Giải pháp nâng cao khả năng tìm việc của người dân ở huyện Châu Thành - Trà Vinh potx

69 329 0
Giải pháp nâng cao khả năng tìm việc của người dân ở huyện Châu Thành - Trà Vinh potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trước yêu cầu mới của sự phát triển đất nước, nhất là khi nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và là thành viên của WTO, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam cũng đang bộc lộ nhiều yếu kém, khó khăn và đứng trước những thách thức to lớn cần được khắc phục, vượt qua. Cụ thể là: + Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao; thiếu tổ chức có đủ khả năng "kết dính" và năng lực dẫn dắt trong quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. + Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn còn thấp so với khu vực thành thị. Theo điều tra, hơn 90% số người nghèo của cả nước là nông dân. Chính vì đời sống, quyền lợi của nông dân hiện nay chưa được bảo đảm. (http://agriviet.com/hoalily/cnews_detail/2930-buc-tranh-kinh-te-ho-nong-dan- hien-nay-va-mot-so-van-de-dat-ra/) + Hiện nay tỷ lệ nông dân và lao động nông nghiệp ở nước ta còn chiếm quá cao: 73,7% cư dân, chiếm 55% lực lượng lao động của cả nước, với 13,2 triệu hộ trong đó có 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp đang làm chủ 70 triệu thửa ruộng manh mún và nhỏ bé. Bình quân mỗi hộ nông dân hiện chỉ có 2,5 lao động và khoảng 0,7 ha canh tác. (http://sonn.tayninh.gov.vn/? mod=news&act=detail&id=45263175533258560148576116) + Đình đốn sản xuất ở các doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng mất việc làm, trực tiếp thu hẹp quy mô việc làm ở cả nông thôn và thành thị. + Nhìn từ góc độ chính trị - xã hội, nông dân là những người ít được hưởng lợi từ đổi mới nhất. Nông dân còn quá nghèo, ít được hưởng phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế,…), thiếu việc làm ở nông thôn và buộc phải di cư ra thành phố làm thuê với giá lao động rẻ mạt. (http://freevietpress.com/?p=12885) 1 + Thu nhập thấp, mất đất, không có việc làm. Khoảng cách thu nhập, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn là rất lớn. Nông dân ở nông thôn không được tiếp cận rộng rãi với giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, không có tích lũy. Nhà có người ốm đi viện một lần là của cải mất hết, trắng tay. - Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn vốn tồn tại nhiều khó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Và chúng ta có thể thấy được tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện của tỉnh Trà Vinh chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt là huyện Trà Cú và Châu Thành. Bảng1: Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010 TT Tên đơn vị Tổng số hộ Hộ nghèo Tổng số hộ nghèo (ngàn người) Tỷ lệ hộ nghèo (%) 1 THỊ XÃ TRÀ VINH 20,971 1,539 7.34 2 HUYỆN CÀNG LONG 36,403 6,976 19.16 3 HUYỆN CẦU KÈ 28,842 7,281 25.24 4 HUYỆN TIỂU CẦN 26,099 5,821 22.30 5 HUYỆN CHÂU THÀNH 34,588 9,303 26.90 6 HUYỆN CẦU NGANG 32,599 8,690 26.66 7 HUYỆN TRÀ CÚ 43,712 14,535 33.25 8 HUYỆN DUYÊN HẢI 23,275 4,223 18.14 TỔNG SỐ 246,489 58,368 23.68 Nguồn: UBND tỉnh Trà Vinh - Tại một số khu vực như: Tiểu Cần, Càng Long, Trà Cú, Châu Thành,…lực lượng làm việc trong nông nghiệp đang là vấn đề bức xúc của nông dân mỗi khi đến mùa thu hoạch lúa hoặc hoa màu thì việc tìm kiếm nhân công rất khó khăn hoặc khi thuê được thì giá cả đắt đỏ do không có lực lượng lao động nhiều nên nông dân đành chấp nhận chia lợi nhuận với nhân công. 2 - Chi phí mà người nông dân bỏ ra để thuê mướn lực lượng lao động làm 01 số công việc được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: Đvt: 1.000đ Công việc Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 - Cắt lúa 70-90/công 120-140/công 130-150/công - Gánh lúa 45-70/ngày/người 50-80/ngày/người 70-100/ngày/người - Xới 50/công 70/công 80/công - Xịt thuốc 2,5/bình 8lit 3,5/bình 8lit 5/bình 8lit - Dặm lúa 25-30/ngày/người 35/ngày/người 50/ngày/người - Suốt 35bao lấy 1 bao 33 bao lấy 1 bao 30 bao lấy 1 bao Nguồn: Nông dân Phạm Văn Yên Địa chỉ: Phú Thọ, Thanh Mỹ, Châu Thành, Trà Vinh - Từ những vấn đề bức xúc của nông dân nếu có giải pháp khắc phục được tình trạng thiếu nhân công mà vẫn đảm bảo được thu nhập của đôi bên thì đó là giải pháp hiệu quả và cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay. + Thực tế cho thấy, chi phí mà người nông dân bỏ ra năm 2005 khoảng 1.078.000đ/công/năm, năm 2006 khoảng 1.158.000đ/công/năm, năm 2007 khoảng 1.759.000đ /công /năm, năm 2008 khoảng 2.150.000đ/công/năm, năm 2009 khoảng 2.527.000đ/công/năm (Nguồn: Nông dân Nguyễn Thành Trung. Địa chỉ: Ba Trạch B, Tân Hiệp, Trà Cú, Trà Vinh). - Thêm vào đó, một lượng lớn thanh niên có trình độ sau khi tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng, Đại học lại không muốn trở về làm nông nghiệp và phục vụ nông thôn. Thực trạng đó dẫn tới lực lượng lao động nông nghiệp vừa yếu về trình độ, kỹ năng, số lượng người làm nông nghiệp hiện tại giảm rõ rệt, đồng thời lực lượng này yếu cả về thể lực, vì đa phần còn lại là người lớn tuổi và phụ nữ, những người không thể "ly hương" được mới buộc phải ở lại nông thôn. Do đó, phải tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng kịp thời việc xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, nâng cao và cải thiện đời sống nông dân. 3 - Ở ta, nông thôn thừa khoảng 50% lao động, nhưng lại không phải là kết quả của sự phát triển công nghiệp, mà do họ làm nông nghiệp thì không có đất, không làm nông nghiệp thì chẳng biết dùng họ vào việc gì. (http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/phai-xay-dung-xa-hoi-dan-su-o-nong-thon) + Tiến sĩ Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm đa dạng sinh học Hòa An (Đại học Cần Thơ), cũng nhận định: “Chúng ta quá ưu tiên cho công nghiệp. Ở tầm vĩ mô, cần tính bao nhiêu nguồn lực cho công nghiệp, bao nhiêu cho nông nghiệp là vừa ?”. + Tiến sĩ Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Đại học Cần Thơ) cho biết, Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL hiện đang thực hiện đề tài nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Theo ông, để nông nghiệp phát triển, trước hết cần tổ chức lại sản xuất, trong đó có vấn đề giữ hay bỏ hạn điền. Bởi nếu bỏ hạn điền, lực lượng lao động dôi ra do không còn đất sẽ làm gì khi công nghiệp chưa phát triển tương xứng để giải quyết lao động. Tuy nhiên, nông dân cũng không thể ôm đất mãi và duy trì một lực lượng lao động lớn như vậy trong nông nghiệp. + Cũng theo Tiến sĩ Dương Văn Ni, phải tính việc phân phối lao động một cách hợp lý. “Nếu không khéo, sẽ có chuyện chúng ta dư thừa điện thoại di động mà thiếu gạo ăn”, ông nói: “Ngoài đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh cho khu vực nông thôn, Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc bổ sung kiến thức cho nông dân. Như hiện tại, một số nông dân ký hợp đồng bao tiêu với các doanh nghiệp, nhưng khi có tranh chấp thì nông dân luôn bất lợi bởi thiếu hiểu biết về pháp luật”, Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ góp thêm. Ông cho rằng, nếu phát triển tốt nông nghiệp vẫn có thể làm giàu chứ không nhất thiết chỉ nhờ vào công nghiệp. + Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn ở tình trạng thấp kém. Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng là sự trì trệ, kém phát triển của hoạt động kinh tế nông thôn, sự chênh lệch về mức sống của nông thôn so với thành thị. Do đó, để 4 Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì chúng ta phải tìm được những giải pháp để phát triển nông nghiệp - nông thôn. - Ðất sản xuất bị thu hẹp, lao động dôi dư ở nông thôn ngày càng tăng, thế nhưng trình độ dân trí thấp, lao động không được đào tạo nên khó kiếm việc làm, chuyển đổi nghề. Người dân nông thôn mất đất do phát triển công nghiệp và đô thị hóa, nếu không được đào tạo nghề, sẽ gặp khó khăn trong đời sống, một bộ phận thanh niên nông thôn thất nghiệp sẽ sa vào tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, ma túy, gây mất ổn định xã hội. (http://tintuc.xalo.vn/001200940738/Phat_trien_nong_nghiep_can_giai_phap_thiet _thuc_hon.html) - Bên cạnh đó còn giúp cải thiện đời sống cho người lao động như tạo thêm việc làm giúp người lao động làm trong thời gian rãnh rổi để tăng thêm thu nhập, ngoài ra còn tăng thêm tay nghề cho người lao động. Từ đó giúp họ có đời sống ngày càng hoàn thiện và tốt hơn. - Thêm vào đó, một vấn đề khó khăn nữa mà người nông dân nói chung và nông dân nghèo nói riêng gặp phải là tìm đầu ra cho nông sản. Như tình trạng “trở quẻ”, “ép giá”,… của các thương lái. Do họ không đủ kiến thức về nông nghiệp như: cách sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu cũng như việc chọn giống sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và từng loại đất canh tác, từ đó dẫn đến chất lượng nông sản không cao hoặc là do họ có ít nông sản nên họ không quan tâm nhiều đến vấn đề giá cả, từ đó lợi nhuận đạt đựơc không cao và có khi họ phải bị lỗ do bán nông sản với giá quá thấp làm cho cuộc sống của họ ngày càng khó khăn hơn. Vì vậy, vấn đề tìm đầu ra cho nông sản cũng là một vấn đề bức bách. - Mặc dù ai cũng nói quan tâm đến nông dân và nông thôn, nhưng thực tế ít ai chịu tổ chức đồng bộ mọi lực lượng để giúp nông dân và nông thôn đạt mức lợi tức cao. Có thể thấy việc cân đối lại nhu cầu lao động, giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống hay việc tiêu thụ lúa gạo của nông dân luôn luôn là vấn đề cấp bách và cần thiết vì mọi rủi ro đều 5 trút lên đầu người nông dân nghèo. Những gì đã và đang xảy ra, vẫn tiếp tục xảy ra cho người nông dân Việt Nam nói chung và nông dân Trà Vinh nói riêng. Chính vì những lý do trên nên chúng em nghiên cứu đề tài “GIẢI PHÁP VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NGHÈO Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH” 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thực trạng lao động nông nghiệp nghèo ở huyện Châu Thành. - Xây dựng và đề xuất một số giải pháp việc làm cho người lao động nông nghiệp nghèo ở huyện Châu Thành. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Điều tra thực trạng lao động nông nghiệp nghèo ở huyện Châu Thành. + Thuận lợi và khó khăn của việc tìm kiếm việc làm. + Thu nhập đối với người có (không có) đất canh tác. + Công việc họ đang làm và có thể làm (phải qua đào tạo). + Trình độ, giới tính, độ tuổi, tay nghề và mối quan tâm của địa phương. + Mong muốn và kiến nghị của họ đối với các chính sách của Nhà nước. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao động nông nghiệp nghèo ở huyện Châu Thành. - Xây dựng giải pháp việc làm cho người lao động nông nghiệp nghèo ở huyện Châu Thành. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh với tỷ lệ dân tộc tương đối cao, mặc dù là huyện Châu Thành nằm gần thành phố Trà Vinh nhưng lại có tỷ lệ hộ nghèo cao chỉ sau huyện Trà Cú qua nhiều năm liền. Và huyện cũng là nơi có nhiều làng nghề chiếm 2 trên tổng số 6 làng nghề của tỉnh, đồng thời huyện Châu Thành là huyện duy nhất có 2 xã Hòa Minh và Long Hòa không tiếp giáp đất liền. 6 Nhóm nghiên cứu chọn 4 xã thực hiện điều tra khảo sát là: xã Đa Lộc, Song lộc, Hòa Lợi, Mỹ Chánh. Đây là các địa bàn có số lao động nghèo lớn hơn các xã còn lại của huyện Châu Thành. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010 Đvt: Hộ gia đình Xã / Thị trấn Số lượng Xã / Thị trấn Số lượng TT Châu Thành 115 Xã Nguyệt Hóa 301 Xã Đa Lộc 1.240 Xã Hòa Thuận 497 Xã Thanh Mỹ 510 Xã Hòa Lợi 899 Xã Mỹ Chánh 890 Xã Phước Hảo 774 Xã Lương Hòa A 699 Xã Hưng Mỹ 235 Xã Lương Hòa 879 Xã Hòa Minh 755 Xã Song Lộc 907 Xã Long Hòa 602 Nguồn: UBND tỉnh Trà Vinh 4.2 Phương pháp thu thập số liệu  Số liệu thứ cấp - Báo cáo tổng kết tình hình việc làm của Phòng lao động huyện Châu Thành, Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Trà Vinh từ năm 2007 đến năm 2010. - Niên giám thống kê của huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh từ năm 2005 đến năm 2010. - Một số đề án, tài liệu khoa học có liên quan.  Số liệu sơ cấp Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu ngẫu nhiên có chọn lọc để tiến hành thu thập số liệu sơ cấp. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp 110 hộ lao động nông nghiệp nghèo tại địa bàn nghiên cứu. 7 Số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài được thu thập tại 4 xã: Đa Lộc, Song lộc, Hòa Lợi, Mỹ Chánh. 10 phiếu sẽ đi điều tra thử; 100 phiếu sẽ khảo sát ở các xã, mỗi xã sẽ chọn ra 5 ấp, mỗi ấp sẽ khảo sát 5 hộ theo hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên.Vì 4 xã này tập trung nhiều hộ nghèo mang tính đặc trưng và đại diện cho đối tượng nghiên cứu và có tổng số hộ nghèo 3,936 chiếm 42,31% hộ nghèo của toàn huyện (Nguồn: Bảng tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010 của UBND tỉnh Trà Vinh), nên việc chọn các địa bàn này làm điểm khảo sát sẽ mang tính đại diện cao. Nội dung phiếu điều tra nông hộ: Thông tin về hộ gia đình, thông tin về việc làm, chi phí và thu nhập, diện tích đất canh tác, trình độ tay nghề, mức độ quan tâm của địa phương, trình độ học vấn. 4.3 Phương pháp phân tích số liệu Nhằm thoả mãn các mục tiêu nghiên cứu, ứng với từng mục tiêu cụ thể sử dụng một số phương pháp phân tích như sau: Đối với mục tiêu 1: Sử dụng công cụ thống kê mô tả SPSS nhằm mô tả thực trạng và tình hình việc làm của hộ nghèo huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Đối với mục tiêu 2: Sử dụng Hàm hồi qui tuyến tính được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nghèo huyện Châu Thành. + Phương trình hồi quy: Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nghèo huyện Châu Thành. Phương trình hồi quy có dạng: Y = b 1 + b 2 X 2 + b 3 X 3 + … + b n X n Trong đó: Y là biến phụ thuộc (Thu nhập của người lao động). X i (i = 1,2…. n) là các biến độc lập (trình độ tay nghề, mức độ quan tâm của địa phương, diện tích đất canh tác, trình độ học vấn). b i ( i =1,2……n ) là các hệ số cần ước lượng (được ước lượng bằng chương trình Regression). 8 Đối với mục tiêu 3: Từ kết quả phân tích mục tiêu 1 và mục tiêu 2 kết hợp với phương pháp phân tích ma trận SWOT để xây dựng giải pháp mang tính khoa học nhằm giúp lao động nghèo có việc làm ổn định nâng cao thu nhập ổn định đời sống. 4.4 Phương pháp chuyên gia Thực hiện nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực Nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội về tính khả thi và thích hợp của các giải pháp đề xuất. 5. ĐỊA CHỈ ÁP DỤNG - Đề tài được nghiệm thu sẽ áp dụng cho người lao động nông nghệp nghèo ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. - Kết quả nghiên cứu sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích đối với những đơn vị hiện đang có nhu cầu về lao động, đối với những nhà đầu tư, nhà chuyên môn, chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra các quyết định, chính sách liên quan đến các vấn đề giải quyết việc làm cho người nghèo thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở huyện Châu Thành. 6. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo không chỉ cho nông hộ mà còn cung cấp những thông tin hữu ích cho chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước để có giải pháp phù hợp, thực tế và đáp ứng nguyện vọng của nông hộ. Từ đó, đề ra một số giải pháp việc làm cho những người lao động nông nghiệp nghèo nhàn rỗi ở huyện Châu Thành góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội do thiếu việc làm ở khu vực này. 7. DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN - Chủ nhiệm đề tài: Diệp Thị Thùy Trân 9 + Địa chỉ: Phú Khánh - Song Lộc - Châu Thành - Trà Vinh - Danh sách cá nhân phối hợp thực hiện STT Họ tên cá nhân Học vị Đơn vị 1. Phạm Thị Thanh Thảo Cử nhân kinh tế DA07QKDC 2. Lê Thị Hà Phương Cử nhân kinh tế DA07QKDC 3. Trần Phước Hòa Cử nhân kinh tế DA07QKDC 4. Nguyễn Trung Hiệp Cử nhân kinh tế DA07QKDC 8. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Đơn vị tính: Đồng TT Nguồn kinh phí Tổng số Trong đó Thuê khoán chuyên môn Nguyên vật liệu, năng lượng Thiết bị, máy móc Xây dựng, sửa chữa nhỏ Chi khác 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng kinh phí 26.640.000 9.140.000 0 0 0 17.500.000 Ngân sách NSKH 26.640.000 9.140.000 0 0 0 17.500.000 9. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TT Nội dung công việc Sản phẩm đạt được Thời gian bắt đầu, kết thúc 10 [...]... tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ 26 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NGHÈO Ở HUYỆN CHÂU THÀNH 2.1 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NGHÈO HUYỆN CHÂU THÀNH Thực trạng việc làm của người lao động nông nghiệp nghèo của huyện Châu Thành được thực hiện và phân tích được bám sát trên phiếu khảo sát, được thực hiện điều tra tại 4 xã: Đa Lộc, Song lộc,... nhập bình quân đầu người ở: - Khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo là 80.000 đồng /người/ tháng (960.000đồng /người/ năm) trở xuống là hộ nghèo - Khu vực nông thôn đồng bằng từ 100.000đồng /người/ tháng (1.200.000đồng /người/ năm) trở xuống là hộ nghèo - Khu vực thành thị từ 150.000đồng /người/ tháng (1.800.000 đồng /người/ năm) trở xuống là hộ nghèo 14 Theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính... người dân không có tay nghề nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiếm được việc làm ổn định dẫn đến thu nhập cũng chịu ảnh hưởng trong khi các chi phí sinh hoạt và giá các mặt hàng tiêu dùng có xu hướng tăng điều qua các năm làm ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân nghèo của huyện 2.1.1.2 Khả năng tiếp nhận – khả năng áp dụng từ đào tạo tay nghề tại địa phương Statistics Ở địa phương có mở... đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo Hỗ trợ về nhà ở: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi, người khuyết tật Xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương để hỗ trợ nhà ở đối với người nghèo ở đô thị trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ... trưởng ấp-khóm (mỗi năm khoảng 198 lượt cán bộ); - Phối hợp Trường trung cấp nghề tỉnh Trà Vinh và các Trung tâm dạy nghề giới thiệu việc làm huyện mở 48 lớp dạy nghề lao động nông thôn và người nghèo cho 1.200 lao động (bình quân mỗi năm 240 lượt người) ; 21 - Phấn đấu từ nay đến năm 2015 đưa 150 lao động đi làm việc ở nước ngoài (bình quân mỗi năm 30 lao động); - Phối hợp các Trung Tâm giới thiệu việc. .. Chính sách chung của Tỉnh - Giải quyết việc làm cho 222.000 lượt người tương đương 100.000 chỗ làm việc mới Trong đó Quỹ quốc gia việc làm tạo ra 10.000 lao động, xuất khẩu 1.000 lao động - Đến cuối năm 2015 giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp xuống còn 3,09% giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm dưới 5% - Hoàn thiện hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về thị trường lao động của tỉnh vào cuối năm 2013 Nâng tỷ lệ lao... về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 thì ở: - Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng /người/ tháng (2.400.000 đồng /người/ năm) trở xuống là nghèo - Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng /người/ tháng (dưới 3.120.000 đồng /người/ năm) trở xuống là hộ nghèo Theo quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 1 năm 2011 của. .. giá trị của biến phụ thuộc sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của biến độc lập đó, nếu cố định tất cả các nhân tố khác 1.9.4 Kiểm định trên tất cả các tham số của 1 mô hình hồi qui Chúng ta hãy xét mô hình hồi qui nhiều chiều sau: y Giả thuyết: Giả thuyết H0 có thể được kiểm định dựa trên số thống kê: F Bác bỏ giả thuyết H0 khi: F > Fk,n-k-1,α Fk,n-k-1,α là 1 số sau cho P (Fk,n-k-1 > Fk,n-k-1,α) =... khó khăn; - Xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít người, dự án định canh định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ quét, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai) Tiếp tục và mở rộng thực hiện các chính sách ưu đãi đối với huyện nghèo, xã nghèo: - Huyện nghèo: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo... 30a/2008/NQ-CP, bao 19 gồm: Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện - Xã nghèo: + Ưu tiên đầu tư trước để hoàn thành, đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới đối với cơ sở trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa ở các xã . đảm. (http://agriviet.com/hoalily/cnews_detail/2930-buc-tranh-kinh-te-ho-nong-dan- hien-nay-va-mot-so-van-de-dat-ra/) + Hiện nay tỷ lệ nông dân và lao động nông nghiệp ở nước ta còn chiếm quá cao: 73,7% cư dân, chiếm 55% lực lượng lao động của. tài “GIẢI PHÁP VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP NGHÈO Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thực trạng lao động nông nghiệp nghèo ở huyện Châu Thành. - Xây. 1.000đ Công việc Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 - Cắt lúa 7 0-9 0/công 12 0-1 40/công 13 0-1 50/công - Gánh lúa 4 5-7 0/ngày /người 5 0-8 0/ngày /người 7 0-1 00/ngày /người - Xới 50/công 70/công 80/công - Xịt thuốc

Ngày đăng: 10/08/2014, 22:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tổng kinh phí

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan