bài báo cáo Giang pro doc

30 192 0
bài báo cáo Giang pro doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU HÀ NỘI - QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2008-2010 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do nghiên cứu đề tài Đứng trước xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, nước ta đang nỗ lực để có thể tham gia vào các tổ chức kinh tế như AFTA và WTO. Điều này cũng có nghĩa là đặt Việt Nam trước thách thức phải mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào một số ngành nhất định. Hòa vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và khu vực đầy những khó khăn và thách thức như vậy, các doanh nghiệp đã cạnh tranh với nhau rất khốc liệt. Trước thực trạng ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời, một câu hỏi đặt ra mà không một doanh nghiệp nào khi bước chân vào thị trường mà không suy nghĩ đó là làm thế nào để đứng vững và phát triển. Các doanh nghiệp sẽ trả lời câu hỏi đó thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không? Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác. Các doanh nghiệp phải tự ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lãi lỗ, lãi nhiều hưởng nhiều, lãi ít hưởng ít, không có lãi sẽ đi đến phá sản. Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính chất sống còn của sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về đất đai, lao động, vốn. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ mục tiêu lợi nhuận. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhóm chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty … ” 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu bản chất từng khoản mục như doanh thu, chi phí, lợi nhuận …Trên cơ sở đó, tìm kiếm những gì đạt được và chưa đạt được để có giải pháp cải thiện hợp lý. Đồng thời, so sánh và phân tích biến động của các khoản mục năm nay với các khoản mục năm trước, tìm ra những nguyên nhân gây nên sự chênh lệch đó để có hướng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu hiệu quả, so sánh sự biến động của các khoản mục trong Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán cũng như đánh giá tình hình tài chính của công ty. - Xác định nguyên nhân làm tăng, giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1Đối tượng và nội dung nghiên cứu: Phân tích về tình hình kinh doanh công ty cổ phần bia rượu Hà Nội - Quảng Bình. Nghiên cứu trên số liệu về tình hình kinh doanh như bảng kết quả sản xuất kinh doanh, sơ đồ tổ chức, tình hình nguồn vốn, lao động, quỹ lương và nhận biết từ tình hình kiến thức thực tế của nhóm, dựa trên đó phân tích các số liệu cùng các phương pháp thống kê để xử lý các số liệu. từ đó đưa ra các kết luận và giải pháp trên kết quả phân tích. 3.2Phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1 Khái Niệm. Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh. Quan điểm này thường hay lẫn lộn giữa hiệu quả với mục tiêu kinh doanh. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quan điểm này muốn qui hiệu quả kinh doanh về một chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó. Bởi vậy, cần có một khái niệm bao quát hơn: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ. 1.1.2 Vai trò - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một trong những công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay. Tuy nhiên, trong cơ chế bao cấp cũ, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa phát huy đầy đủ tính tích cực của nó vì các doanh nghiệp hoạt động trong sự đùm bọc, che chở của Nhà nước. Từ khâu mua nguyên liệu, sản xuất, xác định giá cả đến việc lựa chọn địa điểm tiêu thụ sản phẩm đều được Nhà nước lo. Nếu hoạt động kinh doanh thua lỗ thì Nhà nước sẽ gánh hết, còn doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm mà vẫn ung dung tồn tại. - Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã được chuyển hướng sang cơ chế thị trường, vấn đề đặt ra hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế, có hiệu quả kinh tế mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các đơn vị khác. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến trong hoạt động của mình: những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh và tìm những biện pháp không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế. - Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. - Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác tổ chức lao động tiền lương, công tác mua bán, công tác quản lý, công tác tài chính giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng phòng ban chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. 1.1.3 Ý nghĩa. - Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. - Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. - Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Cho phép đánh giá khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. 1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá số lượng * Tổng mức lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng * Tỷ suất lợi nhuận theo tổng doanh thu: là tổng lợi nhuận so với tổng doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp theo tổng doanh thu Tổng doanh thu Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả kinh kinh doanh của doanh nghiệp từ một đồng giá thành sản phẩm giá thành hàng hoá sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. * Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh: Xác định bằng tổng số lợi nhuận so với vốn sản xuất đã bỏ ra ( gồm vốn cố định và vốn lưu động). Tỷ suất lợi nhuận theo Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp vốn kinh doanh Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. * Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh: được tính bằng doanh thu trên vốn kinh doanh. Tỷ suất doanh thu Tổng doanh thu theo vốn kinh doanh Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng vốn doanh thu. * Tỷ suất lợi nhuận theo tổng chi phí: Xác định bằng tổng số lợi nhuận so với tổng chi phí bỏ ra: Tỷ suất lợi nhuận theo Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tổng chi phí Tổng chi phí 1.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1. Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả lao động trong quá trình kinh doanh * Mức năng suất lao động bình quân: Được xác định bằng tổng giá trị sản xuất kinh doanh trên tổng số lao động bình quân. Mức năng suất lao Tổng giá trị sản xuất kinh doanh động bình quân Tổng số lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp. * Mức doanh thu bình quân mỗi lao động: Được tính bằng tổng doanh thu trên tổng số lao động bình quân. Mức doanh thu bình Tổng doanh thu quân mỗi lao động Tổng mức lao động bình quân Cho biết mỗi lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu của mỗi doanh nghiệp. * Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động: Xác định bằng tổng lợi nhuận trên tổng số lao động bình quân. Mức lợi nhuận bình Tổng lợi nhuận quân mỗi lao động Tổng số lao động bình quân * Hệ số sử dụng thới gian lao động: Xác định bằng tổng lao động thực tế trên tổng thời gian định mức. Hệ số sử dụng thời Tổng lao động thực tế gian lao động Tổng thời gian định mức Cho biết tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp. 1.3.2. Nhóm chỉ tiêu sử dụng hiệu quả tài sản cố định và vốn cố định. * Hệ số sử dụng tài sản cố định: Xác định bằng tổng TSCĐ được huy động trên tổng TSCĐ hiện có. Hệ số sử dụng tài Tổng TSCĐ được huy động sản cố định Tổng TSCĐ hiện có * Hệ số sử dụng thời gian của TSCĐ: Xác định bằng tổng thời gian làm việc thực tế trên tổng thời gian định mức. Hệ số sử dụng thời Tổng thời gian làm việc thực tế gian của TSCĐ Tổng thời gian định mức Cho biết thời gian sử dụng của TSCĐ. * Hệ số sử dụng công suất thiết bị: Hệ số sử dụng Tổng công suất thực tế công suất thiết bị Tổng công suất thiết kế Cho biết công suất sử dụng của máy móc thiết bị. * Hệ số đổi mới TSCĐ: Được xác định bằng tổng giá trị TSCĐ được đổi mới trên tổng số TSCĐ hiện có. Hệ số đổi mới Tổng giá trị TSCĐ được đổi mới TSCĐ Tổng số TSCĐ hiện có * Sức sản xuất của TSCĐ: Xác định bằng giá trị tổng sản lượng trên tổng vốn cố định. Sức sản xuất Giá trị tổng sản lượng (doanh thu) của TSCĐ Tổng vốn cố định * Sức sinh lời của vốn cố định: Xác định bằng tổng lợi nhuận trên tổng nguyên giá bình quân TSCĐ. Sức sinh lời của Tổng lợi nhuận vốn cố định Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ * Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Xác định bằng giá trị tổng sản lượng trên tổng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng Giá trị tổng sản lượng( doanh thu) vốn cố định Vốn cố định bình quân * Mức hao phí vốn cố định: Xác đinh bằng Vốn cố định bình quân trên tổng doanh thu: Mức hao phí Vốn cố định bình quân vốn cố định Giá trị tổng sản lượng( doanh thu) * Mức doanh lợi vốn cố định: Xác định bằng Tổng lợi nhuận trên Vốn cố định bình quân: Mức doanh lợi Tổng lợi nhuận vốn cố định Vốn cố định bình quân 1.3.3. Nhóm chỉ tiêu sử dụng hiệu quả vốn lưu động. * Mực doanh lợi của vốn lưu động: Mức doanh lợi của Tổng lợi nhuận vốn lưu động Tổng vốn lưu động * Số vòng quay của vốn lưu động: Số vòng quay của Tổng doanh thu – Thuế doanh thu vốn lưu động Tổng vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kinh doanh. Tốc độ quay càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. * Thời gian của một vòng luân chuyển trong kỳ: Thời gian của một Thời gian của kỳ kinh doanh vòng luân chuyển Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian luân chuyển vòng càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. 1.4. Phương pháp phân tích 1.4.1. Phương pháp chi tiết Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo các hướng khác nhau. Có 3 loại: - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Mọi chi tiết biểu hiện kết quả kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Từng bộ phận biểu hiện chi tiết về một khía cạnh nhất định của kết quả kinh doanh. Phân tích chi tiết các chỉ tiêu cho phép đánh giá một cách chính xác, cụ thể kết quả kinh doanh đạt được. - Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện trong từng đơn vị thời gian thường không đều nhau. Do đó, việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp chúng ta đánh giá kết quả kinh doanh được xác thực, đúng và tìm các giải pháp có hiệu lực cho hoạt động kinh doanh. Tùy đặc tính của quá trình kinh doanh, tùy nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cần thiết khác nhau và chỉ tiêu khác nhau để phân tích. - Chi tiết theo địa điểm: Kết quả kinh doanh được thực hiện bởi các cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp phân tích chi tiết theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. 1.4.2. Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, múc độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh và mục tiêu so sánh. - Xác định số gốc so sánh phụ thuộc vào mục đích phân tích cụ thể. - Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số đo gốc để so sánh là chỉ số của các chỉ tiêu ở kỳ trước, năm trước. - Khi đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đã được dự kiến, chỉ số thực tế sẽ được so sánh với mục tiêu đưa ra. - Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh số thực tế với mức độ hợp đồng hoặc tổng thể nhu cầu. Các trị số của chỉ tiêu kỳ trước, kế hoạch cùng năm trước gọi chung là kỳ gốc và thời kỳ chọn làm so sánh gọi là kỳ phân tích. Khi áp dụng phương pháp cần phải đáp ứng các điều kiện sau: - Đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu. - Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp các chỉ tiêu. - Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu về thời gian, giá trị, số lượng, Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động các chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở để so sánh trị số của chỉ tiêu giữa 2 kỳ phân tích và kỳ gốc hay chung hơn là so sánh giữa số phân tích và số gốc. F = F tt – F kh F tt : giá trị kỳ thực tế F kh : giá trị kỳ kế hoạch Mức biến động tương đối là kết quả so sánh giữa trị số kế hoạch phân tích với trị số của kỳ gốc. F% = Fkh Ftt x 100% 1.4.3 Phương pháp chỉ số Trong phân tích kinh tế doanh nghiệp thống kê thường dùng hệ thống chỉ số tổng hợp để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành đối với hiện tượng phức tạp, cho ta các thông tin mới về sự biến động của hiện tượng theo sự tác động của các nhân tố cấu thành đó. Thông qua phương pháp này ta biết được việ sử dụng yếu tố đầu vào nào là chưa thực sự hiệu quả, chỉ tiêu nào là chỉ tiêu quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh, qua đó đưa ra các biện pháp cải thiện, khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo anh hưởng của các nhân tố về sử dụng yếu tố sản xuất: ( Quy ước: năm gốc: 0 ; năm nghiện cứu: 1 ) Mô hình 1:Phân tích tình hình doanh thu của công ty(2006-2009) do tác động của hai nhân tố năng suất lao động bình quân ( w ) và tổng số lao động ( Σ T) Mô Hình: ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ == 0 0 1 0 1 0 1 1 0 1 Tw Tw x Tw Tw pq pq I pq 0 011 01 01 )()( wTTTwwpqpqpq ∑∑∑∑∑ −+−=−=∆ ∆( w ) ∆( ∑ T ) CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA QUẢNG BÌNH – HÀ NỘI (2008 – 2010) 1. Tổng Quan Về CTCP Bia Hà Nội – Quảng Bình 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bia Hà Nội – Quảng Bình. - Tên công ty: Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình - Tên giao dịch quốc tế: Ha Noi – Quang Binh beer stock company - Địa chỉ: Tiểu khu 13 – Phường Bắc lý – thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình - Điện thoại: 052.3822356 - Fax: 0521.3840721 - Email: Biaqb@yahoo.com Quangbinhbeer@habeco.com.vn Công ty CP Bia Hà Nội - Quảng Bình tiền thân là Công ty CP Bia Rượu Quảng Bình, chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty CP ngày 10/11/2003 theo quyết định số 59/QĐ- UBND ngày 10/11/2003 của UBND tỉnh Quảng Bình. Sau khi chuyển sang Công ty CP, doanh nghiệp thực hiện SXKD có hiệu quả, đời sống của UBCNLĐ ngày càng được ổn định và phát triển. Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp, UBND tỉnh Quảng Bình, Công ty CP Bia Rượu Quảng Bình đã sáp nhập về là thành viên của Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Hà Nội và trở thành Công ty con của TCT theo quyết định số 2092/QĐ- TCCB của Bộ Công nghiệp ngày 11/8/2004 Sau khi ổn định tổ chức, sắp xếpdoanh nghiệp, được sự đồng ý của HDGT Tổng Công ty, Công ty CP Bia - Hà Nội - Quảng Bình đã tiến hành dự án đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ nâng công suất từ 5 triệu lên 20 triệu lít bia/năm. Dự án được triển khai tháng 12/2005 đến tháng 6/2006 hoàn thành giai đoạn I và đưa vào SXKD có hiệu quả. Đến nay Công ty đã hoàn thành dự án và tiến hành SXKD với công suất tối đa, tổng kết năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 Công ty được TCT đánh giá là đơn vị có tốc độ phát triển nhanh nhất trong hệ thống các đơn vị thành viên của TCT Bia - Rượu - NGK Hà nội. [...]... ∑ T1 w 0 ∑ T1 x w 0 ∑ T1 w 0 ∑ T0 ∆pq = ∑ pq1 − ∑ pq0 = ( w1 − w 0 )∑ T1 + (∑ T1 − ∑ T0 ) w 0 ∆( ∑ T ) ∆( w ) Trong đó: w0 , w1 : Năng suất lao động bình quân kỳ gốc và kỳ báo cáo ∑T , ∑T 0 1 : Tổng số lao động kỳ gốc và kỳ báo cáo Bảng 9: Biến động của tổng doanh thu do tác động của hai nhân tố: Năng suất lao động bình quân và tổng số người lao động Năm 2008 Chỉ tiêu Tổng doanh thu(Tỷ đồng) Năng suất . của công ty thông qua các chỉ tiêu hiệu quả, so sánh sự biến động của các khoản mục trong Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán cũng như đánh giá tình hình tài chính của công. lực của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. - Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu

Ngày đăng: 10/08/2014, 13:22

Mục lục

  • 1.4. Phương pháp phân tích

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan