1.2 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai 1.2.1 Khiếu nại về đất đai Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo thì công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại đến
Trang 1NIÊN LU N ẬN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HUẾ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
Trang 2THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC GIẢI QUYẾTKHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
Để hoàn thành bài niên luận “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Huế, giai đoạn 2009 – 2011” ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Khoa Luật, Đại Học Huế cùng tất cả các thầy cô giáo đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
- Bộ môn Luật Hành chính – Nhà nước đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình xin số liệu cho bài niên luận này
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo,TS.Nguyễn Duy Phương, phó Khoa trưởng Người đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến cũng như đưa ra những chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm thực hiện đề tài.
- Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn những người bạn đã động viên tinh thần và góp ý để tôi có thể hoàn thành được bài nghiên cứu này.
Mặc dù đã có nhiều nổ lực trong quá trình thực hiện đề tài nhưng với kiến thức
và hiểu biết về thực tiễn còn nhiều hạn chế nên chắc chắn còn nhiều hạn Rất mong
sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
UBND : Uỷ Ban Nhân Dân
HĐND : Hội Đồng Nhân Dân
Trang 4MỤC LỤC
Trang
A Mở đầu……… 5
1 Tính cấp thiết của đề tài……… 5
2 Mục đích nghiên cứu……….……… 5
3 Phương pháp nghiên cứu……… 5
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……… 5
5 Bố cục đề tài……… 5
B Nội dung……… 7
Chương 1 Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai………… 7
1.1 Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai……… 7
1.1.1 Văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành…… 7
1.1.2 Văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành………… 8
1.1.3 Văn bản do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành… 9
1.2 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai……… 9
1.2.1 Khiếu nại về đất đai……… 9
1.2.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại……… 10
1.2.3 Thủ tục giải quyết khiếu nại……… 13
1.3 Tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai……… 14
1.3.1 Tố cáo về đất đai……… 14
1.3.2 Thẩm quyền giải quyết tố cáo……… 14
1.3.3 Thủ tục giải quyết tố cáo……… 15
Chương 2 Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Huế, giai đoạn 2009 – 2011……… 17
2.1 Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo……… 17
2.1.1 Tình hình chung……… 17
2.1.2 Công tác giải quyết khiếu nại……… 17
2.1.3 Công tác giải quyết tố cáo……… 18
2.1.4 Nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo về đất đai……… 18
Trang 5
Chương 3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Huế ……… 25
3.1 Một số đánh giá về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
3.1.1 Những mặt được……… 25
3.1.2 Những tồn tại trọng giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai…… 25
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
về đất đai……… 26
C Kết luận……… 29
Trang 6
A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội; đặc biệt khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý mới bằng việc trả lại đất đai những giá trị vốn có thì tranh chấp đất đai phát sinh có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nộidung Tính phức tạp của tranh chấp đất đai, khiếu kiện kéo dài không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của
cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai…mà còn do những nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đaiqua các thời kỳ Việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là rất cần thiết không những giúp các cơ quan Nhà nước trong nỗ lực xác lập cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai một cách có hiệu quả mà còn góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
- Nêu lên được thực trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố
- Đề xuất được biện pháp khắc phục dựa trên việc phân tích nguyên nhân của thựctrạng khiếu nại, tố cáo về đất đai
3 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên những kết quả thu thập được
về tình trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố
- Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin trong việc nhìn nhận các vấn đề trong quá trình nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng : Khiếu nại, tố cáo về đất đai
- Phạm vi :
Không gian : Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian : Từ năm 2009 – 2011
5 Bố cục đề tài
Lời cảm ơn
Mục lục
Bảng thống kê chữ viết tắt
Trang 8đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2005 Để phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của cả hệ thống chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 6-3-2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.
Khiếu nại, tố cáo về đất đai đang là một thách thức đối với các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền Việc giải quyết dứt điểm, có hiệu quả vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cả nước và ở từng địa phương Muốn vậy việc tìm hiểu nhận dạng các nguyên nhân phát sinh (trong
đó có những nguyên nhân có tính lịch sử) tranh chấp, khiếu kiện đất đai kéo dài là rất cần thiết trong nỗ lực tìm kiếm, xác lập cơ chế thích hợp để giải quyết dứt điểm, triệt đểloại tranh chấp này;
Đổi mới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ tổ chức, cá nhân để hoàn thiện và xây dựng hệ thống quản lý đất đai (thể chế, bộ máy tổ chức)
1.1 Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
1.1.1 Văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
Trang 9- Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 06 năm 2004 và Luật sửa đổi một
số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Luật Tố tụng dân sự ngày 24 tháng 6 năm 2004;
- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Thanh tra ngày 15 tháng 06 năm 2004;
- Luật Nhà ở ngày 09 tháng 12 năm 2005;
- Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 5 năm 1996;
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 05 tháng 4 năm 2006;
- Nghị quyết số 755/2008/NQ-UBTVQH ngày 02 tháng 04 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể vềnhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991;
- Nghị quyết số 30/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước;
1.1.2 Văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm
1998, Luật sửa đổi, bổ sung mội số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng
06 năm 2004;
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Trang 10- Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
- Nghị định số 30/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đo đạc và bản đồ;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
1.1.3 Văn bản do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về trình tự thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03 tháng 01 năm 2002 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Tổng cục Địa chính hướng dẫn về thẩm quyền của toà án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất
1.2 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai
1.2.1 Khiếu nại về đất đai
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo thì công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại (Điều 162 Nghị định
số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai):
- Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm:
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
+ Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất;
Trang 11- Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, côngchức nhà nước khi giải quyết công việc thuộc phạm vi quy định như nói ở trên.
1.2.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005 thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định như sau:
Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương, Giám đốc
Sở và cấp tương đương của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thủ trưởng
cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính hành vi hành chínhcủa mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp
Ngoài ra, Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại; giải quyết khiếu nại mà Giám đốc
Sở hoặc cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn khiếu nại
mà nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc
cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại, giải quyết khiếu nại có nội dung thuộc quyền quản lý nhà nước của
Bộ, ngành mình mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh, giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại
Tổng thanh tra có thẩm quyền giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại; giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp; xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra theo quy định
Tuy nhiên Luật Đất đai quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh Cụ thể tại khoản 2 Điều 138 quy định như sau:
Trang 12- Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng;
- Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu
mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khởi kiện tại Toà
án nhân dân
Bên cạnh đó, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai cũng chỉ đề cập đến thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp tỉnh Ngoài hai trường hợp nêu trên, việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực đất đai được dẫn chiếu áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án thì Toà án có
thẩm quyền giải quyết 22 loại việc theo như quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh
thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006, cụ thể:
- Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc khiếu kiện quyết định hành chính, hành
Trang 13vi hành chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế hoặc trong nước;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến việc
chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; tiền sử dụng đất;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước
về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước
về đầu tư;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý hộ tịch;
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với việc từ chối công chứng, chứng thực.
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất;
- Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chưc vụ từ
Vụ trưởng và tương đương trở xuống;
- Khiếu kiện quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư;
- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc;
- Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, Luật Đất đai và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đều quy định việc giải quyết khiếu nại về đất đai theo hướng: người khiếu nại chỉ có
Trang 14quyền khởi kiện ra toà án trong trường hợp đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không đồng ý với quyết định đó và không tiếp tục khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên Vấn đề khởi kiện ra toà trong trường hợp đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai không được đặt ra Luật Khiếu nại tố cáo
(KNTC) năm 1998 (được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2005) đã phát triển nhiều nội dung phù hợp với quá trình đổi mới hiện nay Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng tại các địa phương, đặc biệt là ở cấp huyện, xã cho thấy vẫn còn có nhiều bấtcập mà chủ yếu là do sự vận dụng thiếu thống nhất một số quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo
1.2.3 Thủ tục giải quyết khiếu nại
Theo quy định của Điều 30, 39, 46 Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành thì người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người ra quyết định hành chính hoặc cơ quan
có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định hành chính đó, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 36 Luật Khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyềngiải quyết tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật; đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày Trường hợp người khiếu nại không đồng ývới quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp luật có quy định khác Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 43 Luật Khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại
mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toàán; đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày
Tuy nhiên, điểm a khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai năm 2003 lại quy định: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng và người khiếu nại có quyền khởi kiện ra toà Đồng thời điểm b khoản 2 Luật Đất đai, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP cũng quy định: trườnghợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân Có thể
Trang 15thấy rằng trường hợp này, người khiếu nại chỉ có một lựa chọn là khởi kiện Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra toà án nhưngnếu theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Khiếu nại, tố cáo thì người khiếu nại
có quyền lựa chọn hoặc khởi kiện ra toà hoặc khiếu nại trực tiếp lên Bộ trưởng BộTài nguyên và Môi trường, đồng thời trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, người khiếu nại vẫn có quyền khởi kiện tiếp ra Toà án
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 2 và khoản 17 Điều 11 Pháp lệnh giải quyết các
vụ án hành chính cũng quy định: cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện
để toà án giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản
lý đất đai trong trường hợp:
- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích
1.3 Tố cáo và giải quyết tố cáo về đất đai
1.3.1 Tố cáo về đất đai
Theo quy định tại khoản 2, điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo thì tố cáo là việc công dân theo thủ tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật đất đai của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
1.3.2 Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Điều 34, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP quy định Thủ trưởng các cơ quan Nhànước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người do mình quản lý trực tiếp Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức thì việc quản lý trực tiếp có nhiều nội dung (cơ quan quản lý hồ sơ, quản lý ngạch công chức, cơ quan quản lý cán bộ, cơ quan sử dụng cán bộ ) Với cấp huyện, Chủ tịch huyện là người ra quyết định bổ nhiệm, điều động từ trưởng phòng, ban trở xuống (cả cán
bộ không chuyên trách và các chức danh công chức ở cấp xã) và theo quy định trên thì người trực tiếp quản lý cán bộ công chức lại là thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp xã nhưng thủ trưởng cơ quan chuyên môn