Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 179 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
179
Dung lượng
384,25 KB
Nội dung
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỎ CÀY BẮC ĐẾN NĂM 2020 PHẤN MỘT CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ 2006-2010 I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KINH TẾ VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý Huyện Mỏ Cày Bắc là một trong 4 huyện thuộc vùng cù lao Minh của tỉnh Bến Tre, trung tâm huyện cách thành phố Bến Tre khoảng 15 km; cách trung tâm huyện Mỏ Cày Nam khoảng 12 km, cùng với các tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn như QL.60, QL.57, ĐT.882, đặc biệt sau khi cầu Hàm Luông chính thức được đưa vào khai thác sử dụng, huyện Mỏ Cày Bắc về cơ bản đã phá thế biệt lập tương đối với khu vực trung tâm tỉnh Bến Tre và là cửa ngõ của các huyện thuộc nội bộ vùng cù lao và khu vực lân cận hướng về trung tâm tỉnh. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 154,6 km 2 chiếm 7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, dân số trung bình năm 2010 là 110.644 người, mật độ dân số 716 người/km 2 . - Về tọa độ địa lý, + Kinh độ Đông : 106 0 22’00” - 106 0 35’65” + Vĩ độ Bắc : 10 0 07’78” - 10 0 25’89” - Về ranh giới địa lý hành chính, . Phía Đông giáp huyện Mỏ Cày Nam và huyện Giồng Trôm; . Phía Bắc giáp huyện Châu Thành và thành phố Bến Tre; . Phía Tây giáp huyện Chợ Lách; . Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long; Toàn địa bàn được chia thành 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã Phước Mỹ Trung, Phú Mỹ, Hưng Khánh Trung A, Nhuận Phú Tân, Thạnh Tân, Thạnh Ngãi, Tân Phú Tây, Tân Thanh Tây, Khánh Thạnh Tân, Tân Thành Bình, Thành An, Tân Bình, Hòa Lộc. Trung tâm huyện đặt tại trung tâm xã Phước Mỹ Trung, dự kiến sẽ phát triển thành thị trấn, là nơi tập trung các cơ quan Đảng, trụ sở hành chính quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa cấp huyện và cũng là trung tâm kinh tế quan 1 BÁO CÁO TỔNG HỢP, THÁNG 8/2011 1 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỎ CÀY BẮC ĐẾN NĂM 2020 trọng của huyện. Về đường bộ, trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc có các tuyến giao thông chính yếu kết nối cấp vùng sau: - Tuyến QL.60: từ cầu Hàm Luông đến ranh Mỏ Cày Nam, đây được xem như tuyến đường trục chính kết nối địa bàn với các khu vực lân cận. - Tuyến QL.57: là tuyến đường trục kết nối các huyện trong nội bộ vùng Cù Lao Minh - Tuyến ĐT.882: kết nối QL.60 và QL.57. Về đường thủy, bao gồm 2 tuyến sông lớn do trung ương quản lý là sông Cổ Chiên và Hàm Luông được xem là 2 tuyến đường thủy quan trọng giữ vai trò kết nối địa bàn Huyện với khu vực lân cận. Ngoài ra, địa bàn huyện còn các tuyến quan trọng do địa phương quản lý như: sông Cái Cấm, rạch Ba Vát, rạch Cát Lở … Về vị trí kinh tế, do có vị trí nằm ở khu vực trung lưu tam giác châu của hệ thống sông Hàm Luông và Cổ Chiên, đất đai có phổ thích nghi rộng với kinh tế vườn; là cửa ngõ của vùng cù lao Minh hướng về TP Bến Tre, thuận lợi trong giao lưu với các địa bàn vùng ngọt (Chợ Lách) và vùng mặn (Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú) và các huyện lân cận thuộc tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long. 2. Điều kiện tự nhiên 2.1. Khí hậu, thời tiết Khí hậu huyện Mỏ Cày Bắc mang đặc điểm khí hậu chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với nền nhiệt cao đều quanh năm, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, các chỉ tiêu khí hậu như quang năng, vũ lượng gió, bốc hơi, ẩm độ không khí … phân hóa thành hai mùa rõ rệt với một số đặc trưng của vùng cận duyên biển Đông. - Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 27 - 27,1 o C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn; tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất (28,7 o C), tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (25,3 o C); tổng tích ôn năm cao (9.900 - 10.000 o C). - Ẩm độ tương đối của không khí bình quân năm là 83-84% và thay đổi theo mùa; mùa mưa ẩm độ không khí cao, đạt cực đại vào tháng 9-10 (86- 90%); mùa khô ẩm độ thấp và đạt trị số cực tiểu vào tháng 2 - 3 (79-82 %). - Lượng mưa, lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 1.317 - 1.747 mm (từ năm 2000 - 2009), lượng mưa phân bố không đồng đều theo các mùa trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm đến 98% lượng mưa năm và tập trung vào các tháng 9-10 (36%), lượng mưa có khuynh hướng giảm dần từ tây sang đông. 2 BÁO CÁO TỔNG HỢP, THÁNG 8/2011 2 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỎ CÀY BẮC ĐẾN NĂM 2020 - Số giờ nắng cao, bình quân năm khoảng 2.000 giờ/năm và khoảng 5,5 giờ/ngày. Vào mùa khô số giờ nắng từ 6 -6,3 giờ/ngày, vào mùa mưa là 5,1 - 5,3 giờ/ ngày. - Gió, trong năm thường thịnh hành hai hướng gió chính: gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10) mang theo mưa và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4) với vận tốc 3 -5 m/s, có khi đạt tới 10m/s trong tháng 3 và tháng 11 -12 đôi khi gây thiệt hại cho vùng bờ biển. 2.2. Thủy văn Sông rạch trên địa bàn Mỏ Cày Bắc chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông. - Chu kỳ triều ngày: trong ngày có 2 lần nước lên 2 lần nước xuống trung bình 24g50' thời gian triều lên và xuống gần bằng nhau và bằng khoảng 6 giờ, chênh lệch 2 đỉnh triều trong ngày từ 0,2-0,3m. - Chu kỳ triều tháng và nửa tháng: trong tháng có 2 triều cường vào ngày 3 và 17 âm lịch, với 2 kỳ triều kém vào ngày 7 và 23 âm lịch. - Chu kỳ năm: có 2 đỉnh triều cao nhất vào tháng 12 và tháng 01 hàng năm, chân triều kém nhất vào tháng 6 và tháng 7. Chênh lệch giữa đỉnh cao và chân thấp từ 0,5 - 0,6m. Nguyên nhân do cơ chế gió mùa ảnh hưởng đến mực nước biển Đông, về mùa Đông gió chướng thổi từ biển vào lục địa gây nên hiện tượng dâng nước dọc bờ biển Đông. Về mùa hè gió mùa Tây Nam thổi từ đất liền ra biển gây nên hiện tượng thủy triều kém. Trên các sông lớn, lưu lượng từ nguồn vào mùa lũ (tháng 7 - 11) chiếm 70 - 80% (Hàm Luông 3.360 m 3 /s, Cổ Chiên 2.280 m 3 /s), tháng 12 - 4 chỉ chiếm 20 - 25% (Hàm Luông 829 m 3 /s, Cổ Chiên 710 m 3 /s). Tốc độ truyền triều trên sông Hàm Luông khá mạnh ước khoảng 15 - 25 km/h. Ranh mặn 4g/l vào cao điểm mùa khô đều vượt qua ranh giới của huyện; trong những năm triều trung bình, ranh mặn 4g/l có thể đến Nhuận Phú Tân và Tân Thành Bình và vượt khỏi ranh giới huyện vào tháng 4. Trong những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ ở thượng nguồn làm giảm lượng nước đổ về phía biển, nên xu hướng mặn ngày càng xâm nhập sâu hơn vào đất liền. 2.3. Địa hình - địa mạo Địa hình của huyện thuộc kiểu đồng bằng châu thổ có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. 3 BÁO CÁO TỔNG HỢP, THÁNG 8/2011 3 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỎ CÀY BẮC ĐẾN NĂM 2020 - Các giồng cát có cao trình theo hệ thống UTM khoảng 3-4 m tập trung chủ yếu tại địa bàn xã Phước Mỹ Trung và Tân Bình. - Phần lớn địa bàn có cao trình biến thiên phổ biến từ 1,5 -1,9m với khuynh hướng thấp dần từ sông lớn vào trong nội địa, hình thành 2 vùng trũng tương đối (có cao trình 1,0-1,2 m) tại khu vực Thạnh Ngãi-Phước Mỹ Trung-Thành An và tại Nhuận Phú Tân. Về địa mạo, dựa vào nguồn gốc phát sinh và hình thái, có thể phân chia thành các đơn vị địa mạo sau: 2.3.1. Nguồn gốc sông - Bãi bồi thấp ven sông: chủ yếu trên sông Hàm Luông, đoạn từ chân cầu Hàm Luông về phía hạ nguồn. Bãi bồi thường kéo dài 0,3-1,5 km, rộng 20-200 m, thường xuyên bị ngập nước, chỉ lộ ra vào lúc triều ròng và vào mùa khô. - Bãi bồi ven sông: phân bố chủ yếu ven sông Hàm Luông (Thanh Tân). Độ cao địa hình từ 0,7-1,6 m, rộng 100-300m, kéo dài hàng chục km. - Đê thiên nhiên ven sông bị tác động bởi nhân sinh: dãi đất cao dọc theo bờ Bắc sông Cổ Chiên đoạn tiếp giáp với huyện Chợ Lách đến ranh huyện Mỏ Cày Nam về phía hạ nguồn. Các dãi đê bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động nhân sinh, so với vùng thượng nguồn (Vĩnh Bình - Chợ Lách) thì các dãi đê thiên nhiên đã hạ thấp dần và hòa với bề mặt đồng bằng. - Trũng đầm lầy sông: dạng địa hình này phân bố khá rộng theo không gian và nằm chuyển tiếp với đồng bằng hỗn hợp sông biển, dưới dạng đồng bằng trũng ở giữa sông Hàm Luông và Cổ Chiên (Phước Mỹ Trung, Thành An ). 2.3.2. Nguồn gốc biển Các giồng cát cổ với nhiều thế hệ khác nhau, cao từ 2,5-3,5 m khảm trên bề mặt đồng bằng vào tạo cảnh quan điển hình vùng hạ châu thổ. Các cồn cát thường chạy song song với nhau và song song với bờ biển. 2.3.3. Nguồn gốc hỗn hợp Dạng địa hình đồng bằng sông biển chiếm phần lớn diện tích của huyện, có bề mặt nghiêng thoải nhẹ dần về phía Đông Nam, độ cao trung bình 1-2 m, độ chia cắt ngang từ 0,5-1,5 km/km2 bởi hệ thống sông rạch dạng ô mạng nhánh cây. Cục bộ một vài nơi có địa hình thấp bị ngập nước 20-30 cm vào mùa lũ 3. Tài nguyên thiên nhiên 3.1. Thổ nhưỡng Trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc có các nhóm đất chính sau: 4 BÁO CÁO TỔNG HỢP, THÁNG 8/2011 4 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỎ CÀY BẮC ĐẾN NĂM 2020 3.2.1 Nhóm đất bị xáo trộn (đất liếp) Phân bố hầu hết trên địa bàn huyện với tổng diện tích khoảng 9.875 ha, chiếm gần 64% tổng diện tích tự nhiên. Đất thường ít chua, hàm lượng dinh dưỡng trung bình được hình thành do quá trình cải tạo của con người từ các loại đất phèn với nhiều độ tuổi khác nhau từ 3 - 80 năm. 3.2.1 Nhóm đất phù sa Nhóm đất phù sa phân bố rải rác trên khắp địa bàn Huyện với diện tích khoảng 1.970 ha (chiếm 13% diện tích đất tự nhiên) gồm 4 loại đất: - Đất phù sa mới phát triển (P) - Đất phù sa đã phát triển, úng thủy (Pg) - Đất phù sa đã phát triển có đốm rỉ nâu đỏ (P(f)) - Đất phù sa rất phát triển loang lổ đỏ vàng (Pf) Đất có phản ứng từ chua nhẹ đến gần trung tính, thành phần cơ giới chủ yếu là bột sét, hàm lượng mùn từ trung bình đến khá, khá giàu đạm và kali, tương đối nghèo lân, dung tích hấp thu và độ no baz từ khá đến cao. Độ phì thuộc vào loại từ khá đến cao và có phổ thích nghi rộng (lúa, dừa, mía, rau màu, cây ăn trái ). 3.2.2 Nhóm đất phèn Đất phèn trên địa bàn thuộc loại đất phèn hoạt động sâu có diện tích khoảng 486 ha (chiếm13% diện tích tự nhiên), phân bố rải rác tại các vùng trũng thuộc các xã Tân Thành Bình, Thành An và một phần ở Tân Phú Tây và Thạnh Ngãi. Đất có phản ứng từ chua đến chua nhẹ, thành phần cơ giới chủ yếu là sét, hàm lượng mùn từ khá đến cao, khá giàu đạm và kali, rất nghèo lân, dung tích hấp thu cao nhưng độ no baz ở mức độ từ trung bình đến thấp. Độ phì thuộc vào loại trung bình và cần có biện pháp rửa phèn và bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. 3.2.3 Nhóm đất giồng Chiếm diện tích khoảng 20% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu ở 2 xã Phước Mỹ Trung và Tân Bình. Đất thuộc loại cát biển đã phân hóa phẫu diện (Cz) được cấu tạo bởi cát pha màu vàng, nghèo hữu cơ, khả năng giữ nước và phân kém, thông thoáng, khả năng phân giải các chất hữu cơ cao; đất có phản ứng từ chua đến chua nhẹ, nghèo mùn, đạm, lân và kali, dung tích hấp thu và độ no baz thấp. Độ phì thuộc vào loại trung bình đến kém; tuy nhiên, nhờ vào khả năng thoát nước tốt nên có phổ thích nghi rộng, trong điều kiện điều chỉnh phân bón hợp lý, có thể thâm canh hiệu quả các loại rau màu và một số cây ăn trái trên đất giồng. 5 BÁO CÁO TỔNG HỢP, THÁNG 8/2011 5 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỎ CÀY BẮC ĐẾN NĂM 2020 3.2. Tài nguyên nước 3.2.1. Nước mưa Lượng mưa trên địa bàn được xếp vào loại trung bình thấp so với bình quân của Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, chất lượng nước mưa trong sạch có thể sử dụng để ăn uống và sinh hoạt nếu có phương tiện thu hứng sạch sẽ, hợp vệ sinh. 3.2.2. Nước mặt Nguồn nước ngọt trên địa bàn được cung cấp bởi các sông lớn bao gồm: - Sông Hàm Luông, dài khoảng 17,7 km bắt đầu từ ranh giới huyện Chợ Lách đến ranh Mỏ Cày Nam, bề rộng biến động trong khoảng 800 - 1.800 m, lưu lượng về mùa mưa 3.360 m 3 /s, mùa khô 829 m 3 /s. - Sông Cổ Chiên, dài khoảng 10,6 km, rộng khoảng 500 - 1.200 m, lưu lượng về mùa mưa 2.880 m 3 /s, mùa khô 710 m 3 /s. Ngoài ra, địa bàn huyện còn có hệ thống các sông rạch mang tính chất kết nối thành hệ thống như: sông Cái Cấm, sông Thơm, sông Cái Hang, sông Ba Vát, sông Dòng Keo, sông Cát Lở … Do ảnh hưởng của chế độ thủy văn trong vùng nên lượng nước mặt phân bổ không đồng đều về lưu lượng cũng như chất lượng nước giữa các mùa (mùa kiệt, mùa lũ) trong năm. Vào mùa kiệt, địa bàn thường bị thiếu nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt do ảnh hưởng quá trình xâm nhập mặn từ biển Đông và tình trạng này được cải thiện hơn trong mùa mưa. 3.2.3. Nước ngầm - Nước giồng cát Nước giồng cát thường phân bố ở các giồng cát có độ cao từ 2,5-5,0m, bề dày tầng nước từ 3-7m, có nơi đến 10m, lưu lượng từ 0,01 - 0,9 l/s. Qua khảo sát, nước giồng cát có module khai thác khoảng 844m3/ngày/km2 với nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước mưa, Nguồn cung cấp cho tầng nước này chủ yếu là nước mưa, do đó chất lượng nước thay đổi theo mùa. Trữ lượng nước do nước mưa ngấm xuống khoảng 12x10 6 m3. Nhìn chung, về mặt lý hóa, nước giồng cát có thể tạm đáp ứng yêu cầu sinh hoạt ở nông thôn trong hoàn cảnh hiện nay, dĩ nhiên về mặt vi sinh còn nhiều vấn đề cần phải xử lý. - Nước ngầm tầng nông (<100m) Phân bố ở các xã Tân Bình, Thành An và Phước Mỹ Trung. Đây là phức hệ chứa nước Pleistocene, gồm hai tầng: 6 BÁO CÁO TỔNG HỢP, THÁNG 8/2011 6 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỎ CÀY BẮC ĐẾN NĂM 2020 - Tầng thứ nhất, ở độ sâu 30 - 50 m với bề dày tầng chứa nước nhỏ hơn 10m. Nước có tính kiềm, độ pH từ 6,5 - 7, hàm lượng sắt cao từ 0,5-5mg/l, độ mặn dao động từ 454 -5.654mg/l. - Tầng thứ hai ở độ sâu từ 60 -90 m với bề dày tầng chứa nước lớn hơn 10m. Nước có độ pH từ 6 -7,5, hàm lượng sắt cao từ 0,04 -10mg/l, độ mặn dao động từ 454 - 15.071mg/l. Qua phân tích nguồn nước ngầm tầng nông cho thấy nguồn nước bị nhiễm mặn và có xu hướng tăng cao trong mùa khô, tuy nhiên về mặt vi sinh tương đối sạch, phèn thấp có thể sử dụng cho sinh hoạt trong điều kiện khan hiếm nước. Kết quả khảo sát khoan thăm dò nước ngầm tầng sâu (từ 125 - 504m) ở khu vực huyện cho thấy nước ngầm bị nhiễm mặn hoàn toàn trên toàn diện tích. 3.3. Tài nguyên sinh vật Về tài nguyên thực vật tự nhiên, do địa bàn đã được khai thác hướng nông nghiệp nhiều năm, các loại thực vật đặc trưng cho rừng ngập nước lợ ven sông (bần chua, dừa lá…) không còn nhiều. Về tài nguyên động vật, địa bàn huyện là vùng di trú thủy sản thuộc đới II, III từ cửa biển vào, nguồn thủy sản mới vừa trưởng thành khá phong phú, đặc biệt là giống tôm càng xanh (Macrobranchium sp). Tuy nhiên, với mức độ khai thác hiện nay, nguồn thủy sản lợ tự nhiên đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Nhìn chung, với vị trí địa lý kinh tế, tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như đã nêu trên, huyện Mỏ Cày Bắc có một số lợi thế nhất định như sau: - Đất đai có phổ thích nghi rộng, địa hình bằng phẳng, chế độ triều cho phép tưới tiêu tự chảy, thích nghi với phát triển kinh tế vườn và chăn nuôi quy mô tập trung. - Ví trị trí là cửa ngõ của vùng cù lao Minh thông qua hệ thống các tuyến đường trục QL.60, QL.57, ĐT. 882, huyện Mỏ Cày Bắc có vị trí giao lưu thuận lợi với các địa bàn vùng ngọt (Chợ Lách) và vùng mặn lợ (Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú). Đồng thời, khi cầu Hàm Luông đi vào hoạt động thì vai trò là điểm đầu cầu giao lưu kinh tế, hàng hóa trong vùng cù lao Minh và các huyện lân cận thuộc tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh đến thành phố Bến Tre càng được phát huy rõ nét. Tuy nhiên vị trí địa lý trên cũng có một số hạn chế nhất định sau : - Nguồn nước bị nhiễm lợ trong mùa khô; độ mặn biến thiên khá nhanh theo độ sâu truyền triều và con triều, gây ảnh hưởng đến bố trí sản xuất nông ngư nghiệp 7 BÁO CÁO TỔNG HỢP, THÁNG 8/2011 7 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỎ CÀY BẮC ĐẾN NĂM 2020 và cấp nước sinh hoạt -đặc biệt vào mùa khô. Các sông rạch nội đồng bước đầu cũng cho thấy có hiện tượng nhiễm bẩn. - Điều kiện địa chất công trình kém, dẫn đến tăng chi phí xây dựng trên địa bàn - Các tác động của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu và biển dâng (ngập triều, xâm nhập mặn, thay đổi khí hậu và dòng chảy biển) sẽ có tác động lên địa bàn trong tương lai. 4. Tài nguyên đất đai và sử dụng Tổng diện tích tự nhiên của huyện Mỏ Cày Bắc năm 2010 là 15.804 ha. 4.1. Nhóm đất nông nghiệp Diện tích nhóm đất nông nghiệp là 12.864 ha (81,4% diện tích tự nhiên), trong đó 99,7% diện tích là đất canh tác nông nghiệp; đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm diện tích nhỏ. - Đất cây hàng năm chiếm 1.175 ha (9,2% diện tích đất canh tác nông nghiệp), trong đó đất lúa có diện tích 766 ha (65% diện tích đất cây hàng năm) tập trung chủ yếu ở các xã Nhuận Phú Tân, Khánh Thạnh Tân, Tân Thành Bình, Tân Phú Tây và Phước Mỹ Trung. Đất chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm có diện tích 409 ha (35% diện tích đất cây hàng năm) chủ yếu là rau màu tập trung tại các xã Tân Bình, Nhuận Phú Tân, Khánh Thạnh Tân; cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là mía phân bố nhiều nhất tại khu vực phía Nam. - Đất cây lâu năm chỉ chiếm tỷ trọng cao (90,8% đất canh tác nông nghiệp) 11.655 ha, phần lớn là vườn dừa trồng xen cây ca cao và cây ăn trái trên đất liếp. - Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm diện tích thấp (4 ha) chủ yếu là nuôi cá ao hầm khu vực thổ cư. Bình quân đất nông nghiệp/người nông thôn khoảng 1.247 m 2 , trong đó có khoảng 113 m 2 đất cây hàng năm, 1.130 m 2 đất cây lâu năm, thuộc vào loại thấp so với chỉ số bình quân toàn tỉnh. Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2009, 2010 (Đơn vị: hecta) 2009 2 010 Diện tích đất tự nhiên 15 464 15 804 I. Đất nông nghiệp 12 947 12 864 1. Đất sản xuất nông nghiệp 12 926 12 830 1.1. Cây hàng năm 1 865 1 175 1.1.1. Lúa 1 000 766 8 BÁO CÁO TỔNG HỢP, THÁNG 8/2011 8 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỎ CÀY BẮC ĐẾN NĂM 2020 1.1.2. Cây hàng năm khác 865 409 1.2. Cây lâu năm 11 061 11 655 3. Đất nuôi trồng TS 7 4 5. Đất nông nghiệp khác 15 29 II. Đất phi nông nghiệp 2 516 2 918 1. Đất ở 726 757 2. Đất chuyên dùng 333 329 2.1. Trụ sở cơ quan 15 14 2.2. Quốc phòng, an ninh 7 5 2.3. SXKD phi nông nghiệp 5 5 2.4. Công trình công cộng 305 304 3. Đất tôn giáo 21 14 4. Đất nghĩa trang nghĩa địa 128 75 5. Đất sông rạch, mặt nước CD 1 309 1 744 Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi trường huyện Mỏ Cày Bắc 4.2. Đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp (kể cả sông rạch) chiếm 2.918 ha (18,6% diện tích tự nhiên), trong đó 25,9% diện tích là đất ở, 11,3% là đất chuyên dùng và có đến 59,8% là sông rạch, mặt nước chuyên dùng. - Đất ở chiếm 757 ha, bình quân đất ở/người thuộc vào loại cao (72 m 2 ). - Đất chuyên dùng chiếm 329 ha với 14 ha đất trụ sở cơ quan, 5 ha đất quốc phòng an ninh, 5 ha đất sản xuất kinh doanh, 304 ha đất công trình công cộng. Bình quân đất ở và đất công trình dân dụng vào khoảng 154 m 2 /người, thuộc vào loại khá cao so với bình quân toàn tỉnh do chỉ số đất ở/người thuộc vào loại cao. Nhìn chung: - Phần lớn quỹ đất trên địa bàn huyện đã được sử dụng, trong đó tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao (81,4%). - Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, cây hàng năm chiếm tỷ trọng thấp (9,2% đất canh tác nông nghiệp) với rau màu và cây công nghiệp; cây lâu năm chiếm tỷ trọng cao (trên 90,8% đất canh tác nông nghiệp) với ưu thế của vườn dừa trồng xen cây ca cao và cây ăn trái; đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng không đáng kể. 9 BÁO CÁO TỔNG HỢP, THÁNG 8/2011 9 QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MỎ CÀY BẮC ĐẾN NĂM 2020 - Trong nội bộ đất nông nghiệp có sự chuyển dịch từ đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm nhưng sự chuyển dịch này tương đối chậm, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản hầu như không biến động. 5. Phân vùng kinh tế - xã hội Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên có kết hợp với thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, có thể chia huyện Mỏ Cày Bắc thành 3 vùng như sau: 5.1. Vùng Bắc ĐT.882 Bao gồm các xã Thanh Tân, Phú Mỹ, Thạnh Ngãi, Tân Phú Tây và Tân Thành Bình. - Phát triển kinh tế hiện trạng: về nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là dừa bước đầu xen ca cao, cây ăn trái và làng nghề hoa kiểng, sản xuất giống cây ăn trái; thủy sản mương vườn; tiểu thủ công nghiệp phát triển kém; thương mại dịch vụ tập trung tại tuyến QL.60 gần cầu Hàm Luông (xã Thanh Tân, Tân Thành Bình). - Trục phát triển chính: QL.60 và ĐT.882, ĐH.32, đường Thân Thành Bình - Thạnh Ngãi - Trung tâm phát triển: Thanh Tân, Tân Thành Bình 5.2. Vùng Nam QL.57 Bao gồm các xã Hưng Khánh Trung A, Nhuận Phú Tân, Tân Thanh Tây và Khánh Thạnh Tân. - Phát triển kinh tế hiện trạng: về nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là dừa, rau màu, thủy sản mương vườn, chăn nuôi bò, sản xuất giống cây ăn trái và hoa kiểng. Tiểu thủ công nghiệp khá phát triển tại khu vực Khánh Thạnh Tân. Dịch vụ phát triển chủ yếu ở các trung tâm xã và ven trục QL.57. - Trục phát triển chính: QL. 57, ĐH.21 - Trung tâm phát triển : Nhuận Phú Tân (đầu cầu giao lưu với Vĩnh Long), Khánh Thạnh Tân (khu phát triển công nghiệp - TTCN) 5.1. Vùng giữa QL.57- ĐT.882 Bao gồm các xã Phước Mỹ Trung, Hòa Lộc, Tân Bình, Thành An. - Phát triển kinh tế hiện trạng: về nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là dừa xen ca cao; cây ăn trái, thủy sản mương vườn, chăn nuôi heo. Tiểu thủ công nghiệp phát triển khu vực ngoại vi của trung tâm xã Phước Mỹ Trung. - Trục phát triển chính: QL.60, QL.57, ĐT.882 và một số đường huyện trong khu vực. 10 BÁO CÁO TỔNG HỢP, THÁNG 8/2011 10