẬN KIỂM
BỘ PHẬN CẮT VÀ SẤY
BỘ PHẬN TINH CHẾ VÀ PHÔI
BỘ PHẬN ĐÓNG GÓI VÀ LƯU
BỘ PHẬN CHÀ NHÁM VÀ NHÚNG
Nguồn: phòng hành chính
Đánh giá về cơ cấu tổ chức của công ty:
Bộ máy tổ chức của công ty dựa theo cấu trúc chức năng, theo tổng quan thì
cơ cấu tổ chức của công ty là thích hợp với qui mô hoạt động, có phân chia trách
nhiệm và quyền lợi rõ ràng theo từng phòng ban Mỗi một phòng ban chuyên một
hay một số lĩnh vực nhất định điều này làm tăng tính hiệu quả trong quản trị vì có
sự chuyên môn hóa sâu sắc hơn, cho phép các thành viên tập trung vào chuyên môncủa họ hơn và tạo điều kiện tuyển dụng được các nhân viên với các kỹ năng phù
hợp
Tuy nhiên, trong một số trường hợp các phòng ban có thể nhận được nhiều
mệnh lệnh từ những phòng ban khác khiến cho công việc trở nên quá tải, bộ phận
này có thể giẫm đạp lên công việc của phòng ban khác
Theo cấu trúc chức năng này thì các phòng ban đều liên hệ trực tiếp với BanGiám Đốc do đó đòi hỏi ban lãnh đạo cần có kỹ năng tổng hợp và am hiểu nhiều
Trang 34kiến thức về lãnh đạo cũng như có kiến thức sâu rộng về tất cả các bộ phận khác
trong công ty
Tuy nhiên, trong mỗi phòng ban chưa thể hiện rõ trách nhiệm của người
đứng đầu, công việc chưa được phân bố đều cho các thành viên trong một bộ phận,
dẫn đến công việc hay bị tồn đọng tại một số khâu trong kinh doanh, gây ảnh hưởngđến các bộ phận khác
2.1.2.2 Sơ lƣợc về phòng Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu
* Chức năng của phòng kinh doanh-xuất nhập khẩu
Xây dựng kế hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý,
hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời đề xuất với
Ban Tổng Giám đốc Công ty điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế
Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường để đầu tư đẩy mạnh
kinh doanh bao gồm hàng xuất, hàng nhập và hàng nội địa Đề xuất Ban Tổng Giámđốc công ty các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế trong lĩnh vực
kinh doanh xuất nhập khẩu
Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu
hàng hóa xuất nhập khẩu để tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc đàm phán tiến
tới ký kết các hợp đồng kinh tế
Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách XNK, thuế của Nhà nước
ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định
Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình
thức thanh toán Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục XNK đúng quy định cũng như theodõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước Việt Nam
và theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc Công ty, xây dựng các kênh thông tin về
thương mại, đồng thời quản lý các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh
của Công ty thông qua các hệ thống thông tin
Thực hiện cung cấp chứng từ XNK, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng thời
quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Công ty
Thực hiện chức năng quản lý thương hiệu của Công ty Theo dõi và báo cáocho Ban Tổng Giám đốc về công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong nước và các nước, vùng lãnh thổ mà Công ty có
khả năng xuất khẩu
Trang 35 Tình hình nhân sự của phòng kinh doanh-xuất nhập khẩu
Tình hình nhân sự của Phòng kinh doanh-xuất nhập khẩu tính năm
2011 có 12 thành viên, tất cả đều có trình độ từ cao đẳng trở lên
Nhân sự có độ tuổi giao động từ 22-30 nên đây là bộ phận năng động
và tạo doanh thu lớn nhất cho công ty
Hàng tuần, công ty có tổ chức một buổi học tiếng anh cho tất cả nhân
viên trong phòng với giáo viên nước ngoài để cải thiện khả năngngoại ngữ và tiếp cận được lối sống, sở thích của người nước ngoài
Điều này giúp nhân viên hiểu rõ hơn phần nào thị hiếu và cách tiếpcận với các thị trường mục tiêu
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty
Hoạt động chính của công ty là xuất khẩu đồ gỗ trang trí nội ngoại thất kết
hợp với đồ cơ khí, tập trung sản xuất và thương mại, thỉnh thoảng công ty cũng có
nhập khẩu, nhưng chủ yếu là nhập nguyên liệu phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu
cũng như là các đơn hàng gia công và tạm nhập tái xuất vào hai thị trường chủ yếu
là Mỹ và Châu Âu
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động KD trong giai đoạn 2009 đến năm 2011
Đơn vị tính :VND
Nguồn: phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu
Theo bảng Bảng 2.1 ta thấy doanh thu tăng đều qua các năm, đều này chứng
Trang 36Chỉ tiêu
2009 2010 2011 Năm 2010 so với 2009 Năm 2011 so với 2010
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Chi phí tăng là do những đơn hàng dài hạn được kí kết khi vào mùa nhưng
nguồn nguyên liệu lại được thu mua vào mùa cao điểm nên giá thành bị đội lên
Mặt khác là do những đơn hàng có giá trị lớn nhưng lại thanh toán chậm nên phải
vay và trả lãi suất cao Tuy nhiên sự gia tăng chi phí đó không đáng lo ngại trong
thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay
So với năm 2009 thì năm 2010 đạt 21,790,205,764 đồng tăng 3,118,946,370
đồng tương ứng 16.7% dẫn đến lợi nhuận thuần tăng 704,311,919 đồng tương ứng
61,44%
Doanh thu tính đến tháng 11 năm 2011 đã đạt đến 29,789,246,421 đồng tăng
7,999,040,660 đồng so với năm 2010 tương ứng 36,71% làm cho lợi nhuận thuần
tăng 257,336,161 đồng tương ứng 13.90% Mức tăng chi phí năm 2011 cao hơn
mức tăng doanh thu cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang giảm, cần
phải có biện pháp khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh
Ngoài ra, mức tăng chi phí trong năm 2010 so với 2009 là 2,414,271,450
đồng tương ứng 13.76%, trong 11 tháng đầu năm 2011 chi phí tăng 7,741,704,500
đồng tương ứng 38.83% so với năm 2010
2.3 Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ của công ty TNHH Trúc Vi
2.3.1 Kim Ngạch xuất khẩu của công ty Trúc Vi
Bảng 2.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 2009-2011
Đơn vị tính: USD
Nguồn: phòng Kinh doanh và xuất nhập khẩu
Qua bảng thể hiện tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 2009-2011 ta thấy tổng
kim ngạch xuất khẩu qua 3 năm tăng mạnh Trong năm 2011 kim ngạch xuất khẩu
tăng, và trị giá xuất khẩu trong năm 2011 ( 29,789,246,421 đồng) so với năm 2010
Trang 37tiêu
2009 2010 2011 Năm 2010 so với 2009 Năm 2011 so với 2010
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ trọng
(21,790.205,764 đồng) mức tăng lên đến 7,999,040,660 đồng, mặc dù cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới năm 2011 cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến sức tiêu thụ
tại thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên giá nguyên liệu tăng mạnh cũng gây khó khăn
trong việc thực hiện đơn hàng xuất khẩu, vì bảng báo giá có hiệu lực trong vòng
một năm, công ty phải tự bù ra khoản lỗ do giá nguyên liệu tăng đột ngột
Trị giá xuất khẩu trong năm 2010 tăng không nhiều so với năm 2009 (tăng
3,118,946,370 đồng) là do số lượng đơn hàng tăng lên tuy nhiên do thiếu nguồn
cung lao động, vì nhà máy đặt ở khu vực nông thôn, đa số làm nông, công nhân chỉ
đi làm khi nào đã kết thúc mùa vụ Hơn nữa, theo thói quen người dân có đợt nghỉ
Tết rất lâu, hoặc có một bộ phận công nhân xin nghỉ vì nhiều lý do, nên đã làm
chậm tiến trình sản xuất, công ty buộc phải đem ra ngoài gia công một số công đoạn
để đáp ứng được tiến độ giao hàng cho khách hàng
Nhìn chung, năm 2011 có thể coi là năm rất thành công trong hoạt động xuấtkhẩu của công ty Doanh thu tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2009 mặc dù đang
trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nguyên nhân chính vì công ty đã xây dựng
được những chiến lược phù hợp với thị trường, dần dần xây dựng được hình ảnh
thương hiệu tại thị trường Hoa Kỳ
2.3.2 Kim Ngạch theo cơ cấu mặt hàng
Các mặt hàng gỗ xuất khẩu chính của công ty được chia thành 2 loại:
+ Out door: đồ gỗ ngoài trời như bàn ghế ngoài trời, khung võng, xích đu,
ván sàn…
+ In door: đồ nội thất trong nhà như bàn ghế nội thất, giường, tủ, kệ sách
Ngoài những sản phẩm nêu trên công ty vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh việc
thêm nhiều mẫu mã khác, đáp ứng theo thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng HoaKỳ
Bảng 2.3: Tổng kim ngạch XK theo mặt hàng từ năm 2009 đến năm 2011
Đơn vị tính: USD