Một số biện pháp đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố Huế

Một phần của tài liệu tội cố ý gây thương tích–thực thực trạng và giảp pháp trên địa bàn thành phố huế (Trang 27 - 29)

gây thương tích trên địa bàn thành phố Huế

Qua việc phân tích ở trên đây ta thấy được tính chất nguy hiểm cũng như sự phức tạp của tội cố ý gây thương tích. Trong những năm tới dự báo loại tội phạm này se gia tăng với những thủ đoạn và âm mưu ngày càng táo bạo,nguy hiểm hơn. Do vậy đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp đấu tranh phòng chống tích cực, có hiệu quả để làm giảm bớt thấp nhất tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng góp phần giữ vững an ninh xã hội. Theo ý kiến bản thân em chúng ta cần phải tiến hành các biện pháp sau:

1. Tuyên truyền giáo dục pháp luật:

– Phải tiến hành thướng xuyên các biện pháp tuyên truyền sâu rộng pháp luật dưới nhiều hình hình thức thông qua các ohương tiệ thông tin đại chúng (đài, báo, vô tuyến....) để nhân dân hiểu biết pháp luật,có ý thức tôn trộng, bảo vệ pháp luật và thực hiện “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”

Đối với các vùng sâu, vùng xa cân phải tuyên truyền Pháp luật bằng mọi biện pháp, nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn phù hợp với tùng địa phương cụ thể. Đây là một nhiệm vụ to lớn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và nười tuyên truyền Pháp luật .

Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đưa công tác tuyên truyền giảng day Pháp luật vào các trường học,các cơ quan, tổ chức xã hội.

2.Đối với Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống Pháp luật:

– Cần hoàn thiện hệ thống Pháp luật, cần có các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự.

–Cần ban hành các văn bản quy phạm Pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh.Đây là một yêu cầu cấp bách được đặt ra trong công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng.

–Cần có biện pháp quản lý các đối tượng lưu manh,ăn chơi lêu lổng trên tưng vùng địa bàn cụ thể, góp phần ngăn chăn ngay từ đầu khi chúng có ý định gây án.

Thực hiện tốt Nghị định 19–CP của Chính phủ về công tác quản lý ,giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng dân c.Kết hợp giữa chính quyền địa phương nơi người phạm tội cư trú với gia đình nhằm quản lý giáo dục họ trở thành công dân tốt,có ích cho xã hội.Đặc biệt phải tạo công ăn việc làm cho họ để họ sớm trở về với cuộc sống lương thiện.

4.Hình thức xử lý:

Thực hiện tốt Nghị định 87–CP của Chính phủ về công tác quản lý các hoạt động, dịch vụ văn hóa.Xử lý nghiêm khắc đối với những người mua bán hoặc cho thuê những băng hình, sách báo có nội dung xấu kích động bạo lực

–Nhà nước cần có nhiều chế tài nghiêm khắc hơn nữa đối với hành vi cố ý gây thương tích nhằm tăng tính răn đe đối với loại tội phạm nguy hiểm này

5. Biện pháp:

–Kết hợp chặt chẽ các ohạt động điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án ....giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan Nhà nước,các tổ chức xã hội trong cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm.

–Giữa các tổ dân phố, tổ hòa giải, tổ tự quản, tổ an ninh nhân dân cần phải phối kết hợp chặt chẽ,tổ chức hoạt động có nề nếp hiệu quả.

–Xây dựng cơ quan, làng xã văn hóa không có tệ nạn xã hội và Nhân dân là lực lương đông đảo, là người sáng tạo ra lịch sử và là thành phần đóng một vai trò to lớn trong công tác đấu trang phòng ngừa tội phạm.

Tóm lại đấu tranh phòng chống tội phạm là một nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp,do vậy phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức xã hội cùng toàn thể Nhân dân trong việc xử lý người phạm tội.Có như vậy mới có thể làm giảm bớt tới mức thấp nhất tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng.

Một phần của tài liệu tội cố ý gây thương tích–thực thực trạng và giảp pháp trên địa bàn thành phố huế (Trang 27 - 29)