1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm của làng nghề phù lãng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

146 407 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 23,69 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC NONG NGHIEP HA NOI

NGUYEN VAN DIEP

NANG CAO NANG LUC CANH TRANH

SAN PHAM GOM CUA LANG NGHE PHU LANG, HUYỆN QUE VO, TINH BAC NINH

LUAN VAN THAC Si KINH TE

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Ma sé: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN THỊ DƯƠNG NGA

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn nay là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Trang 3

LOI CAM ON

Để hoàn thành luận văn này cũng như hoàn thành cả quá trình học tập, rèn luyện là nhờ sự dạy dỗ động viên và dìu dắt nhiệt tình của các thầy giáo,

cô giáo trong Khoa sau Đại học, Khoa kinh tế và phát triển nông thơn cùng

gia đình và tồn thể bạn bè Nhân dịp này em xin được gửi lời cảm ơn chân

thành của mình đến BGH, Ban chủ nhiệm khoa, các thầy giáo, cô giáo đã chỉ

dẫn, dạy dỗ cho em những kiến thức vô cùng quý giá để em có thể trưởng

thành một cách vững vàng

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn kinh tế lượng, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Dương Nga là người

trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, UBND cùng toàn thể bà con nhân

dân xã Phù Lãng đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin

cần thiết để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Cảm ơn tất cả bạn bè gần xa đã chia xẻ, động viên tôi trong suốt quá

trình học tập cũng như trong quá trình làm luận văn này

Cuối cùng con muốn giành lời cảm ơn đặc biệt nhất đến với bố mẹ, anh

em và những người thân đã giành cho tình yêu thương và nguồn động viên an

ủi lớn nhất

Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2008

Tác giả luận văn

Trang 4

1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 3.1 3.2 4.1 4.1.1 4.2 4.2.1 4.2.2 4.2.3 4.3 4.3.1 MUC LUC Loi cam doan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các sơ đồ Mở đâu

Tính cấp thiết của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Cơ sơ lý luận và thực tiễn Cơ sở lý luận

Cơ sở thực tiễn

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ đồ gốm ở xã Phù Lãng Sản xuất và tiêu thụ gốm của làng nghề

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gốm tại các hộ điều tra

Thông tin chung về các hộ điều tra

Tình hình sản xuất gốm tại các hộ điều tra

Trang 5

4.3.2 Cạnh tranh về tính khác biệt của sản phẩm và các dịch vụ đi kèm 102

4.3.3 Cạnh tranh về khả năng thâm nhập thị trường 104

4.3.4 Phân tích mô hình kim cương cho gốm Phù Lãng 108

Trang 7

STT 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 4.11 4.12 4.13 4.15 4.16 4.17 4.18 4.19 4.20 4.21 4.22 4.23 DANH MUC BANG Tén bang Trang

Chỉ phí sản xuất vải và thép của Ấn Độ và Việt Nam Sản lượng vải và thép khi chưa có thương mại quốc tế Sản lượng vải và thép khi có thương mại quốc tế Chi phí sản xuất vải và thép của Ấn Độ và Việt Nam So sánh chất lượng/Công nghệ về Gốm theo Quốc gia Tình hình đất đai của xó Phù Lãng năm 2005 - 2007

Tình hình dân số - lao động của xã Phù Lãng năm 2005-2007 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Phù Lãng năm 2005-

2007

Kết quả phát triển kinh tế xã Phù Lãng năm 2005-2007 Số lượng cơ sở sản xuất gốm tại Phù Lãng năm 2007

Đặc trưng về hình thái, tính chất một số sản phẩm gốm Phù Lãng Tình hình phát triển nghề gốm Phù Lãng năm 2005-2007

Giá trị sản xuất của sản phẩm gốm Phù Lãng năm 2005-2007

Tình hình cơ bản của chủ hộ năm 2007

Điều kiện kinh tế của các nhóm hộ điều tra năm 2007 Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra

Kết quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra Chi phí sản xuất gốm của nhóm hộ năm 2007

Trang 8

4.24 Đặc điểm, tính chất, dịch vụ đi kèm của gốm Phù Lãng

và Bát Tràng 103

4.25 _ Thị trường tiêu thụ trong nước của gốm Phù Lãng va Bát Tràng 106

4.26 _ Thị trường xuất khẩu của gốm Phù Lãng và Bát Tràng 107

Trang 9

STT 3.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 STT 3.1 4.2 4.3 4.4 DANH MỤC ĐỒ THỊ Tên đồ thị

Số lượng cơ sở sản xuất gốm theo quy mô năm 2007 Sự biến động sản xuất gốm ở Phù Lãng từ năm 2005-2007 Giá trị sản lượng ngành gốm Phù Lãng qua 3 năm

Tổng vốn bình quân một hộ điều tra

Giá trị sản lượng của các nhóm hộ năm 2007 Kết quả và hiệu quả sản xuất gốm của các nhóm hộ

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Tên sơ đồ

Mô hình kim cương

Các công đoạn chính sản xuất gốm

Trang 10

1 M6 DAU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông thôn Việt Nam chiếm tới 73% dân số của cả nước, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp Bởi vậy, việc phát triển công nghiệp nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến trình CNH- HĐH đất nước

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ” Khuyến

khích để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp và dịch

vụ ở nông thôn , phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh

nghiệp nhỏ và vừa; phát triển bền vững các làng nghề Tạo điều kiện cho lao

động nông thôn có việc làm cả trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và

dịch vụ, tại chỗ và ngoài nông thôn ”[9] Do đó, trong những năm qua, Đảng

và nhà nước đã quan tâm đến việc khôi phục và phát triển các làng nghề

truyền thống, cụ thể: Một khoản đầu tư trên 11000 tỷ đồng dự kiến sẽ được rót

cho lĩnh vực bảo tồn và phát triển làng nghề ở Việt Nam từ nay đến năm

2020.[31]

Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO, các làng nghề, các

doanh nghiệp có nhiều cơ hội song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khác như: Các sản phẩm chịu sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại hết sức gay gắt ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới

Phù Lãng là một xã thuộc huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh xa xưa vốn là

một trong ba trung tâm gốm của miền Bắc, đó là: Thổ Hà (Bắc Giang), Bát

Tràng (Hà Nội) cùng có tuổi đời trên 600 năm và cũng là một làng nghề tiêu

biểu trong 62 làng nghề truyền thống của tỉnh Sản phẩm của làng nghề đó là đồ gốm Phù Lãng

Trong quá trình phát triển nghề truyền thống, gốm Phù Lãng đã trải qua

Trang 11

vẫn tồn tại duy trì và kết quả là hiện nay gốm Phù Lãng đã có mặt ở một số

thị trường xuất khẩu như Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc Mặc dù vậy, mới chỉ có

một số rất ít nhà sản xuất gồm Phù Lãng tham gia các thị trường này, còn lại số đông là các hộ sản xuất nhỏ lẻ các sản phẩm có giá trị hàng hóa thấp Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng cũng như cơ hội của các sản phẩm gốm khi gia nhập WTO đang là vấn đề được chính quyền địa phương và các hộ sản xuất phải quan tâm tới Mục tiêu cuối cùng phải nâng cao sức cạnh tranh của sản

phẩm truyền thống này, mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất Vậy

hiện tại khả năng cạnh tranh của gốm Phù Lãng như thế nào? Và làm thế nào để

nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của gốm Phù Lãng?

Để góp phần giải đáp những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dé tài :”Wáng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm của làng nghề

Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”

Nghiên cứu đề tài này sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc đề ra giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển làng nghề, giữ gìn các văn hóa cổ truyền

và nâng cao đời sống cho nhân dân địa phương góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục đích nghiên cứu đề tài để nhằm đưa ra cách nhìn đầy đủ về sức

cạnh tranh sản phẩm từ đó để xuất những biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của một số sản phẩm chủ yếu làng nghề gốm Phù Lãng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về làng nghề, sản xuất gốm và năng

lực cạnh tranh sản phẩm hàng hóa

- Đánh giá thực trạng sản xuất gốm Phù Lãng trong thời gian qua

Trang 12

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của gốm

Phù Lãng

1.3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh một số sản phẩm chính của làng nghề, của các hộ làm

gốm ở xã Phù Lãng theo quy mô khác nhau 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

e_ Về không gian

Đề tài chủ yếu đi sâu điều tra, khảo sát các hộ sản xuất gốm trên địa bàn xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh Điều tra một số hộ sản xuất

gốm ở Bát Tràng về những vấn đề có liên quan đến đề tài

e_ Về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt

động sản xuất, năng lực cạnh tranh sản phẩm gốm của làng nghề

e_ Về thời gian

Trang 13

2 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận về năng lực cạnh tranh

Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành, năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ

2.1.1.1 Năng lực cạnh tranh của một quốc gia [28]

Năng lực cạnh tranh đã trở thành một trong những quan tâm của chính

phủ và các ngành sản xuất trong mỗi quốc gia Theo M Porter, có nhiều cách giải thích vì sao một số quốc gia thành công và một số thất bại khi cạnh tranh trên quốc tế Mặc dù các cách giải thích này thường mâu thuẫn nhau, và không có một lý thuyết chung nào được chấp nhận

Một số cho rằng năng lực cạnh tranh của quốc gia là một hiện tượng kinh tế vĩ mô, chịu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái,

lãi suất Tuy nhiên một số quốc gia lại có mức sống dân cư tăng lên mặc dù

bị thâm hụt ngân sách cao như Nhật, Italia và Hàn Quốc (Micael, 1985) Một

số khác cho rằng năng lực cạnh tranh là một hàm số của lao động đồi dào với

mức lương thấp Tuy vậy một số nước như Đức, Thuy Sỹ và Thuy Điển lại có mức thu nhập rất cao trong khi họ thiếu lao động và giá nhân công rất cao

Kết quả của năng lực cạnh tranh của quốc gia là sự tăng trưởng ổn định của năng suất và cải thiện mức sống của dân cư nước đó

Micheal E Porter với mô hình Kim cương (Diamond Model) trong phân

tích lợi thế cạnh tranh lại cho rằng các yếu tố (các mũi nhọn của kim cương) tạo nên sự cạnh tranh của một quốc gia gồm có (¡) chiến lược, cơ cấu công

ty/doanh nghiệp, sự cạnh tranh; (ï¡) điều kiện cầu; (ii) các điều kiện nguồn

Trang 14

quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tuy nhiên yếu tố chính phủ và sự thay đổi cũng được đưa vào ảnh hưởng đến cả bốn yếu tố trên Mô hình này thường để phân tích đánh giá sức cạnh tranh của môt quốc gia trong một ngành công nghiệp nhất định, hoặc sức cạnh tranh của một địa phương cho một ngành sản xuất nhất định

Trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia được đề xuất bởi M.Porter (1990), chúng ta thấy ông đã tập trung vào việc giải thích những vấn đề trên

Với lý thuyết này, M.Porter cho rằng sự gia tăng mức sống và sự thịnh vượng

của quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đổi mới, khả năng tiếp cận nguồn vốn và hiệu ứng lan truyền công nghệ của nền kinh tế Nói tổng quát hơn, sức cạnh tranh cuả một quốc gia phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế Sức cạnh tranh của một ngành lại xuất phát từ năng

lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành: khả năng đổi mới công

nghệ, sản phẩm, cung cách quản lý của ngành và môi trường kinh doanh Các đầu vào quan trọng đối với hoạt động sản xuất của nền kinh tế không phải chỉ thuần là lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên mà còn là những đầu vào do

chính doanh nghiệp hoặc chính phủ tạo ra Với cách nhìn nhận như vậy,

M.Porter (1990) cho rằng bốn yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là :

1.Chiến lược của doanh nghiệp, cơ cấu và sự cạnh tranh: Những ngành có chiến lược và cơ cấu phù hợp với các định chế và chính sách cuả quốc gia,

hoạt động trong môi trường có cạnh tranh trong nước căng thẳng hơn sẽ có

tính cạnh tranh quốc tế mạnh hơn Chẳng hạn như ngành sản xuất xe hơi của Nhật có một số công ty cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới một phần là do các công ty này đã cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước, luôn

suy nghĩ và hành động mang tính chiến lược

Trang 15

trong nước thì mới có khả năng cạnh tranh quốc tế tốt hơn Thị trường trong nước với số cầu lớn, có những khách hàng đòi hỏi cao và môi trường cạnh

tranh trong ngành khốc liệt hơn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn Chẳng hạn

như ngành chế biến thức ăn nhanh của Hoa Kỳ có khả năng cạnh tranh được trên thị trường quốc tế bởi lẽ người tiêu dùng Hoa Kỳ là những người đòi hỏi tốc độ và sự thuận tiện nhất thế giới

3.Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: Tính cạnh tranh của một ngành phụ thuộc vào sức mạnh của các nhà cung cấp các nhập lượng và các dịch vụ hỗ trợ Các nhà cung cấp nhập lượng có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu có thể mang lại cho doanh nghiệp - khách hàng của họ lợi thế về chi phí

và chất lượng Các ngành có quan hệ ngang cũng mang lại lợi thế cạnh tranh

thông qua sự lan truyền công nghệ Sự hiện diện cụm công nghiệp tạo ra cho

doanh nghiệp lợi thế kinh tế theo quy mô Ví dụ như ngành sản xuất máy tính

của Hoa Kỳ là ngành đầu đàn vì các công ty có nhiều sáng kiến trong ngành

công nghiệp bán dẫn, vi xử lý, hệ thống điều hành và dịch vụ vi tính

4.Các điều kiện về các yếu tố sản xuất: bao gồm chất lượng lao động,

vốn và lao động rẻ, cơ sở hạ tầng mạnh và công nghệ cao sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngành và của các quốc gia ở đây chúng ta nhấn mạnh đến chất lượng của các yếu tố đầu vào được tạo ra chứ không phải là nguồn lực trời cho ban đầu Chẳng hạn như ngành sản xuất thép ở Ấn Độ có khả năng

cạnh tranh trên thị trường thế giới dù họ không có tài nguyên về sắt hoặc than,

mà bởi vì họ có công nghệ sản xuất tốt

Một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong những ngành mà người ta tìm

Trang 16

2.1.1.2 Năng lực cạnh tranh của một ngành sản xuất và của doanh nghiệp Một trong các yếu tố trọng tâm chúng ta quan tâm là giải thích vì sao

các công ty trong một nước lại có thể cạnh tranh một cánh thành công với các cơng ty nước ngồi trong cùng một ngành sản xuất Hay ngành công nghiệp của nước này lại thành công hơn so với nước khác khi tham gia trên thị trường

quốc tế Năng lực cạnh tranh của một ngành chịu ảnh hưởng của sự cộng tác

và phối hợp giữa các doanh nghiệp trong ngành đó

Vậy để cạnh tranh, các doanh nghiệp trong ngành chắc chắn phải có lợi thế cạnh tranh dưới dạng (¡) chi phí thấp hơn hoặc (ï¡) tạo ra sự khác biệt trong

sản phẩm mà có thể được bán với giá cao hơn

Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp/hãng là khả năng doanh

nghiệp/hãng đó có thể duy trì và củng cố vị trí của nó trên thị trường nội địa

và quốc tế Năng lực cạnh tranh liên quan đến các vấn đề về nguồn lực và chất

lượng của các nguồn lực này, và cách thức tổ chức sử dụng chúng

Các hãng đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua hành động đổi mới:

công nghệ mới và cách thức quản lý, làm việc mới Kết quả của sự đổi mới này là thiết kế sản phẩm mới, quy trình sản xuất mới, phương pháp tiếp thị

mới, hay một cách thức mới trong đào tạo Đôi khi sự đổi mới thường liên

quan tới các ý tưởng thậm chí không phải là mới, và luôn liên quan đến các đầu tư vào kỹ năng, kiến thức, tài sản, nguồn lực và thương hiệu sản phẩm

Trong một số trường hợp, sự đổi mới tạo ra lợi thế cạnh tranh qua việc nhận thức được một cơ hội thị trường hoàn toàn mới hay một phân

khúc thị trường mà các đối thủ khác không để ý tới Nếu doanh nghiệp nắm bắt nhanh hơn cơ hội này thì sự đổi mới này đã tạo ra tính cạnh tranh cho

chính doanh nghiệp đó

Một khi doanh nghiệp/công ty đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua đổi

mới, nó có thể duy trì lợi thế này bằng cách cải tiến không ngừng vì sự đổi

Trang 17

đã kịp thời nắm bắt khả năng của các đối thủ Ấn Độ trong sản xuất hàng loạt các đồ điện tử, hay các công ty của Braxin đã có thể lắp ráp và thiết kế giày

bình thường để cạnh tranh với các đôi giày của Italia Do vậy cách thức duy nhất duy trì lợi thế cạnh tranh là nâng cấp lợi thế này, chuyển sang các loại

sản phẩm/dịch vụ tinh tế hơn và phức tạp hơn

2.1.1.3 Phân biệt lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh [34]

Lý thuyết lợi thế tuyệt đối

Adam Smith trong tác phẩm của mình " Của cải của các dân tộc" xuất bản lần đầu tiên năm 1776 đã đưa ra ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để giải thích nguyên nhân dẫn đến thương mại quốc tế và lợi ích của nó đối với các quốc gia Nếu quốc gia A có thể sản xuất mặt hàng X rẻ hơn (có hiệu quả hơn) so

với nước B và nước B có thể sản xuất mặt hàng Y rẻ hơn so với nước A, thì lúc

đó, mỗi quốc gia nên tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có hiệu quả hơn và xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia kia Trong trường hợp này, mỗi quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối (đây là lợi thế mà quốc gia có được khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có chi phí sản xuất thấp hơn (hoặc năng suất lao đông cao hơn) một cách tuyệt đối so với quốc gia

khác và nhập khẩu mặt hàng có đặc điểm ngược lại) về sản xuất từng loại mặt

hàng cụ thể Nhờ có chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi thương mại mà cả hai quốc gia đều trở nên sung túc hơn

a Các giả thiết của mô hình

Để đơn giản hóa sự phân tích, mô hình thương mại được xây dựng với các giả thiết sau đây:

* Thế giới chỉ bao gồm hai quốc gia và hai mặt hàng

* Thương mại hoàn toàn tự do

* Chi phí vận chuyển là bằng không

Trang 18

*Canh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả thị trường

* Công nghệ sản xuất ở các quốc gia là như nhau và không đổi b Lợi ích từ chuyên môn hóa và trao đổi

Thời gian lao động cần thiết để sản xuất mỗi đơn vị thép và vải ở mỗi

nước được cho trong bảng dưới đây:

Bang 2.1 Chi phi san xuất vải và thép của Ấn Độ và Việt Nam

Sản phâm Ấn Độ Việt Nam

Thép (giờ công/1 đơn vị sản phẩm) 2 6

Vải (giờ công/1 đơn vị sản phẩm) 5 3

Khi chưa có thương mại, thế giới bao gồm hai thị trường biệt lập với

hai mức giá tương quan (hay tỷ lệ trao đổi nội địa) khác nhau Mỗi nước đều

sản xuất cả hai mặt hàng để tiêu dùng Có thể đễ dàng nhận thấy rằng, Ấn Độ

là nước có hiệu quả cao hơn đợi thế tuyệt đối) trong sản xuất thép vì để làm ra một đơn vị thép, nước này chỉ cần 2 giờ công lao động Ngược lại, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về sản xuất vải vì để sản xuất một đơn vị vải Việt Nam chỉ cần 3 giờ công lao động, trong khi đó Ấn Độ lại cần đến 5 giờ công lao động Khi đó, theo quan điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt đối, Ấn Độ nên tập trung toàn bộ số lao động của mình để sản xuất thép, còn Việt Nam thì thực hiện chuyên môn hóa sản xuất vải, và hai nước thực hiện trao đổi hàng hóa với

nhau để thu được lợi ích

Động cơ chủ yếu của thương mại giữa hai nước là ở chỗ, mỗi nước đều

Trang 19

Bảng 2.2 Sản lượng vải và thép khi chưa có thương mại quốc tế Ấn Độ Việt Nam Thế giới Thép Vải Thép Vải Lao động 60 60 60 60 Năng suất lao động (giờ 8 ‘ giá 5 6 3 công/đv sản phẩm) Khối lượng sản phẩm 30 12 10 20 Thép 40 Vải 32 Thực vậy, giả sử Ấn Độ và Việt Nam mỗi nước có 120 công lao động, và số lượng lao động đó được chia đều cho hai ngành sản xuất thép và vải Trong trường hợp tự cung, tự cấp, Ấn Độ sản xuất và tiêu dùng 30 đơn vị thép và 12 đơn vị vải, còn Việt Nam sản xuất và tiêu dùng 10 thép và 20 vải

Khi lao động phân bố lại trong mỗi nước, cụ thể là tất cả 120 lao động ở Ấn Độ tập trung vào sản xuất thép và 120 lao động Việt Nam vào ngành sản

xuất vải, thì sản lượng của toàn thế giới là 60 thép và 40 vải

Trang 20

Rõ ràng là, nhờ chuyên môn hóa và trao đổi, sản lượng của toàn thế giới tăng lên không chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mỗi nước như trong trường hợp tự cung tự cấp mà còn đôi ra một lượng nhất định Vì vậy, mỗi nước có thể tăng lượng tiêu dùng cá nhân cả hai mặt hàng và do đó trở nên

sung túc hơn

Tóm lại, lợi thế tuyệt đối không chỉ giúp mô tả hướng chuyên môn hóa và trao đổi giữa các quốc gia, mà còn được coi là công cụ để các nước gia tăng

phúc lợi của mình Mô hình thương mại nói trên có thể giúp giải thích cho phần nhỏ của thương mại quốc tế, cụ thể là, nếu một quốc gia không có được

điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng càphê, chuối thì buộc phải nhập khẩu

các sản phẩm này từ nước ngoài Tuy nhiên, mô hình này không giải thích được trường hợp tại sao thương mại vẫn có thể diễn ra khi một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối (hoặc ở mức bất lợi tuyệt đối) về tất cả các mặt hàng Để giải thích cho vấn đề này chúng ta cần dựa trên một khái niệm có tính chất

khái quát hơn - đó là khái niệm về lợi thế so sánh do David Ricardo đưa ra lần

đầu tiên năm 1817

Lý thuyết lợi thế so sánh a Khái niệm về lợi thế so sánh

Trang 21

thể là một giải pháp dài hạn, bởi lẽ Ấn Độ không hẻ mong muốn nhập khẩu

bất kỳ mặt hàng nào từ Việt Nam Điểm quan trọng ở đây không phải là hiệu quả tuyệt đối mà là hiệu quả tương đối trong sản xuất vải và thép: Ấn Độ có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai mặt hàng, nhưng chỉ có lợi thế so sánh

đối với mặt hàng có mức độ thuận lợi lớn hơn; ngược lại, Việt Nam bất lợi

trong sản xuất cả hai mặt hàng nhưng vẫn có lợi thế so sánh đối với mặt hàng có mức bất lợi nhỏ hơn Một cách khái quát, lợi thế so sánh là lợi thế mà một

quốc gia có được khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thể

hiện tương quan thuận lợi hơn những mặt hàng khác xét trong mối quan hệ với quốc gia bạn hàng và nhập khẩu những mặt hàng có đặc điểm ngược lại Cụ

thể là, một quốc gia thuận lợi (có lợi thế tuyệt đối) trong việc sản xuất cả hai mặt hàng sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có mức độ thuận lợi lớn hơn Ngược lại, một quốc gia bất lợi (không có lợi thế tuyệt đối) trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có độ bất lợi nhỏ hơn

b Mô hình đơn giản của Ricardo về lợi thế so sánh

Trở lại mô hình thương mại giữa Ấn Độ và Việt Nam ở phần trước với các giả thiết cơ bản của mô hình vẫn được giữ nguyên Tuy nhiên, thời gian lao động cần thiết để sản xuất mỗi đơn vị thép và vải có sự khác biệt theo Bảng dưới đây:

Bảng 2.4 Chỉ phí sản xuất vải và thép của Ấn Độ và Việt Nam

Sản phẩm Ấn Độ Việt Nam

Thép (giờ công/1 đơn vị sản phẩm) 2 12

Vải (giờ công/1 đơn vị sản phẩm 5 6

Trang 22

trao đổi thương mại có lợi cho cả hai nước Cụ thể là, tỷ lệ về chi phí lao động để sản xuất thép ở Ấn Độ so với Việt Nam chỉ bằng 1/6, trong khi đó tỷ lệ

tương ứng đối với sản xuất vải là 5/6 Điều đó chứng tỏ : Ấn Độ có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng mức độ thuận lợi về sản xuất thép lớn hơn mức độ thuận lợi về sản xuất vải nên nước này có lợi thế so sánh về mặt hàng thép Với cách lập luận tương tự, Việt Nam bất lợi tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng do mức độ bất lợi về sản xuất vải nhỏ hơn mức độ bất lợi về sản xuất thép nên Việt Nam có lợi thế so sánh về vải

Lợi thế so sánh của mỗi nước có thể được xác định thông qua so sánh các mức giá cả tương quan của thép và vải Giá cả tương quan giữa hai mặt hàng là giá cả của một mặt hàng tính bằng số lượng mặt hàng kia Trong mô hinh Ricardo giá cả tương quan được tính thông qua yếu tố trung gian là chi phí lao động Trên cơ sở các số liệu trong bảng trên có thể tính được các mức giá tương quan của thép và vải như trong bảng dưới đây Giá tương quan của thép và vải ở Ấn Độ và Việt Nam tương ứng là: 1 thép = 0,4 vải và I thép = 2 vải 1 vải = 2,5 thép và Ivải = 0,5 thép Sản phẩm Ấn Độ Việt Nam Thép (1 đơn vị) 0,4v 2v Vải (1 đơn vị) 2,5% 0,5t

Như đã chỉ ra ở trên, xét theo giác độ tuyệt đối thì Ấn Độ có hiệu quả hơn Việt Nam trong sản xuất cả hai mặt hàng, nhưng nước này chỉ có lợi thế so sánh về thép, và điều này có thể thấy được qua so sánh giá tương quan của thép ở Ấn Độ so với ở Việt Nam, cụ thể là thép ở Ấn Độ rẻ hơn so với Việt Nam Tương tự, vải ở Việt Nam rẻ hơn so với Ấn Độ nên Việt Nam có lợi thế so sánh về mặt hàng vải Nếu mỗi nước thực hiện chuyên mơn hóa hồn tồn

Trang 23

nhau thì cả hai đều trở nên sung túc hơn

Thực vậy, nếu Ấn Độ chuyển 5 giờ công lao động từ ngành vải sang sản

xuất thép thì sẽ có 2,5 đơn vị thép được làm ra và khi bán 2,5 đơn vị thép này

sang Việt Nam với mức giá quốc tế là l thép = l vải thì Ấn Độ sẽ thu về 2,5 đơn vị vải, nhiều hơn 1,5 đơn vị vải so với trường hợp tự cung tự cấp Tương tự, nếu Việt Nam dùng 12 giờ công lao động để sản xuất 2 đơn vị vải thay vì sản xuất 2 đơn vị thép và bán sang Ấn Độ đổi lấy 2 đơn vị thép thì Việt Nam

sẽ có lợi 1 đơn vị thép

Từ ví dụ đơn giản trên, có thể phát biểu quy luật lợi thế so sánh như

sau: "Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất ra với hiệu quả cao hơn một cách tương đối so với quốc gia kia.”

Như vậy, các giả thiết làm cơ sở cho lý thuyết về lợi thế so sánh không

thực tiễn trong hầu hết các ngành như giả thiết về công nghệ đồng nhất giữa

các quốc gia, không có lợi thế kinh tế theo quy mô, các yếu tố sản xuất không dịch chuyển giữa các quốc gia Với lý thuyết về lợi thế so sánh, mậu dịch và

sự chun mơn hố dựa vào nguồn lực (lao động, vốn, tài nguyên) giúp cho

một quốc gia đạt được sự thịnh vượng Trong một thế giới mà thị trường phân khúc, có sự khác biệt sản phẩm, khác biệt về công nghệ, hàng rào bảo hộ ngày càng tăng, dường như lý thuyết lợi thế so sánh không đủ để giải thích tại sao các công ty lại thành công trên thị trường thế giới và đạt được mức tăng trưởng cao Khi đó,người ta dùng lý thuyết về lợi thế cạnh tranh Lý thuyết lợi thế

cạnh tranh để cập đến một cách tiếp cận mới nhằm để trả lời những câu hỏi

sau: Tại sao một số doanh nghiệp cạnh tranh thành công trong khi một số

Trang 24

2.1.1.4 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm va các yếu tố quyết định

Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh và có thể đứng vững khi có

mức giá thấp hơn hoặc khi cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng hay

dịch vụ ngang bằng hay cao hơn

Theo lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất lao động

Theo M Porter, năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác

các năng lực độc đáo của mình để tạo sản phẩm có giá phí thấp và sự khác biệt của sản phẩm

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định lợi

thế cạnh tranh của mình Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm được hiểu là những

thế mạnh mà sản phẩm có hoặc có thể huy động để đạt thắng lợi trong cạnh

tranh Có hai nhóm lợi thế cạnh tranh:

- Lợi thế về chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh Các nhân tố sản xuất như đất đai, vốn và lao động thường được xem là

nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh

- Lợi thế về sự khác biệt hóa: dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ

Thông thường việc xác định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa vào

4 tiêu chí:

- Tính cạnh tranh về chất lượng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm

- Tính cạnh tranh về giá cả

- Khả năng thâm nhập thị trường mới

- Khả năng khuyến mãi, lôi kéo khách hàng và phương thức kinh doanh

Trang 25

Nhìn chung đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm phải xem xét

các mặt: chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tính đa dạng, mẫu mã,

bao bì của sản phẩm, uy tín thương hiệu của sản phẩm, nguồn hàng cung cấp

ổn định, giá cả sản phẩm và công tác Marketing sản phẩm

2.1.1.5 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh

Nâng cao năng lực cạnh tranh là: đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh

của quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ đó thông qua các tiêu chí để có những nhận định, biện pháp, chiến lược nhằm đưa doanh nghiệp có đủ sức

cạnh tranh trên thị trường Hay nâng cao năng lực cạnh tranh là thay đổi mối

tương quan giữa thế và lực của doanh nghiệp về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật khách quan của

nên sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa dịch vụ bán ra càng nhiều, số

lượng cung cấp càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt Nhưng cũng chính nhờ

sự cạnh tranh, mà nên kinh tế thị trường vận động theo hướng ngày càng nâng cao năng xuất lao động xã hội Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của riêng ai, nên

cạnh tranh trở thành một quy luật quan trọng thúc đẩy sự phát triển Mọi

ngành, doanh nghiệp đều phải tự mình vận động để đứng vững trong cơ chế này Cơ chế thị trường mở đường cho doanh nghiệp nào biết nắm thời cơ, biết

phát huy tối đa thế mạnh của mình và hạn chế được tối thiểu những bất lợi để

giành thắng lợi trong cạnh tranh

Hiên nay, nền kinh tế nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, song cũng buộc

các doanh nghiệp có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương

trường, hội nhập kinh tế chính là khơi thông các dòng chảy nguồn lực trong

Trang 26

và các kinh nghiệm quản lý

Thách thức hàng đầu khi hội nhập kinh tế thế giới là tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt cả thị trường trong nước và xuất khẩu do các hàng rào thuế quan bảo hộ cũng như các chính sách ưu đãi đang dần bị loại bỏ Chính

vì vậy, các ngành;doanh nghiệp phải không ngừng tăng vốn đầu tư, luôn đổi

mới công nghệ, chất lượng lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

và tăng năng lực cạnh tranh Thách thức nữa là hàng hóa và dịch vụ sẽ ngày

càng phải đương đầu với những rào cản thương mại quốc tế mới Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình những kiến thức về thị trường cả

trong nước và ngoài nước, nắm bắt tập quán, luật kinh doanh ở thị trường

trong nước và ngoài nước Khi mà sức cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao nó sẽ thể hiện tốt vai trò, chức năng của mình trong việc:

- Phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng

- Kích thích sản xuất phát triển ổn định

- Thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật

- Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh đó nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan.[29]

2.1.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa Dựa vào các tiêu chí sau:

- Thị phần sản phẩm đó trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh, thị phần càng lớn càng thể hiện sức cạnh tranh của sản phẩm đó càng mạnh

Để tồn tại và có sức cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp phải chiếm được một phần của thị trường, qua đó đánh giá được sức cạnh tranh sản phẩm

của mỗi doanh nghiệp, ưu thế cũng như điểm mạnh điểm yếu tương đối của

doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh

Trang 27

được đánh giá bằng năng lực cạnh tranh Đó là: lợi nhuận, dòng tiền mặt, tỷ lệ

vốn vay, mức dự trữ và hiệu suất lợi tức cổ phần doanh nghiệp, các hệ số thanh khoản, các hệ số hoạt động, các chỉ số sinh lợi

- Khả năng nắm bắt thông tin: doanh nghiệp phải nắm bắt đầy đủ các

thông tin, bao gồm các thông tin về khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ cùng loại, thông tin về tình hình cung cầu và giá cả, thông tin về công nghệ

mới thích hợp, thông tin về hoạt động của đối thủ cạnh tranh,

- Chất lượng sản phẩm và bao gói: người tiêu dùng khi mua hàng trước

hết phải nghĩ tới khả năng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có trong điều kiện hiện tại, chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất

mà các doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng “chiến thắng” Đó cũng là con đường mà doanh nghiệp thu hút khách

hàng, giữ gìn tạo dựng chữ tín tốt nhất, khi tiếp cận hàng hóa cái mà người

tiêu dùng gặp phải trước hết là bao bì mẫu mã, vẻ đẹp và sự hấp dẫn của nó,

làm cho người tiêu dùng quyết định mua hàng một cách nhanh chóng hơn.[ 15]

Hàng hóa dù đẹp và bền đến đâu cũ sẽ bị lạc hậu trước những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Do đó, người sản xuất phải thường xuyên đổi

mới và hoàn thiện về chất lượng và kiểu dáng, mẫu mã, tạo những nét riêng,

độc đáo, hấp dẫn người mua Đây cũng là yếu tố quan trọng để bảo vệ uy tín sản phẩm trong điều kiện ngày càng có nhiều sản phẩm giống nhau, hàng thật hàng giả lẫn lộn

- Giá cả sản phẩm và dịch vụ: giá phải đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại Bảng giá đưa ra cần phải trả lời được câu hỏi rất cơ bản: với giá đó thì người tiêu dùng chấp nhận được không?

Trang 28

đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng, thông qua những dịch vụ khách hàng

Trong xu thế tiêu dùng hiện tại, giá trị gia tăng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự hài lòng của khách hàng, nếu mức độ hài lòng của khách hàng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định khả năng chiếm

lĩnh thị trường, tức là quyết định thắng lợi trong cạnh tranh

- Truyền tin và xúc tiến: tùy theo mục tiêu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

khác nhau mà các doanh nghiệp có chi phí này cao hay thấp Khi xem xét tỷ

lệ chỉ phí cho marketing so với tổng doanh thu ta thấy, chỉ tiêu này cao mà doanh nghiệp vẫn duy trì mở rộng được thị phần so với mục tiêu đã đề ra thì có nghĩa là việc đầu tư cho marketing là hiệu quả

- Năng lực nghiên cứu và phát triển(R&D): bao gồm cân nhắc về các thành tựu đổi mới để triển khai các sản phẩm mới, nghiên cứu và triển khai

được tổ chức ra sao (theo định hướng thị trường hay theo công nghệ), R&D hữu hiệu cho phép có được sứ mạnh trong đổi mới cong nghệ, có ưu thế trong

giới thiệu sản phẩm mới thành công, cải tiến cập nhật liên tục sản phẩm Lợi

thé vé chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh, các nhân tố sản xuất như đất đai, vốn và lao động thường được xem như là nguồn

lực để tạo lợi thế cạnh tranh

- Lợi thế về sự khác biệt: dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị sử dụng cho người tiêu dùng hoặc giảm chỉ phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm, lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ

2.1.1.7 Các nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm

* Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

- Tăng trưởng kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp đến sức mua của xã

hội, tạo điều kiện để sản phẩm mở rộng quy mô sản xuất

Trang 29

năng của khu vực tài chính trong việc huy động và phân bố có hiệu quả tín dụng vào sản xuất các sản phẩm Ngoài ra lãi suất tín dụng ảnh hưởng đến khả năng vay mượn của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm

- Đầu tư mang lại động lực chủ yếu cho nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Đầu tư là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến việc

đẩy nhanh tốc độ tăng sản xuất sản phẩm chủ lực

- Mở cửa thương mại đòi hỏi nâng cao khả năng cạnh tranh của sản

phẩm, tăng xuất khẩu và tiến hành dỡ bỏ hàng rào nhập khẩu

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát

triển các sản phẩm chủ lực Tiến bộ kỹ thuật tác động quan trọng đến chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm hàng hóa

- Các chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và huy động nguồn vốn tài chính cần thiết cho nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển các sản phẩm chủ lực

- Vi tri địa lý đóng vai trò quan trọng trong nâng cao khả năng cạnh

tranh, mở rộng thị trường của các sản phẩm do giảm chi phí vận chuyển, tăng giao lưu với bên ngoài

- Phát triển nguồn nhân lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nâng

cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm

- Bối cảnh quốc tế như xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang gia

tăng trở thành đặc điểm mới nổi bật của nền kinh tế thế giới sẽ đưa đến các

mặt thuận lợi, những cơ hội cũng như những thách thức cho cạnh tranh của

các sản phẩm

* Các nhân tố thuộc môi trường vỉ mô:

- Các nhà cạnh tranh tiềm tàng với quy mô sản xuất, sự khác biệt của sản phẩm, quy mô vốn, chỉ phí, khả năng tiếp cận thị trường là nguy cơ cạnh tranh cần xét tới

Trang 30

số lượng đối thủ, quy mô đối thủ, tốc độ tăng trưởng sản phẩm, tính khác biệt

sản phẩm

- Áp lực từ sản phẩm thay thế có cùng công năng phụ thuộc vào mức

giá, nếu giá cả sản phẩm cao khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm

thay thế

- Ap lực từ nguồn cung cho ra đời nhiều loại nguyên vật liệu mới có

tính ưu việt, cung cấp cho sản xuất với mục đích tạo ra sản phẩm mới có nhiều

ưu điểm hơn sẽ giành được ưu thế cạnh tranh

- Áp lực từ phía khách hàng buộc tập trung thỏa mãn khách hàng với

chất lượng sản phẩm tốt, mới lạ và chất lượng phục vụ khách hàng cao 2.1.2 Những van dé chung về Sản phẩm gốm 2.1.2.1 Khái niệm Có những khái niệm khác nhau về sản phẩm gốm như: - Sản phẩm gốm là những sản phẩm được làm từ những loại đất sét khác nhau và được nung trong lò gốm - Sản phẩm gốm là những sản phẩm do những người thợ thủ công ở các làng nghề bằng đôi bàn tay khéo léo của mình sản xuất ra và được nung tới nhiệt độ I I00°c

- Sản phẩm gốm là những sản phẩm được sản xuất cơ bản bằng thủ

công, có xương gốm bằng đất sét, được nung trong lò tới 1100 và phục vụ vào những mục đích khác nhau của con người

2.1.2.2 Đặc điểm và phân loại sản phẩm gốm

Hầu hết, đồ gốm đều được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm bằng đất sét trắng hoặc đỏ và việc tạo dáng

đều làm bằng tay trên bàn xoay hoặc bằng khuôn đúc, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác tại địa phương theo kinh nghiệm cổ truyền

Trang 31

nét đặc trưng riêng: có loại cốt đầy, chắc và khá nặng, thô mộc, trầm ấm Có

loại cốt mỏng thanh, nhẹ Lớp men phủ bề mặt cung có những nét khác nhau,

có loại thì thô sân, có loại thì hào nhoáng bóng bẩy Về mầu men cũng được

sử dụng khác nhau Có vùng sử dụng mầu nâu, da lươn, xanh ngọc, Có vùng sử dụng loại men ran, men tinh, men xám, [2]

Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm như Sau: - Gốm mỹ nghệ bao gồm: tranh gốm, gạch trang trí, lọ hoa, tượng, đèn ngủ, chậu cây cảnh, - Gốm gia dụng bao gồm: chum, vại, chậu, bát, đĩa, âu, lọ, vò, ấm, chén

- Gốm tín ngưỡng bao gồm: bát hương, bình hương, tiêu quách

- Gốm xây dựng: ống nước, gạch men, | l ]

2.1.3 Lý luận về làng nghề

2.1.3.1 Quan niệm về làng nghề và phân loại làng nghề

+ Quan niệm về làng nghề

Làng nghề (còn gọi là làng thủ công nghiệp): là những làng sống bằng

hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn

Hiện nay, cả nước có trên 2000 làng nghề truyền thống: làng nghề dệt

Vạn Phúc, làng nghề đồ gỗ Đồng Ky Trong đó trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã

có 62 làng nghề: làng nghề gốm Phù Lãng, làng nghề tranh dân gian Đông

Hồ, làng nghề đúc đồng Đại Bái, [18]

Trang 32

làng nghề dần dần tách khỏi nông nghiệp và trở thành các hoạt động kinh tế độc lập của hộ gia dinh[10] Như vậy, làng nghề được hình thành trên cơ sở

phát huy nội lực kinh tế(nhất là vốn, lao động, kinh nghiệm quý báu của cha ông) của hộ nông dân và hợp tác kinh doanh trong cộng đồng dân cư nông thôn,

tạo sự hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển ngành nghề với nông nghiệp để phát triển

kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân

Làng nghề phát triển là một bộ phận cấu thành của sự phát triển kinh tế

ở nông thôn, là một trong số giải pháp làm chuyển dịch cơ cấu và làm cân đối nền kinh tế ở nông thôn theo hướng CNH-HĐH

Khi nghiên cứu về làng nghề, một số nhà kinh tế cho rằng: việc phát

triển làng nghề là một nội dung quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn Nó không chỉ là việc của bản thân các làng nghề mà là sự nghiệp chung cho con người hiện đại hóa đất nước

Việc khôi phục và phát triển các làng nghề hiện nay cần phải có cuộc

điều tra, khảo sát về hiện trạng và tiềm năng của các làng nghề trong cả nước,

trên cơ sở đó mới tìm ra các giải pháp hữu hiệu

+ Phân loại làng nghề

e_ Theo sự hình thành làng nghề

Làng nghề truyền thống và làng nghề mới hình thành

Làng nghề truyền thống là làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời với

sản phẩm độc đáo riêng của mình và được nhiều người biết đến Giá trị của sản phẩm truyền thống và của sản phẩm phục chế bao gồm cả chi phí vật chất, yếu tố tỉnh thần giữ gìn sản phẩm truyền thống của quê hương và cả kinh

nghiệm đúc rút qua nhiều thế hệ, yếu tố lành nghề trong sản phẩm

Làng nghề mới được hình thành do yêu cầu của phát triển kinh tế nhằm

nâng cao đời sống người dân, trên cơ sở vận dụng các tiểm năng sản xuất của địa phương nhất là nguồn lao động [18]

Trang 33

Lang nghé sản xuất hàng tiêu dùng: làng gốm Phù Lãng, làng gỗ Đồng

Lang nghề sản xuất ra nguyên liệu cho công nghiệp: làng rèn sắt Đa

Hội,

Làng nghề chế biến nông lâm sản: láng rượu Vân, tương Bần, kẹo La

Phù, Hiện nay các làng nghề này đang gặp khó khăn về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, vấn đề đảm bảo nguyên liệu sạch cho sản xuất, công nghệ bảo quản lâu dài, việc dùng hóa chất đúng quy định, cũng là vấn đề nan giải cần giải quyết

2.1.3.2 Đặc điểm phát triển các làng nghề

-_ Đặc điểm về sản phẩm: sản phẩm thường mang tính chất thủ công, có nét đặc sắc riêng mà các sản phẩm khác không thể có về giá trị nhân văn cao (bí quyết nhà nghề) và bản sắc dân tộc Sản phẩm mang tính chất truyền thống

từ đời này sang đời khác Hình thức sản phẩm đẹp, chất lượng tốt hơn các nơi

khác cùng sản xuất ra loại sản phẩm đó Chính đặc điểm này đã giúp sản phẩm của các làng nghề tồn tại, phát triển lâu dài và đứng vững trong nền kinh

tế thị trường hiện nay

- Dac điểm về kỹ thuật: Công cụ và công nghệ mang tính chất tiểu thủ

công, quy trình sản xuất được truyền lại dưới dạng kinh nghiệm, hao tốn nhiều lao động, chủ yếu lao động đơn giản và bàn tay khéo léo của nghệ nhân qua kinh nghiệm lâu đời Tuy cùng một loại sản phẩm nhưng ở mỗi địa phương,

thậm chí mỗi nghệ nhân lại tạo ra sản phẩm có nét độc đáo riêng Trong vài

năm gần đây, sự phát triển của công nghiệp đã cơ giới hóa được một số khâu của quá trình sản xuất ngoài những khâu cần bàn tay khéo léo của nghệ nhân Máy móc đã thay thế sức người làm cho năng xuất lao động tăng cao, giá thành sản phẩm hạ Đó là sự vận dụng kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và

công nghệ hiện đại

Trang 34

làng nghề thường không có sắn mà hầu hết phải đi mua từ bên ngoài Trong

những năm gần đây, nhờ hệ thống giao thông phát triển và cơ chế quản lý thị trường hợp lý, thơng thống nên việc cung ứng nguyên liệu, vật liệu trở nên kịp thời, linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất Khi quy mô của sản xuất được mở rộng, nguyên liệu sẽ trở nên khan hiếm đòi hỏi sử dụng phải hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả

- Đặc điểm về lao động: lao động chủ yếu là lao động trong gia đình, bao gồm cả người trong độ tuổi và ngoài độ tuổi lao động Lao động chủ yếu là không được đào tạo kỹ thuật qua trường lớp mà thường vừa học vừa làm Người học nghề phải tự quan sát học hỏi kết hợp với bác thợ cả hay nghệ nhân dạy bảo qua hình thức truyền miệng

- Đặc điểm về tổ chức sản xuất: chủ yếu là sản xuất nhỏ theo quy mô

hộ gia đình, HTX thủ cơng Ngồi ra cịn một số hình thức khác như công ty

'TNHH, doanh nghiệp tư nhân

-_ Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm: thị trường tiêu thụ lớn, đa

dạng, có khuynh hướng cho xuất khẩu, giá bán cao do sản phẩm tinh xảo đáp

ứng được thị hiếu của khách hàng Nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta

mở rộng giao lưu với nhiều nước trên thế giới nên sản phẩm làng nghề càng có điều kiện xuất hiện ở thị trường ngoài nước Song thị trường nước ngoài yêu

cầu rất khắt khe về chủng loại, mẫu mã và chất lượng sản phẩm nên sản phẩm

làng nghề cần được quan tâm đầu tư cao hơn nữa

2.1.3.3 Vai trò của làng nghề trong phát triển nông thôn - Tao viéc làm cho người lao động

Người nông dân sản xuất nông nghiệp thường theo mùa vụ, nên thời gian sản xuất thường kéo dài hơn thời gian thật sự lao động Do đó, trong sản xuất nông nghiệp có những lúc nhàn rỗi, dư thừa lao động Khi sản xuất các

Trang 35

nghề thu hút trên 60% lực lượng lao động ở nông thôn tham gia vào hoạt động

sản xuất tiểu thủ công nghiệp Nhờ đó, tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn đạt khoảng 80% Đặc biệt một số làng nghề truyền thống còn sử dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em mà các khu vực kinh tế khác không nhận

- Tang thu nhập cho hộ gia đình

Ngoài thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình tham gia sản xuất các sản phẩm làng nghề sẽ có thêm nguồn thu cho hộ Chính vì vậy phát triển làng nghề sẽ tăng thu nhập cho hộ Từ đó tăng mức sống cho người dân nơng thơn Theo Ơng Vũ Quốc Tuấn chủ tịch hiệp hội làng nghề Việt Nam thì thu nhập của người lao động hưởng lương ở các làng nghề hiện phổ biến khoảng 600.000đ đến 1500.000đ/ tháng, cao hơn nhiều so với thu nhập từ sản

xuất thuần nông.[30]

- Khai thác vốn kỹ thuật của dân

Quá trình sản xuất các sản phẩm của làng nghề đã tận dụng một cách triệt để các yếu tố về vốn, lao động, kỹ thuật của hộ Tạo việc làm cho tất cả mọi thành viên trong gia đình các lao động chính thì trực tiếp sản xuất, các

lao động phụ thì có thể làm các công đoạn bổ trợ cho sản xuất Nhờ có phát

triển ngành nghề truyền thống mà các quy trình sản xuất của ông cha từ xưa để lại không bị mai một mà ngày càng được cải tiến phong phú hơn đáp ứng nhu cầu của thị trường

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn ngày càng hợp lý

hơn

Trang 36

vốn và kỹ thuật, hỗ trợ cho nông nghiệp, công nghiệp và các loại hình dịch vụ

khác ở nông thôn phát triển Làng nghề phát triển sẽ trở thành trung tâm kinh tế của địa phương, của vùng

Tao ra bộ mặt đô thị hóa mới cho nông thôn để nông thôn ly nông nhưng

không ly hương và làm giầu trên quê hương mình, làm giảm bớt làn sóng nông

dân nhập cư về các thành phố lớn kéo theo hàng loạt hệ quả nặng nề

- Thay đổi tập quán tư duy sản xuất

Khi người dân làng nghề tham gia sản xuất, sản phẩm của họ làm ra là sản phẩm hàng hóa nên họ phải chủ động trong mọi khâu của quá trình sản xuất, đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa Họ không còn tư tưởng sản xuất tự cung tự cấp của người nông dân Bởi vậy, mà người dân các làng nghề trở nên năng động hơn, linh hoạt hơn trong việc bố trí sản xuất

-_ Tăng đóng góp cho ngân sách địa phương

Phát triển sản xuất ngoài tăng thu nhập cho chính hộ gia đình còn tăng

thêm thu nhập quốc dân, tăng thu ngân sách cho địa phương bằng việc đóng

thuế, giải quyết việc làm, du lịch làng nghề

-_ Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc

Vì làng nghề cổ truyền tạo nên những sản phẩm truyền thống với trình

độ kỹ, mỹ thuật cao, kết tính tài hoa của các nghệ nhân qua nhiều thế hệ,

nhiều sản phẩm không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn phản ánh một cách

sinh động lối sống và ước vọng của người lao động, thấm đẫm tâm hồn người

Việt và được truyền từ đời này sang đời khác

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Sản xuất đồ gốm trên thế giới e Trung Quốc

Trang 37

Thời cổ mọi người đã thích nằm loại gối bằng gốm cho mát, gối gốm

còn là của hồi môn, trẻ em cũng thường gối đầu, trên gối thường có mấy chữ “ gối sống lâu” Vào thời nhà Tống và nhà Đường(thế kỷ 7- 13) trở lại đây, có các loại gối gốm ba mầu, gối tráng men có hoa văn, gối tráng men trắng

Đĩa cá vùng sơn Đông: chiếc đĩa vẽ hình con cá xanh là sản phẩm lò nung sứ dân gian, trông đơn giản, dày dạn, dung tích tương đối lớn Chiếc đĩa

có hình con cá này vẽ bằng tay, con cá hình tròn này phù hợp với tạo hình, tuy nhiên tạo hình, công vẽ, lên màu, đều nung trên các lò khác nhau, dưới sự hoàn thành của các thợ khác nhau, cho nên hình con cá trên mỗi đĩa cũng khác nhau

Bình cổ Giới Thủ: chủ đề là hình ảnh các nhân vật trong cốt truyện tuồng truyền thống, đó là các hình quan văn quan võ, vẽ trên diện tích rộng của lõi bình mầu đỏ Chiếc bình trông đơn giản, miệng bình thẳng, cổ hơi hẹp,

bụng bình to, không có những chi tiết rườm rà như loại gốm nung trong lò

quan phủ, trông đơn giản và gần gũi

Sứ Thanh Hoa: thịnh hành vào thời nhà Nguyên(1206- 1368), phục vụ hai đối tượng quan lại và thường dân Đồ gốm có công nghệ cầu kỳ thường có

mặt trong các nhà quan lại thương gia, đồ sứ thô thường dùng trong các nhà thường dân Đồ sứ Thanh Hoa dân dã trông hoạt bát, mộc mạc, nét vẽ phóng

khoáng tự nhiên Hình ảnh đề tài đồ sứ Thanh Hoa rất rộng, với hình ảnh phản ánh đời sống xã hội và nhân vật trong tục ngũ, non nước chim muông thú vật,

hoa lá quả cành, thơ từ văn chư, phù hiệu tốt lành, một số truyền thuyết, tình

tiết tiểu thuyết, các nhân vật tuồng truyền thống được đưa vào trang trí cho đồ

sứ một cách khéo léo, trông mới mẻ và độc đáo e Nhat Bản

Nhật Bản là một trong những nước có nghệ thuật gốm sứ phát triển

nhất Điều đó không chỉ thể hiện ở số lượng người làm nghề gốm mà còn thể

Trang 38

hồn từ thiên nhiên, đất đai làm nguồn sáng tạo Dưới bàn tay của những con người này, nghệ thuật gốm sứ Nhật đã cho thấy sự phát triển vô cùng phong

phú về thể loại Không kể đến những đồ gốm sứ ứng dụng trong công nghiệp,

chúng ta có thể thấy sự phát triển đa dạng của các phong cách gốm ở những

nhà làm gốm cá nhân mang bản sắc sáng tạo riêng, hoặc những nghệ nhân làm gốm thiên nhiên về ứng dụng hoặc sáng tạo trên cơ sở kỹ thuật và hình dạng

gốm truyền thống, hay những nhà làm gốm chú tâm vào hình khối không quan trọng tính ứng dụng Nghệ thuật làm gốm chỉ lấy các chất liệu từ đất, tuy nhiên những dòng gốm độc đáo theo từng vùng trên cơ sở phát huy chất liệu

riêng có của vùng đó lại rất phát triển Các lò gốm có thể tìm thấy ở khắp các nơi trên đất Nhật Bản, nhiều nhất là vùng Kanto cho đến miền Tây Nơi đây có

nguyên liệu đất tốt, và có thể kiếm cây làm nguyên liệu rất dễ dàn Đất và đá là nguyên liệu gốm, mang đặc trưng thổ nhưỡng của từng vùng, nhiệt độ lò và

phong cách biểu hiện tác phẩm cũng khác nhau, kỹ thuật làm đồ gốm sứ luôn

phát huy những đặc trưng này được tôi luyện, mài giữa qua thời gian và trở

thành nét truyền thống

Đồ gốm Bizen, nguyên liệu là loại đất có nhiều thành phần sắt, không

sử dụng men để phát huy tối đa đặc trưng của chất đất nơi đây Từ thời

Muromachi (1336- 1573) các tác phẩm gốm sứ Bizen đã được sử dụng trong

nghệ thuật trà đạo và tới nay vẫn được sử dụng, gần như không có gì thay đổi Giới hạn địa lý không bị bó hẹp Oribe là loại gốm trước đây chỉ sản xuất tại vùng Seto và Mino, nhưng ngày nay mở rộng trên phạm vi nhiều vùng khác, tạo nên vẻ đẹp hiện đại mới cho Oribe quyện trong nét truyền thống của gốm

sứ Seto — Mino e Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, vào thời đồ đá mới đã bắt đầu sử dụng đồ gốm, đến thời Tam Quốc đồ gốm đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống bình thường

Trang 39

nhiều kiểu hoa van phong phi, da dang sau nay dén thdi Cao Ly (918 — 1329) đồ sứ đã phát triển hoàn thiện và chính thức thay thế đồ gốm, với những phương pháp chế tác tương đối giống nhau, sản phẩm gốm sứ nói chung đều

có ưu điểm như không thấm nước, bền và tiện dụng Vào thời đại này đã có sự

xuất hiện của sứ xanh và cũng bắt đầu từ đây đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của nền văn hóa gốm sứ Đỉnh cao của sản phẩm gốm sứ giai đoạn này là nghệ thuật trạm khảm cùng sự xuất hiện tiêu biểu của sứ xanh

Sau thời đại Cao Ly là đến thời Triều Tiên (1392 — 1910), tai thời điểm

này đồ gốm sứ Hàn Quốc đã phát triển cao hơn với sự ra đời của sứ trắng và sứ

cát xanh Nếu so sánh với thời đại Cao Ly thì đồ gốm, sứ giai đoạn này có hoa văn giản tiện hơn và bề mặt thô ráp hơn Sau đó, chính kỹ thuật chế tạo đồ

gốm sứ tại thời kỳ này đã được truyền bá rộng rãi sang Nhật

Ngày nay, vẫn còn rất nhiều làng nghề truyền thống sản xuất đồ gốm, sứ tại Hàn Quốc

Sứ xanh: là nhưng sản phẩm sứ có bề mặt mang mầu xanh nhạt Trong

quá trình chế tạo, các nghệ nhân sử dụng chất phụ gia có chứa thành phần sắt

trắng lên bề mặt sản phẩm có nổi mầu xanh nhạt như mầu ngọc Thời cổ, người

ta hy vọng có thể dùng sứ xanh để thay thế ngọc, những hoa văn trên đồ sứ

xanh đều rất tỉnh tế, sống động, bề ngồi trơng như thật và luôn là biểu tượng cho sự giàu sang, phú quý Những bức họa về mây trời, đầm sen hay liễu rủ đều là biểu tượng về một thế giới vĩnh hằng của người Hàn Quốc cổ xưa

Sứ trắng: màu trắng trong suốt được tạo nên bằng cách người ta quét một

lớp phụ gia lên trên bể mặt đất sét màu trắng ban đầu Quá trình chế tạo sứ

trắng cũng như sứ xanh, khởi đầu từ thời Cao Ly nhưng đến thời Triều Tiên mới phát triển hưng thịnh Gọi là sứ trắng bởi vì bản thân sản phẩm luôn mang một

màu trắng tinh khiết, nhưng đôi khi người ta vẫn pha thêm màu xanh Lam hoặc mầu sữa Sứ trắng là biểu trưng cho khí chất thanh tao hay cuộc sống thanh bần

không màng danh lợi, kim tiền Bởi thế, người ta hay gặp những bức họa hình

Trang 40

2.2.2 San xuất đồ gốm ở Việt Nam

2.2.2.1 Sự hình thành và phát triển đô gốm ở Việt Nam e_ Thời nguyên thủy

Từ thời nguyên thủy con người đã biết chế tạo ra đồ gốm Bắt nguồn từ sự quan sát những cục đất sét bị nung trong đống lửa hay đám cháy rừng,

người ta nặn thử rồi đem nung và cứ như thế người ta học dần cách làm các

đồ vật bằng gốm: nồi nấu thức ăn, vò đựng lương thực và hạt giống,

e Thời kỳ Vua Hùng

Những tư liệu về sản xuất đồ gốm ở thời kỳ dựng nước ở nước ta, ngày

nay thu thập được khá phong phú Những di vật gốm đã góp phần quan trọng vào

việc khám phá ra các giai đoạn phát triển của nền văn minh cổ xưa Đồ gốm thời Hùng Vương gồm nhiều loại hình khác nhau Chủ yếu là dùng trong sinh hoạt và một số dụng cụ sản xuất như các nồi hình cầu, đáy thường lồi hay lõm lên phía trên một ít hoặc đáy bằng, các loại vò, bình, chậu, bát đĩa, chì lưới, bàn xoa, tất cả những loại đồ gốm này đều thuộc loại gốm thô Chất liệu làm đồ gốm là đất

sét pha cát khá mịn và vụn bã động vật xương gốm thanh nhẹ nhưng dễ thấm

nước và bở Hiện nay những di tích về lò nung chưa phát hiện nhiều Ở di chỉ

khảo cổ xã Thiệu Dương(Thiệu Hóa) thuộc lưu vực sông Chu, sông Mã người ta

đã phát hiện hai lò nung có kích thước lớn Lồ có miệng, thành và cửa, miệng lò tròn đường kính từ 1.5 đến 2m Trong những lò này còn một số đồ gốm chưa nung hoặc nung dở dang nằm lẫn lộn với tro, than gỗ

e Thời An Dương Vương

Nghề làm đồ gốm đã mở rộng sang khu vực sản xuất các vật liệu xây

dựng Nhìn quy mô của thành Cổ Loa còn lại đến ngày nay, có thể nói lúc đó

đã có những công trình thủ công lớn để cung cấp gạch ngói và các vật liệu khác

e_ Thời kỳ Bắc thuộc

Ngày đăng: 10/08/2014, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w