1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện châu thành, tỉnh an giang

115 718 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 635,5 KB

Nội dung

Cụ thể là quy mô, địa bàn sản xuất của hầu hết các nông sản hàng hóachủ lực còn phân tán, phát triển theo chiều rộng là chính, hàm lượng khoahọc và công nghệ đưa vào sản phẩm còn ít, dẫn

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốcdân và là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội Phát triển nôngnghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của mỗi quốc gia, nhất là đối với nước ta khi sản xuất nông nghiệphiện còn đang chiếm 20,9% GDP, thu hút 56,8% lực lượng lao động xãhội và đóng góp hơn 30% giá trị xuất khẩu của cả nước

Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, đạt hiệu quả cao vàbền vững, việc hoàn thiện và xác định một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp

lý, phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế không chỉ làyêu cầu có tính khách quan, mà còn là một trong những nội dung chủ yếucủa quá trình CNH, HĐH đất nước Nghị quyết 5 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 đã chỉ rõ:

CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn vớicông nghiệp chế biến và thị trường; ứng dụng thành tựu khoahọc, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹthuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nhằm nângcao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nôngsản hàng hóa [12, tr.1]

Với tinh thần nêu trên, nhiều chính sách mới trong nông nghiệpđược triển khai, đã thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp cả nước chuyểndịch theo hướng sản xuất hàng hóa, một số nông sản phục vụ xuất khẩu

Trang 2

tăng nhanh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tíchđất nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân Tuy nhiên, so với yêu cầuđẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nhất là đứng trước những đòi hỏicủa quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay, cơ cấu kinh tế nôngnghiệp cả nước, khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như của tỉnh AnGiang trong thời gian qua nhìn chung chuyển dịch còn chậm, chưa pháthuy hết tiềm năng và lợi thế của từng vùng nên hiệu quả chuyển dịch chưacao Cụ thể là quy mô, địa bàn sản xuất của hầu hết các nông sản hàng hóachủ lực còn phân tán, phát triển theo chiều rộng là chính, hàm lượng khoahọc và công nghệ đưa vào sản phẩm còn ít, dẫn đến năng suất và chấtlượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước vàquốc tế yếu

Châu Thành là một trong 11 huyện, thị của tỉnh An Giang, nằm ởphía Tây sông Hậu, thuộc khu vực tứ giác Long Xuyên; có diện tích tựnhiên là 35.506 ha (trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 86,9%), dân

số 176.782 người, với phần lớn người dân sống bằng nghề nông nghiệp,đời sống khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn Trong những nămqua, kinh tế nông nghiệp của huyện đã có những chuyển biến tích cực,nhiều vùng đất trước đây chưa được khai thác, hoặc khai thác chưa cóhiệu quả nay đã được sử dụng tương đối hiệu quả vào các lĩnh vực kinh

tế khác nhau Tuy nhiên, so với tiềm năng và nguồn lực của huyện thìtốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp còn thấp, cơ cấu kinh tế nôngnghiệp chuyển dịch chậm, chưa hợp lý Do vậy, đẩy nhanh chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện nhằm khai thác tối đa tiềm năng

và lợi thế, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trườngtrong nước và quốc tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng

Trang 3

cao đời sống của nông dân, đóng góp tích cực vào quá trình CNH, HĐHcủa tỉnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong bốicảnh hiện nay.

Với lý do đó, tác giả chọn đề tài: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang để viết

luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, chuyên ngành Quản lý kinh tế

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâmnghiên cứu Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:

- Bùi Tất Thắng, 1994: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá của NIEs Đông Nam Á và Việt Nam, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội

- Nguyễn Văn Thạo: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở An Giang,

tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 2-1995

- Bùi Tất Thắng, 1996: Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá của Việt Nam,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

Lê Đình Thắng, 1998: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Đặng Kim Sơn – Hoàng Thu Hoà, 2002: Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

- Lê Huy Ngọ, 2002: Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- Lâm Quang Huyên, 2002: Nông nghiệp, nông thôn Nam bộ hướng tới thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Trang 4

- Đinh Phi Hổ, 2003: Kinh tế nông nghiệp – Lý luận và thực tiễn,

Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh

- Nguyễn Thị Minh Châu, 2004: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long những năm đầu thế kỷ XXI,

Hội thảo khoa học vì sự phát triển đồng bằng sông Cửu Long

- Bùi Tất Thắng, 2006: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến các khía cạnhkhác nhau về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp nói riêng Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nàonghiên cứu sâu và hệ thống về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệphuyện Châu Thành, tỉnh An Giang

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu: Đề xuất giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang giai đoạn từnay đến năm 2010 và 2015

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên,

luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện;

- Phân tích, đánh giá một cách hệ thống thực trạng chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, chỉ ra nhữngthành công, hạn chế và nguyên nhân;

- Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Trang 5

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh AnGiang giai đoạn 1995-2007 Các giải pháp và kiến nghị mà luận văn dựkiến đề xuất chủ yếu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của chính quyềnhuyện Châu Thành, tỉnh An Giang và cơ quan quản lý nhà nước các cấp

có liên quan

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn dựatrên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, sử dụng tổng hợp một số phương pháp như thống kê, so sánh, phântích và tổng hợp, tổng kết thực tiễn… Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa kếtquả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên quan, đồng thời dựavào các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhànước về phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

6 Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn có những đóng góp chủ yếu sau đây:

- Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận vàthực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện;

- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang;

- Đề xuất được phương pháp và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩynhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh

An Giang theo hướng CNH, HĐH trong thời gian tới

7 Kết cấu của luận văn

Trang 6

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.

Trang 7

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

1.1.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Để hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế, trước hết cần làm rõ khái niệm

cơ cấu Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, cơ cấu là mộtkhái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống,biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các

bộ phận của nó Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận

và tổng thể, cơ cấu biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiệntượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật, hiện tượng Như vậy,

có thể thấy có nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của khách thể

và các hệ thống [29, tr.28]

Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp, được cấu thành bởinhiều bộ phận khác nhau Đồng thời giữa chúng luôn có quan hệ biệnchứng với nhau trong quá trình vận động và phát triển Sự vận động vàphát triển của nền kinh tế còn chứa đựng sự thay đổi của chính bản thâncác bộ phận và cách thức quan hệ giữa chúng với nhau trong mỗi thờiđiểm và trong mỗi điều kiện khác nhau Do đó, có thể khái quát cơ cấukinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành cùng với những mối quan hệ vềchất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế trongkhông gian, thời gian và điều kiện kinh tế, xã hội nhất định

Trang 8

Cơ cấu kinh tế là kết quả của sự phân công lao động xã hội, đượcbắt đầu từ việc tăng năng suất lao động và sự phát triển của các mối quan

hệ trao đổi hàng hóa, tiền tệ

Cơ cấu kinh tế phản ánh sự tương tác sống động giữa các yếu tố củalực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó vai trò quyết định là sựphát triển của lực lượng sản xuất

Sự cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận trong cơ cấu kinh tế xét trênquan điểm hệ thống với các cấp độ khác nhau, gắn với thời gian, khônggian và đặc điểm chính trị, kinh tế - xã hội nhất định có ý nghĩa quantrọng trong việc bảo đảm tái sản xuất và phát triển cả về kinh tế và xã hội

Như vậy, bản chất của cơ cấu kinh tế là sự biểu hiện của các mốiquan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất xã hội, đó là mối quan hệcủa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nhưng không đơn thuần chỉ lànhững quan hệ về mặt số lượng và tỷ lệ giữa các yếu tố - biểu hiện vềlượng hay sự tăng trưởng của hệ thống, mà là những mối quan hệ bêntrong và bên ngoài của các yếu tố đó - biểu hiện về chất hay sự phát triểncủa hệ thống [34, tr.11]

Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệkhách quan giữa các yếu tố, các bộ phận hợp thành nền kinh tế

Cơ cấu kinh tế luôn gắn với phương thức sản xuất nhất định và mộtnền kinh tế nhất định Nó bao gồm nhiều yếu tố cấu thành và tùy theo mụcđích phân tích mà có sự phân loại các yếu tố đó một cách tương ứng.Song, về cơ bản, cơ cấu kinh tế được xét trên 2 mặt, đó là mặt vật chất –

kỹ thuật và mặt kinh tế - xã hội

- Về mặt vật chất - kỹ thuật, bao gồm cơ cấu ngành nghề, loại hình

tổ chức kinh doanh, trình độ kỹ thuật, sự bố trí theo vùng lãnh thổ

Trang 9

- Về mặt kinh tế - xã hội, bao gồm cơ cấu thành phần kinh tế, trình

độ phát triển quan hệ hàng hóa, tiền tệ, quan hệ thị trường

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nềnkinh tế quốc dân Bản thân ngành nông nghiệp cũng là một hệ thống phứctạp với nhiều bộ phận hợp thành Theo đó, có thể hiểu cơ cấu kinh tế nôngnghiệp là tổng thể các yếu tố hợp thành nền nông nghiệp theo những quan

hệ nhất định cùng với sự tác động qua lại lẫn nhau gắn liền với nhữngđiều kiện lịch sử cụ thể (điều kiện tự nhiên, trình độ công nghệ, trình độphân công lao động, trình độ tổ chức quản lý…) nhằm thực hiện có hiệuquả những mục tiêu đã định

Cũng như cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệpmang tính khách quan, lịch sử, xã hội và luôn gắn liền với sự phát triểncủa lực lượng sản xuất, sự phân công lao động xã hội… chuyển dịch từthấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp dưới tác động của quy luật tựnhiên, kinh tế - xã hội Trong nền kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế nóichung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng chịu tác động của quy luậtcung cầu, giá trị và cạnh tranh Do vậy, xây dựng cơ cấu kinh tế nôngnghiệp không thể duy ý chí, mà phải nhận thức đúng đắn sự vận động củaquy luật khách quan, vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình thành, biến đổi gắn liền với sựphát triển của cơ chế thị trường, từ kinh tế tự nhiên dần dần chuyển thànhkinh tế hàng hóa, quá trình này tác động và thúc đẩy ngành nông nghiệpphát triển đa dạng và năng động theo hướng tiên tiến

1.1.2 Các cách tiếp cận cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau:

Trang 10

Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp: Được thể hiện ở những

mối quan hệ, tỷ lệ giữa các phân ngành trong ngành nông nghiệp lâm-ngư-diêm nghiệp…) Trong quá trình phát triển, tương quan giữa cácphân ngành trong cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp sẽ có nhữngchuyển biến quan trọng theo hướng đa dạng hoá sản xuất Đó chính là sựphát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong sản xuấtnông nghiệp

(nông-Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp phản ánh sự phân cônglao động theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, được hình thành dựa trênmối quan hệ giữa các đối tượng khác nhau của nền sản xuất, sản xuất càngphát triển thì tập hợp ngành kinh tế càng đa dạng Xem xét cơ cấu kinh tếnội bộ ngành nông nghiệp không chỉ dựa trên chỉ tiêu giá trị, mà còn phảiphân tích chỉ tiêu lao động, chỉ tiêu vốn đầu tư… Tổng hợp các chỉ tiêu đóphản ánh thực trạng cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp

Cơ sở của cơ cấu ngành là sự phân công lao động xã hội; phân cônglao động xã hội càng sâu sắc thì cơ cấu ngành càng được phân chia đadạng Tiền đề của sự phân công lao động trong nông nghiệp là năng suấtlao động nông nghiệp Trước hết, năng suất lao động của khu vực sản xuấtlương thực phải đạt tới một giới hạn nhất định, đảm bảo đủ lương thựccần thiết cho xã hội Đây là cơ sở quan trọng cho sự phân công giữanhững người sản xuất lương thực với những người chăn nuôi và các ngànhnghề khác trong nông nghiệp

Cơ cấu thành phần kinh tế: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế

khác nhau trong nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng là một tấtyếu khách quan trên con đường đi lên của đất nước Các thành phần kinh

tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền

Trang 11

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật,cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Cơ cấu thànhphần kinh tế ở nước ta gồm:

Kinh tế nhà nước: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực

lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh

tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng pháttriển Doanh nghiệp nhà nước là bộ phận quan trọng của kinh tế nhà nước,được củng cố và phát triển trong các ngành và lĩnh vực then chốt, trọngyếu của nền kinh tế, đảm đương hoạt động mà các thành phần kinh tếkhác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư kinh doanh Trong nôngnghiệp, nông thôn, kinh tế nhà nước cần tập trung vào các lĩnh vực quyhoạch sản xuất, cơ giới hóa, phát triển thủy lợi và kết cấu hạ tầng nôngthôn, hỗ trợ vốn và khoa học công nghệ cho nông nghiệp; đào tạo cán bộquản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật; giữ vai trò quan trọng trong việchình thành công nghiệp chế biến nông sản, cung ứng dịch vụ đầu vào vàđầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tham gia quản lý tài nguyên

Kinh tế tập thể: Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là kinh tế

hợp tác xã và tổ liên kết sản xuất là hình thức liên kết tự nguyện của ngườilao động, kết hợp sức mạnh tập thể với sức mạnh của các thành viên đểgiải quyết có hiệu quả những vấn đề sản xuất - kinh doanh và đời sống,phát triển trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dânchủ Bối cảnh phát triển hiện nay đòi hỏi phải chú trọng các hình thức hợptác và hợp tác xã cung ứng dịch vụ, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho kinh

tế hộ gia đình và trang trại; mở rộng các hình thức kinh tế hỗn hợp, liênkết, liên doanh giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế; kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước phải vươn lên nắmvai trò chủ đạo và trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân

Trang 12

Kinh tế cá thể và tiểu chủ: Kinh tế cá thể và tiểu chủ được khuyến

khích phát triển ở cả thành thị, nông thôn, trong các ngành nghề không bịhạn chế, có thể tồn tại độc lập hoặc tham gia vào các hợp tác xã, liên kếtvới doanh nghiệp bằng nhiều hình thức Trong lĩnh vực nông nghiệp ởnước ta hiện nay, kinh tế hộ gia đình - một bộ phận của kinh tế cá thể, tiểuchủ - đóng vai trò đặc biệt quan trọng Nhà nước khuyến khích phát triểntrang trại hộ gia đình nhằm khai thác đất trống, đồi núi trọc, mặt nước vàđất hoang hóa để phát triển sản xuất

Kinh tế tư bản tư nhân: Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích

phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành nghề, lĩnh vực vàđịa bàn mà pháp luật không cấm; được khuyến khích hợp tác, liên doanhvới nhau và liên doanh với doanh nghiệp nhà nước, chuyển thành doanhnghiệp cổ phần và bán cổ phần cho người lao động

Kinh tế tư bản nhà nước: Kinh tế tư bản nhà nước tồn tại dưới các

hình thức liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoàinước, hình thức này phát triển ngày càng đa dạng

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài là bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích phát triển,hướng mạnh vào sản xuất - kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hànghóa và dịch vụ có công nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng

Cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ: Cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ phản

ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian, địa lý Trong nôngnghiệp, cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ dựa trên điều kiện riêng, đặc thù vềtiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng trong phạm vi quốc gia hay các địaphương Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ phản ánh sự khác nhau về điều kiệnsản xuất của mỗi vùng nhưng được đặt trong sự thống nhất chung của toàn

bộ nền nông nghiệp Việc phân vùng kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh

Trang 13

thổ không đồng nghĩa với phân chia địa giới hành chính và là cơ sở quantrọng cho việc hoạch định và thực thi chiến lược, kế hoạch và chính sáchphát triển nông nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng vùng Mục đíchcủa phân vùng là nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, khắcphục mặt hạn chế của từng vùng trong tổng thể chung của cả nước, tạo ra

sự liên kết bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng Quan trọng hơn là

mở ra hướng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa đặc trưng của mỗivùng với khối lượng lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, thuận lợi cho việcchế biến, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển nông nghiệptheo hướng sản xuất mới, sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả cao

Trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế vùng, cần chú trọng tácđộng vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các chủ trương, chính sáchkhuyến nông, xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách thuế ưu đãi, chínhsách trợ giá, tín dụng ưu đãi và những thông tin cần thiết

Cơ cấu kinh tế theo quy mô và trình độ công nghệ: Cơ cấu kinh tế

xét theo quy mô và trình độ công nghệ có vai trò rất quan trọng trong quản

lý kinh tế Cơ cấu quy mô các cơ sở sản xuất - kinh doanh vừa nói lênmức độ tập trung hoá sản xuất của nền kinh tế, vừa nói lên khả năng linhhoạt, mền dẻo của các loại hình tổ chức sản xuất Cơ cấu trình độ côngnghệ phản ánh chất lượng và hàm lượng khoa học, công nghệ và tri thứctrong nền kinh tế Trình độ công nghệ của sản xuất được đặc trưng bởi đặcđiểm của công nghệ sản xuất và quản lý So với khu vực công nghiệp vàdịch vụ, trình độ công nghệ chung trong sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu.Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ đã làm cho kỹthuật về giống, phân bón, tưới tiêu, bảo vệ thực vật… từng bước được đổimới và áp dụng ngày càng có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp Quátrình cơ giới hoá nông nghiệp đã thâm nhập vào các khâu làm đất, gieo

Trang 14

cấy, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm… làm cho năng suất laođộng ngày càng tăng Đặc biệt, sự tác động của công nghiệp vào khâu chếbiến đã làm tăng chất lượng và giá trị hàng hoá của sản phẩm nôngnghiệp, từ đó mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế theo hình thức tổ chức sản xuất: Sự tồn tại của các

thành phần kinh tế trong nông nghiệp luôn gắn liền với các hình thức tổchức sản xuất - kinh doanh nhất định như kinh tế hộ nông dân tự chủ, hợptác xã, trang trại, doanh nghiệp, trạm giống, trạm kỹ thuật, các tổ chứckhuyến nông… Việc lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất trong nôngnghiệp phải dựa trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất và cácđiều kiện thực tế cụ thể khác

Ngoài các cách tiếp cận nói trên, cơ cấu kinh tế nông nghiệp cònđược xem xét dưới các góc độ khác như lao động, thị trường, sản phẩmdưới hình thái hiện vật và giá trị, trình độ xã hội hoá, trình độ phân công,hiệp tác trong nước và quốc tế…

1.1.3 Quan niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp là một hệ thống phức tạp gồm nhiều bộ phận có mốiquan hệ hữu cơ với nhau Những bộ phận này được coi như là các phần tửtrong một cấu trúc có sự quan hệ mật thiết mà sự thay đổi của phần tử nàyhay sự biến đổi của một yếu tố làm cho phần tử này thay đổi thì cũng làmcho các yếu tố khác của phần tử khác thay đổi và kéo theo đó là nhữngbiến đổi của cấu trúc Làm thay đổi các phần tử bên trong một cấu trúcchính là làm thay đổi cơ cấu hay là chuyển dịch cơ cấu Như vậy, có thểhiểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm biến đổi cấutrúc và các mối quan hệ tương tác trong hệ thống theo những định hướng

và mục tiêu nhất định, nghĩa là đưa hệ thống đó từ trạng thái này tới trạng

Trang 15

thái khác tối ưu hơn thông qua sự quản lý, điều khiển của con người theođúng quy luật khách quan.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với quá trình táiphân công lao động xã hội Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo ra

hệ thống kinh tế nông nghiệp hợp lý cho phép khai thác tối ưu các nguồnlực (vốn, tài nguyên, lao động, kỹ thuật…), đảm bảo sự phát triển cân đối,

ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý tạo điều kiện đểngành nông nghiệp nhanh chóng thích ứng với yêu cầu hội nhập và mởrộng hợp tác quốc tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý góp phần duy trì cóhiệu quả nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhànước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể là nền tảng,bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý góp phần thực hiệnthành công quá trình CNH, HĐH, thực hiện chiến lược hướng về xuấtkhẩu, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức

1.1.4 Tính tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nghĩa là có sự thay đổingành nghề sản xuất - kinh doanh, các khâu, các bộ phận vốn có của nôngnghiệp, có sự thay đổi quan hệ, tỷ lệ giữa chúng và có sự thay đổi cách tổchức, bố trí các nguồn nhân lực, vật lực Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nóichung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là sự thay đổi một kết cấukinh tế, thay đổi cả chất và lượng của nền kinh tế, do đó nó là một quátrình cách mạng lâu dài và khó khăn, cần tiến hành từng bước với qui mô

Trang 16

và trình độ thích hợp Trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường sựthay đổi đó tuy khó khăn nhưng nhất thiết phải làm từ cơ sở, vùng lãnhthổ đến cả nước, sự thay đổi đó là tất yếu, hợp quy luật, đúng theo xuhướng phát triển Bởi lẽ, trước sự chuyển đổi của nền kinh tế đất nước,chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thịtrường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, bản thân cơ cấu kinh tế kiểu

cũ bộc lộ nhiều hạn chế, đó là cơ cấu bó hẹp, khép kín, không phải là cơcấu để sản xuất hàng hoá, do vậy sản xuất chậm phát triển, thu nhập thấp,đời sống khó khăn

Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự thay đổi

cơ cấu kinh tế phù hợp, từ cơ cấu sản xuất tự cung, tự cấp, phải chuyểnsang cơ cấu sản xuất nhằm mục đích để bán Nền kinh tế hàng hoá, kinh tếthị trường đòi hỏi mọi ngành, mọi vùng, mọi tổ chức kinh tế phải hoạtđộng theo yêu cầu của thị trường, theo mệnh lệnh và tiếng gọi của thịtrường, thị trường cần hàng hoá gì thì sản xuất hàng hoá đó, chỉ sản xuất

và bán những cái mà thị trường cần Cơ cấu kinh tế kiểu cũ mang tính tựcung, tự cấp nay phải được đổi mới phù hợp với sự phát triển kinh tế thịtrường Đó là cơ cấu kinh tế có phân công và hiệp tác lao động, có phâncông chuyên môn hoá sản xuất, có mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, cácngành, các vùng, trong nước với nước ngoài, dựa trên thế mạnh của từngngành, từng vùng để bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn là yêu cầu khách quanbắt nguồn từ nhu cầu khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng tự nhiên, kinh

tế, kỹ thuật và lao động hiện có trong nông nghiệp để chuyển sang kinh tếhàng hoá, mở rộng thị trường và phát triển kinh tế nông thôn Để khai thác

Trang 17

có hiệu quả mọi tiềm năng trong nông nghiệp, phát triển sản xuất hànghoá, mở rộng thị trường và phát triển kinh tế nông thôn thì một trongnhững biện pháp quan trọng hàng đầu là phải đẩy mạnh chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp, gắn phát triển nông nghiệp với kinh tế nôngthôn, đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược trong toàn bộ sự nghiệp đổi mớicủa đất nước.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để khai thác mọi tiềm năng mở rộng sảnxuất hàng hoá, phát triển kinh tế nông thôn còn là con đường giảm dầnkhoảng cách về trình độ phát triển về mọi mặt giữa nông thôn và thànhthị, cải thiện và nâng cao từng bước đời sống vật chất, văn hoá, tinh thầncho nông dân, khắc phục cảnh đói nghèo đã bao đời đè nặng lên cuộcsống của họ

Quan điểm phát triển kinh tế của Đảng ta tại Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ X là:

Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyểnbiến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sựphát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhândân Đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạonền tảng để nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theohướng hiện đại vào năm 2020 [13, tr.185]

Điều đó đòi hỏi phải quan tâm đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình phát triển, bởi lẽtrong cơ cấu kinh tế chung ở nước ta, kinh tế nông nghiệp là bộ phận cấuthành chiếm vị trí đặc biệt quan trọng

Trang 18

Từ những lý do chủ yếu nói trên, có thể khẳng định rằng, chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tất yếu khách quan đối với cả nước,cũng như đối với từng vùng, từng địa phương ở nước ta.

1.2 NỘI DUNG, YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH

TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

1.2.1 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp: Chuyển dịch

cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp một cách khoa học và hợp lý là giảm

tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị sản xuấtngành chăn nuôi, thủy sản Trong trồng trọt thì giảm tỷ trọng sản xuấtlúa, tăng tỷ trọng diện tích cây rau màu có giá trị kinh tế cao ở cả 3 vụ(Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông) để đạt hiệu quả cao hơn trên mộtđơn vị diện tích sản xuất Hiện nay, đối với các địa bàn thuộc đồngbằng sông Cửu Long sản xuất lúa vẫn là nhiệm vụ quan trọng góp phầnđảm bảo an ninh lương thực quốc gia Do vậy, cần chuyển dịch cơ cấutrà lúa, giống lúa để có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong sảnxuất lúa Tiếp tục chuyển mạnh một phần diện tích đất trũng, bãi bồisang đào ao nuôi cá, lập vườn để có giá trị kinh tế cao, hình thành cácvùng sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp Từng bước tăng tỷ trọngchăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp, xác định hợp lý cơ cấu đàn lợn,đàn gia cầm, đàn bò Thực hiện phương thức chăn nuôi kết hợp chếbiến, tiêu thụ sản phẩm để có hiệu quả kinh tế Từng bước phát triểnthuỷ sản trở thành thế mạnh, kết hợp nuôi thả những giống cá có hiệuquả kinh tế cao với việc phát triển hệ thống tiêu thụ, đưa giá trị thunhập ở khu vực này tăng cao hàng năm

Trang 19

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo vùng thể hiện sự tái phân công lao động theo vùng lãnh thổ Dựa trênnhững lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế - xã hội của mỗi vùng

mà hình thành các vùng kinh tế Các vùng kinh tế này có những đặc điểmkhác nhau nhưng có điểm chung là dựa vào những lợi thế đó để khai thác

có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng kinh tế trong vùng nhằm tạo ra sựphát triển

Kinh tế vùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nhằm khai thácnhững lợi thế từ lao động, từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để xây dựngmột chiến lược phát triển sản xuất - kinh doanh theo hướng chuyên mônhoá, đa dạng hoá

Chuyển dịch cơ cấu vùng còn làm cho những diện tích đất trướcđây chưa sử dụng, hoặc sử dụng chưa hiệu quả, hoặc chưa chuyển đổiđược sang hướng sản xuất phù hợp được sử dụng có hiệu quả hơn Bêncạnh đó, khi có một cơ cấu kinh tế vùng hợp lý sẽ thu hút được vốn đầu tư

từ bên ngoài nhằm duy trì và phát triển kinh tế vùng đó

Trong nền kinh tế thị trường, ở mỗi vùng, ngành nào có ưu thế cạnhtranh sẽ phát triển nhanh Từ đó, kéo theo các ngành khác có liên quancùng phát triển cả về qui mô và tốc độ theo một quan hệ, tỷ lệ nhất định,qua đó đạt hiệu quả kinh tế cao nhất của vùng

Xác định cơ cấu kinh tế vùng hợp lý sẽ tạo cơ sở để khai thác và sửdụng có hiệu quả hơn những tiềm năng về tài nguyên, sức lao động, cơ sởvật chất hiện có của từng vùng Điều này quyết định tốc độ phát triển kinh

tế hàng hoá ở nông thôn mỗi vùng cũng như cả nước Khi có biến đổi lớntrong vùng kinh tế về kết cấu hạ tầng và tình hình kinh tế - xã hội như hệthống giao thông, thuỷ lợi, trình độ dân trí, vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ,

Trang 20

đặc biệt là sự xuất hiện của những tiến bộ mới trong công nghệ sinh học,nhu cầu mới của thị trường… sẽ xuất hiện những ngành sản xuất - kinhdoanh mới có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Để phát triển các ngành mũi nhọn ở các vùng kinh tế nông thôn,trong quá trình xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế vùng cần coi trọngtác động vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các chủ trương, chínhsách như: Khuyến nông, xây dựng kết cấu hạ tầng, chính sách thuế ưu đãi

và những thông tin cần thiết…

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Trong nền kinh tế thị

trường luôn tồn tại những hình thức sở hữu khác nhau Chính sự đa dạnghoá sở hữu đã quyết định sự tồn tại của các thành phần kinh tế Sự khácnhau giữa các thành phần kinh tế thể hiện ở trình độ xã hội hoá, sự pháttriển của lực lượng sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, phương thức phânphối sản phẩm và các mối quan hệ về lợi ích Mỗi thành phần kinh tế cóbản chất và những đặc điểm riêng Lợi ích của các thành phần kinh tế vừathống nhất, vừa mâu thuẫn và có mối quan hệ với nhau, cùng tồn tại vớinhau trong một nền kinh tế Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần đã trở thành tất yếu trong đời sống xã hội của nhiều nước trên thếgiới Do đó, phải tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng tồn tại vàphát triển trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh Chuyển dịch cơcấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp ở nước ta được thực hiện theohướng đảm bảo để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vậtchất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo điềukiện và môi trường thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển; kinh

tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vữngchắc của nền kinh tế quốc dân; kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, làmột trong những động lực của nền kinh tế

Trang 21

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lao động: Chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo lao động là sự tái phân công lao động dựa vào các lợi thế trong quátrình phát triển sản xuất Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lao động nhằmtạo ra đủ việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và đời sống chongười lao động, phát huy năng lực của lao động, đóng góp hiệu quả hơncho khu vực, cho vùng, cho đất nước, cho sự phát triển và ổn định kinh tế.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lao động được thực hiện trên cơ sở kếhoạch, chiến lược qui hoạch đội ngũ cán bộ, công nhân, nông dân… theomột cơ cấu hợp lý để từ đó phát huy được thế mạnh về lao động

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo trình độ công nghệ: Trình độ công

nghệ trong sản xuất nông nghiệp nước ta từng bước được nâng cao, cơ sởvất chất kỹ thuật của nông nghiệp ngày càng hiện đại, khai thác có hiệuquả hơn những tiềm năng to lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới phục vụ sựnghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội Tuy nhiên, bối cảnh pháttriển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện khoa họccông nghệ trên thế giới phát triển cao, nhất là công nghệ tin học, côngnghệ sinh học, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế theo trình độ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp Xu hướngchung hiện nay là phải tăng tỷ trọng công nghệ sản xuất và quản lý hiệnđại kết hợp với khai thác lợi thế của công nghệ truyền thống

1.2.2 Yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với tăng trưởng: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hay mở rộng về sản lượng hàng

hóa và dịch vụ của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế, đượcphản ánh qua sự tăng lên về quy mô sản lượng và sản lượng bình quân

Trang 22

đầu người của một nền kinh tế Như vậy, có thể hiểu tăng trưởng nôngnghiệp là sự tăng lên về sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong lĩnh vựcnông nghiệp Nguồn gốc của tăng trưởng nông nghiệp là sự gia tăngvà/hoặc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực đầu vào cơ bản đối với quátrình sản xuất nông nghiệp là đất đai, vốn, lao động và công nghệ Mặtkhác, để đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho nhucầu tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng, nguyên liệu cho phát triển côngnghiệp, vốn và ngoại tệ cho tái sản xuất mở rộng và tích lũy ban đầu đểđầu tư phát triển các ngành kinh tế khác, các ngành, các lĩnh vực trongnông nghiệp phải không ngừng gia tăng quy mô sản lượng, nghĩa là tăngtrưởng Tuy nhiên, mức tăng sản lượng giữa các ngành, giữa các lĩnh vực

là không giống nhau, nhờ đó tạo tiền đề để chuyển dịch về cơ cấu giữa cácngành, các lĩnh vực trong nông nghiệp Để đảm bảo về mặt số lượng vàchất lượng của tăng trưởng, việc đổi mới cơ cấu các ngành, các lĩnh vựctrong nông nghiệp, hay nói cách khác, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp phải dựa trên cơ sở bố trí lại một cách hợp lý các nguồn lựcđược sử dụng trong sản xuất nông nghiệp giữa các ngành, các lĩnh vực

Hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phát triển nông nghiệp bền vững: Phát triển nông nghiệp bền vững luôn là mục tiêu phấn đấu của

mọi quốc gia và là một quá trình biến đổi lâu dài theo xu hướng ngày cànghoàn thiện Phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa rộng lớn, bao hàm

cả bốn mục tiêu cơ bản là: Tăng trưởng kinh tế - tăng về quy mô số lượng,thay đổi về cơ cấu kinh tế - thay đổi về chất lượng, tiến bộ về xã hội -nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư, cải thiện về môitrường tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái và chỉ khi nào đồng thời đạt

Trang 23

hiệu quả cao ở cả bốn mục tiêu này thì nền nông nghiệp mới được xem làphát triển bền vững.

Ngày nay, hầu hết các nhà kinh tế học coi chuyển dịch cơ cấu kinh

tế là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển củamột nền kinh tế [29, tr.33] Bởi vì, có những quốc gia đạt được mức tăngtrưởng nông nghiệp rất cao nhưng vẫn còn một bộ phận lớn người dânsống ở nông thôn có thu nhập dưới mức nghèo đói Đây là hệ quả của sựchuyển dịch thiếu cân đối giữa các ngành kinh tế, giữa các thành phầnkinh tế và giữa các vùng lãnh thổ của nền kinh tế đó Mặt khác, sự tăngtrưởng nhanh chóng của nền kinh tế có thể kéo theo sự khai thác tàinguyên thiên nhiên bừa bãi, khiến cho các nguồn tài nguyên bị kiệt quệ,làm phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái hoặc cùng với tăng trưởng là sựbất bình đẳng về kinh tế, chính trị và nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bị

hạ thấp hoặc mất đi, dẫn tới cơ cấu xã hội bị đảo lộn và bất ổn định Tuynhiên, nếu chỉ nhấn mạnh đến công bằng xã hội và bền vững môi trường

tự nhiên sẽ dẫn tới phát triển dàn trải giữa các ngành và giữa các vùng,dẫn tới tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu diễn ra chậm, không đáp ứngđược các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Vì thế, để bảođảm hài hòa cả mục tiêu trước mắt và lâu dài, nhiều nước chọn con đườngphát triển toàn diện thông qua tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với nângcao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Ba là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải xuất phát từ tín hiệu của thị trường: Phát triển nông nghiệp toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao và

bền vững nhất thiết phải dựa trên cơ sở kinh tế hàng hóa gắn với thịtrường Chỉ có như vậy mới khắc phục được xu hướng tự phát, tự cung, tựcấp, phân tán nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 24

nước ta hiện nay Sản xuất hàng hóa đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩmnào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại ra sao phải do thịtrường quyết định, không phải do khả năng đất đai, lao động, khí hậu,kinh nghiệm của người sản xuất quyết định.

Bốn là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với hiệu quả kinh tế và

xã hội: Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải là cơ cấu đảm bảo đạt hiệu quả

kinh tế và xã hội cao Trong điều kiện kinh tế thị trường, sản xuất chỉ cóthể tồn tại được khi sản phẩm có khả năng cạnh tranh, hay nói cách khácsản xuất phải đạt hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không phảibao giờ cũng thống nhất với hiệu quả xã hội Do vậy, chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp không chỉ tính đến hiệu quả về mặt kinh tế mà cònphải tính đến hiệu quả về mặt xã hội, phải được đo lường bằng các chỉ tiêutổng hợp, cả về kinh tế và xã hội

Năm là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

phải phù hợp với xu hướng hội nhập và mở cửa với thế giới và khu vực.Yêu cầu trên còn là cơ sở để hình thành các giải pháp xây dựng cơ cấukinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lý trong giai đoạn hiện nay

Sáu là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với công bằng xã hội:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH,HĐH trong thế kỷ XXI ở nước ta không chỉ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh

tế nhanh, vững chắc và toàn diện mà còn phải đảm bảo ổn định xã hội vànâng cao đời sống của nhân dân nói chung, khu vực nông thôn nói riêng

Vì vậy, cùng với phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với mục tiêu xóa đói giảm

Trang 25

nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo ở nông thôn, giữa nông thôn vàthành thị.

Bảy là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải kết hợp giữa truyền thống

và hiện đại: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta

hiện nay, một mặt phải kế thừa những kinh nghiệm truyền thống, bao gồm

cả ngành nghề truyền thống ở nông thôn, nông nghiệp lúa nước, kinhnghiệm thâm canh cây trồng, vật nuôi, giống cây đặc sản… Mặt khác,phải tiếp cận với xu thế hiện đại của thế giới và khu vực, thực hiệnphương châm “đi tắt đón đầu”, nhanh chóng ứng dụng những tiến bộ khoahọc kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến vào phát triển nông nghiệp,nông thôn

Tám là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn mục đích tăng trưởng kinh tế với phân công lại lao động nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ ở

khu vực này: Để đảm bảo sự phát triển nông thôn bền vững, ổn định thì cơ

cấu lao động nông thôn phải được điều chỉnh hợp lý Cơ cấu kinh tế gắnvới phân công lại lao động nông nghiệp là phương hướng lâu dài củachuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta Thay đổi cơcấu kinh tế nông nghiệp không chỉ thúc đẩy phân công lại lao động xã hộibên trong lãnh thổ mà còn thúc đẩy quá trình tham gia vào hợp tác laođộng quốc tế tạo thuận lợi cho từng ngành chủ động hội nhập kinh tế khuvực và quốc tế sâu hơn, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, nhờ đó mà kích thíchtăng trưởng và phát triển kinh tế

Chín là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với quy hoạch, chiến lược và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, của

vùng và của cả nước: Nông nghiệp trên địa bàn huyện là một bộ phận của

Trang 26

nền nông nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung của tỉnh, của vùng và cảnước Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn phảigắn kết với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, của vùng và của cả nước

về mục tiêu, phương hướng và giải pháp

Mười là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: Xu hướng

và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với xuhướng và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển kết cấu hạ tầngnông thôn trong từng giai đoạn Mối tương quan xuất phát từ thực tế ởnước ta và kinh nghiệm của các nước: Công nghiệp hóa, đô thị hóa và xâydựng kết cấu hạ tầng nông thôn vừa tạo ra điều kiện vật chất, vừa thu hútlao động dư thừa của khu vực này trong quá trình CNH, HĐH

1.3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

1.3.1 Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên:

Theo FAO, các yếu tố tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc hìnhthành các hệ sinh thái nông nghiệp khác nhau Các yếu tố tự nhiên ảnhhưởng mạnh mẽ đến việc hình thành các cơ cấu cây trồng, vật nuôi trênmột vùng lãnh thổ gồm có: Khí hậu, nguồn nước, đất đai và hệ sinh vật

Sản xuất nông nghiệp diễn ra trên địa bàn rộng lớn và đối tượngkhai thác là sinh vật nuôi trồng gắn liền với vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khíhậu, chế độ thuỷ văn, ánh sáng, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên… Đây

là các yếu tố tiền đề cực kỳ quan trọng đối với quá trình xây dựng và hoànthiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trang 27

Vấn đề căn bản là lựa chọn được cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơcấu nghề nghiệp để huy động và khai thác có hiệu quả nhất những lợithế so sánh về tự nhiên, tránh và hạn chế rủi ro cũng như những tácđộng bất lợi của tự nhiên để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, hạ giáthành, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần cạnh tranh thắng lợitrong nền kinh tế thị trường

Do vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghệp phải bố trí được cơcấu cây trồng, vật nuôi tương thích với điều kiện thổ nhưỡng, chế độ thuỷvăn, ánh sáng, khí hậu, phải tôn trọng các quy luật tự nhiên để đảm bảonăng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất, đảm bảo mức sinh lời lớn với chiphí thấp, qua đó đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất

Ngày nay, mặc dù khoa học – công nghệ đã phát triển đến trình độrất cao, con người đã tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi có năng suấtcao và thích ứng với điều kiện tự nhiên, nhưng để có một cơ cấu kinh tếnông nghiệp hợp lí, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, nhất thiết phải tôntrọng các quy luật tự nhiên, coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường, sinh thái.Đồng thời khuyến khích sự sáng tạo của con người nhằm tranh thủ tốtnhất những lợi thế của tự nhiên để phát triển kinh tế nói chung và kinh tếnông nghiệp nói riêng đạt hiệu quả cao nhất

Thứ hai, yếu tố kinh tế - xã hội:

Yếu tố thị trường:

Trước hết, phải kể đến nhân tố thị trường Thông qua quan hệ cầu, giá cả thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp, yếu tố này chi phốirất lớn đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi Bởi vì, trong kinh tếthị trường những sản phẩm nào có lợi nhuận cao, thị trường ổn định thìcác doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã sẽ đầu tư vốn để phát triển

cung-Thông qua những chức năng như điều tiết và kích thích sản xuất,thông tin tín hiệu cho người sản xuất và quản lý, thị trường tác động mạnh

Trang 28

đến sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu ngành nghề trong sảnxuất nông nghiệp Bởi vì, mục đích của người kinh doanh là tối đa hoá lợinhuận, nếu có thị trường ổn định để tiêu thụ hàng hoá, giá cả có thể chấp nhậnđược thì đó là căn cứ, là tiếng gọi đối với nhà đầu tư kinh doanh nông nghiệp.

Quy mô, cơ cấu và động thái của thị trường chi phối rất lớn và cóthể nói là yếu tố quyết định đối với người sản xuất - kinh doanh, chi phốiquá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Trong nền kinh tế thị trường, cả 3 vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì,sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai đều do thị trường quyết định Thịtrường không chỉ quyết định về số lượng mà còn về chất lượng, cơ cấu,mẫu mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Thị trường tác động trực tiếp đếnquy mô, trình độ phát triển của cơ sở kinh tế, đến xu hướng phân công laođộng, vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân Dovậy, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp có hiệu quả phải căn cứ vào nhu cầu thị trường để làm định hướngchuyển dịch Thị trường có vai trò là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là điều kiệnthúc đẩy thị trường nông nghiệp phát triển Tuy nhiên, nếu để thị trườngphát triển tự phát sẽ dẫn đến mất cân đối, do đó cần phải có sự quản lý củaNhà nước để điều tiết thị trường

Vốn đầu tư: Vốn đầu tư cũng là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối

với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Có vốn mới giải quyếtđược vấn đề tăng cường cơ sở kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học -công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn lao động Vì vậy, để tăng trưởngkinh tế nông nghiệp cao và ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp có hiệu quả phải tăng cường đầu tư vốn cho phát triển sản xuất và

Trang 29

kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng như các yếu tố kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội liên quan khác.

Trình độ, kỹ năng của người lao động, tập quán canh tác, ngành nghề truyền thống: Trình độ, kỹ năng của người lao động, tập quán canh

tác, ngành nghề truyền thống cũng chi phối mạnh mẽ đến bố trí cơ cấu câytrồng, vật nuôi, cơ cấu sản phẩm ở mỗi vùng, mỗi địa phương Các nghềtiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cũng tác động tích cực tới việc chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngCNH, HĐH tất yếu phải phát triển lực lượng sản xuất, trong đó lực lượnglao động là nhân tố hàng đầu Chỉ có đội ngũ lao động với chất lượng cao,

cơ cấu hợp lý mới có khả năng tiếp thu được khoa học công nghệ, nhất làcông nghệ tin học, sinh học để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Thứ ba, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:

Các yếu tố của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như hệ thống giaothông, thuỷ lợi, điện, bưu chính - viễn thông… là điều kiện, là tiền đề chosản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tất cả cácyếu tố đó đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp

Thứ tư, yếu tố tổ chức và quản lý:

Đó là tổng thể những tác động về thể chế, chính sách kinh tế nhằmđịnh hướng và điều tiết cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thông qua hệ thốngpháp luật, các chính sách và công cụ quản lý vĩ mô như chính sách đầu tư,chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá, chính sách thương mại, xuất nhậpkhẩu, chính sách kinh tế đối ngoại… yếu tố này tác động mạnh mẽ đếnchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trình độ tổ chức và quản lý kinh

Trang 30

doanh của người nông dân cũng ảnh hưởng rất lớn tới chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp

Cơ cấu kinh tế là biểu hiện của đường lối, chính sách phát triểnkinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đúngđắn, hợp lý mang tính khách quan, khoa học và tính lịch sử xã hội, nhưngchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chịu sự tác động chi phối, địnhhướng của đường lối phát triển kinh tế của Đảng và thể chế của Nhà nước.Nhà nước tạo động lực và hành lang pháp lý điều tiết sản xuất, kinh doanhqua hệ thống luật pháp và chính sách Nhà nước còn can thiệp vào thu hút,

sử dụng vốn đầu tư để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

có hiệu quả theo mục tiêu, phương hướng chung của đất nước

Ngoài ra, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bànhuyện còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách phát triển kinh tếcủa tỉnh như chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp,nông thôn; chính sách chuyển giao khoa học và công nghệ; chính sáchkhuyến khích phát triển các mặt hàng mũi nhọn trong nông nghiệp…

Thứ năm, yếu tố quốc tế:

Trong điều kiện nền kinh tế mở, mỗi biến động về chính trị, quân

sự, biến động về tài chính, tiền tệ, thị trường quốc tế… cũng gây ảnhhưởng nhất định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nước

Trang 31

Nhìn chung, xu thế chính trị - xã hội của khu vực và thế giới, xuthế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng quốc tế hóa lựclượng sản xuất, hình thành các cam kết của đất nước đối với khu vực

và thế giới, tạo sự phát triển đan xen nhau, khai thác thế mạnh củanhau, hợp tác cùng phát triển trong sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch

vụ đều tác động đến sự hợp tác và phân công lại lao động trong nôngnghiệp, tác động mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơcấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở phạm vi cả n ước cũng như ởtừng địa phương

Thứ sáu, sự phát triển của khoa học – công nghệ:

Sự phát triển của khoa học - cộng nghệ tác động mạnh mẽ đếnchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tiến bộ khoa học - công nghệđược ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho phép tạo ra những sản phẩmmới, chất lượng và năng suất cao hơn Những thành tựu và kiến thức vềkhoa học xã hội và nhân văn cũng tác động tích cực đến việc nâng caotrình độ văn hoá, kiến thức kinh tế cho nông dân trong chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Khoa học - công nghệ phát triển đã tạo cho người nông dân nhiềugiống mới với phẩm chất tốt, cho phép đổi mới công nghệ sản xuất, bảoquản, chế biến, cho phép thực hiện phân công lại lao động xã hội Khoahọc - công nghệ phát triển sẽ hạn chế được những yếu tố bất lợi của tựnhiên, kinh tế và xã hội Thực tế “chiến tranh” nông phẩm của thế giới đãminh chứng điều đó

Sự phát triển của khoa học - công nghệ là yếu tố tác động mạnh mẽ

và trở thành động lực trực tiếp đột phá cho sự hình thành và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp Sự phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học

Trang 32

- công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần tăng nhanh năng suấtlao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất Tuy nhiên, trong quátrình ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ phải đảm bảo đồng bộ, phùhợp với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ lao động và sự tiếp cậncủa nền kinh tế nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định.

Các yếu tố cơ bản nêu trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau vàcùng tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địabàn Tuy nhiên, khi xác định cơ cấu và chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp, phải tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến quá trìnhnày để trên cơ sở đó có các biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp

1.3.2 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không phải là một mô hình tĩnh tại mà

nó luôn vận động và phát triển vươn tới sự hoàn thiện Cơ cấu kinh tếnông nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố trong nội bộ nền kinh tế vàcác yếu tố bên ngoài nên sự vận động của nó rất đa dạng, phức tạp Tuyvậy, tất cả sự vận động này đều diễn ra theo những xu hướng mang tínhquy luật Đó là:

- Xu hướng chuyển dịch từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa: Đó là kết quả tất yếu của quá trình

phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Từ đó, nềnnông nghiệp với cơ cấu kinh tế giản đơn, yếu ớt, lỏng lẻo, dần trở thànhnền nông nghiệp có mối liên kết kinh tế ngành, vùng chặt chẽ trên cơ sởphân công lao động ngày càng trở nên sâu sắc hơn Sự phát triển của lựclượng sản xuất và phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc tất yếu sẽphá vỡ thế tự cung, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa Trong bối cảnhnước ta đang tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH,

Trang 33

vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”,các địa phương đã và đang tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệptheo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học - côngnghệ vào sản xuất, khai thác tối đa thế mạnh của địa phương nhằm thu đượcnhững kết quả và giá trị kinh tế cao nhất Nông nghiệp là một bộ phận củanền kinh tế quốc dân Do đó, cơ cấu kinh tế nông nghiệp được chuyển dịchcũng trên cơ sở định hướng chung của nền kinh tế Cơ cấu kinh tế nôngnghiệp cần được xác lập và chuyển dịch theo hướng từ một nền nông nghiệpthuần nông, độc canh sang một nền nông nghiệp đa canh, sản xuất hàng hóa

có hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Xu hướng giảm lao động trong nông nghiệp và nông thôn: Với

việc tăng cường sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp và nhữngphương pháp trồng trọt, chăn nuôi mới, lực lượng lao động làm việc tronglĩnh vực nông nghiệp giảm đi và tỷ trọng lao động làm việc trong ngànhcông nghiệp, dịch vụ tăng lên Tuy nhiên, để có sự chuyển biến thực sự vàtích cực ở phương diện này thì phải phá thế độc canh trong nông nghiệp,

đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển cácngành ngoài nông nghiệp ở nông thôn Kinh tế ngoài nông nghiệp là mộtngành kinh tế độc lập ở nông thôn, không phải là nghề phụ, phụ thuộc vàonông nghiệp nhưng lại không đối lập với nông nghiệp mà gắn bó mật thiếtvới nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nội dungquan trọng là chuyển dịch và phát triển các hoạt động kinh tế ngoài nôngnghiệp, bên cạnh các hoạt động kinh tế nông nghiệp ở nông thôn

- Xu hướng ngày càng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân: Do chức năng chủ

yếu của khu vực nông nghiệp là sản suất lương thực, thực phẩm nên nhucầu về sản lượng nông nghiệp sẽ không tăng nhanh như nhu cầu về các sản

Trang 34

phẩm công nghiệp và dịch vụ; do giới hạn của đất đai và tính sinh học củacây trồng, vật nuôi nên sản xuất nông nghiệp không thể phát triển như tốc độcủa công nghiệp, dịch vụ Trong khi đó, cùng với sự phát triển của nền kinh

tế thị trường, tiến bộ của khoa học và công nghệ, nhu cầu tiêu dùng xã hộităng lên và xu thế quốc tế hóa lực lượng sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế cácnước phát triển, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời, nhiều trung tâm côngnghiệp và đô thị hình thành Theo đó, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyểndịch từ nền nông nghiệp là chủ yếu và tỷ trọng lớn sang phát triển côngnghiệp và dịch vụ Trong đó, nông nghiệp mặc dù vẫn tăng lên về giá trịtuyệt đối nhưng giảm dần về giá trị tương đối trong GDP, công nghiệp vàdịch vụ sẽ tăng lên nhanh chóng cả về giá trị tương đối và tuyệt đối

- Xu hướng chuyển từ cơ cấu kinh tế khép kín trong phạm vi quốc gia sang nền kinh tế mở trong quan hệ kinh tế quốc tế: Đây là xu hướng

tất yếu, xu hướng chung của thời đại Ngày nay, không một quốc gia nào

có đầy đủ các nguồn lực để tự mình có thể xây dựng được một nền kinh tếhoàn chỉnh, phát triển bền vững, do đó mỗi nước đều phải mở rộng quan

hệ đối ngoại Trong xu thế đó, nền nông nghiệp nước ta cũng mở rộngquan hệ hợp tác đa dạng, đa phương, hội nhập với khu vực và thế giới

1.4 KINH NGHIỆM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO HUYỆN CHÂU THÀNH

1.4.1 Kinh nghiệm ngoài nước

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Trung Quốc

đã sử dụng nhiều biện pháp, trong đó đáng chú ý là:

Trang 35

Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn; tập trung đầu tư cho khoa học và công nghệ: Năm 1978,

Trung Quốc tiến hành thực hiện phương thức khoán sản phẩm đến hộnông dân, từng bước đa dạng hóa sở hữu ở nông thôn và tập trung đầu tưcho nông nghiệp với các nội dung chủ yếu là đẩy mạnh nghiên cứu côngnghệ sinh học tạo giống cây trồng, vật nuôi tốt đưa vào sản xuất, tăngcường thủy lợi hóa, cơ giới hóa và hóa học hóa Đến năm 1997, trên 40%diện tích lúa sử dụng giống lai cho hiệu quả cao, tăng phân bón từ 80kg/ha (1952) lên 257 kg/ha (2002), bảo đảm tưới tiêu nước cho 1/2 diệntích canh tác

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đa dạng hóa sản phẩm trồng trọt hướng về xuất khẩu: Cùng với hiện đại hóa nông nghiệp, Trung Quốc còn

đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trồng trọt sang chănnuôi, đa dạng hóa trồng trọt và tăng cường xuất khẩu nông sản Tỷ trọngtrồng trọt và chăn nuôi trong GDP nông nghiệp năm 1978 là 80% và 15%,đến năm 1997 là 56% và 30% [31, tr.9-27]

Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hội nhập: Để hội

nhập vào nền kinh tế toàn cầu, cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trung Quốcđược điều chỉnh với mục tiêu dài hạn là xây dựng một nền nông nghiệphiện đại hoá, nhất thể hóa với sản phẩm chất lượng và năng suất cao, cóthể bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và phát triển bền vững Mục tiêungắn hạn là tập trung nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm đặc sản

có lợi thế, tăng cường ý thức về thương hiệu Nâng cao hiệu quả sử dụngtài nguyên thiên nhiên, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp và từng bướcnâng cao tỷ lệ sản xuất chuyên môn hóa theo từng khu vực, phát triển

Trang 36

mạnh dịch vụ nông nghiệp Kết quả đạt được của năm 2003 so với năm

2000, diện tích cây lương thực sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước giảm

từ 30,3 triệu ha xuống còn 28,5 triệu ha, các cây trồng sử dụng nhiều laođộng, nhất là rau quả tăng, tỷ trọng các sản phẩm có chất lượng tốt tăngđáng kể, trong đó lúa chất lượng cao vượt 50% và trái cây chất lượng caođạt 30% [23, tr.85]

Giảm thuế nông nghiệp cho nông dân, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn: Gần đây, để khắc

phục tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng và các khu vực,Trung Quốc đã thực thi chiến lược “Đại khai phá miền Tây” và tập trungđầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân thông qua chính sáchgiảm thuế nông nghiệp cho nông dân, tăng cường đầu tư phát triển côngnghiệp phục vụ nông nghiệp và phát triển hạ tầng ở khu vực nông thôn

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Các biện pháp đáng chú ý mà Hàn Quốc đã thực hiện để thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm:

Phát triển nông nghiệp trang trại quy mô vừa và nhỏ: Từ những năm

1950, Hàn Quốc đã hình thành nền nông nghiệp trang trại trên cơ sở kinh tế

hộ nông dân quy mô nhỏ, không phát triển các trang trại quy mô lớn, sản xuấtkinh doanh theo phương thức sử dụng lao động làm thuê Nhiệm vụ quantrọng hàng đầu của nông nghiệp ở giai đoạn này là bảo đảm lương thực Vìthế, ngoài quản lý việc nhập khẩu lúa gạo, chính phủ đã tập trung cho đầu tư

mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất lương thực

Khuyến khích cộng đồng tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn: Bước sang giữa những năm 1960, Hàn Quốc tập trung vào nhiệm vụ

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua Chương trình phát triển các xí

Trang 37

nghiệp, phong trào cộng đồng mới ở nông thôn, nhằm nâng cao tinh thần vàđiều kiện sống, giảm bớt khoảng cách thu nhập giữa vùng nông thôn và thànhthị vào những năm 1970 Khuyến khích nông dân ứng dụng khoa học và côngnghệ thông qua hỗ trợ tín dụng ưu đãi Để hiện đại hóa nông nghiệp, HànQuốc tập trung vào ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học và hóa học,tăng đầu tư cho thủy lợi và cải tạo đồng ruộng, thực thi chiến lược tổng thể về

cơ giới hóa nông nghiệp theo hướng cơ khí nhỏ thông qua khuyến khích thànhlập tổ cơ giới hóa nông nghiệp, cho nông dân vay 60% trong thời hạn 5 nămvới lãi suất 6%/năm và hỗ trợ 40% tiền mua máy

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Để nâng cao chất lượng

và hạ giá thành nông sản phục vụ xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp của HànQuốc vào đầu những năm 1990 có xu hướng chuyển sang nông nghiệp kỹthuật cao, giảm sản xuất lúa, tăng sản xuất rau quả trong nhà kính với thiết bịđiện tử tự động hóa, phát triển nhanh công nghiệp chế biến thực phẩm với gần5.000 xí nghiệp lớn, vừa và nhỏ trên cả nước Đến năm 2002, chỉ còn khoảng57% nông dân Hàn Quốc làm nghề trồng lúa

Kinh nghiệm của Thái Lan

Phát huy lợi thế đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu: Vào

những năm 1980, Chính phủ đã kịp thời chuyển hướng từ chiến lược ưutiên công nghiệp hoá đô thị sang chiến lược vừa công nghiệp hoá đô thị,vừa công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; kết hợp giữa đẩy mạnh sảnxuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản theo hướng đa dạnghóa, nhằm phát huy thế mạnh sẵn có và giảm bớt rủi ro thị trường Nhờ

đó, cơ cấu nông sản thời kỳ 1988 - 1998 biến đổi theo hướng: cao su, hoaquả, chăn nuôi và mía đường tăng nhanh; lúa gạo và ngô tăng chậm; khoai

mì và đậu tương giảm mạnh

Trang 38

Hỗ trợ nông dân phát triển sản phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu: Gần đây, Thái Lan chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng

thâm canh, xuất khẩu Bên cạnh đầu tư mạnh cho chọn lọc, lai tạo và ứngdụng các giống cây, con có năng suất và chất lượng cao, Thái Lan tiếp tụcphát triển mạnh các khu công nghiệp ở nông thôn, hình thành được ngành

cơ khí nông nghiệp và chế biến nông sản tương đối hiện đại, góp phần làmgiảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa

Khuyến khích các tổ chức kinh tế tham gia xuất khẩu: Để gia tăng

khả năng tiêu thụ nông sản ổn định và tăng thu nhập cho nông dân, Chínhphủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích các công ty,doanh nghiệp khác nhau tham gia xuất khẩu nông sản thông qua chínhsách giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các nhà xuất khẩu;dựa trên quy mô kho chứa để khuyến khích các nhà xuất khẩu xây dựngthêm kho chứa nông sản kết hợp với đầu tư hệ thống phơi sấy, chế biến tạiđịa bàn nông thôn

1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp

Từ năm 1985 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, ĐồngTháp đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp vớicác tiềm năng của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa Cơ cấu kinh

tế nông, lâm, thủy sản của tỉnh có sự chuyển biến đáng kể Ngành nôngnghiệp Đồng Tháp thời kỳ 1996 - 2000 vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởngkhá, mặc dù chịu tác động xấu của cuộc khủng kinh tế - tài chính khu vực

1997 - 1998 Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân5%/năm, chăn nuôi, thủy sản tăng 6,24%/năm; dịch vụ nông nghiệp tăng21,4%/năm Những con số cho thấy trong từng ngành đã có sự chuyểndịch hợp lý

Trang 39

Để đạt dược kết quả đó, Đồng Tháp đã chú trọng khuyến khíchnông dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ưu tiên những vùng đấtmới chuyển đổi bằng giảm thuế, miễn giảm thuỷ lợi phí để chuyển dần từđộc canh sản xuất lương thực sang kinh tế nông nghiệp hàng hóa đa canh,phù hợp với đặc điểm địa phương, từng vùng đất

Nhận thức được rằng, hiệu quả kinh tế từ trồng lúa trên địa bànkhông cao bằng một số loại cây trồng, vật nuôi khác, tỉnh Đồng Tháp đãchỉ đạo nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với những chủtrương, chính sách cụ thể Đồng thời, tỉnh cũng khuyến cáo nông dânkhông được biến đất trồng thành đất thổ cư Nhờ đó, phong trào chuyểndịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã phát triển mạnh mẽ trong toàn tỉnh Từnăm 1993 - 2000, toàn tỉnh đã chuyển 5.549 ha đất một vụ, hai vụ… sangtrồng cây ăn quả kết hợp thả cá hoặc thả cá kết hợp trồng cây ăn quả

Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐồngTháp còn chậm, chưa rõ nét, sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn phântán, mang yếu tố tự phát, việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vàcông nghệ vào sản xuất còn chậm nên năng suất, chất lượng và khả năngcạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp, kém hiệu quả vàthiếu bền vững

1.4.3 Bài học rút ra cho huyện Châu Thành

Từ kinh nghiệm về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp của một số quốc gia và địa phương trong nước có thể rút ra bài họccho huyện Châu Thành như sau:

(1) Khuyến khích nông dân đẩy mạnh phát triển các nông sản có lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu đi đôi với đầu tư thâm canh, đa dạng hóa sản xuất trên cơ sở địa phương tập trung đầu tư phát triển hệ

Trang 40

thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, hỗ trợ tín dụng, khoa học

(3) Ưu tiên đầu tư phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp: Thực hiện các biện pháp ưu tiên đầu tư phát triển và

ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học để tạo ra cácgiống mới có năng suất và chất lượng cao, hỗ trợ tín dụng để nông dânmua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa nhằm nâng cao năng suấtlao động và hạ giá thành sản xuất

(4) Khuyến khích các công ty, doanh nghiệp tham gia vào thu mua, xuất khẩu nông sản thông qua chính sách hỗ trợ tín dụng đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa nông sản ngay tại địa bàn nông thôn để nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất, giảm bớt rủi ro.

(5) Tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh

tế trong nông nghiệp phát triển: Thúc đẩy các thành phần kinh tế trong

nông nghiệp phát triển, nhất là kinh tế tập thể, kinh tế trang trại và kinh tế

tư nhân thông qua chính sách thuế, kiến lập thị trường tín dụng, thị trườngbuôn bán vật tư và nông sản, nhằm từng bước hình thành các vùng sảnxuất chuyên môn hóa, đảm bảo cả về quy mô số lượng cũng như chấtlượng nông sản hàng hóa theo yêu cầu của thị trường

Ngày đăng: 02/03/2014, 17:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Văn Ân (2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam
Tác giả: Đinh Văn Ân
Nhà XB: Nxb Thống Kê
Năm: 2005
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2001 - 2005 các tỉnh ĐBSCL, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2001 - 2005 các tỉnh ĐBSCL
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2001
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2006 - 2010 của cả nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2006 - 2010 của cả nước
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2005
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, kèm theo Quyết định số 150/2005/QĐ- TTg ngày 20/6/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2005
5. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ và một số định hướng đến năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ và một số định hướng đến năm 2010
Tác giả: Trần Ngọc Bút
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
6. Bài Chí Bưu (2004), Một số giải pháp trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu ở ĐBSCL, Hội thảo khoa học vì sự phát triển vùng ĐBSCL tại Cần Thơ, 11/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu ở ĐBSCL
Tác giả: Bài Chí Bưu
Năm: 2004
7. Nguyễn Thị Cành (2004), Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế - lý thuyết và thực nghiệm, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Mình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế - lý thuyết và thực nghiệm
Tác giả: Nguyễn Thị Cành
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Mình
Năm: 2004
8. Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm (1995), Đầu tư trong nông nghiệp, thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trong nông nghiệp, thực trạng và triển vọng
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc, Nguyễn Văn Tiêm
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
9. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002), Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986-2002)
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2003
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, http.//www.cpv.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
14. Bùi Huy Đáp (1983), Về cơ cấu nông nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về cơ cấu nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Bùi Huy Đáp
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1983
15. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế học phát triển
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
16. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế Nông nghiệp - Lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Nông nghiệp - Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đinh Phi Hổ
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2003
17. Lâm Quang Huyên (2002), Nông nghiệp, nông thôn Nam bộ hướng tới thế kỷ 21, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp, nông thôn Nam bộ hướng tới thế kỷ 21
Tác giả: Lâm Quang Huyên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002
18. Nguyễn Văn Luân (2000), Kinh tế học vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học vĩ mô
Tác giả: Nguyễn Văn Luân
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2000
19. Lê Huy Ngọ (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
Tác giả: Lê Huy Ngọ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
20. Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền
Tác giả: Trần An Phong
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995
21. Trương Thị Minh Sâm (2004), Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở ĐBSCL, Hội thảo khoa học vì sự phát triển ĐBSCL tại Cần Thơ, 1/11/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở ĐBSCL
Tác giả: Trương Thị Minh Sâm
Năm: 2004
22. Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hoà (2002), Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn
Tác giả: Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hoà
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2002

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cây màu thực phẩm - giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện châu thành, tỉnh an giang
Bảng 2.5 Diện tích, năng suất, sản lượng cây màu thực phẩm (Trang 56)
Bảng 2.7: Danh sách và vốn điều lệ của các Hợp tác xã - giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện châu thành, tỉnh an giang
Bảng 2.7 Danh sách và vốn điều lệ của các Hợp tác xã (Trang 60)
Bảng 2.8: Lợi nhuận của các hợp tác xã - giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện châu thành, tỉnh an giang
Bảng 2.8 Lợi nhuận của các hợp tác xã (Trang 63)
4 HTX.NN Hòa A 140.859 132.885 7.974 - giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện châu thành, tỉnh an giang
4 HTX.NN Hòa A 140.859 132.885 7.974 (Trang 64)
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh tế của huyện Châu Thành đến năm 2015 - giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện châu thành, tỉnh an giang
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kinh tế của huyện Châu Thành đến năm 2015 (Trang 78)
Bảng 3.2: Phân kỳ nguồn vốn và danh mục đầu tư phần mặt đường - giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện châu thành, tỉnh an giang
Bảng 3.2 Phân kỳ nguồn vốn và danh mục đầu tư phần mặt đường (Trang 108)
1. Vĩnh Thành-Vĩnh Nhuận-Tân Phú 2. Vĩnh Nhuận-Vĩnh Hanh-Bình Chánh - giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện châu thành, tỉnh an giang
1. Vĩnh Thành-Vĩnh Nhuận-Tân Phú 2. Vĩnh Nhuận-Vĩnh Hanh-Bình Chánh (Trang 108)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w