1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thực trạng thương mại điện tử trong marketing của tập đoàn Dell(1) pot

11 1,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 263 KB

Nội dung

Thực trạng thương mại điện tử trong marketing của tập đoàn Dell. ( trúc + huyên) 1. Giới thiệu Dell Dell là tập đoàn lớn thứ hai trên toàn cầu về lĩnh vực thiết kế, sản xuất và phân phối phần cứng máy tính, với thị phần toàn cầu là 13.1% (với doanh số bán trong quý 1 – 2009 là 8,79 triệu sản phẩm; HP chiếm 19.8% thị phần với 13.3 triệu sản phẩm). Dell được thành lập năm 1984 bởi Michael Dell. Và dưới đây là một số mốc lịch sử quan trọng của: 1985 Đạt doanh thu 6 triệu USD. 1986 Đạt doanh thu 70 triệu USD; tập trung vào phân khúc lắp ráp PC. 1990 Đạt doanh thu 500 triệu USĐ; và mở rộng các dòng sản phẩm 1996 Dell hoạt động trực tuyến; Thu được doanh số bán hàng trực tuyến 1 triệu USD/ ngày; Đạt doanh thu 5.3 tỷ USD. 1997 Hoạt động bán hàng trực tuyến đạt doanh số 3 triệu USD/ ngày; Đạt mức tăng trưởng năm thứ 3 liên tiếp trên 50%; Đạt doanh thu 7.8 tỷ USD. 2005 Đạt doanh thu 49.2 tỷ USD Năm 2006 Dell có 78700 nhân viên trên toàn cầu(hiện nay là khoảng trên 90000 nhân viên). Doanh thu năm 2006 là gần 56 tỉ USD. Trong năm 2006 Dell cũng mua lại hãng sản xuất máy tính cao cấp Alienware Trong năm 2007, chỉ tính tính tới tháng 3/2007 Dell có tổng thu nhập đạt tới 14.4 tỉ USD Sản phẩm của Dell thì rất nhiều bao gồm máy tính để bàn, trạm làm việc, máy chủ, laptop, màn hình, thiết bị lưu trữ mạng, tivi, máy chiếu, PDA Cho đến nay, doanh số của Dell.com vào khoảng 50 tỷ USD/năm đối với các sản phẩm liên quan đến máy tính từ swicht đến máy in. 2. Lịch sử hình thành thương mại điện tử trong marketing của tập đoàn Dell. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập năm 1984 thì Dell đã rất chú trọng đến vấn đề marketing bằng cách chiêu mộ các nhân viên marketing từ các đối thủ cạnh tranh. Đội ngũ marketing mới của Dell hướng các sản phẩm của Dell vào các thương vụ lớn, nó đồng thời cũng mở ra lực lượng bán hang và làm cho chi phí quảng cáo lên khá cao. Dell bắt đầu cảnh cáo những giám đốc marketing của mình về việc chi phí quá nhiều cho quảng cáo và sử dụng những chiến thuật marketing truyền thống. Với phương châm:phương thức bán hàng cũng góp phần quan trọng vào thành công của hang như là sản phẩm mà hãng bán ra. Dell đã dành khá nhiều công sức vào việc đào tạo nhân viên phục vụ khách hàng và tìm ra các phương pháp bán hàng hiệu quả nhất. Và phương pháp bán hàng trực tiếp của Dell cực kỳ phù hợp với các phương tiện truyền thông như internet. Dell đã bắt đầu bán các sản phẩm máy tính cá nhân thông qua internet ngay từ những năm 1996. Thay vì đặt hàng qua điện thoại khách hàng có thể đặt hàng thông qua Dells Website. Kho hàng của hãng trên mạng internet cho phép khách hàng lựa chọn các cấu hình, chọn giá và đặt hàng cho tất cả các đơn hàng từ bé đến lớn. Trang web của hãng cũng cho phép khách hàng có thể theo dõi việc thực hiện đơn đặt hàng của mình cũng như chọn các dịch vụ phục vụ khách hàng mà mình mong muốn. Vì vậy trong vòng một năm Dell đã đạt được doanh số bán hàng triệu USD một ngày qua mạng internet. Cũng nhờ internet quá trình mua bán máy tính của Dell được tự động hóa hoàn toàn. Vào cuối năm 1997 khoảng một phần ba số đơn đặt hàng của Dell được làm thông qua mạng internet, tuy nhiên phần lớn nó là các cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ nên Dell cũng phải tìm cách lôi kéo các doanh nghiệp lớn cũng đặt hàng trên mạng. Vì vậy hãng cho thiết kế các website riêng cho khách hàng lớn. Dell làm thương mại điện tử ngay từ khi thương mại điện tử mới hình thành. Trong thời gian thương mại điện tử phát triển đến đỉnh cao. Dell đã dùng internet để giao tiếp với khách hàng. 3. Thực trạng thương mại điện tử trong marketing của tập đoàn Dell. Cũng chính vì sự thương mại hóa của internet vào năm những năm đầu thập niên 90 và web trở nên phổ biến từ năm 1993 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã đem lại cho Dell cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Dell triển khai hệ thống đặt hàng trực tuyến và mở các chi nhánh tại Châu Âu và Châu Á. Dell bắt đầu chào bán các sản phẩm của mình qua website Dell.com. Chính hoạt động này tạo thế mạnh cho Dell trong cuộc cạnh tranh với Compaq, đến năm 2000 Dell trở thành công ty cung cấp PC hàng đầu thế giới. Vào thời điểm đó doanh thu của Dell qua mạng đạt 50 triệu USD /ngày. Hiện nay, doanh số kinh doanh qua mạng của Dell.com vào khoảng 50 tỷ USD/năm đối với các sản phẩm liên quan đến máy tính từ swich đến máy in. Marketing trực tiếp là hoạt động thương mại điện tử chính của Dell, các nhóm khách hàng chính của Dell gồm có: - Cá nhân sử dụng cho gia đình và văn phòng. - Các doanh nghiệp nhỏ, dưới 200 nhân viên. - Các doanh nghiệp vừa và lớn, trên 200 nhân viên. - Các tổ chức chính phủ, giáo dục, y tế. Cả hai nhóm khách hàng B2B và B2C đều thực hiện các giao dịch qua mạng tại dell.com thông qua hệ thống catalogue điện tử và xử lý đơn hàng tự động. Dell cũng triển khai hệ thống đấu giá điện tử tại dellauction.com để thu hút thêm khách hàng và củng cố thương hiệu. Phương pháp bán hàng trực tiếp của Dell cực kỳ phù hợp với các phương tiện truyền thông như Internet. Dell đã bắt đầu bán các sản phẩm máy tính cá nhân thông qua internet ngay từ năm 1996. Thay vì đặt hàng thông qua điện thoại, khách hàng có thể đặt hàng thông qua Dell's Web site. Kho hàng của hãng trên mạng internet cho phép khách hàng lựa chọn các cấu hình, chọn giá và đặt hàng cho tất cả các đơn hàng từ bé đến lớn. Trang web của hãng cũng cho phép khách hàng có thể theo dõi việc thực hiện đơn đặt hàng của mình cũng như chọn các dịch vụ phục vụ khách hàng mà mình mong muốn. Chỉ trong vòng một năm Dell đã đạt được doanh số bán hàng 1 triêu USD một ngày qua mạng internet và 80% số khách hàng là khách mua lần đầu. Cũng nhờ internet, quá trình mua bán máy tính cá nhân được tự động hóa hoàn toàn, vì vậy mặc dù khối lượng hàng hóa bán ra tăng lên rất nhanh nhưng Dell không phải tuyển thêm nhiều nhân viên. Điều này cũng làm giảm đáng kể chi phí bán hàng song song với việc cắt giảm phí điện thoại. Vào cuối năm 1997, khoảng một phần ba số đơn đặt hàng của Dell được làm thông qua internet, tuy nhiên phần lớn nó là của các khách hàng cá nhân hoặc các doanh nghiệp nhỏ nên Dell phải tìm cách lôi kéo các doanh nghiệp lớn cũng đặt hàng trên mạng. Nhằm mục đích đó hãng cho thiết kế các website riêng cho các khách hàng lớn. Ngoài các thông tin chung như cấu hình và loại giá mà Dell có thể chiết khấu, trang web này còn cũng cho phép khách hàng yêu cầu thêm các dịch vụ và theo dõi ngay trên mạng đơn hàng của mình. Nhiều công ty trong đó có Detroit Edison Co. đã bắt đầu mua máy tính của Dell trên mạng nhằm giảm thời gian mà nhân viên của họ phải bỏ ra để tìm chọn máy tính cũng như các thủ tục giấy tờ trong quá trình mua sắm và giảm thời gian giao hang. Các mô hình chiến lược marketing trong thương mại điện tử của DELL 3.1. Hoạt động kinh doanh B2B của Dell.com Phần lớn doanh thu của Dell từ B2B, trong khi B2C được thực hiện qua quy trình tương đối chuẩn hóa (catalogue, giỏ mua hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng ) các giao dịch B2B được hỗ trợ nhiều dịch vụ hơn. Dell cung cấp cho hơn 100.000 khách hàng doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ khách hàng đặc biệt (Premier Dell service). British Airways (BA) sử dụng Dell như đối tác chiến lược. Dell cung cấp khoảng 25.000 máy tính xách tay và để bàn cho nhân viên của BA. Dell cung cấp hai hệ thông mua sắm trực tuyến cho BA, qua đócho phép BA theo dõi, mua và kiểm tra các đơn hàng qua website đã được Dell customize phù hợp với BA. Tại website, BA có thể lựa chọn và cấu hình máy tính khác nhau sao cho phù hợp với từng bộ phận kinh doanh của mình. Nhân viên của BA thông qua hệ thống Intranet được kết nối với hệ thống của Dell cũng được phép lựa chọn và đặt mua máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. 3.1.1. Khách hàng; Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh và phương thức kinh doanh Dell kinh doanh các phần cứng máy tính và các thiết bị số như Laptop, Server, PC, Workstations, Thiết bị lưu trữ, LCD Monitors … Khách hàng của Dell gồm: • Khách hàng cá nhân: với các mặt hàng như laptop, PC, thiết bị lưu trữ … • Khách hàng doanh nghiệp: với các mặt hàng như Server, Workstations, … Từ năm 1996, Dell thực hiện bán hàng trực tuyến (trực tiếp) cho khách hàng cá nhân thông qua Website www.dell.com. Ở đây, khách hàng được cung cấp catalog về sản phẩm mà dell cung cấp, tùy chỉnh sản phẩm theo ý muốn và đặt hàng. Dell sẽ lắp ráp sản phẩm và vận chuyển đến cho khách hàng sản phẩm đúng như khách hàng yêu cầu. 3.2. Hoạt động kinh doanh B2Bi của Dell 3.2.1. Hoạt động tích hợp với người mua Điểm qua một chút tới hoạt động bán hàng cho khách hàng cá nhân. Khách hàng vào website của Dell để xây dựng máy tính với cấu hình tùy chỉnh. Sau khi, khách hàng ưng ý với máy tính mà mình xây dựng thì cơ sở dữ liệu khách hàng của Dell sẽ ghi lại thông tin cấu hình máy. Hệ thống sẽ phân tích các linh kiện cần thiết rồi gửi các thông tin này tới nhà sản xuất các linh kiện tương ứng. Theo đó, các nhà sản xuất luôn trong tình trạng sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu của Dell và sẽ tiến hành giao sản phẩm cho Dell theo số lượng đã yêu cầu. Đối với khách hàng doanh nghiệp, có hai phương thức để mua hàng trên Dell: Một là, thực hiện thông qua Premier Pages của Dell tại địa chỉ http://premier.dell.com. Dell có trên 500.000 tài khoản Premier Page của các doanh nghiệp và công ty nhỏ và vừa trên toàn thế giới. Premier Pages hỗ trợ 13 ngôn ngữ. Hoạt động đặt hàng tiến hành tương tự như của khách hàng cá nhân. Hai là, tích hợp với hệ thống của Dell. Khi mua hàng trên Dell sẽ có khách đôi chút ở khâu đặt hàng. Thay vì đặt hàng qua website như thông thường, Hệ thống của Dell cho phép các doanh nghiệp có thể sử dụng các ứng dụng đặt hàng từ hệ thống ERP (ERP Procurement Application) của họ để đặt hàng. Dell có sự kết hợp với trên 20 nhà cung cấp giải pháp ERP để đảm bảo tất cả các dữ liệu giao dịch điện tử từ các hệ thống ERP đều được Dell chấp nhận (mô hình này được gọi là Server-to-Server communication). Các đối tác ERP của Dell gồm. 1. Ariba 2. Clarus/Epicor 3. Commerce One/e-Scout 4. EER 5. Great Plains/Microsoft 6. Lawson 7. Microsoft (Biztalk) 8. Oracle (custom) 9. Peoplesoft 10.Peregrine 11.Periscope/WFI 12.PurchasePro/Perfect Software 13.Rightworks/i2 14.SAP 15.Supply Access 16.webMethods Trong mô hình này, hệ thống CRM của Dell sẽ quản lý từng Catalog của khách hàng (DN) của mình. Mỗi khi DN kết nối tới Dell sẽ được trả về Catalog này để tùy chỉnh đơn hàng. Quy trình giao dịch gồm 4 bước: 1, "PunchOut" – Xác thực các truy cập tới catalog của khách hàng tại Dell từ trình duyệt của khách hàng cho việc mua hàng. 2, Order Requisition – Các dữ liệu về giỏ hàng sẽ được chuyển tới cho khách hàng vào thẳng hệ thống ERP của khách hàng. 3, Electronic Purchase Order – Khách hàng chuyển cho Dell các đơn đặt hàng. 4, PO Acknowledgement – Dell phản hồi lại cho khách hàng. Cơ sở của phương thức giao dịch này dựa trên sự trao đổi dữ liệu điện tử EDI giữa các máy chủ của các bên. Thuận lợi và khó khăn: • Thuận lợi + Dữ liệu được cập nhật liên tục + Độ chính xác của thông tin cao + Không bị trùng lặp thông tin + Dữ liệu được trao đổi qua hệ thống tích hợp giữa Dell và KH. + Cho phép KH tùy biến đơn hàng. • Khó khăn + Yêu cầu phải có sự tương thích về dữ liệu điện tử nên Dell phải có sự tích hợp với nhiều hệ thống ERP. + Một số khâu vẫn phải thực hiện thủ công như cập nhật dữ liệu; gửi hóa đơn. 3.2.2. Tích hợp với nhà cung ứng (B2B Intergration) Các nhà cung ứng của Dell từ các tập đoàn sản xuất máy tính và linh kiện như Intel, AMD cho vi xử lý; Seagate, Maxtor, Quantum cho ổ cứng; Samsung, Toshiba, Micron … các chip RAM; Sony, Phillips, Nokia, Samsung, Acer … cho màn hình; SCI, Solectron cho các linh kiện máy in; Hon Hai cho các thùng máy tính và đầu nối; Microsoft cho các phần mềm và hệ điều hành; Và nhiều các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) ở Đài Loan cho các linh kiện khác. Các Laptop giá rẻ của Dell dược sản xuất bởi các nhà cung ứng của Đài Loan (như Quanta; Arima), trong khi đó, các máy tính cao cấp thì được gia công ở bên ngoài và Dell làm các khâu cuối cùng. Đối với sản xuất PC, Dell phải phụ thuộc vào sự độc quyền của các nhà sản xuất chip vi xử lý như Intel hay AMD. Khoảng 70% khối lượng đặt hàng của Dell từ khu vực Châu Á– Thái Bình Dương. Chi phí nguyên vật liệu mỗi năm của Dell vào khoảng 21 tỷ USD (chiếm 74% tổng chi phí).Tương tự như hệ thống tích hợp với khách hàng, trong mối quan hệ giữa Dell và các nhà cung cấp, Dell đã xây dựng cho mình các sự tích hợp ảo (Virtual Intergration) với nhà cung cấp qua hệ thống SCM. Như đã nói ở trên, Mỗi khi Dell tiếp nhận 1 đơn hàng, hệ thống xử lý sẽ bóc tách đơn hàng thành từng phần nhỏ, tập hợp lại rồi tự động chuyển đến cho nhà cung ứng thích hợp. Công việc được thực hiện tự động bằng hệ thống SCM của hệ thống ERP của Dell đã được tích hợp trực tiếp tới các hệ thống ERP của các nhà cung ứng dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử (EDI). Dell sử dụng hệ thống SCM của i2 Technologies. Hệ thống cho phép, mỗi 20 giây, sẽ tiến hành tổng hợp đơn hàng, phân tích thành phần đơn hàng cần thiết, kiểm tra tình trạng tồn kho của Dell và các nhà cung ứng, sau đó sẽ tự động tạo hóa đơn đặt hàng các linh kiện cần thiết tới cho nhà cung ứng thích hợp. Còn hệ thống tiếp nhận đơn hàng của nàh cung ứng sẽ tự động cập nhật 2 giờ một lần. Sở dĩ, hệ thống có thể làm việc như vậy nhờ, Hệ thống này có thể liên kết thẳng tới hệ thống ứng dụng trên nền tảng ERP của nhà cung ứng. Như vậy, Nhờ sự liên kết cực kì khăng khít này, thay vì phải dự báo nhu cầu đặt hàng, thì Dell chỉ cần chú trọng vào việc đặt hàng tức thời. Thêm vào đó, tồn kho đầu vào luôn ở mức tối thiểu, và các thành phẩm lưu kho ở con số 0 do đơn hàng của khách hàng được thực hiện ngay khi được hoàn thành. Những thuận lợi và khó khăn • Thuận lợi Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ truyền thống dựa trên: + Không phải dự trữ, tồn kho ở mỗi khâu của chuỗi giá trị. + Không phải thanh toán trước cho các nhà cung ứng trước. + Giảm thời gian sản xuất, lắp ráp. Hiện nay: + 90% nhà cung ứng của Dell chấp nhận hình thức đặt hàng sử dụng hệ thống tích hợp của Dell. + Có 15 nhà cung ứng của Dell chiếm đến 85% giá trị cung ứng. • Khó khăn + Hệ thống đòi hỏi phải có sự trao đổi các thông tin, nhu cầu, tình trạng tồn kho. + Phải có hệ thống ERP trên cơ sở trao đổi dữ liệu điện tử nhờ hệ thống mạng Extranét. 4.E-Collaboration Dell cũng sử dụng mô hình này khi mua thiết bị, linh kiện từ các nhà cung cấp của mình, đây là mô hình e-collaboration. Dell sử dụng hệ thống rất nhiều nhà cung cấp do đó nhu cầu liên lạc và phối hợp giữa các đối tác rất lớn. Ví dụ, để phân phối sản phẩm, Dell sử dụng dịch vụ của FedEx và UPS. Dell cũng sử dụng của các công ty logistics để nhận, lưu kho và vận chuyển linh kiện, thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau. Dell sử dụng lợi thế của công nghệ thông tin và web để chia xẻ thông tin giữa các đối tác nhằm giảm thiểu hàng hóa lưu kho Các nỗ lực integration (B2Bi) của Dell bắt đầu từ năm 2000, khi đó Dell sử dụng PowerEdge servers dựa trên kiến trúc của Intel và hệ thống giải pháp phần mềm webMethods B2B integration để kết nối các hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP-enterprise resource planning) của khách hàng, hệ thống mua hàng trực tuyến của Dell với các đối tác sản xuất và thương mại . Dell đã xây dựng được hệ thống thông tin với 15.000 nhà cung cấp dịch vụ trên khắp thế giới. 5.Dịch vụ khách hàng điện tử (e-Customer Service) Dell sử dụng rất nhiều công cụ và phương tiện điện tử nhằm cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất. Để triển khai tốt nhất hoạt động quản trị quan hệ khách hàng (CRM-customer relationship management), Dell cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến qua mạng 24.7 cũng như dịch vụ quay số trực tiếp cho các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật. Các dịch vụ hỗ trợ đa dạng từ xử lý sự cố, hướng dẫn sử dụng, nâng cấp, downloads, tin tức, công nghệ mới FAQs, thông tin tình trạng thực hiện đơn hàng, “my account”, diễn đàn để trao đổi thông tin, công nghệ và kinh nghiệm, bản tin và các hoạt động tương tác giữa khách hàng và khách hàng khác. Sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu (data mining tools), Dell có thể phân tích và tìm hiểu được nhiều vấn đề liên quan đến nhu cầu và hành vi của khách hàng từ đó có kế hoạch và giải pháp phục vụ tốt hơn. 6.Thương mại điện tử trong nội bộ doanh nghiệp (Intrabusiness EC) Để nâng cao khả năng sản xuất theo đơn hàng (build-to-order), nâng cao độ chính xác của dự đoán nhu cầu và hiệu quả trong dự trữ để sản xuất, giảm thời gian từ khi đặt hàng đến khi giao hàng (order-to-delivery), nâng cao dịch vụ khách hàng Dell hợp tác với Accenture để xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung cấp (SCM- supply chain management). Hiện nay hệ thống này được sử dụng tại tất cả các nhà máy của Dell trên khắp thế giới cho phép Dell có thể thích nghi với môi trường kinh doanh và công nghệ biến đổi nhanh đồng thời duy trì được hiệu quả hoạt động cao nhất. Dell cũng đã tự động hóa việc lập kế hoạch sản xuất, dự đoán nhu cầu, quản trị kho qua sử dụng công nghệ thông tin và mô hinh e-supply chain. Kết quả Dell đã trở thành một trong 5 công ty được đánh giá cao nhất (most admired) của tạp chí Fortune từ năm 1999. Dell đã xây dựng hơn 100 website cho từng thị trường quốc gia khác nhau và duy trì lợi nhuận ở mức khoảng 3 tỷ USD / năm. 10.000 USD đầu tư vào cổ phiếu của Dell năm 1987 đến nay đều đã có giá hàng triệu USD. Dell cũng là nhà tài trợ chính cho hoạt động nghiên cứu về thương mại điện tử tại Đại học Texas nằm tại Austin nơi Dell đặt trụ sở chính. Dell cũng tích cực tham gia hàng loạt các chương trình từ thiện và các chương trình hỗ trợ đào tạo tin học, giảm khoảng cách số cho các vùng nông thôn. Dell đã xây dựng một mô hình thương mại điện tử điển hình. Bắt đầu bằng mô hình marketing trực tiếp đối với máy tính cá nhân, sau đó bắt đầu kinh doanh qua mạng. Tiếp đến Dell áp dụng mô hình build-to-order với quy mô lớn, cho phép khách hàng lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu. Dell thu được lợi nhuận nhờ giảm trung gian và giảm lượng hàng lưu kho. Để đáp ứng nhu cầu lớn, Dell áp dụng mô hình thứ 3 là mua sắm trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả mua nguyên liệu, thiết bị đầu vào, phối hợp với các đối tác và nâng cao hiệu quả hoạt động bên trong doanh nghiệp. Tiếp đến Dell áp dụng mô hình e-CRM để duy trì quan hệ tốt với khách hàng. Mô hình kinh doanh của Dell đã trở thành điển hình và được nhiều nhà sản xuất khác áp dụng, đặc biệt là các nhà sản xuất ô tô. Dell đã thực sự xuất sắc trong việc xây dựng mô hình chuỗi cung ứng phải nói là vô cùng hoàn hảo. Với 500 ngàn cấu hình khác nhau để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Dell đã trở lên quá tốn kém, vì một điều cốt lõi những khách hàng high-end chỉ chiếm một phần nhỏ trong khi nhóm khách hàng low-end (chiếm số lượng rất lớn) lại ít có nhu cầu về cấu hình phức tạp. Điều này chẳng bao giờ làm khách hàng cảm thấy dễ chịu, đối với những món đồ mà họ muốn sài ngay. Hơn nữa, hơn bao giờ hết, chi phí linh kiện và máy móc trở lên rẻ và rõ ràng chi phí tồn kho cho nó cũng vì thế mà rẻ hẳn đi, điều này sẽ làm đối thủ không khác nhiều so với Dell về tồn kho. Một nguyên nhân cơ bản khác chính là thị trường máy tính ngày càng trở lên phổ thông hóa hàng hóa và cạnh tranh giờ đây chỉ còn là vấn đề về giá. Mô hình kinh doanh trực tiếp của Dell kết hợp nhiều yếu tố nhằm cung cấp những sản phẩm có giá trị tốt nhất cho khách hàng. Đó là những sản phẩm được tùy biến với mức giá thấp, thêm vào đó là hình thức giao hàng nhanh và dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Được xây dựng theo phong cách thân thiện, chuỗi cửa hàng Dell Studio giúp khách hàng cảm nhận thực tế khi tiếp xúc trực tiếp với các mẫu máy trưng bày tại đây. Những mẫu máy mới nhất được trưng bày và bán trực tiếp tại cửa hàng Dell Studio đều chạy trên hệ điều hành Microsoft Windows 7. Đây là chương trình hợp tác giữa Dell và Microsoft. Hai đối tác này đã ủy thác chuỗi cửa hàng Dell Studio cho Công ty Cổ phần Bền - Ben Computer quản lý và bán hàng. Ben Computer là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh máy tính nguyên chiếc, lắp ráp máy tính thương hiệu Ben và phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin. Sau gần 8 năm hoạt động, Ben [...]...Computer đã xây dựng được hệ thống khách hàng và đối tác rộng khắp trên cả nước Với phương thức hoạt động theo mô hình kinh doanh trực tiếp, tất cả các sản phẩm của Dell cung cấp cho khách hàng đều được sản xuất theo đơn đặt hàng Cách thức này đã đưa tập đoàn máy tính Dell trở thành nhà sản xuất và phân phối trực tiếp các hệ thống máy tính lớn nhất thế giới . làm thương mại điện tử ngay từ khi thương mại điện tử mới hình thành. Trong thời gian thương mại điện tử phát triển đến đỉnh cao. Dell đã dùng internet để giao tiếp với khách hàng. 3. Thực trạng. Thực trạng thương mại điện tử trong marketing của tập đoàn Dell. ( trúc + huyên) 1. Giới thiệu Dell Dell là tập đoàn lớn thứ hai trên toàn cầu về lĩnh. internet để giao tiếp với khách hàng. 3. Thực trạng thương mại điện tử trong marketing của tập đoàn Dell. Cũng chính vì sự thương mại hóa của internet vào năm những năm đầu thập niên 90 và

Ngày đăng: 10/08/2014, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w