QHTT phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 ppt

29 1.3K 13
QHTT phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hiền (QLĐĐ C - K53) Nguyễn Thị Thu Hương (QLĐĐ C – K53) Giáo viên hướng dẫn : Đỗ Thị Tám ĐẶT VẤN ĐỀ Một đất nước nói riêng và cả thế giới nói chung luôn vận động thay đổi không ngừng. Là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh Bắc Ninh chụi ảnh hưởng không nhỏ của sự thay đổi chung đó cộng với điều kiện đặc điểm TN – KT – XH sẵn có, tỉnh không ngừng cố gắng phát triển và phát triển hơn nữa, từ lỗ lực trên tỉnh xác định phương hướng và con đường đi tốt nhất dựa trên định hướng của Đảng, từ đó xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020. Là địa phương đi đầu trong cả nước về việc lập qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội, tỉnh Bắc Ninh đã và đang hoàn thiện các mục tiêu phát triển đề ra. Tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của vùng cũng như cả nước. CĂN CỨ THỰC HIỆN QUI HOẠCH  Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển KT – XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.  Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23/09/1998ngày 23 tháng 8 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến 2010  Chỉ thị 49/2004/CT-TTg về phát triển dịch vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành  Quyết định 145/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển KT - XH vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành  Quyết định 118/2003/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng thủ đô Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành  Quyết định 191/2006/QĐ-TTg ngày 17/8/2006 về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ để triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành  Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị vùng KTTĐ Bắc Bộ.  Thông tư 05/2003/TT-BKH hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.  Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế và trong nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.  Các đề án về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.  Một số qui hoạch của các ngành ở Trung ương có liên quan đến tỉnh.  Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh.  Các văn bản qui hoạch TTPTKT-XH cảu tỉnh Bắc Ninh đã được phê duyệt mới chỉ cho thời kì đến năm 2010, cần thiết phải được bổ sung cho giai đoạn đến năm 2020  Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh năm 2004-2005.  Quyết định cuả UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán của dự án quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.  Nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục Thống kê tỉnh, các Sở ngành và các huyện. NỘI DUNG Phần l. Đặc điểm, tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh I/ Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 1.Vị trí địa lí kinh tế của tỉnh trong vùng và cả nước Bắc Ninh là một cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45km, cách Hải Phòng 110km với hệ thống giao thông thuận lợi: Quốc lộ 1A nối Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn: đường cao tốc 18 nối sân bay quốc tế Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long: Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh – Hải Dương – Hải Phòng ; trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển thủ đô Hà Nội theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh. Vị trí địa lí kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hóa của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hòa nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 2.Khả năng khai thác các tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh đến năm 2020. - Về khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích. - Về địa hình địa chất: địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 – 7m, đia hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 – 400m. Diện tích đồi núi chiếm tỉ lệ rất nhỏ( 0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đặc điểm đia chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình. Bên cạnh đó có một số vùng trũng có thể tao ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa. - Về đặc điểm thủy văn: Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ núi sông khá cao, trung bình 1,0 – 1,2km/ km 2 , có 3 hệ thông sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có rất nhiều hệ thống sông ngòi vừa và nhỏ khác. Với hệ thống sông này nếu biêt khai thác trị thủy và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trijng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. - Tài nguyên rừng: tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. tổng diện tích đất rừng khoảng 660ha - Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như : đất sét làm gạch, ngói gốm, đá, cát; ngoài ra còn có than bùn - Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 82271,12ha. Trong đó đất nông nghiệp chiếm 64%, đất lâm nghiệp chiếm 0,74%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 28,4%, đất chưa sử dụng còn 0,81%. - Tài nguyên nhân văn và du lịch: Bắc Ninh có tiềm năng văn hóa phong phú đận đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là miền đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lí Bát Đế; nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc săc với những làn điệu quan họ trừ tình đằm thắm, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian đông hồ nổi tiếng…và nhiều các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống tài nguyên du lịch sinh thái là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa của tỉnh. 3. Vị trí an ninh quốc phòng. Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, tỉnh Bắc Ninh từng là một vị trí quân sự dặc biệt quan trọng, nằm trong tuyến phòng thủ phía Bắc bảo vệ thủ Đô, ngăn chặn các đội quân xâm lược trước cửa ngõ Kinh thành Thăng Long. Nằm trong một địa bàn chiến lược quan trọng, thành Bắc Ninh vừa trở thành một trung tâm hành chính của một vùng, vừa là một vị trí quân sự kiên cố ngăn chặn bước tiến quân thù bảo vệ tổ quốc. Vì vậy tỉnh luôn phải chú trọng giữ vững ổn định an ninh quốc phòng, bảo vệ trật tự an ninh của toàn tỉnh và bình yên cho tổ quốc. II/ Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực. Năm 2005, dân số trung bình của Bắc Ninh là 998,3 ngàn người, cơ cấu dân số Bắc Ninh thuộc loại trẻ: nhóm 0 – 14 tuổi chiếm tới 27,7%; nhóm 15 – 64 tuổi khoảng 66% và 6,3% số người trên 65 tuổi. Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ lệ 89,5%, dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 10,5%. Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 1214 người/km 2 . Dân số phân bố không đều giữa các huyện/thành phố. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 65% tổng dân số, nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn.Chất lượng nguồn lao động Bắc Ninh cao hơn mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn vùng KTTĐ Bắc Bộ. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỷ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; mặt khác cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm. III/ Thực trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh. 1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình GDP bình quân 5 năm 2001 - 2005 của tỉnh đạt 14,0%/ năm gấp 1,8 lần mức bình quân của cả nước , trong đó khu vực công nghiệp, xây dựng đặt mức tăng bình quân 20,3%/năm. Quy mô nền kinh tế đã có bước phát triển khá, đến năm 2005 đã gấp hơn 1,9 lần năm 2000 và khoảng 3 lần năm 1997.Thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả cao, gấp 2,54 lần mục tiêu kế hoạch 2001 - 2005. Về chuyển dịch cơ cấu : cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng của công nghiệp, xây dựng trong tổng GDP đã tăng mạnh từ 35,7% năm 2000 lên 47,1 năm 2005, tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm từ 38% năm 200 xuống còn 25,7% vàn năm 2005.  Số liệu trên cho thấy Bắc Ninh là tỉnh có quy mô về diện tích rự nhiên và dân số nhỏ nhất, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng thời kỳ đạt khá cao so với các tỉnh liền kề, đạt bình quân 13,4% cả thời kỳ 1997 - 2005. 2. Thực trạng phát triển các ngành sản xuất kinh doanh và các sản phẩm chủ lực. Công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp chủ lực: Từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh đến nay, tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp của tỉnh mang tính đột phá, năm 2005 GTSX công nghiệp vượt 25,6% so với mục tiêu Đại Hội đề ra.Trong đó: Khu vực công nghiệp Nhà nước đạt tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp bình quân 5 năm 2001 - 2005 là 18,5%/năm; Khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 37,2%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có bước tăng trưởng khá và đang có xu hướng ngày càng tăng nhanh. Trong giai đoạn này tỉnh Bắc Ninh tập trung phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn và đô thị, mở rộng nâng cao chất lượng sản phẩm các làng nghề với các ngành hàng chủ yếu: Công nghiệp chế biến nông – lâm sản và thực phẩm trong đó có sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ rất phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao; Công nghiệp sản xuất vật liệu gốm sứ, thủy tinh phát triển cả về số lượng và chất lượng; Công nghiệp hóa chất và phân bón. Nông, lâm nghiệp và các sản phẩm chủ lực: Nông nghiệp: Gía trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn từ năm 1997 - 2005 nhìn chung tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 5.2%. Đạt được kết quả trên nhờ sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung chỉ đạo đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11% giai đoạn 2001 - 2005. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp diễn ra chậm nên đến năm 2005 ngành trồng trọt vẫn đóng vai trò chủ đạo.Còn đối với nuôi trồng thủy sản thì diện tích nuôi trồng chủ yếu là mặt nước ao, hồ nhỏ, toàn tỉnh tiếp tục thực hiện chuyển đổi ruộng trũng, năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Lâm nghiệp: Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm. Năm 2005 tỉnh đã trồng được 80,5 ha rừng, khoanh bảo vệ 420ha,trồng gần 1 triệu cây phân tán. Khu dịch vụ và các sản phẩm dịch vụ: Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong cơ chết mới có nhiều biến đổi kể cả về tổ chức, phương thức hoạt động và lực lượng tham gia thị trường.Hoạt động XNK liên tục có mức tăng trưởng đã tác động tích cực tới hầu hết các ngành sản xuất và dịch vụ. Tổng số lượt khách đến Bắc Ninh năm 2005 đạt 60,4 nghìn lượt, tăng 11,2% so với năm 2004, với tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2001 - 2005 là 16,4%, trong đó lượng khách quốc tế chiếm 4,3%. 3. Hiện trạng phát triển các lĩnh vực xã hội. Gíao dục: Ngành Giáo dục – đào tạo Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu nổi bật, đặc biệt là giáo dục phổ thông, là một trong 3 tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiêu học đúng độ tuổi đầu tiên của cả nước, cuối năm 2002 được Bộ Giao dục và Đào tạo công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Qui mô mầm non và THPT tiếp tục phất triển. Y tế: Hệ thống y tế liên tục được củng cố và tăng cường cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ. Hiện nay tỉnh có 13 bệnh viện các loại, 100% xã xó trạm y tế và có bác sĩ, 100% số thôn có nhân viên y tế. Số bác sĩ/ 1 vạn dân là 4,74 (tương đương mức TB cả nước), số giường bệnh đạt 13,2 giường/ 10.000 dân. Nhưng nhìn chung, trang thiết bị y tế của Bắc Ninh còn rất thiếu so với danh mục quy định của Bộ Y tế, đặc biệt các trang thiết bị phát triển chuyên sâu. Văn hóa thông tin: Hệ thống VHTT tỉnh Bắc Ninh phát triển tương đối đồng đều trên các lĩnh vực, thể hiện tính tích cực và hiệu quả. Hầu hết các di sản văn hóa đều được bảo tồn và phát huy. Công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức ,hướng dẫn các hoạt động VHTT rất được chú trọng. Tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí đầu tư cho các hoạt động VHTT chưa được quan tâm đúng mức nên nhìn chung sự nghiệp phát triển VHTT của tỉnh còn hạn chế. Thể dục – thể thao:Sự nghiệp thể dục thể thao Bắc Ninh ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Phong trào TDTT quần chúng được duy trì và phát triển ngày càng sâu rộng với nhiều loại hình da dạng và phong phú. Tuy nhiên có một thực tế rất rõ ràng là phong trào TDTT ở hầu hết các nông thôn trên mọi vùng miền không phát triển và ở tại nông thôn Bắc Ninh cũng vậy, trong các nguyên do thì nguyên do của việc thiếu cơ sở hạ tầng trang thiết bị là lớn nhất và cũng phổ biến nhất. 4. Thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng. Mạng lưới giao thông: Tỉnh Bắc Ninh có một mạng lưới giao thông rộng khắp với các tuyến đường bộ, đường sông, đường sắt, tạo ra hệ thống giao thông liên hoàn thuận tiện cho cả việc giao lưu kinh tế đối nội và đối ngoại. Mật độ đường bộ của Bắc Ninh đạt 0,5km/km 2 vào mức trung bình của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua dài 20km với 4 ga. Mạng lưới cấp điện: Toàn tỉnh có tuyến đường dây 110KV đai 120,04km, tuyến dây 35KV dài 249,3km. Tuyến đường dây 0,4KV dài 3700km. Hệ thống điện cơ bản đã phục vụ tốt cho tất cả các địa phương trong tỉnh. Hệ thống thủy lợi: Bắc Ninh có 2 hệ thống thủy nông: Bắc Đuống và Nam Đuống thực hiện nhiệm vụ tưới, tiêu nước phục vụ dân sinh xã hội và sản xuất nông nghiệp cho 8 huyện, thành phố của tỉnh Bắc Ninh và 1 phần của tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương. 5. Thực trạng đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Bắc Ninh thời kỳ 2001 - 2005 tăng bình quân 26,9%. Vốn trong nước đã thu hút 1061 doanh nghiệp. Vốn từ ngân sách nhà nước có xu hướng giảm dần từ 44,8% năm 2001 xuống còn khoảng 16,5% năm 2005. Chứng tỏ Bắc Ninh có môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Phần II. Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu tố phát triển khác đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh. I/ Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực có tác động trực tiếp đến nền kinh tế của tỉnh. 1.Tác động của bối cảnh quốc tế trong xu thế hội nhập kinh tế a) Thuận lợi: Hội nhập tạo cho thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Bắc Ninh ngày càng được mở rộng hơn về quy mô, phong phú hơn về chủng loại, nhạy cảm hơn về giá cả; Hội nhập tạo cơ hội cho việc nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc nhập khẩu giảm thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Bắc Ninh. b) Khó khăn và thách thức: Hội nhập làm cho hàng hóa của tỉnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt hơn, khốc liệt hơn ngay cả trên thị trường nội địa. 2. Dự báo nguồn vốn đầu tư thu hút từ bên ngoài Dự báo nguồn vốn đầu tư của cả nước thu hút từ bên ngoài đưa vào thực hiện trong 5 năm 2006 – 2010 đạt khoảng 29,6 tỷ USD, chiếm 26% tổng nguồn vốn đầu tư vào xã hội. Vì lợi thế thuận lợi như Bắc Ninh trong những năm tới sự quan tâm của các nhà đầu tư tới Bắc Ninh sẽ tăng lên đáng kể II. Tác động của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng, cùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh. 1.Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng tác động đến tỉnh Bắc Ninh. Nền kinh tế xã hội cả nước, đồng bằng sông Hồng, các vùng lân cận sẽ tiếp tục tăng nhanh những năm tới đòi hỏi Bắc Ninh phải có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn để từng bước thể hiện rõ hơn vai trò động lực, cùng với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đi đầu trong 1 số lĩnh vực. Dự báo đến năm 2010 – 2020, cơ cấu kinh tế của cả nước sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng của dịch vụ và công nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm xuống còn 14% năm 2010 và 9% năm 2020, tỷ trọng công nghiệp tăng tương ứng lên 42% và 45%; dịch vụ tăng lên 44% và 46%. Vào năm 2010, dân số của vùng Bắc bộ khoảng 48 triệu người và năm 2020 khoảng 55 triệu người. Theo các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các vùng thì vào năm 2010 vùng Bắc bộ có mức GDP bình quân đầu người khoảng 650 – 700USD và năm 2020 khoảng 1500USD. Như vậy quy mô tổng giá trị chi cho mua hàng lương thực, thực phẩm của Bắc Bộ vào năm 2010 vào khoảng 600 triệu USD, năm 2020 khoảng 1 tỷ USD. 2.Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và yêu cầu đặt ra đối với quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh. Dự báo vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có xu hướng chuyển dich cơ cấu kinh tế đến năm 2010 – 2020 như sau: năm 2010 tỷ trọng nghành công nghiệp dịch vụ sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của vùng trong khoảng 94% - 95% và đến năm 2020 đạt khoảng 96% - 97%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng số việc làm có năng xuất cao, tiêu hao ít năng lượng hơn… trên cơ sở phát triển các ngành công nghệ cao và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ có nhiều điều kiện để phát triển cần nỗ lực hơn nữa. Trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất cao, chất lượng cao. Về công nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, quan tâm đặc biệt đến phát triển tiêu thủ công nghiệp. Về dịch vụ, tập trung phát triển các ngành dịch vụ cao và toàn diện, đặc biệt là dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại, du lịch, dịch vụ công nghệ. Về kết cấu hạ tầng, tiếp tục phát triển đồng bọ và hiện đại hóa hệ thống giao 3.Xu hướng hợp tác, cạnh tranh với các tỉnh trong vùng và liên vùng và vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh Với lợi thế là của ngõ thủ đô,Hà Nội đã và đang tạo các điều kiện thuận lợi về thị trường tiêu thụ cũng như xuất khẩu nông sản hàng hóa của Bắc Ninh, kèm theo sự hỗ trợ về kĩ thuật, công nghệ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho vùng.Tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các địa phương trong quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hợp tác phát triển công nghiệp chế biến rau quả , phối hợp với Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh… để xây dựng các tour du lịch nhằm khai thác các lợi thế so sánh và đặc thù riêng của mỗi địa phương về cảnh quân thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa III/ Dự báo tình hình an ninh quốc phòng. Hiện nay tình hình giữa Việt Nam và Trung quốc đang có nhiều bất ổn về an ninh chính trị, mặc dù hai nước vậy đang bắt tay xây tình hữu nghị. Thông tin mới nhất Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận quân đội nước này đã có tập trận ở khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dọc đường biên giới với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Tuy cuộc tập trận do quân khu Quảng Châu tổ chức không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các mạng của Trung Quốc về một sự “huy động lực lượng” quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung – Việt quanh vấn đề chủ quyền Biển Đông. Dự báo diễn biến phức tạp mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc những năm tới đây. Đặt ra một yêu cầu lớn đối với Bắc Ninh - tường thành của Thủ Đô: vừa phải phát triển kinh tế xã hội vừa phải đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ bình yên của tổ quốc. IV/ Đánh giá tổng quát. 1. Lợi thế so sánh của Bắc Ninh. Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, Bắc Ninh có những thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội như năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng đã phát triển một bước, tiềm lực kinh tế khá phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nguồn lực lao động có chất lượng tốt , nguồn tài nguyên đất đai, mặt nước chưa sử dụng vẫn còn có tiềm năng khai thác, tăng năng suất, tăng chất lượng cây trồng vật nuôi. Vị trí địa lý của Bắc Ninh gắn với vùng KTTĐ Bắc Bộ và nằm cạnh thủ đô Hà Nội đưa lại những cơ hội mới cho sự phát triển. 2. Khó khăn và thách thức. Tài nguyên khoáng sản ít, mật độ dân số cao, đất nông nghiệp ít phì nhiêu dễ úng lụt. Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ mới vào sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều, do đó sức cạnh tranh của nền kinh tế Bắc Ninh chưa cao. Đời sống nhân dân tuy có được cải thiện nhưng chênh lệch mức sống giữa các tầm lớp dân cư và giữa các khu vực trong tỉnh rất lớn và tiếp tục tăng. Phần III. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020. I/Quan điểm và mục tiêu phát triển 1.Các quan điểm phát triển - Tiếp tục phát triển Bắc Ninh với tốc độ nhanh nhưng phải bền vững, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại để phát huy các lợi thế so sánh về vị trí địa lí kinh tế và nguồn nhân lực của tỉnh. - Nền kinh tế phải phát triển năng động, linh hoạt và hiệu quả phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. - Phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh đặt mối quan hệ và sự hợp tác chặt chẽ với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là thủ đô Hà Nội - Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính vững mạnh, hiệu quả. 2.Các mục tiêu phát triển 2.1.Mục tiêu tổng quát Nhanh chóng xây dựng Bắc Ninh đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 với một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ gắn kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng của vùng thủ đô Hà Nội. Phát triển nền văn hóa lành mạnh hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Hình thành không gian kinh tế thống nhất giữa đô thị hạt nhân với các khu vực nông thôn bằng bộ khung kết cấu hạ tầng đồng bộ, rút thời gian đi từ điểm xa nhất trong tỉnh đển trung tâm tỉnh lị xuống còn khoảng 30 phút 2.2.Mục tiêu cụ thể a)Về phát triển kinh tế. Đặt ra: Tốc độ tăng trưởng GDP Thời kỳ 2006 -2010 2011 -2015 2016 - 2020 GDP bình quân hàng năm 15 – 16% 13% 14 – 15% GDP trong CN - XD tăng BQ/năm 18 – 21% > 15% > 12% GDP khu vực dịch vụ tăng BQ/năm 17 – 18% 14- 15% 14 – 15% GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1300 USD. Phấn đấu nền kinh tế có tỷ suất hàng hóa cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân hàng năm trên 55,8 – 58,5% đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 800 - 900 triệu USD. Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư xã hội dự kiến đạt 38 - 40%GDP, thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 42 - 45%. b) Về phát triển xã hộ: Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 4,5% hiện nay xuống dưới 4% và nâng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên trên 85% vào năm 2010 và trên 95%vào năm 2020. Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, đến năm 2010 lao động trong khu vực nông nghiệp còn khoảng 42,8%, đến năm 2020 còn khoảng 25%. Đến năm 2010 tỷ lệ đô thị hóa đạt 20%, đến năm 2020 ít nhất đạt khoảng 45 - 50%. Dự [...]... Xuất phát từ các quan điểm phát triển và xuất phát từ vị trí, vai trò của Bắc Ninh đối với nền kinh tế - xã hội cả nước, vùng ĐBSH, vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặt phát triển của Bắc Ninh trong tổng thể phát triển chung của cả nước đồng thời xem xét đến khả năng phát triển của Bắc Ninh, mục tiêu đặt ra cho Bắc Ninh là phấn đấu tăng dần tỷ trọng GDP hoặc GDP/người của Bắc Ninh so với cả nước Từ nhiều khả năng phát. .. trạng phát Ninh • triển kinh tế- xã hội tỉnh Phần II Dự báo tác Vĩnh Phúc động của bối cảnh quốc • Phần III Định hướng tế, trong nước và các phát triển kinh tế xã hội yếu tố phát triển khác tỉnh Vĩnh Phúc đến nắm đối với quá trình phát 2020 tầm nhìn đến năm triển kinh tế - xã hội của 2030 Bắc Ninh • Phần III Phương hướng • Phần IV Các giải pháp thực hiện qui hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh. .. hướng phát triển Nhìn chung Quy hoạch tổng thể Bắc Ninh phù hợp với quan điểm của nhà nước, và nguyện vọng của phần lớn nhân dân trong và cả ngoài tỉnh  So sánh nội dung “QHPTTTKT-XH tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 với dự thảo nội dung “QHTTPTKT-XH tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm trong quá trình phát triển. .. tốc độ đột phá về phát triển công nghiệp (3) Đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực dịch vụ, xây dựng chương trình hợp tác phát triển dịch vụ, du lịch (4) Hình thành và phát triển tạo ra các hạt nhân phát triển kinh tế của tỉnh trên cơ sở phát triển nhanh thành phố Bắc Ninh lên đô thị loại II (5) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ (6) Phát triển nông nghiệp... ban hành năm 1997 và năm 1998 ( Hiện nay tỉnh Hà Tây đã sáp nhập vào Hà Nội, vì vậy vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chỉ gồm 7 tỉnh) Nội dung QHTTPTKT-XH tỉnh Bắc Dự thảo QHPTTTKT-XH tỉnh Ninh Chia làm 4 phần: Bố cục Vĩnh Phúc Chia làm 4 phần: • Phần l Đặc điểm, tự • Phần I Các yếu tố và nhiên, kinh tế xã hội và điều kiện phát triển KT- thực trạng phát triển XH tỉnh Vĩnh Phúc kinh tế xã hội tỉnh Bắc • Phần... Giang, Lạng Sơn ở phía Bắc - Thứ hai: Phát triển gắn với trục quốc lộ 18 nối Bắc Ninh với sân bay quốc tế Nội Bài ở phía Tây Bắc, với Hải Dương, Quảng Ninh ở phía Đông - Thứ ba: Phát triển gắn với trục quốc lộ 38 nối từ Bắc Ninh về Thuận Thành, Gia Bình kết nối sang các điểm du lịch thuộc tỉnh Hải Dương 2.3.Nông lâm ngư nghiệp Với phương án phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh đến năm 2020, diện tích đất... như các tỉnh lân cận, phù hợp với yêu cầu được đưa ra trong nội dung QHTTPTKT-XH tỉnh theo NĐ 92 của chính phủ  Dựa vào “Báo cáo số 36/BC-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2010” có thể so sánh nhữnggì đã và chưa đạt được sau “Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 (thực hiện năm 2006)... trên 50% /năm, năm 2010 đạt 800 – 900 triệu USD, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 18 - 20% /năm, đến năm 2020 xuất khẩu đạt 2 - 2,2 tỷ USD b) Du lịch Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ Tổ chức không gian phát triển du lịch Bắc Ninh trong tương lai được ưu tiên theo 3 trục cơ bản sau: - Thứ nhất: Phát triển gắn với trục quốc lộ 1A nối thành phố Bắc Ninh với thủ đô Hà Nội ở phía Tây Nam, với Bắc Giang,... tố phát triển khác đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh Phần này được xây dựng rất chi tiết và hoàn chỉnh, trong khi dự thảo QHTT tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đưa phần này là nội dung nhỏ trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh  Ngoài ra dự thảo QHTTPTKT-XH tỉnh Vĩnh Phúc còn xác định định hướng phát triển kinh tế trên các tiểu vùng  Về nội dung huy động vốn đầu tư: - Tỉnh Bắc. .. bước phát triển khu vực dịch vụ, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP tăng từ 47,1% năm 2005 lên 55,2% năm 2010; năm 59,8% năm 2015 và sau đó khu vực dịch vụ phát triển mạnh hơn nên tỷ trọng công nghiệp vẫn chiếm 59,8% vào năm 2020 Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP tăng từ 27,2% năm 2005 lên 30,0% năm 2010; 31,2% năm 2015 và 34,6% năm 2020 Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP đến năm 2020 . tăng. Phần III. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020. I/Quan điểm và mục tiêu phát triển 1.Các quan điểm phát triển - Tiếp tục phát triển Bắc Ninh với tốc độ nhanh nhưng. hoạch TTPTKT-XH cảu tỉnh Bắc Ninh đã được phê duyệt mới chỉ cho thời kì đến năm 2010, cần thiết phải được bổ sung cho giai đoạn đến năm 2020  Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh năm 2004-2005. . phát từ các quan điểm phát triển và xuất phát từ vị trí, vai trò của Bắc Ninh đối với nền kinh tế - xã hội cả nước, vùng ĐBSH, vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặt phát triển của Bắc Ninh trong tổng thể phát

Ngày đăng: 10/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan