Đường biên giới trên biển giữa các quốc gia kế cận hoặc đối diện nhau có lãnh hải chồng lấn nhau được thiết lập trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia liên quan, và được thể hiện bằng đ
Trang 1Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về biên giới quốc gia
Câu 1: Thế nào là biên giới quốc gia? Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển được quy định cụ thể như thế nào?
Trả lời
*Biên giới quốc gia:
- Đường xác định giới hạn phạm vi chủ quyền của một quốc gia đối với vùng đất
và lòng đất phía dưới; vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy vùng biển đó và khoảng không chiếu thẳng từ vùng đất và vùng biển đó BGQG bao gồm biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới trên không
BGQG trên đất liền được thiết lập trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với nhau, và được thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan Thông thường, các thoả thuận về BGQG bao gồm hai nội dung chính:
1) Hoạch định biên giới (xác định vị trí đường biên giới và thể hiện đường biên giới đó trên bản đồ kèm theo điều ước hoạch định biên giới);
2) Phân giới, cắm mốc (xác định đường biên giới trên thực địa bằng các dấu hiệu biên giới - hệ thống mốc quốc giới) Trong thực tiễn, khi hoạch định BGQG trên đất liền tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể các quốc gia liên quan có thể thoả thuận dựa vào các yếu tố địa hình (theo sông, hồ, núi, thung lũng ), thiên văn (theo kinh tuyến, vĩ tuyến) hoặc hình học (bằng những đường thẳng nối liền các điểm quy ước) để thiết lập đường biên giới
Trang 2BGQG trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải do quốc gia ven biển thiết lập phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia này, đường BGQG là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo Đường biên giới trên biển giữa các quốc gia kế cận hoặc đối diện nhau có lãnh hải chồng lấn nhau được thiết lập trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia liên quan, và được thể hiện bằng điều ước về hoạch định biên giới biển Trong trường hợp chưa đạt được thoả thuận giữa các quốc gia liên quan, luật pháp quốc tế không thừa nhận việc đơn phương xác định ranh giới ngoài của lãnh hải vượt quá đường trung tuyến hoặc đường cách đều là đường được tạo bởi các điểm cách đều các điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia liên quan, trừ trường hợp có danh nghĩa lịch
sử hay hoàn cảnh đặc biệt
BGQG trên đất liền được thể hiện trên bản đồ kèm theo điều ước hoạch định biên giới và được đánh dấu trên thực địa bằng các cột mốc quốc giới BGQG trên biển được thể hiện trên các hải đồ hoặc bằng các toạ độ địa lí có ghi rõ hệ thống trắc địa được sử dụng BGQG là bất khả xâm phạm Đó là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế
Biên giới quốc gia là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó xác định phạm vi
chủ quyền quốc gia của một nước đối với lãnh thổ quốc gia (vùng đất và lòng đất phía dưới; vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khoảng không trên vùng đất và vùng biển đó) 1
*Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt
thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất,
vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 1 LBGQG).
1
Trang 3Lễ khánh thành mốc Quốc giới - mốc đại 635 trên biên giới Quảng Trị (Việt Nam) – Savẳn-nakhẹt (CHDCND Lào)
*Quy định cụ thể về khu vực biên giới đất liền và khu vực biên giới biển:
Khoản 1; 2 Điều 6 LBGQG:
1 Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;
2 Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo
Câu 2: Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Quy định đối với người, tàu, thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Trả lời
*Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa nước CHXHCNVN:
Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - United Nations Convention
on the Law of the Sea 1982
Công ước về luật biển được Liên hợp quốc thông qua ngày 10 tháng Mười Hai năm 1982, và đến ngày 16 tháng Mười Một năm 1994 đã bắt đầu có hiệu lực khi được 60 quốc gia phê chuẩn Do đó công ước này được gọi tắt là Luật Biển 1982 (UNCLOS82 - United Nations Convention on the Law of the Sea 1982 – Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982) Luật Biển 1982 không chỉ được áp dụng riêng cho ngành hàng hải Luật Biển 1982 còn có vai trò rất quan trọng đối với chủ quyền của các quốc gia ven biển Đồng thời luật biển này cũng quy định về quyền lợi của những quốc gia không có biển
Lô-gô của công ước của Liên hợp quốc về luật biển
1 Nội thủy:
Theo công ước UNCLOS82, “nội thủy” là vùng nước tính từ đường cơ sở về phía đất liền của quốc gia ven biển
Trang 4Hình 1 Đường cơ sở của Việt Nam theo tuyên bố VN1982
Căn cứ theo tuyên bố VN1982, vùng nội thủy của Việt Nam là các vùng biển phía trong đường cơ sở (vẽ trong hình 1) và các vùng nước nối liền với các vùng biển ấy
Cũng theo tuyên bố VN1982, nước ta đã khẳng định vùng biển phía tây kinh tuyến
108 độ trong Vịnh Bắc Bộ là vùng nội thủy của Việt Nam theo tính chất của vùng nước lịch sử
Việt Nam có chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối trong vùng nội thủy của
mình Có thể hiểu một cách đơn giản rằng “vùng nội thủy được coi như một phần lãnh thổ kéo dài ra phía biển của tổ quốc” Ở đó ta có thể áp đặt mọi luật lệ của nhà nước lên mọi đối tượng có hoạt động trong vùng nội thủy đó Bất cứ sự vi phạm nào đối với vùng nội thủy của Việt Nam của tổ chức hay cá nhân nước ngoài, khi chưa được sự cho phép của cơ quan quản lý hành chính đại diện cho chính phủ Việt Nam, hành vi đó dù vô tình hay cố ý đều bị coi là vi phạm chủ quyền và luật pháp Việt Nam Đối với hàng hải, các tàu biển treo cờ quốc tịch nước ngoài khi muốn đi vào vùng nội thủy của Việt Nam đều phải làm thủ tục xin phép tại cơ quan biên phòng Việt Nam theo pháp luật hiện hành
Trang 5Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là
nội thuỷ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam năm 1977) Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền
hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền
2 Lãnh hải:
“Lãnh hải” (territorial sea) là vùng biển liền kề với nội thủy, bề rộng của lãnh hải (một số tài liệu dùng từ “hải phận quốc gia”) tùy thuộc vào sự lựa chọn của chính phủ quốc gia ven biển Tuy nhiền theo công ước UNCLOS82, bề rộng của lãnh hải không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở Việt Nam đã tuyên bố trong VN1982 về bề rộng lãnh hải là 12 hải lý
Vùng lãnh hải 12 hải lý, khoảng 22 km
Trong vùng lãnh hải quốc gia ven biển có chủ quyền toàn vẹn và đầy đủ Quốc gia ven biển có quyền thực thi mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền trên vùng lãnh hải Tuy nhiên, trên vùng lãnh hải của một quốc gia, tàu thuyền dân sự được hưởng quyền “đi qua không gây hại” (innocent passage) Như vậy chủ quyền của quốc gia
ven biển đối với vùng lãnh hải là chủ quyền toàn vẹn đầy đủ nhưng không tuyệt đối Quy định về hành động đi qua không gây hại được giải thích rất chi tiết trong
công ước UNCLOS82
Trang 6- Đ
Tàu bay được quyền
tự do qua lại Tầu thuyền được tự do đi lại
Tầu thuyền được phép đi qua không gây hại
Hình 2 Qui chế pháp lý của các vùng biển
thủy
Lãnh hải
Quốc gia bờ
biển có chủ
quyền toàn vẹn
đầy đủ và tuyệt
đối
Quốc gia bờ biển có chủ quyền toàn vẹn đầy
đủ nhưng
không tuyệt đối
Tiếp giáp lãnh hải Vùng đặc quyền
kinh tế
Vùng thềm lục địa
Biển cả
Quốc gia ven biển được quyền khai thác tài nguyên trong lòng biển
Quốc gia ven biển được quyền khai thác tài nguyên trên đáy biển và trong lòng đất dưới đáy
biển
Quốc gia bờ biển có quyền chế tài liên quan +Thuế quan +Tài chính +Biên phòng +Y tế
Trang 7Điều 9 Luật BGQG: Lãnh hải của Việt Nam rộng mười hai hải lý tính từ đường cơ
sở ra phía ngoài Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải
của đảo, lãnh hải của quần đảo
- Tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam năm 1977: “Nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải”
3 Vùng tiếp giáp lãnh hải:
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển liền kề với vùng lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải được tính bắt đầu từ mép ngoài của lãnh hải và mở rộng cho tới khoảng cách 24 hải lý từ đường cơ sở
Trong tuyên bố VN1982, Việt Nam tuyên bố bề rộng vùng lãnh hải là 12 hải lý
và vùng tiếp giáp lãnh hải là 24 hải lý từ đường cơ sở.
Trên vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia bờ biển được quyền cưỡng chế pháp lý đối với các đối tượng nước ngoài khi họ có hành động phương hại đến các luật lệ về thuế khóa, tài chính, biên phòng và y tế của vùng lãnh thổ và lãnh hải
- Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khoá, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di
cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam
4 Vùng đặc quyền kinh tế:
- Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải
lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam
Trang 8Vùng đặc quyền kinh tế khoảng cách 200 hải lý, tức 370.4 km
- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm
dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam
Giàn khoan dầu khí trên biển
5 Thềm lục địa:
Thềm lục địa của quốc gia bờ biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bắt đầu tính từ mép ngoài của lãnh hải tới mép ngoài của thềm lục địa địa lý hoặc
Trang 9200 hải lý (NM) từ đường cơ sở Trong trường hợp thềm lục địa địa lý tiếp tục kéo dài thoai thoải vượt qua giới hạn 200 hải lý thì quốc gia ven biển có quyền mở rộng vùng thềm lục địa vượt ra ngoài 200 hải lý (NM) nhưng không vượt quá 350 hải lý (NM) từ đường cơ sở
Quốc gia ven biển có quyền khảo sát và khai thác tài nguyên trong vùng thềm lục địa
- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm
dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam
*Quy định đối với người, tàu, thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Từ Điều 10 đến Điều 21 Nghị định
161)
Điều 10: Người, tàu thuyền của Việt Nam hoạt động trong khu vực biên giới biển
phải có các giấy tờ sau:
1 Đối với người:
a) Giấy tờ tuỳ thân do cơ quan có thẩm quyền cấp (chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp);
b) Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên theo quy định của pháp luật;
Hình 3 Xác định thềm lục địa theo UNCLOS82
200NM
350NM
Vùng thềm
lục địa
200NM
350NM
Vùng thềm lục địa
200NM
350NM
Vùng thềm lục địa
Trang 103 Ngoài các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 của Điều này, người, tàu thuyền hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật
Điều 11: Việc diễn tập quân sự, diễn tập tìm kiếm, cứu nạn, tổ chức bắn đạn thật
hoặc sử dụng vật liệu nổ trong khu vực biên giới biển thực hiện theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo cho đối tượng liên quan biết, đồng thời thông báo cho Uỷ ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh sở tại, Cục Hàng hải Việt Nam biết ít nhất 05 ngày trước khi tiến hành
Điều 12 Người, tàu thuyền làm nhiệm vụ thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát
về địa chất, khoáng sản trong khu vực biên giới biển, ngoài các giấy tờ quy định tại Điều 10 của Nghị định này phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi có biên giới biển biết ít nhất 02 ngày trước khi thực hiện nhiệm vụ
Điều 13 Người, tàu thuyền của nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới
biển phải có các giấy tờ sau:
1 Đối với người:
a) Hộ chiếu hợp lệ hoặc giấy tờ có giá trị tương đương thay hộ chiếu;
b) Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam
2 Đối với tàu thuyền:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
b) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật theo quy định;
c) Danh sách thuyền viên, nhân viên phục vụ và hành khách trên tàu;
d) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
đ) Giấy tờ liên quan đến hàng hoá vận chuyển trên tàu thuyền và các giấy tờ khác
có liên quan do pháp luật Việt Nam quy định cho từng loại tàu thuyền và lĩnh vực
hoạt động (trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Nghị định này)
Điều 14 Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam khi đến xã, phường,
thị trấn giáp biển hoặc ra, vào các đảo, quần đảo (trừ khu du lịch, dịch vụ, khu kinh
tế cửa khẩu, có quy chế riêng) phải có giấy phép của công an từ cấp tỉnh trở lên
cấp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam
Điều 15 Tàu thuyền của nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển Việt
Nam phải treo cờ quốc tịch và treo quốc kỳ của Việt Nam ở đỉnh cột tàu cao nhất
Điều 16 Tàu thuyền của nước ngoài khi neo đậu thường xuyên hoặc tạm thời ở
những cảng, bến đậu của Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam
Điều 17 Tàu thuyền của nước ngoài khi neo đậu tại cảng, bến đậu nếu thuyền
viên, nhân viên nước ngoài đi bờ phải có giấy phép của Đồn biên phòng cảng Việt Nam nơi tàu thuyền neo đậu cấp
Điều 18
1 Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các quy định có liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển, các luật và quy định của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập về các vấn đề sau đây :